Đoạn Đường Chiến Binh

Đôi mắt thời chiến

Anh bị thương đầy người. Gãy hai chân, thủng bụng, nát nhiều xương sườn. Sơ cứu xong, máy bay đưa anh thẳng về tỉnh lỵ, rồi thẳng ra Quân y viện Đà Nẵng. Tỉnh giấc, anh ngơ ngác trong căn phòng trắng lạnh.

Tác Giả
Thái Bảo

Mười năm một giấc chiêm bao 1973-1983

Người đạp xe thồ rướn sức lăn bánh xe lên đoạn dốc con đường đầy đá dăm và bụi. Ông có dáng người cao to với nước da đen sạm, tuổi quá ba mươi, à không, bốn mươi. Tại đỉnh dốc, có lẽ thấm mệt, ông tạt vào quán mì Quảng ven đường. Nói quán cho oai chứ chỉ có cái tủ đóng bằng tre cũ kỹ cùng tấm lưới che bụi đường, bên trong ngất ngưởng những sợi mì vàng to bản. Chiếc nón lá rộng vành sùm sụp vẫn không giấu được khuôn mặt thông minh nhưng có vẻ mệt mỏi vì thiếu ăn. Chị chủ quán (kiêm chạy bàn) chăm chăm, tò mò nhìn xoáy vào khuôn mặt ấy. Có lẽ, từ khi mở quán đến giờ, không ai ăn nhanh như ông ta.

Bất ngờ, chị đến gần la lớn. Chào, ông thiếu úy đồn trưởng. Người xe thồ giựt mình xém phun cọng mì, mắt nhìn lấm la lấm lét xung quanh. Tám năm trong tù ra, giờ mới có người gọi ông là thiếu úy. Lạy chị, đừng gọi tôi như rứa. Tôi mới được… từ trại cải tạo về… trả quyền công dân thôi. Bữa ni đạp xe kiếm cơm qua ngày. Ủa, mà sao chị ra nông nổi ri, phải bán mì. Tôi tưởng sau bảy lăm chị phải làm ông này bà nọ chứ. Chiến tranh mà ông. Chị thở dài.

Tất cả đều bắt đầu từ cái ngày…  
 
Bốn giờ chiều, một ngày oi nồng, tháng bức, năm 1973 tại tỉnh lỵ Quảng Tín miền Trung, chiếc trực thăng UH1 hùng hổ cất cánh đưa chàng thiếu úy trở lại cứ điểm 248 Đồi Tranh, Hiệp Đức. Dõi mắt xuống mặt đất, cứ mỗi lần ra trận, chàng như muốn nuốt vào trong lòng tất cả những gì thuộc về chốn thị thành tưởng chừng bình yên kia. Thời chiến, mọi thứ đều vội vã như đường đạn, kể cả cái chết. Cuối tầm mắt, loang loáng những ngôi mộ sơn trắng. Chàng cố nhìn xem nấm mộ nào là của mẹ. Ba ngày trước, chính chiếc trực thăng này vội vã đưa thiếu úy về nhà dự đám tang. Trước khi mất, mẹ thều thào, sao chưa thấy thằng út về. Bà vẫn chờ con với ánh mắt tha thiết diệu vợi.

Vội vã trở về, vội vã hành quân.

Bốn giờ sáng. Khoác chiếc áo giáp lên người, xốc lại cây súng colt 45 trệ xuống bên hông, với chiếc nón sắt, thiếu úy lom khom bước ra khỏi hầm. Họ âm thầm hành quân tiến về làng Việt Cộng nơi giáp ranh giữa vùng đất quốc gia và cộng sản. Tia nắng mặt trời vẫn chưa ló dạng. Trời đen kịt. Rừng lồ ô dài ngoằng đang ngả nghiêng như mạng giăng bẫy con người. Trong cuộc chiến này, ai bẫy ai, hay tự ta bẫy mình? Đi cứ đi. Khi về, mới biết mình còn sống. Vô số cành củi mục phát ánh lân tinh như nhảy múa, dẫn đường đoàn quân. Văng vẳng tiếng ồng ộc từ những chú tắc kè bị đánh thức sớm. Chàng thiếu úy đi cùng một trung đội sau chót. Không ai hành quân theo lối mòn cả. Trung đội dẫn đường gắng chặt hết các nhánh cây, đủ tạo lối cho một người len lỏi. Người sau nối tiếp theo ba lô người trước, cứ thế mà đi. Cảnh vật trong rừng bình yên quá. Càng im ắng, càng đáng sợ hơn. Một, quân chính quy đã rút. Hai, coi chừng đi vào ổ phục kích.

Mới bảy tháng trước thôi, chàng thiếu úy còn lạ nước lạ cái bị đẩy về miền Trung, cái xứ khỉ gió, chó ăn đá gà ăn muối. Nơi này nắng nóng oi bức nhất và giao tranh ác liệt nhất ở Việt Nam. Cuộc chiến ở miền Nam đã leo đến đỉnh dốc. Mùa hè đỏ lửa năm bảy hai, cứ điểm Charlie, Kontum, An Lộc, bờ sông Thạch Hãn, Đại Lộc Quảng Nam… những cái tên hư vô, giờ đây, đầy ám ảnh những máu, xác người, hồn ma vất vưởng đi trong chiều hoang. Chỉ vài trận giao chiến, chàng trở nên lạnh lùng, ngạo đời hơn cùng mùi súng đạn. Những ngày đói khát, đêm ngủ bên xác người trong rừng đã làm tâm hồn người lính thêm giông bão. Chiến tranh. Chàng khinh khỉnh hai từ đó.
 

alt

Bảo Huân


Tám giờ sáng. Thấp thoáng hàng cây hóp (họ với cây tre) từ xa cùng những đường giao thông hào bọc quanh làng. Hào rộng gần mét, đầy những hàm ếch. Làng nghèo quá. Những ngôi nhà - đúng hơn những túp lều - mái tranh, vách cũng bằng tranh. Nền nhà đất sét pha than pin đen sì. Đen đến nỗi khó mà biết đâu là đất đâu là nền nhà. Ngoài sân cỏ hoang xanh rờn mọc ngang lối, đan xen những cây ớt chỉ thiên đỏ lè.

Tiến vào làng, chàng thiếu úy dặn dò lính cẩn thận. Nơi nào cũng có thể có mìn bẫy, Từ cái bếp lò đến lu nước uống…

Đặt một chân vào nhà, thiếu úy hơi sững người. Một thiếu phụ áng chừng bốn mươi hoặc trẻ hơn. Thời loạn lạc khó đoán tuổi. Đôi mắt sắc, sắc lắm, giống như mắt của mẹ chàng. Chào ông thiếu úy đồn trưởng. Coi bộ mấy tay lính vào trước đã cho chị biết. Sao nhà vắng thế này. Chết hết rồi ông thiếu úy. Chiến tranh mà…Chị hay đệm ba chữ “chiến tranh mà” một cách dửng dưng.

Chàng lặng lẽ quan sát đôi mắt ấy. Đôi mắt không tỏ gì sợ hãi. Cũng đúng thôi, làng của chị mà. Đồ hộp ngon quá. Chị cười. Từ sáng đến giờ, mới thấy chị vui. Ông thiếu úy cho tui thêm vài hộp. Chàng hơi chột dạ. Nhà này không thể chỉ mình chị…

Chàng nghỉ trưa trên bộ phản giữa nhà. Chị chủ nhà lặng lẽ ở nhà sau. Mi mắt chàng hơi nặng trĩu vì sáng nay thức dậy sớm. Bất chợt, chàng cảm thấy ớn lạnh, như có luồng điện chạy dọc sống lưng. Một đôi mắt sắc lẹm nhìn thẳng vào chàng, rồi liếc vội ra ngoài, thì thào… nguy hiểm. Chàng giật mình, ào ngay ra sân. Chỉ vài giây sau, một bóng áo đen thoát ra từ dưới bộ phản. Chớp. Sáng lòe, lựu đạn nổ. Chiếc phản thủng lỗ chỗ. Hình như mìn tự tạo nên chẳng ai bị thương. Hai cây đại liên phục sẵn ngoài sân thi nhau khạc lửa. Áo đen gục ngã ngay sân. Bất động nhưng còn hơi thở. Ngang thắt lưng lỏng khỏng cái xà cột và khẩu súng K54.

Nắp hầm bí mật mở toang hoang ngay dưới bộ phản. Chàng vừa ngả mình trên cái chết mà không hay. Tiểu đội lính tràn vào nhà. Hầm trống trơn. Chàng bước vào, tay phải đặt hờ lên khẩu súng ngắn. Chị chủ nhà ngồi bệt bất động trên sàn nhà bếp. Ánh mắt vẻ sợ hãi và đau đớn. Chàng tiến đến gần, chị lết thụt lùi vô góc bếp. Một người lính kéo chị ra gần hầm bí mật. Mười ngón tay cày nát nền nhà thành mười đường thẳng. Chàng bình thản hỏi. Chị đánh thức tôi phải không. Chị im lặng. Đầu hơi cúi thấp như đồng ý. Mắt chớp rồi nhìn xuống. Có lẽ sợ tai vách mạch rừng hay cứng lưỡi. Anh lính truyền tin chen vào. Bả nói láo thiếu úy ơi. Tui thấy bả ở dưới bếp, chứ có lên nhà trên đâu mà báo động với báo thức. Để em. Anh lính truyền tin kéo cơ bẩm cái rốp, đặt nòng súng lên thái dương chủ nhà.

Thôi, chuẩn bị rút quân. Chàng ra lệnh. Người ta phụ nữ chẳng có tấc sắt trong tay, chẳng chống đối, giết làm gì. Bắt được một tù binh và khẩu súng, vậy ngon cơm rồi. Anh lính hậm hực. Phí mấy lon đồ hộp quá thiếu úy. Tiếng cánh quạt phành phạch của trực thăng ồn ào bên kia lũy hóp. Quả pháo sáng đỏ bùng lên làm điểm báo hạ cánh. Anh lính lại càm ràm. Mẹ, tù binh vậy mà sướng, đi trực thăng, còn tụi này phải cuốc bộ băng rừng bốn tiếng nữa.

​Vừa ra khỏi làng, chàng nghe văng vẳng một tiếng hú dài rùng rợn thê thảm. Tiếng hú tràn xuống thung lũng, xuyên qua rừng đại ngàn thăm thẳm. Tiếng hú kèm theo tiếng nấc. Đúng, tiếng hú của tui. Chị bán mì tiếp tục câu chuyện đang dang dở. Tiếng hú báo mọi người đang ẩn nấp biết quân đội Sài Gòn đã rút lui. Chị mừng vì thoát chết, nhưng chẳng biết vết thương của anh có nặng không, rồi về vùng quốc gia, biết ngày nào gặp lại…

​Chuyện của anh.

​Anh bị thương đầy người. Gãy hai chân, thủng bụng, nát nhiều xương sườn. Sơ cứu xong, máy bay đưa anh thẳng về tỉnh lỵ, rồi  thẳng ra Quân y viện Đà Nẵng. Tỉnh giấc, anh ngơ ngác trong căn phòng trắng lạnh. Anh đòi về. Cô y tá ngạc nhiên. Anh tù binh lại bị trọng thương, làm sao mà về. Anh nói sứ mệnh của anh phải đánh “Mỹ cút ngụy nhào”.

Cô y tá lại cười. Thì Mỹ đầy ở đây nè. Anh giật mình pha chút bối rối. Lần đầu trong đời anh thấy Mỹ bằng xương bằng thịt. Một người Mỹ cao lớn hiền hậu. Chính người bác sĩ này đã giành giật linh hồn anh từ thần chết cả tuần nay.

Anh biết nếu giờ này anh còn trong rừng, anh sẽ ra sao? Tụi anh làm gì có thuốc men. Hai chân gãy sẽ ngâm trong nước muối, bị cưa bằng cưa sắt, rồi quăng trong góc rừng. Lúc đó anh tàn phế, đánh đấm được ai. Mà có trốn cũng không xong. Cột sống bất động. Anh ở lại Quân y viện gần hai năm. Chuyện là vậy, nhưng nội tuyến báo về cấp trên của anh lại khác. Anh đã chiêu hồi. Tất cả đã chấm hết. Đầu tháng ba năm bảy lăm, bác sĩ Mỹ trong Quân y viện về nước. Cuộc chiến sắp kết thúc. Cuối tháng ba, anh về chốn cũ Quảng Tín Tam Kỳ. Chẳng ai nhìn anh, chẳng ai dùng anh, một kẻ bị oan, cõng trên vai hai chữ chiêu hồi.   

Chuyện của chị.  

Tin anh chiêu hồi chấn động cả làng. Chị không tin. Chị ngơ ngác như người mất hồn. Cấp trên đặt vấn đề trong cuộc hành quân ấy, vì sao người sĩ quan VNCH lại tha bổng chị. Bao nhiêu lần viết kiểm điểm, chị vẫn trả lời không biết vì sao. Nhốt. Thả. Nhốt. Thế là xong. Chị cô đơn ngay giữa đám đông bạn bè chòm xóm. Và chị ra đi… Chịu thôi. Chiến tranh mà…Sau năm bảy lăm, anh và chị kéo nhau về làng cũ. Làng vẫn như xưa, nhưng tình người không còn như xưa. Chẳng biết làm gì, anh chị về con dốc này, dốc Kỳ Mỹ, mở quán mì Quảng.

Nhìn ông xe thồ ăn mì Quảng ngon lành, chị chợt nhớ đến lon đồ hộp năm xưa trong cuộc hành quân. Lần ấy, chị hồi hộp lắm nhưng vẫn giả bộ bình tĩnh. Khi con người biết cái chết sắp xảy ra, ai mà không lăn tăn. Chị biết chắc anh sẽ tung lựu đạn giết ông thiếu úy. Anh lẻ loi, không thể nào kháng lại một đại đội vây quanh làng. Chị sẽ cùng chung số phận. Hai đổi một. Có cần thiết vậy không? Chị không muốn mất anh chút nào. Anh là người đàn ông duy nhất làm chị cười,  ngay cả khi chị không muốn cười. Hạnh phúc là lựa chọn. Mà sao hôm nay sự lựa chọn này quá éo le. Chiến tranh mà… Gặp đối phương phải giết thôi. Nhưng ngay lúc đó, bỗng dưng trong lòng chị có cái gì lên tiếng. Chị cầu mong đụng độ không xảy ra. Thiếu úy ơi, hãy chạy ra sân ngay.

Ông nha nhẩn gắp từng cọng mì. Ăn mà cứ như sợ hết. Sau chiến tranh gặp lại bạn cũ đã mừng, huống gì người một thời ông từng đối đầu. Dường như chị trẻ hơn ngày xưa. Thời bình phải khác chứ. Phúc cho chị trong cuộc hành quân năm xưa. Nếu có bất cứ người lính nào chết, có lẽ mạng chị không còn. Và may cho cả ba người. Ừ, mọi cuộc chiến do con người tiến hành và đều lấy lý do vì con người nên dẫu có tàn khốc đến mấy, đôi khi, ta vẫn thấy được “tính người” và có lẽ vì thế nhân loại vẫn còn chút gì đó gọi là may mắn.

Bốn giờ chiều, nắng bớt gắt. Ông còn muốn đạp thêm vài cuốc xe, đành từ giã chị bán mì. Chia tay ông, chị với theo một câu. Trong buổi trưa hành quân ấy, tui không hề báo thức ông. Người đạp xe thồ hơi chựng lại, rồi nở nụ cười. Chuyện chị báo động hay không đâu còn quan trọng. Chiến tranh đã qua rồi. Lúc này anh mới tập tễnh chống gậy bước ra từ bếp. Miệng cười hơi xếch một chút, di chứng của lần bị trọng thương năm xưa. Hai người đàn ông từng ở hai chiến tuyến, mười năm sau mới gặp lại. Anh không nói gì nhiều. Một cái siết tay thật chặt. Kèm một túi mì Quảng to tướng cho các cháu ở nhà.

Trên đường về, ông cảm thấy chiếc xe bỗng nhẹ tênh, có lẽ trong lòng thanh thản hay xe đang xuôi dốc về chốn bình yên…

Chiều trên bờ Đông nước Mỹ. Ông thiếu úy, giờ đã là ông cụ ngoài bảy mươi, ngẫm lại chuyện ngày xưa rồi nhìn lên bàn thờ. Nắng chiều lóa mắt hay tuổi già, ông chỉ thấy một cặp mắt sắc lắm trong khung hình nhìn thẳng vào ông.

TB

 http://baotreonline.com/Van-hoc/Truyen-ngan/doi-mat-thoi-chien.html
Biên Hùng chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đôi mắt thời chiến

Anh bị thương đầy người. Gãy hai chân, thủng bụng, nát nhiều xương sườn. Sơ cứu xong, máy bay đưa anh thẳng về tỉnh lỵ, rồi thẳng ra Quân y viện Đà Nẵng. Tỉnh giấc, anh ngơ ngác trong căn phòng trắng lạnh.

Tác Giả
Thái Bảo

Mười năm một giấc chiêm bao 1973-1983

Người đạp xe thồ rướn sức lăn bánh xe lên đoạn dốc con đường đầy đá dăm và bụi. Ông có dáng người cao to với nước da đen sạm, tuổi quá ba mươi, à không, bốn mươi. Tại đỉnh dốc, có lẽ thấm mệt, ông tạt vào quán mì Quảng ven đường. Nói quán cho oai chứ chỉ có cái tủ đóng bằng tre cũ kỹ cùng tấm lưới che bụi đường, bên trong ngất ngưởng những sợi mì vàng to bản. Chiếc nón lá rộng vành sùm sụp vẫn không giấu được khuôn mặt thông minh nhưng có vẻ mệt mỏi vì thiếu ăn. Chị chủ quán (kiêm chạy bàn) chăm chăm, tò mò nhìn xoáy vào khuôn mặt ấy. Có lẽ, từ khi mở quán đến giờ, không ai ăn nhanh như ông ta.

Bất ngờ, chị đến gần la lớn. Chào, ông thiếu úy đồn trưởng. Người xe thồ giựt mình xém phun cọng mì, mắt nhìn lấm la lấm lét xung quanh. Tám năm trong tù ra, giờ mới có người gọi ông là thiếu úy. Lạy chị, đừng gọi tôi như rứa. Tôi mới được… từ trại cải tạo về… trả quyền công dân thôi. Bữa ni đạp xe kiếm cơm qua ngày. Ủa, mà sao chị ra nông nổi ri, phải bán mì. Tôi tưởng sau bảy lăm chị phải làm ông này bà nọ chứ. Chiến tranh mà ông. Chị thở dài.

Tất cả đều bắt đầu từ cái ngày…  
 
Bốn giờ chiều, một ngày oi nồng, tháng bức, năm 1973 tại tỉnh lỵ Quảng Tín miền Trung, chiếc trực thăng UH1 hùng hổ cất cánh đưa chàng thiếu úy trở lại cứ điểm 248 Đồi Tranh, Hiệp Đức. Dõi mắt xuống mặt đất, cứ mỗi lần ra trận, chàng như muốn nuốt vào trong lòng tất cả những gì thuộc về chốn thị thành tưởng chừng bình yên kia. Thời chiến, mọi thứ đều vội vã như đường đạn, kể cả cái chết. Cuối tầm mắt, loang loáng những ngôi mộ sơn trắng. Chàng cố nhìn xem nấm mộ nào là của mẹ. Ba ngày trước, chính chiếc trực thăng này vội vã đưa thiếu úy về nhà dự đám tang. Trước khi mất, mẹ thều thào, sao chưa thấy thằng út về. Bà vẫn chờ con với ánh mắt tha thiết diệu vợi.

Vội vã trở về, vội vã hành quân.

Bốn giờ sáng. Khoác chiếc áo giáp lên người, xốc lại cây súng colt 45 trệ xuống bên hông, với chiếc nón sắt, thiếu úy lom khom bước ra khỏi hầm. Họ âm thầm hành quân tiến về làng Việt Cộng nơi giáp ranh giữa vùng đất quốc gia và cộng sản. Tia nắng mặt trời vẫn chưa ló dạng. Trời đen kịt. Rừng lồ ô dài ngoằng đang ngả nghiêng như mạng giăng bẫy con người. Trong cuộc chiến này, ai bẫy ai, hay tự ta bẫy mình? Đi cứ đi. Khi về, mới biết mình còn sống. Vô số cành củi mục phát ánh lân tinh như nhảy múa, dẫn đường đoàn quân. Văng vẳng tiếng ồng ộc từ những chú tắc kè bị đánh thức sớm. Chàng thiếu úy đi cùng một trung đội sau chót. Không ai hành quân theo lối mòn cả. Trung đội dẫn đường gắng chặt hết các nhánh cây, đủ tạo lối cho một người len lỏi. Người sau nối tiếp theo ba lô người trước, cứ thế mà đi. Cảnh vật trong rừng bình yên quá. Càng im ắng, càng đáng sợ hơn. Một, quân chính quy đã rút. Hai, coi chừng đi vào ổ phục kích.

Mới bảy tháng trước thôi, chàng thiếu úy còn lạ nước lạ cái bị đẩy về miền Trung, cái xứ khỉ gió, chó ăn đá gà ăn muối. Nơi này nắng nóng oi bức nhất và giao tranh ác liệt nhất ở Việt Nam. Cuộc chiến ở miền Nam đã leo đến đỉnh dốc. Mùa hè đỏ lửa năm bảy hai, cứ điểm Charlie, Kontum, An Lộc, bờ sông Thạch Hãn, Đại Lộc Quảng Nam… những cái tên hư vô, giờ đây, đầy ám ảnh những máu, xác người, hồn ma vất vưởng đi trong chiều hoang. Chỉ vài trận giao chiến, chàng trở nên lạnh lùng, ngạo đời hơn cùng mùi súng đạn. Những ngày đói khát, đêm ngủ bên xác người trong rừng đã làm tâm hồn người lính thêm giông bão. Chiến tranh. Chàng khinh khỉnh hai từ đó.
 

alt

Bảo Huân


Tám giờ sáng. Thấp thoáng hàng cây hóp (họ với cây tre) từ xa cùng những đường giao thông hào bọc quanh làng. Hào rộng gần mét, đầy những hàm ếch. Làng nghèo quá. Những ngôi nhà - đúng hơn những túp lều - mái tranh, vách cũng bằng tranh. Nền nhà đất sét pha than pin đen sì. Đen đến nỗi khó mà biết đâu là đất đâu là nền nhà. Ngoài sân cỏ hoang xanh rờn mọc ngang lối, đan xen những cây ớt chỉ thiên đỏ lè.

Tiến vào làng, chàng thiếu úy dặn dò lính cẩn thận. Nơi nào cũng có thể có mìn bẫy, Từ cái bếp lò đến lu nước uống…

Đặt một chân vào nhà, thiếu úy hơi sững người. Một thiếu phụ áng chừng bốn mươi hoặc trẻ hơn. Thời loạn lạc khó đoán tuổi. Đôi mắt sắc, sắc lắm, giống như mắt của mẹ chàng. Chào ông thiếu úy đồn trưởng. Coi bộ mấy tay lính vào trước đã cho chị biết. Sao nhà vắng thế này. Chết hết rồi ông thiếu úy. Chiến tranh mà…Chị hay đệm ba chữ “chiến tranh mà” một cách dửng dưng.

Chàng lặng lẽ quan sát đôi mắt ấy. Đôi mắt không tỏ gì sợ hãi. Cũng đúng thôi, làng của chị mà. Đồ hộp ngon quá. Chị cười. Từ sáng đến giờ, mới thấy chị vui. Ông thiếu úy cho tui thêm vài hộp. Chàng hơi chột dạ. Nhà này không thể chỉ mình chị…

Chàng nghỉ trưa trên bộ phản giữa nhà. Chị chủ nhà lặng lẽ ở nhà sau. Mi mắt chàng hơi nặng trĩu vì sáng nay thức dậy sớm. Bất chợt, chàng cảm thấy ớn lạnh, như có luồng điện chạy dọc sống lưng. Một đôi mắt sắc lẹm nhìn thẳng vào chàng, rồi liếc vội ra ngoài, thì thào… nguy hiểm. Chàng giật mình, ào ngay ra sân. Chỉ vài giây sau, một bóng áo đen thoát ra từ dưới bộ phản. Chớp. Sáng lòe, lựu đạn nổ. Chiếc phản thủng lỗ chỗ. Hình như mìn tự tạo nên chẳng ai bị thương. Hai cây đại liên phục sẵn ngoài sân thi nhau khạc lửa. Áo đen gục ngã ngay sân. Bất động nhưng còn hơi thở. Ngang thắt lưng lỏng khỏng cái xà cột và khẩu súng K54.

Nắp hầm bí mật mở toang hoang ngay dưới bộ phản. Chàng vừa ngả mình trên cái chết mà không hay. Tiểu đội lính tràn vào nhà. Hầm trống trơn. Chàng bước vào, tay phải đặt hờ lên khẩu súng ngắn. Chị chủ nhà ngồi bệt bất động trên sàn nhà bếp. Ánh mắt vẻ sợ hãi và đau đớn. Chàng tiến đến gần, chị lết thụt lùi vô góc bếp. Một người lính kéo chị ra gần hầm bí mật. Mười ngón tay cày nát nền nhà thành mười đường thẳng. Chàng bình thản hỏi. Chị đánh thức tôi phải không. Chị im lặng. Đầu hơi cúi thấp như đồng ý. Mắt chớp rồi nhìn xuống. Có lẽ sợ tai vách mạch rừng hay cứng lưỡi. Anh lính truyền tin chen vào. Bả nói láo thiếu úy ơi. Tui thấy bả ở dưới bếp, chứ có lên nhà trên đâu mà báo động với báo thức. Để em. Anh lính truyền tin kéo cơ bẩm cái rốp, đặt nòng súng lên thái dương chủ nhà.

Thôi, chuẩn bị rút quân. Chàng ra lệnh. Người ta phụ nữ chẳng có tấc sắt trong tay, chẳng chống đối, giết làm gì. Bắt được một tù binh và khẩu súng, vậy ngon cơm rồi. Anh lính hậm hực. Phí mấy lon đồ hộp quá thiếu úy. Tiếng cánh quạt phành phạch của trực thăng ồn ào bên kia lũy hóp. Quả pháo sáng đỏ bùng lên làm điểm báo hạ cánh. Anh lính lại càm ràm. Mẹ, tù binh vậy mà sướng, đi trực thăng, còn tụi này phải cuốc bộ băng rừng bốn tiếng nữa.

​Vừa ra khỏi làng, chàng nghe văng vẳng một tiếng hú dài rùng rợn thê thảm. Tiếng hú tràn xuống thung lũng, xuyên qua rừng đại ngàn thăm thẳm. Tiếng hú kèm theo tiếng nấc. Đúng, tiếng hú của tui. Chị bán mì tiếp tục câu chuyện đang dang dở. Tiếng hú báo mọi người đang ẩn nấp biết quân đội Sài Gòn đã rút lui. Chị mừng vì thoát chết, nhưng chẳng biết vết thương của anh có nặng không, rồi về vùng quốc gia, biết ngày nào gặp lại…

​Chuyện của anh.

​Anh bị thương đầy người. Gãy hai chân, thủng bụng, nát nhiều xương sườn. Sơ cứu xong, máy bay đưa anh thẳng về tỉnh lỵ, rồi  thẳng ra Quân y viện Đà Nẵng. Tỉnh giấc, anh ngơ ngác trong căn phòng trắng lạnh. Anh đòi về. Cô y tá ngạc nhiên. Anh tù binh lại bị trọng thương, làm sao mà về. Anh nói sứ mệnh của anh phải đánh “Mỹ cút ngụy nhào”.

Cô y tá lại cười. Thì Mỹ đầy ở đây nè. Anh giật mình pha chút bối rối. Lần đầu trong đời anh thấy Mỹ bằng xương bằng thịt. Một người Mỹ cao lớn hiền hậu. Chính người bác sĩ này đã giành giật linh hồn anh từ thần chết cả tuần nay.

Anh biết nếu giờ này anh còn trong rừng, anh sẽ ra sao? Tụi anh làm gì có thuốc men. Hai chân gãy sẽ ngâm trong nước muối, bị cưa bằng cưa sắt, rồi quăng trong góc rừng. Lúc đó anh tàn phế, đánh đấm được ai. Mà có trốn cũng không xong. Cột sống bất động. Anh ở lại Quân y viện gần hai năm. Chuyện là vậy, nhưng nội tuyến báo về cấp trên của anh lại khác. Anh đã chiêu hồi. Tất cả đã chấm hết. Đầu tháng ba năm bảy lăm, bác sĩ Mỹ trong Quân y viện về nước. Cuộc chiến sắp kết thúc. Cuối tháng ba, anh về chốn cũ Quảng Tín Tam Kỳ. Chẳng ai nhìn anh, chẳng ai dùng anh, một kẻ bị oan, cõng trên vai hai chữ chiêu hồi.   

Chuyện của chị.  

Tin anh chiêu hồi chấn động cả làng. Chị không tin. Chị ngơ ngác như người mất hồn. Cấp trên đặt vấn đề trong cuộc hành quân ấy, vì sao người sĩ quan VNCH lại tha bổng chị. Bao nhiêu lần viết kiểm điểm, chị vẫn trả lời không biết vì sao. Nhốt. Thả. Nhốt. Thế là xong. Chị cô đơn ngay giữa đám đông bạn bè chòm xóm. Và chị ra đi… Chịu thôi. Chiến tranh mà…Sau năm bảy lăm, anh và chị kéo nhau về làng cũ. Làng vẫn như xưa, nhưng tình người không còn như xưa. Chẳng biết làm gì, anh chị về con dốc này, dốc Kỳ Mỹ, mở quán mì Quảng.

Nhìn ông xe thồ ăn mì Quảng ngon lành, chị chợt nhớ đến lon đồ hộp năm xưa trong cuộc hành quân. Lần ấy, chị hồi hộp lắm nhưng vẫn giả bộ bình tĩnh. Khi con người biết cái chết sắp xảy ra, ai mà không lăn tăn. Chị biết chắc anh sẽ tung lựu đạn giết ông thiếu úy. Anh lẻ loi, không thể nào kháng lại một đại đội vây quanh làng. Chị sẽ cùng chung số phận. Hai đổi một. Có cần thiết vậy không? Chị không muốn mất anh chút nào. Anh là người đàn ông duy nhất làm chị cười,  ngay cả khi chị không muốn cười. Hạnh phúc là lựa chọn. Mà sao hôm nay sự lựa chọn này quá éo le. Chiến tranh mà… Gặp đối phương phải giết thôi. Nhưng ngay lúc đó, bỗng dưng trong lòng chị có cái gì lên tiếng. Chị cầu mong đụng độ không xảy ra. Thiếu úy ơi, hãy chạy ra sân ngay.

Ông nha nhẩn gắp từng cọng mì. Ăn mà cứ như sợ hết. Sau chiến tranh gặp lại bạn cũ đã mừng, huống gì người một thời ông từng đối đầu. Dường như chị trẻ hơn ngày xưa. Thời bình phải khác chứ. Phúc cho chị trong cuộc hành quân năm xưa. Nếu có bất cứ người lính nào chết, có lẽ mạng chị không còn. Và may cho cả ba người. Ừ, mọi cuộc chiến do con người tiến hành và đều lấy lý do vì con người nên dẫu có tàn khốc đến mấy, đôi khi, ta vẫn thấy được “tính người” và có lẽ vì thế nhân loại vẫn còn chút gì đó gọi là may mắn.

Bốn giờ chiều, nắng bớt gắt. Ông còn muốn đạp thêm vài cuốc xe, đành từ giã chị bán mì. Chia tay ông, chị với theo một câu. Trong buổi trưa hành quân ấy, tui không hề báo thức ông. Người đạp xe thồ hơi chựng lại, rồi nở nụ cười. Chuyện chị báo động hay không đâu còn quan trọng. Chiến tranh đã qua rồi. Lúc này anh mới tập tễnh chống gậy bước ra từ bếp. Miệng cười hơi xếch một chút, di chứng của lần bị trọng thương năm xưa. Hai người đàn ông từng ở hai chiến tuyến, mười năm sau mới gặp lại. Anh không nói gì nhiều. Một cái siết tay thật chặt. Kèm một túi mì Quảng to tướng cho các cháu ở nhà.

Trên đường về, ông cảm thấy chiếc xe bỗng nhẹ tênh, có lẽ trong lòng thanh thản hay xe đang xuôi dốc về chốn bình yên…

Chiều trên bờ Đông nước Mỹ. Ông thiếu úy, giờ đã là ông cụ ngoài bảy mươi, ngẫm lại chuyện ngày xưa rồi nhìn lên bàn thờ. Nắng chiều lóa mắt hay tuổi già, ông chỉ thấy một cặp mắt sắc lắm trong khung hình nhìn thẳng vào ông.

TB

 http://baotreonline.com/Van-hoc/Truyen-ngan/doi-mat-thoi-chien.html
Biên Hùng chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm