Đoạn Đường Chiến Binh

Đợi Anh Về

Đồng sinh ra trong cùng một thế hệ, cùng một lý tưởng và lớn lên trên một vùng đất miền Nam trù phú đang bị tàn phá bởi giặc giã, tôi - một cô gái mới lớn - hàng ngày


Tealan Minh Tuyết



                      Trai khôn tìm vợ chợ đông. 
                      Gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân.

Dĩ nhiên tôi muốn tôi là người con gái khôn, chứ tôi đâu muốn mình là người con gái dại. Thời buổi chiến tranh, để đáp lời kêu gọi của chính phủ tất cả những thanh niên tình nguyện gia nhập vào quân ngũ trong mọi binh chủng cùng chung sức làm bốn phận của người con đối với Tổ Quốc. Cho nên chốn ba quân là nơi tụ hội những chàng trai có trình độ học vấn, những anh hùng hào kiệt, những chàng trai thông minh tài giỏi. Chốn ba quân có ở khắp nơi trên vùng đất miền Nam, ở khắp cả bốn vùng chiến thuật. Chốn ba quân là nơi đào tạo những người lính biết tự vệ, biết chống trả, biết cách đương đầu với lũ xâm lăng. Hùng là đấy. Dũng là đấy. Và Oai cũng từ đấy.

Đồng sinh ra trong cùng một thế hệ, cùng một lý tưởng và lớn lên trên một vùng đất miền Nam trù phú đang bị tàn phá bởi giặc giã, tôi - một cô gái mới lớn - hàng ngày nhìn thấy những người lính chiến trong những bộ đồ trận đồng phục cho riêng từng binh chủng, lâu dần rồi cảm thấy quen thuộc. Ý thích đó tôi không biết từ lúc nào đã ngấm vào tim vào máu mình? Nhìn họ, tôi thấy như có một thứ tình cảm ràng buộc, gần gũi, và thân thiện. Cho nên tôi tự đoán chắc là người chồng của tôi sẽ là một trong những anh lính nầy. Có đôi lúc vui tôi thường mượn một câu hát để nói với các bạn tôi, người tôi yêu... sẽ là chàng Chiến Binh, hay là chàng Phi Công, hay là chàng Thủy Thủ. Các bạn tôi nói, tại tôi có tánh ngổ ngáo, tính dễ cáu, cho nên thích có người yêu là lính, vì lính mới trị được tôi. Thì cứ cho là như vậy đi, có sao đâu.

  Tôi để ý tìm người yêu trong “chốn ba quân” cũng có được vài lần rồi chớ. Tôi cũng có yêu và được yêu vài người rồi chớ đâu phải là không có. Mỗi lần yêu là một mối tình. Mỗi lần yêu, yêu một người thôi. Nhưng chiến tranh là mất mát là đau thương, là xa rời, là mất nhau. Tôi yêu lính, hãnh diện vì màu áo màu mũ, mỗi lần sánh vai với anh đi dạo phố mọi người đều khen đẹp đôi. Rồi sau đó tôi trở lại với nỗi cô đơn, bởi vì anh xẹt đến với tôi chỉ vài ngày rồi anh trở lại đơn vị, rồi hàng ngày tôi chờ thư anh. Thỉnh thoảng nhận vài hàng anh viết gửi về để tôi đọc cho... buồn. Anh đi đánh giặc triền miên, tôi nhớ anh muốn lên thăm anh. Anh thư về... rầy tôi “Anh đang ở nơi có nhiều bao cát đậy xung quanh hầm hố, năm bảy ngày không tắm mình mẩy hôi rình. Ngày thì đánh nhau bắn súng đùng đùng, đêm thì địch pháo kích vô hàng trăm quả, em lên có mà chết. Để anh đợi yên chút anh năn nỉ cấp trên xin về phép vài ngày về thăm em, nghen cưng. Nhớ em nhiều lắm”. Vậy rồi thôi! Ôi, tuổi trẻ của tôi thật là mất mát, thật là thiệt thòi cũng như anh vậy có khác nhau gì đâu.

  Giới trẻ ở quê hương mình mặc dù sống trong thời binh đao nhưng không có mấy ai yêu vội sống cuồng. Không có mấy ai “yêu nhau đi chiều hôm tối rồi, lấy nhau đi kẻo thôi rồi tiếc”. Anh muốn có vợ mà không dám có, bởi vì hằng ngày anh đối diện cái chết đến trong gang tấc, vì anh thấy nhiều cái chết khác nhau của đồng bạn trước mắt. Anh rất là anh hùng mà không ít lần rơi lệ tiễn chào vĩnh biệt người chiến hữu của anh. Anh sợ khi anh chết vợ anh sẽ là góa phụ, con anh sẽ mồ côi cha. Thôi, đợi hòa bình rồi hãy cưới vợ, nhưng hòa bình chưa đến anh đã vội đi...

Mỗi một mối tình mỗi cách tan vỡ khác nhau. Tình đến tự nó đến. Tình đi tự nó đi. Tôi và đám bạn gái của tôi mỗi người có một cách mất người yêu, xa người yêu mỗi cách khác nhau. Nhưng chết chóc là vĩnh viễn xa nhau. Người con gái như cái hoa, hoa đẹp hay xấu rồi cũng tàn theo thời gian. Biết chớ, nhưng bởi chúng tôi như hoa mới vừa nở, đâu muốn sớm vội theo chồng bỏ cuộc vui. Vả lại nghe mấy anh kể chuyện đánh giặc khiếp đảm như là trong xi-nê làm chúng tôi sợ quá. Chúng tôi chưa ai thật sự dám đòi chồng cưới trong lúc này. Con nhỏ bạn tôi than nói,

- Xui cho tụi mình lớn lên vào thời trai thiếu gái thừa, đến trường thấy bọn con trai càng ngày càng thưa. Vừa mới khám phá có một vài chàng coi được thì bị mấy đứa con gái khác cuỗm từ lúc nào rồi. Mình lại bị hụt. Hàng ngày nghe radio tin tức phe địch chết như rạ nhưng chỉ quan tâm vào con số tử trận của phe ta mà mình sót cả ruột gan.

Tôi thì luôn chủ quan hơn nói với tụi nó,

- Trong lính có khối những chàng có trình độ đại học, trí thức, kiến thức có thua ai. Để ý tìm chi ở những trường Đại Học, tương lai bà Bác Sĩ, bà KỸ Sư rồi nói là trai thiếu gái thừa, rồi lo mình sẽ ở giá. Kinh nghiệm của những người đi trước sống trong loạn lạc cho nên không nghe ông bà ta ngày xưa chỉ dạy cách tốt nhất cho người con gái khôn trong thời loạn đó sao... Gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân!!!

Rồi một điều mà mọi người không mong đợi lại đến. Đến thật bất ngờ. Đến thật tàn nhẫn. Trong chuyện cổ tích kết cuộc thường luôn luôn có hậu, những kẻ gian hùng gian ác là những kẻ thua, kẻ phải chết. Tại sao số phận của những người trong miền Nam vốn có bản tính hiền lành chất phác lại gánh chịu một hậu quả đau thương như vậy. Miền Nam của chúng tôi bị tấn công mà!

Tôi còn nhớ sau ngày 30 tháng 4 năm 75, tôi đã đạp xe đi tìm nhà để hỏi thăm tin tức những người tôi quen biết, chớ chốn ba quân còn đâu nữa mà tìm. Tôi thăm hỏi từ người tôi muốn yêu, từ người tôi không muốn yêu, từ người muốn yêu tôi, và từ người không muốn yêu tôi. Tôi muốn đến với tất cả các anh, muốn gặp anh thăm hỏi, và an ủi... Có anh, nhà dọn đi mất. Có anh, người nhà nói không biết còn sống hay chết. Có anh có phương tiện bay đi mất rồi. Có anh, đứa em trai mười bốn tuổi chạy ra nói “anh của em ảnh buồn nên không muốn gặp ai hết”. Tôi lủi thủi ra về. Tôi cũng đau buồn vậy. Tôi cũng giống như cùng chung số phận với các anh vậy. Lúc này đâu phải là thời điểm để tránh mặt nhau, để xa nhau, phải không anh? 

Chốn ba quân không còn nữa. Chốn ba quân ngày trước giờ đổi lại là “chốn địch quân”. Phải, bây giờ chúng tôi gọi những nơi đấy là “chốn địch quân” bởi vì những người miền Bắc tấn công vào rồi chiếm đóng “chốn ba quân” của người miền Nam lúc trước rồi. Những trại lính vẫn còn đó nhưng màu cờ, và sắc áo đã thay đổi. Chốn ba quân không còn nhưng “Ba Quân” thì còn mà bây giờ đã vào những trại tù từ Nam ra Bắc hết rồi. Mỗi người, mỗi gia đình trong miền Nam cùng chịu đụng giống nhau vì bắt nguồn từ hoàn cảnh đau thương lớn nhất là cả miền Nam bị sụp đổ, cùng chung chịu số phận nghiệt ngã như nhau.

Tôi nghe tiếng nói của những chàng lính Bắc Kỳ Nam quen rồi, trong khi “ba quân” bây giờ toàn là Bắc Kỳ Bắc nói tiếng, và những từ ngữ  tui nghe không hiểu được. Văn chương cái kiểu giả tạo láo khoét một rập khuôn như nhau. Lý tưởng khác nhau. Quan niệm khác nhau. Họ không có cái nhân, trí và hùng như những người lính Việt Nam Cộng Hòa. Họ có cái ngoan ngoãn chỉ biết nghe theo, và làm theo lời tuyên truyền của đảng Cộng Sản mà thôi. Nhìn những bộ quân phục của mấy anh lính ngày trước quen rồi. Bây giờ nhìn bề ngoài bộ quân phục của bọn Bắc Kỳ Bắc này tôi nghe mấy người lớn nói... “Gớm, chúng nó ăn mặc gì mà người đã vào nhà rồi mà cái đủng quần còn lang thang ngoài ngõ.”

Đàn ông con trai vốn đã thiếu, bây giờ lại thiếu nhiều hơn nữa, trong khi ra đường toàn là đàn bà con gái mà lại có thêm mấy nường Bắc Kỳ Bắc nữa chớ. Nhưng mà không sao, đa số mấy nường Bắc Kỳ Bắc này được trời cho có một “nhan sắc tội nhiệp”, không giống như mấy người bạn Bắc Kỳ Nam của tôi, nàng nào cũng “bị mang cái tội đẹp” làm mấy tay bộ đội nhìn muốn rớt cái đủng quần mà không hay. Ngó tới ngó lui tôi nhủ thầm... “Thôi tiêu rồi! Phen này mình sẽ ở giá, sẽ thành cô gái già đến tám mươi tuổi vẫn chưa có chồng, vẫn chưa biết mùi đàn ông, xách chiếc giỏ trầu đi lên đi xuống.” Không ai muốn mình đi xuống đi lên. Thôi thì thăm đám cháu kêu bằng dì, bằng cô giống như mấy con bạn của tôi chúng nó có mấy bà cô già không chồng. Các bà cô còn con gái vì hy sinh ở vậy. Hy sinh thế này, hy sinh thế kia, cho nên đến khi tới già thì trể rồi, không lấy chồng được nữa. Còn tôi, tôi đâu có hy sinh cho ai đâu, tại hồi trước... tại bây giờ... đã nói đàn ông xứng đáng để cho mình lựa mình chọn là “ba quân của miền Nam” bị vô tù hết rồi mà.

Con Vân cũng như tôi, chưa có bồ ruột nó chỉ mới để ý chập chờn thương yêu một anh chàng Biệt Động Quân, nói,

- Bây giờ “chốn ba quân” không còn nữa, thì mình tìm chồng giữa “chốn tù quân” đi nghen. Tao định đi thăm nuôi một anh chàng, mày thấy có kỳ lắm không? Con Hoa nói,

- Không được đâu. Nếu không biết chắc chắn mình là người bồ ruột của chàng thì đừng đi thăm. Tao có người cậu trẻ cũng đang bị tù “cải tạo”, có một cô bạn gái gửi thư cho cậu sẽ lên thăm cậu hôm tháng trước. Trong lúc đó, cũng có một cô bạn gái khác của cậu lên thăm bất ngờ để làm ngạc nhiên cho cậu vui. Ai ngờ, hai cô nầy lên thăm cậu tao một lượt, chạm mặt nhau, cả hai người bỏ ra về. Lần đó cậu tao có nhiều quà thăm nuôi nhất rồi sau đó chỉ có mẹ tao lên thăm cậu thôi, vì hai nàng bỏ đi mất luôn. Mẹ tao hỏi vậy chớ ai là bồ ruột, cậu nói như nhau chưa xác định được ai là ruột, ai là ghẻ. Mẹ tao hỏi vây chớ cậu tính sao. Cậu nói rằng, để ra tù rồi hãy tính, bây giờ không tính được gì hết. Mẹ hỏi cậu có biết chừng nào ra tù không? Cậu nói không biết, tù không có kêu án nên không ai biết chừng nào mới được thả. 

Cả đám chúng tôi đều im lặng, mỗi người mang một ý nghĩ nhưng chắc chắn không ai có ý nghĩ nào vui. Tôi có hai đứa em lớn tiếp theo toàn là gái. Má tôi nói,

- Cũng may mấy đứa chưa có chồng. Gặp lúc này chồng tụi bây ở tù, rồi mang chài mang lưới về lại với Ba Má không biết làm sao nuôi nổi, chắc chết chùm cả đám quá.

Đi gặp con bạn nó đang mang bầu, tôi ngạc nhiên hỏi,

- Ủa mầy lấy chồng hồi nào sao tụi tao không hay biết?

Nó khóc lóc nói,

- Ảnh lính Nhảy Dù lúc miền Trung mất không biết ảnh sống chết thế nào? Lệnh buông súng, ảnh chạy về gặp lại nhau, tụi tao thấy yêu nhau quá, xáp lại với nhau đại. Bây giờ ảnh vô tù không biết ngày nào về mà tao lại mang bầu sắp tới ngày sanh. Chưa liên lạc được với ảnh nên ảnh không biết sắp làm cha.

Con bạn khác thì cũng mới có chồng lính hơn năm, hưởng mùi ái ân mặn nồng quen rồi, cứ nhớ chồng khóc rưng rức rồi lại quay qua đám tụi tui thấy ba đứa bạn còn ở không. Nó nói,

- Nhưng mà tao còn có chồng, tụi bây coi chừng tụi mày sẽ ở giá đó nghen. Khi mấy anh chàng ở tù ra thì tụi mày già rồi, mấy chàng lính của mày không ai thèm lấy tụi mày đâu để trả thù ngày trước tụi bây làm cao, kén với chọn.

- Hê, nói tầm bậy nghe mậy, đừng trù ẻo. Khi mấy chàng ra tù tụi tao làm đám cưới tập thể cho mày coi.    

Nói thì nói vậy, chớ trong bụng của tôi cũng lo lắm. Chúng tôi thuộc lứa tuổi trẻ còn độc thân, chỉ biết ích kỷ lo nghĩ cho thân phận người con gái sau thời chiến không biết tương lai mình sẽ ra sao, không để ý mấy đến những lớp người khác.

Sau ngày thay đổi chế độ, cuộc đời của dân miền Nam đã hoàn toàn thay đổi hẳn, thay đổi từ hạnh phúc xuống bất hạnh, từ tốt xuống xấu. Ngày tháng trôi qua, đời sống dân miền Nam càng ngày càng đi vào ngỏ cụt. Nhiều gia đình có người đang bị tù “cải tạo” dọn về vùng kinh tế mới để người nhà mình được thả về sớm. Gần hai năm rồi có thấy ai được thả về đâu. Ý nghĩ “sợ ở giá” chỉ còn thỉnh thoảng thoáng qua trong đầu thôi. Lo đối đầu với nghịch cảnh, tôi không còn thường gặp bạn bè tôi như trước nữa, vì ai cũng lo bận chạy tất bật tìm cách này cách khác để có được bửa ăn độn cho gia đình.

Một chị trong xóm tôi còn rất trẻ, có chồng cấp úy đang bị tù ở trong Nam, có hai đứa con trai, đứa lớn vừa hơn hai tuổi, đứa nhỏ còn ẵm trên tay. Chị ngây thơ tin lời bọn Công An phường nói ”nếu đi kinh tế mới chồng chị sẽ được về sớm”, nên chị dọn cả tài sản cùng hai đứa con, vừa đủ cho một chuyến xe lam, lên vùng kinh tế mới! Đến nay chồng chị vẫn chưa về.

Một chị khác cũng còn trẻ có hai đứa con một trai một gái, nghe nói chồng chị đang bị tù ở trại gì nghe tên lạ hoắc Bù Gia Mập. Chị lại không có tiền đi thăm chồng, nên thỉnh thoảng nhờ một người bạn nào đó sẵn dịp thăm người nhà mang quà lên dùm. Chị hàng ngày dắt theo chiếc xe đạp đi may ở tổ hợp. (Nói là dắt, vì chỉ khi nào chị đi bộ mỏi chân không bước được nữa, hoặc trời mưa thì chị mới lên ngồi trên xe vì chị sợ dùng nhiều, đạp nhiều bánh xe sẽ mau mòn mà chị không có tiền mua vỏ xe mới.) Chị “ăn chay” mỗi ngày, cơm độn với rau chấm tương. Lâu lâu có một chút cá, hay thịt chị để dành cho hai con. Dành dụm được ít tiền, chị mua thịt về xào mắm ruốc để gửi lên cho chồng. Có lần chị mua được năm cặp lạp xưởng thứ tốt nhất đang lui cui gói lại để nhờ người quen mang giúp nhân kỳ thăm nuôi tới, chị nhìn sang bên thấy đứa con gái lớn năm tuổi và đứa nhỏ ba tuổi nhìn chăm chăm vào lạp xưởng tỏ vẻ ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên chúng thấy. Đứa lớn hỏi mẹ nó,

- Con có ăn được không?

Giây phút sau chị cắt bớt lấy một cặp. Nhìn hai đứa con ăn ngon lành, ngon chưa từng thấy chị rơi nước mắt. 

Hơn hai năm một tháng rồi, có thấy người tù nào về đâu. Càng ngày tôi càng biết thêm vào lớp tuổi khác có rất nhiều hoàn cảnh thương tâm xảy đến cho những gia đình có người bị tù “cải tạo”. Tôi rất là cảm xúc, và kính phục. Xin ngả nón chào những tấm lòng của người vợ, người mẹ bao la không giấy mực nào, không lời văn nào tả sao cho hết tấm gương hy sinh cao của các chị.

Hơn hai năm hai tháng rồi. Chưa thấy người tù nào về cả. Tôi chỉ nghe loáng thoáng từ một vài người biết tin trong tù lọt ra ngoài rằng tù này là bị tù đày cho nên khổ cực từ tâm cho đến thân đó là cực hình chớ không phải được đối xử như là tù binh đâu. Chúng tôi không được nghe được biết các anh bị tù đày như thế nào, vì với sự hiểu biết kiến thức của tôi còn sơ đẳng chỉ nghỉ rằng tù binh, tù chính trị là phải được đổi xử khác hơn với tù hình sự. 

Hơn hai năm ba tháng rồi. Cũng vẫn chưa thấy dấu hiệu người tù sẽ được thả ra! Ngày lại tháng qua, tuổi đời chất thêm lên cùng với tủi thân, tủi phận của người thua cuộc thấm đau vào lòng. Những con đường còn đó đã có tên mới từ lâu nhưng tên cũ vẫn còn quen thuộc gọi. Người Sàigòn vẫn còn là người Sàigòn, không hội nhập vào ai cả. Tôi vẫn là tôi không thay đổi. Người dân miền Nam đang trông chờ các anh sớm được thả về. Sàigòn đang mong chờ những người con của Saigon được trở về. Chúng tôi đang chờ các anh từ trại tù trở về, để Sàigòn được mỉm cười tô điểm lại khi có bóng dáng của các anh. 

Hơn hai năm bốn tháng đã qua rồi. Vẫn chưa thấy có người tù nào trở về!!!

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so32/doianhve.htm

Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đợi Anh Về

Đồng sinh ra trong cùng một thế hệ, cùng một lý tưởng và lớn lên trên một vùng đất miền Nam trù phú đang bị tàn phá bởi giặc giã, tôi - một cô gái mới lớn - hàng ngày


Tealan Minh Tuyết



                      Trai khôn tìm vợ chợ đông. 
                      Gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân.

Dĩ nhiên tôi muốn tôi là người con gái khôn, chứ tôi đâu muốn mình là người con gái dại. Thời buổi chiến tranh, để đáp lời kêu gọi của chính phủ tất cả những thanh niên tình nguyện gia nhập vào quân ngũ trong mọi binh chủng cùng chung sức làm bốn phận của người con đối với Tổ Quốc. Cho nên chốn ba quân là nơi tụ hội những chàng trai có trình độ học vấn, những anh hùng hào kiệt, những chàng trai thông minh tài giỏi. Chốn ba quân có ở khắp nơi trên vùng đất miền Nam, ở khắp cả bốn vùng chiến thuật. Chốn ba quân là nơi đào tạo những người lính biết tự vệ, biết chống trả, biết cách đương đầu với lũ xâm lăng. Hùng là đấy. Dũng là đấy. Và Oai cũng từ đấy.

Đồng sinh ra trong cùng một thế hệ, cùng một lý tưởng và lớn lên trên một vùng đất miền Nam trù phú đang bị tàn phá bởi giặc giã, tôi - một cô gái mới lớn - hàng ngày nhìn thấy những người lính chiến trong những bộ đồ trận đồng phục cho riêng từng binh chủng, lâu dần rồi cảm thấy quen thuộc. Ý thích đó tôi không biết từ lúc nào đã ngấm vào tim vào máu mình? Nhìn họ, tôi thấy như có một thứ tình cảm ràng buộc, gần gũi, và thân thiện. Cho nên tôi tự đoán chắc là người chồng của tôi sẽ là một trong những anh lính nầy. Có đôi lúc vui tôi thường mượn một câu hát để nói với các bạn tôi, người tôi yêu... sẽ là chàng Chiến Binh, hay là chàng Phi Công, hay là chàng Thủy Thủ. Các bạn tôi nói, tại tôi có tánh ngổ ngáo, tính dễ cáu, cho nên thích có người yêu là lính, vì lính mới trị được tôi. Thì cứ cho là như vậy đi, có sao đâu.

  Tôi để ý tìm người yêu trong “chốn ba quân” cũng có được vài lần rồi chớ. Tôi cũng có yêu và được yêu vài người rồi chớ đâu phải là không có. Mỗi lần yêu là một mối tình. Mỗi lần yêu, yêu một người thôi. Nhưng chiến tranh là mất mát là đau thương, là xa rời, là mất nhau. Tôi yêu lính, hãnh diện vì màu áo màu mũ, mỗi lần sánh vai với anh đi dạo phố mọi người đều khen đẹp đôi. Rồi sau đó tôi trở lại với nỗi cô đơn, bởi vì anh xẹt đến với tôi chỉ vài ngày rồi anh trở lại đơn vị, rồi hàng ngày tôi chờ thư anh. Thỉnh thoảng nhận vài hàng anh viết gửi về để tôi đọc cho... buồn. Anh đi đánh giặc triền miên, tôi nhớ anh muốn lên thăm anh. Anh thư về... rầy tôi “Anh đang ở nơi có nhiều bao cát đậy xung quanh hầm hố, năm bảy ngày không tắm mình mẩy hôi rình. Ngày thì đánh nhau bắn súng đùng đùng, đêm thì địch pháo kích vô hàng trăm quả, em lên có mà chết. Để anh đợi yên chút anh năn nỉ cấp trên xin về phép vài ngày về thăm em, nghen cưng. Nhớ em nhiều lắm”. Vậy rồi thôi! Ôi, tuổi trẻ của tôi thật là mất mát, thật là thiệt thòi cũng như anh vậy có khác nhau gì đâu.

  Giới trẻ ở quê hương mình mặc dù sống trong thời binh đao nhưng không có mấy ai yêu vội sống cuồng. Không có mấy ai “yêu nhau đi chiều hôm tối rồi, lấy nhau đi kẻo thôi rồi tiếc”. Anh muốn có vợ mà không dám có, bởi vì hằng ngày anh đối diện cái chết đến trong gang tấc, vì anh thấy nhiều cái chết khác nhau của đồng bạn trước mắt. Anh rất là anh hùng mà không ít lần rơi lệ tiễn chào vĩnh biệt người chiến hữu của anh. Anh sợ khi anh chết vợ anh sẽ là góa phụ, con anh sẽ mồ côi cha. Thôi, đợi hòa bình rồi hãy cưới vợ, nhưng hòa bình chưa đến anh đã vội đi...

Mỗi một mối tình mỗi cách tan vỡ khác nhau. Tình đến tự nó đến. Tình đi tự nó đi. Tôi và đám bạn gái của tôi mỗi người có một cách mất người yêu, xa người yêu mỗi cách khác nhau. Nhưng chết chóc là vĩnh viễn xa nhau. Người con gái như cái hoa, hoa đẹp hay xấu rồi cũng tàn theo thời gian. Biết chớ, nhưng bởi chúng tôi như hoa mới vừa nở, đâu muốn sớm vội theo chồng bỏ cuộc vui. Vả lại nghe mấy anh kể chuyện đánh giặc khiếp đảm như là trong xi-nê làm chúng tôi sợ quá. Chúng tôi chưa ai thật sự dám đòi chồng cưới trong lúc này. Con nhỏ bạn tôi than nói,

- Xui cho tụi mình lớn lên vào thời trai thiếu gái thừa, đến trường thấy bọn con trai càng ngày càng thưa. Vừa mới khám phá có một vài chàng coi được thì bị mấy đứa con gái khác cuỗm từ lúc nào rồi. Mình lại bị hụt. Hàng ngày nghe radio tin tức phe địch chết như rạ nhưng chỉ quan tâm vào con số tử trận của phe ta mà mình sót cả ruột gan.

Tôi thì luôn chủ quan hơn nói với tụi nó,

- Trong lính có khối những chàng có trình độ đại học, trí thức, kiến thức có thua ai. Để ý tìm chi ở những trường Đại Học, tương lai bà Bác Sĩ, bà KỸ Sư rồi nói là trai thiếu gái thừa, rồi lo mình sẽ ở giá. Kinh nghiệm của những người đi trước sống trong loạn lạc cho nên không nghe ông bà ta ngày xưa chỉ dạy cách tốt nhất cho người con gái khôn trong thời loạn đó sao... Gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân!!!

Rồi một điều mà mọi người không mong đợi lại đến. Đến thật bất ngờ. Đến thật tàn nhẫn. Trong chuyện cổ tích kết cuộc thường luôn luôn có hậu, những kẻ gian hùng gian ác là những kẻ thua, kẻ phải chết. Tại sao số phận của những người trong miền Nam vốn có bản tính hiền lành chất phác lại gánh chịu một hậu quả đau thương như vậy. Miền Nam của chúng tôi bị tấn công mà!

Tôi còn nhớ sau ngày 30 tháng 4 năm 75, tôi đã đạp xe đi tìm nhà để hỏi thăm tin tức những người tôi quen biết, chớ chốn ba quân còn đâu nữa mà tìm. Tôi thăm hỏi từ người tôi muốn yêu, từ người tôi không muốn yêu, từ người muốn yêu tôi, và từ người không muốn yêu tôi. Tôi muốn đến với tất cả các anh, muốn gặp anh thăm hỏi, và an ủi... Có anh, nhà dọn đi mất. Có anh, người nhà nói không biết còn sống hay chết. Có anh có phương tiện bay đi mất rồi. Có anh, đứa em trai mười bốn tuổi chạy ra nói “anh của em ảnh buồn nên không muốn gặp ai hết”. Tôi lủi thủi ra về. Tôi cũng đau buồn vậy. Tôi cũng giống như cùng chung số phận với các anh vậy. Lúc này đâu phải là thời điểm để tránh mặt nhau, để xa nhau, phải không anh? 

Chốn ba quân không còn nữa. Chốn ba quân ngày trước giờ đổi lại là “chốn địch quân”. Phải, bây giờ chúng tôi gọi những nơi đấy là “chốn địch quân” bởi vì những người miền Bắc tấn công vào rồi chiếm đóng “chốn ba quân” của người miền Nam lúc trước rồi. Những trại lính vẫn còn đó nhưng màu cờ, và sắc áo đã thay đổi. Chốn ba quân không còn nhưng “Ba Quân” thì còn mà bây giờ đã vào những trại tù từ Nam ra Bắc hết rồi. Mỗi người, mỗi gia đình trong miền Nam cùng chịu đụng giống nhau vì bắt nguồn từ hoàn cảnh đau thương lớn nhất là cả miền Nam bị sụp đổ, cùng chung chịu số phận nghiệt ngã như nhau.

Tôi nghe tiếng nói của những chàng lính Bắc Kỳ Nam quen rồi, trong khi “ba quân” bây giờ toàn là Bắc Kỳ Bắc nói tiếng, và những từ ngữ  tui nghe không hiểu được. Văn chương cái kiểu giả tạo láo khoét một rập khuôn như nhau. Lý tưởng khác nhau. Quan niệm khác nhau. Họ không có cái nhân, trí và hùng như những người lính Việt Nam Cộng Hòa. Họ có cái ngoan ngoãn chỉ biết nghe theo, và làm theo lời tuyên truyền của đảng Cộng Sản mà thôi. Nhìn những bộ quân phục của mấy anh lính ngày trước quen rồi. Bây giờ nhìn bề ngoài bộ quân phục của bọn Bắc Kỳ Bắc này tôi nghe mấy người lớn nói... “Gớm, chúng nó ăn mặc gì mà người đã vào nhà rồi mà cái đủng quần còn lang thang ngoài ngõ.”

Đàn ông con trai vốn đã thiếu, bây giờ lại thiếu nhiều hơn nữa, trong khi ra đường toàn là đàn bà con gái mà lại có thêm mấy nường Bắc Kỳ Bắc nữa chớ. Nhưng mà không sao, đa số mấy nường Bắc Kỳ Bắc này được trời cho có một “nhan sắc tội nhiệp”, không giống như mấy người bạn Bắc Kỳ Nam của tôi, nàng nào cũng “bị mang cái tội đẹp” làm mấy tay bộ đội nhìn muốn rớt cái đủng quần mà không hay. Ngó tới ngó lui tôi nhủ thầm... “Thôi tiêu rồi! Phen này mình sẽ ở giá, sẽ thành cô gái già đến tám mươi tuổi vẫn chưa có chồng, vẫn chưa biết mùi đàn ông, xách chiếc giỏ trầu đi lên đi xuống.” Không ai muốn mình đi xuống đi lên. Thôi thì thăm đám cháu kêu bằng dì, bằng cô giống như mấy con bạn của tôi chúng nó có mấy bà cô già không chồng. Các bà cô còn con gái vì hy sinh ở vậy. Hy sinh thế này, hy sinh thế kia, cho nên đến khi tới già thì trể rồi, không lấy chồng được nữa. Còn tôi, tôi đâu có hy sinh cho ai đâu, tại hồi trước... tại bây giờ... đã nói đàn ông xứng đáng để cho mình lựa mình chọn là “ba quân của miền Nam” bị vô tù hết rồi mà.

Con Vân cũng như tôi, chưa có bồ ruột nó chỉ mới để ý chập chờn thương yêu một anh chàng Biệt Động Quân, nói,

- Bây giờ “chốn ba quân” không còn nữa, thì mình tìm chồng giữa “chốn tù quân” đi nghen. Tao định đi thăm nuôi một anh chàng, mày thấy có kỳ lắm không? Con Hoa nói,

- Không được đâu. Nếu không biết chắc chắn mình là người bồ ruột của chàng thì đừng đi thăm. Tao có người cậu trẻ cũng đang bị tù “cải tạo”, có một cô bạn gái gửi thư cho cậu sẽ lên thăm cậu hôm tháng trước. Trong lúc đó, cũng có một cô bạn gái khác của cậu lên thăm bất ngờ để làm ngạc nhiên cho cậu vui. Ai ngờ, hai cô nầy lên thăm cậu tao một lượt, chạm mặt nhau, cả hai người bỏ ra về. Lần đó cậu tao có nhiều quà thăm nuôi nhất rồi sau đó chỉ có mẹ tao lên thăm cậu thôi, vì hai nàng bỏ đi mất luôn. Mẹ tao hỏi vậy chớ ai là bồ ruột, cậu nói như nhau chưa xác định được ai là ruột, ai là ghẻ. Mẹ tao hỏi vây chớ cậu tính sao. Cậu nói rằng, để ra tù rồi hãy tính, bây giờ không tính được gì hết. Mẹ hỏi cậu có biết chừng nào ra tù không? Cậu nói không biết, tù không có kêu án nên không ai biết chừng nào mới được thả. 

Cả đám chúng tôi đều im lặng, mỗi người mang một ý nghĩ nhưng chắc chắn không ai có ý nghĩ nào vui. Tôi có hai đứa em lớn tiếp theo toàn là gái. Má tôi nói,

- Cũng may mấy đứa chưa có chồng. Gặp lúc này chồng tụi bây ở tù, rồi mang chài mang lưới về lại với Ba Má không biết làm sao nuôi nổi, chắc chết chùm cả đám quá.

Đi gặp con bạn nó đang mang bầu, tôi ngạc nhiên hỏi,

- Ủa mầy lấy chồng hồi nào sao tụi tao không hay biết?

Nó khóc lóc nói,

- Ảnh lính Nhảy Dù lúc miền Trung mất không biết ảnh sống chết thế nào? Lệnh buông súng, ảnh chạy về gặp lại nhau, tụi tao thấy yêu nhau quá, xáp lại với nhau đại. Bây giờ ảnh vô tù không biết ngày nào về mà tao lại mang bầu sắp tới ngày sanh. Chưa liên lạc được với ảnh nên ảnh không biết sắp làm cha.

Con bạn khác thì cũng mới có chồng lính hơn năm, hưởng mùi ái ân mặn nồng quen rồi, cứ nhớ chồng khóc rưng rức rồi lại quay qua đám tụi tui thấy ba đứa bạn còn ở không. Nó nói,

- Nhưng mà tao còn có chồng, tụi bây coi chừng tụi mày sẽ ở giá đó nghen. Khi mấy anh chàng ở tù ra thì tụi mày già rồi, mấy chàng lính của mày không ai thèm lấy tụi mày đâu để trả thù ngày trước tụi bây làm cao, kén với chọn.

- Hê, nói tầm bậy nghe mậy, đừng trù ẻo. Khi mấy chàng ra tù tụi tao làm đám cưới tập thể cho mày coi.    

Nói thì nói vậy, chớ trong bụng của tôi cũng lo lắm. Chúng tôi thuộc lứa tuổi trẻ còn độc thân, chỉ biết ích kỷ lo nghĩ cho thân phận người con gái sau thời chiến không biết tương lai mình sẽ ra sao, không để ý mấy đến những lớp người khác.

Sau ngày thay đổi chế độ, cuộc đời của dân miền Nam đã hoàn toàn thay đổi hẳn, thay đổi từ hạnh phúc xuống bất hạnh, từ tốt xuống xấu. Ngày tháng trôi qua, đời sống dân miền Nam càng ngày càng đi vào ngỏ cụt. Nhiều gia đình có người đang bị tù “cải tạo” dọn về vùng kinh tế mới để người nhà mình được thả về sớm. Gần hai năm rồi có thấy ai được thả về đâu. Ý nghĩ “sợ ở giá” chỉ còn thỉnh thoảng thoáng qua trong đầu thôi. Lo đối đầu với nghịch cảnh, tôi không còn thường gặp bạn bè tôi như trước nữa, vì ai cũng lo bận chạy tất bật tìm cách này cách khác để có được bửa ăn độn cho gia đình.

Một chị trong xóm tôi còn rất trẻ, có chồng cấp úy đang bị tù ở trong Nam, có hai đứa con trai, đứa lớn vừa hơn hai tuổi, đứa nhỏ còn ẵm trên tay. Chị ngây thơ tin lời bọn Công An phường nói ”nếu đi kinh tế mới chồng chị sẽ được về sớm”, nên chị dọn cả tài sản cùng hai đứa con, vừa đủ cho một chuyến xe lam, lên vùng kinh tế mới! Đến nay chồng chị vẫn chưa về.

Một chị khác cũng còn trẻ có hai đứa con một trai một gái, nghe nói chồng chị đang bị tù ở trại gì nghe tên lạ hoắc Bù Gia Mập. Chị lại không có tiền đi thăm chồng, nên thỉnh thoảng nhờ một người bạn nào đó sẵn dịp thăm người nhà mang quà lên dùm. Chị hàng ngày dắt theo chiếc xe đạp đi may ở tổ hợp. (Nói là dắt, vì chỉ khi nào chị đi bộ mỏi chân không bước được nữa, hoặc trời mưa thì chị mới lên ngồi trên xe vì chị sợ dùng nhiều, đạp nhiều bánh xe sẽ mau mòn mà chị không có tiền mua vỏ xe mới.) Chị “ăn chay” mỗi ngày, cơm độn với rau chấm tương. Lâu lâu có một chút cá, hay thịt chị để dành cho hai con. Dành dụm được ít tiền, chị mua thịt về xào mắm ruốc để gửi lên cho chồng. Có lần chị mua được năm cặp lạp xưởng thứ tốt nhất đang lui cui gói lại để nhờ người quen mang giúp nhân kỳ thăm nuôi tới, chị nhìn sang bên thấy đứa con gái lớn năm tuổi và đứa nhỏ ba tuổi nhìn chăm chăm vào lạp xưởng tỏ vẻ ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên chúng thấy. Đứa lớn hỏi mẹ nó,

- Con có ăn được không?

Giây phút sau chị cắt bớt lấy một cặp. Nhìn hai đứa con ăn ngon lành, ngon chưa từng thấy chị rơi nước mắt. 

Hơn hai năm một tháng rồi, có thấy người tù nào về đâu. Càng ngày tôi càng biết thêm vào lớp tuổi khác có rất nhiều hoàn cảnh thương tâm xảy đến cho những gia đình có người bị tù “cải tạo”. Tôi rất là cảm xúc, và kính phục. Xin ngả nón chào những tấm lòng của người vợ, người mẹ bao la không giấy mực nào, không lời văn nào tả sao cho hết tấm gương hy sinh cao của các chị.

Hơn hai năm hai tháng rồi. Chưa thấy người tù nào về cả. Tôi chỉ nghe loáng thoáng từ một vài người biết tin trong tù lọt ra ngoài rằng tù này là bị tù đày cho nên khổ cực từ tâm cho đến thân đó là cực hình chớ không phải được đối xử như là tù binh đâu. Chúng tôi không được nghe được biết các anh bị tù đày như thế nào, vì với sự hiểu biết kiến thức của tôi còn sơ đẳng chỉ nghỉ rằng tù binh, tù chính trị là phải được đổi xử khác hơn với tù hình sự. 

Hơn hai năm ba tháng rồi. Cũng vẫn chưa thấy dấu hiệu người tù sẽ được thả ra! Ngày lại tháng qua, tuổi đời chất thêm lên cùng với tủi thân, tủi phận của người thua cuộc thấm đau vào lòng. Những con đường còn đó đã có tên mới từ lâu nhưng tên cũ vẫn còn quen thuộc gọi. Người Sàigòn vẫn còn là người Sàigòn, không hội nhập vào ai cả. Tôi vẫn là tôi không thay đổi. Người dân miền Nam đang trông chờ các anh sớm được thả về. Sàigòn đang mong chờ những người con của Saigon được trở về. Chúng tôi đang chờ các anh từ trại tù trở về, để Sàigòn được mỉm cười tô điểm lại khi có bóng dáng của các anh. 

Hơn hai năm bốn tháng đã qua rồi. Vẫn chưa thấy có người tù nào trở về!!!

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so32/doianhve.htm

Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm