Nhân Vật
Donald Trump – Từ thất bại cho tới… thất bại thảm hại!
Thạch Đạt Lang
31-3-2017
Dường như có một nguyên lý: Những chính trị gia hàng đầu lỗi lạc thường không thành công khi điều hành một tập đoàn, tổ hợp sản xuất. Nguyên lý này cũng chứng minh điều ngược lại, mọi người có thể thấy rõ qua Donald Trump. Những chỉ dấu cho thấy rõ ràng Trump chỉ thành công trên các show truyền hình và điều đình, kinh doanh về địa ốc, Trump hoàn toàn không có khả năng làm tổng thống, nhất là tổng thống Mỹ.
Sau ba thất bại lớn, dự luật cải tổ y tế Trumpcare hay AHCA (American Health Care Act) không thể thông qua ở Hạ viện, không có kinh phí để xây bức tường giữa biên giới Mỹ – Mexico ngăn chận di dân lậu, hai sắc lệnh di dân kỳ thị tôn giáo bị chánh án liên bang ách lại, ai cũng có thể thấy rõ, con người tự kiêu, tự đại, bệnh hoạn như Trump đang cần có một chính sách, kế hoạch nào đó khả dĩ thành công để thỏa mãn lòng tự ái “cực cao” của mình.
Thất bại trong chuyện cải tổ bảo hiểm sức khỏe cho thấy Donald Trump không phải là một bậc thầy trong nghệ thuật đàm phán như cuốn sách “The Art of the Deal” mà Trump nhờ Tony Schwartz viết rồi cùng đứng tên. Trump chỉ là Zampano – một chuyên viên bốc phét, cho rằng chuyện gì mình cũng làm được. Biểu tượng con sư tử Trump với cái bờm vàng đã bị rệu rã vì những thất bại ê chề.
Tuy nhiên công bằng mà nói, về mặt đối ngoại Donald Trump cũng đạt được những thành quả phải nói rất ư “hoành tráng”. Rất tiếc là những thành công của Trump không mang lại lợi ích cho người dân hay xã hội Mỹ. Những thành công đó, chỉ riêng Trump và gia đình ông ta được hưởng, còn người dân Mỹ – những người đã được Trump bầu lên – tiếp tục vêu mỏ. Đó là Tập Cận Bình đã cho Trump những hợp đồng béo bở, xây dựng, kinh doanh chuỗi khách sạn Trump ở China trong 10 năm tới, cùng cả trăm mặt hàng sản xuất tại China mang nhãn hiệu Ivanka Trump khác, như quần áo, giầy dép, túi xách, nữ trang, bàn ghế trang trí…cũng như con rể Trump, Jared Kushner nhận 400 triệu đô la của Anbang Insurance Group để đầu tư vào tòa dinh thự do Kushner sở hữu.
Để đổi lấy những thành công đầy “ấn tượng” này, Donald Trump cũng phải nhượng bộ “chút đỉnh”, rút lại lời hăm he đánh thuế 45% hàng hóa nhập khẩu từ Trung Cộng vào Mỹ, đúng theo nguyên tắc thương mại “công bằng”, đôi bên cùng có lợi Win-Win. Bên cạnh đó, kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Mỹ là Nga với Putin, về mặt nào đó đã trở thành bạn thân của Trump.
Ngoài ra, ngoại trưởng Mỹ, Rex Tillerson qua Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình, lời lẽ trở nên hòa dịu, nhã nhặn hơn rất nhiều, không còn hung hăng như trước. Chuyện Trung Cộng bồi đắp, tiếp cận các đảo nhân tạo không còn được Tillerson nhắc tới. Tillerson tuyên bố, Mỹ sẽ hợp tác chứ không đối đầu với Trung Cộng và ông ta đang chuẩn bị cho cuôc họp mặt sắp tới của Tập và Trump, cho thấy đám mây mù, âm u che phủ biển Đông đã tan. Thế giới không còn nguy cơ chiến tranh trực diện giữa 2 cường quốc nguyên tử hàng đầu Mỹ – Trung nữa.
Điểm qua những lời hứa hẹn của Trump khi tranh cử, dễ dàng nhận ra Donald Trump còn một con bài tẩy cuối cùng trong canh xì phé đánh với cử tri Mỹ. Đó là “quả đấm thép” về chính sách thuế, sẽ được quốc hội bàn thảo, biểu quyết trong những ngày sắp tới. Gọi là “Quả Đấm Thép” cho vui chứ các chuyên viên tài chánh thấy rõ, quả đấm về thuế chỉ bằng nhựa bọc một lớp thép mỏng manh, có thể chưa kịp đấm ai nhưng đã vỡ tan như chuyện bảo hiểm y tế.
Kể từ ngày đắc cử tổng thống thứ 45 của Donald Trump hơn 4 tháng trước, đồng Mỹ kim đã lấy lại được sức mạnh trong một thời gian, nhưng có vẻ đang suy yếu trở lại. Thị trường chứng khoán, chỉ số Dow Jones vượt mốc 21.100 điểm vào đầu tháng 3.2017, nhưng cũng đã bắt đầu xao động trong mấy ngày qua, sau khi đảng Cộng Hòa thất bại, không thể biểu quyết thay thế Obamacare bằng Trumpcare.
Chịu ảnh hưởng nặng nhất trong chuyện này là cổ phiếu của các nhà băng Mỹ. Tuy nhiên, Dow Jones đã lấy lại được thăng bằng sau những ngày chao đảo, chứng tỏ thị trường chứng khoán chưa hoàn toàn mất tin tưởng vào những kế hoạch hứa hẹn phát triển kinh tế của Trump và nội các.
Tuy vậy có một điều rất rõ ràng là: Liệu Donald Trump có sẵn sàng đón nhận những thất bại nặng nề nữa hay không? Nếu không thì chính sách cải cách thuế vụ phải thành công. Nhưng nếu ai đó tin vào lời tiên tri của bộ trưởng tài chánh Steven Mnuchin “Đàm phán về cải cách thuế sẽ đơn giản hơn chính sách bảo hiểm sức khỏe rất nhiều, tất cả chỉ là hình thức, thủ tục”, thì đúng là họ mắc bệnh hoang tưởng.
Nhiều chính trị gia của đảng Dân Chủ cũng đồng ý phải có cải tổ về thuế doanh nghiệp vì Mỹ là một nước có thuế suất cao trong kinh doanh so với các nước công nghiệp ở Âu Châu. Điều đó khiến cho các nhà đầu tư ngại ngùng, sợ hãi khi đặt cơ sở kinh doanh, sản xuất ở Mỹ. Bên cạnh đó, việc thu thuế cũng không đạt được hiệu quả vì quá phức tạp, cần phải đơn giản hóa rất nhiều.
Tuy nhiên cho đến giờ phút này, mọi chuyện vẫn chưa có dấu hiệu gì rõ ràng. Không riêng gì ở đảng Dân Chủ, ngay trong nội bộ đảng Cộng Hòa, mọi người vẫn hoàn toàn im lặng về bản phác thảo, chưa biết luật thuế sẽ được thay đổi ra sao.
Thử đặt câu hỏi: Ai sẽ là người được hưởng lợi trong kế hoạch cải tổ về thuế? Nhiều dân biểu đảng Cộng Hòa đòi hỏi việc giảm thuế không nên mang lại quá nhiều lợi ích cho người dân hay doanh nghiệp. Ngân sách sẽ thiếu hụt, phát sinh từ việc giảm thuế. Việc giảm gánh nặng về thuế do đó phải, một là giảm ít thôi, không nên quá nhiều như những lời hứa hẹn của Donald Trump khi tranh cử, hai là phải quân bình, bù đắp từ các nguồn thu nhập khác. Nguồn thu nhập trông đợi từ việc xóa bỏ Obamacare để bù đắp cho ngân sách đã tiêu tan hi vọng.
Việc ai là người sẽ được hưởng lợi nhiều nhất trong việc giảm thuế cũng gây tranh cãi không kém. Trong lúc tranh cử, Donald Trump hứa hẹn giảm gánh nặng cho giai cấp trung lưu (middle class – Thu nhập bình quân của 2 vợ chồng khoảng 160.000 Mỹ kim trở lên), đồng thời Mnuchin cũng nhấn mạnh nhiều lần là việc giảm thuế sẽ không nhắm đến 1% thuộc giai cấp giầu có nhất của xã hội Mỹ. Nhưng trong đảng Cộng Hòa có một giáo điều rất xưa cũ là việc giảm thuế cho những người có thu nhập cao nhất có tác động đến sự phát triển kinh tế nhiều nhất (không biết giáo điều này do ai nghĩ ra). Có thể vì lý do này này nên Paul Ryan, Chủ tịch Hạ viện, Kevin Brady, Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi, đều muốn dây máu ăn phần, tìm cách gây ảnh hưởng, tác động đến dự luật cải cách thuế.
Nếu những điều trên không thay đổi, việc cộng tác với dân biểu của đảng Dân Chủ sẽ bất khả thi. Thay vì tìm cách thay đổi các điều khoản căn bản về thuế vụ từ hơn 3 thập kỷ qua, trong trường hợp này, các dân biểu đảng Cộng Hòa chỉ có thể quyết định giảm thuế từng phần trong một thời gian nhất định nào đó để không gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề đến việc tiêu thụ và sẵn sàng đầu tư của người dân cũng như các nhà kinh doanh.
Phần sẽ gây tranh cãi nhất của dự thảo là ý tưởng của Ryan và Brady. Qua đó thuế thu nhập của doanh nghiệp sẽ được thay thế bởi thuế cân bằng biên giới (border compensation tax) vào khoảng 20%. Thay vì đánh thuế vào thu nhập của doanh nghiệp, chính phủ sẽ đánh thuế vào nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu. Với số thâm thủng mậu dịch quốc tế hàng năm vào khoảng 500 tỉ thì số thuế thu được sẽ là 100 tỉ đô la. Ít nhất là về mặt lý thuyết, việc giảm thuế suất doanh nghiệp sẽ được cân bằng, đồng thời làm giảm sự thâm thủng xuất-nhập khẩu,
Đề nghị này phù hợp với cái nhìn ban đầu về kế hoạch của Donald Trump nhằm gia tăng sản xuất nội địa, hạn chế hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu. Chuyện gì sẽ xẩy ra khi hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu bị tăng thuế? Sẽ có nhiều người bị ảnh hưởng, đó là những xí nghiệp, tập đoàn trong ngành buôn bán lẻ thực phẩm như Walmart, Costco…, hoặc thuộc ngành kinh doanh năng lượng, công nghiệp hàng không, những lãnh vực đòi hỏi rất nhiều nguyên liệu nhập khẩu, cũng như cung cấp hàng hóa cho cả thế giới.
Một đề nghị khác cũng đáng cho Trump suy nghĩ là việc giảm gánh nặng thuế cho người dân có thể chia ra nhiều mức, thực hiện từng thời gian hoặc phải từ bỏ hoàn toàn trong giai đoạn đầu.
Đối với Tổng thống Donald Trump, đó toàn điều không thể chấp nhận được. Đã bị 3 thất bại choáng váng, tối tăm mắt mũi, Trump cần có một thành công để có thể vênh váo, vào Twitter mà ngôn rằng: “Thấy chưa? Trump đã nói giảm thuế là giảm thuế. Tin Trump đi! Chỉ có Trump mới làm được chuyện đó”.
Cái giá phải trả của người dân, của nền kinh tế Mỹ có nặng nề như thế nào đi nữa thì Trump chẳng quan tâm. Trump chỉ cần tự ái của mình được vuốt ve, thỏa mãn. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Dow Jones đã được báo trước sau quyết định này của Trump.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Donald Trump – Từ thất bại cho tới… thất bại thảm hại!
Thạch Đạt Lang
31-3-2017
Dường như có một nguyên lý: Những chính trị gia hàng đầu lỗi lạc thường không thành công khi điều hành một tập đoàn, tổ hợp sản xuất. Nguyên lý này cũng chứng minh điều ngược lại, mọi người có thể thấy rõ qua Donald Trump. Những chỉ dấu cho thấy rõ ràng Trump chỉ thành công trên các show truyền hình và điều đình, kinh doanh về địa ốc, Trump hoàn toàn không có khả năng làm tổng thống, nhất là tổng thống Mỹ.
Sau ba thất bại lớn, dự luật cải tổ y tế Trumpcare hay AHCA (American Health Care Act) không thể thông qua ở Hạ viện, không có kinh phí để xây bức tường giữa biên giới Mỹ – Mexico ngăn chận di dân lậu, hai sắc lệnh di dân kỳ thị tôn giáo bị chánh án liên bang ách lại, ai cũng có thể thấy rõ, con người tự kiêu, tự đại, bệnh hoạn như Trump đang cần có một chính sách, kế hoạch nào đó khả dĩ thành công để thỏa mãn lòng tự ái “cực cao” của mình.
Thất bại trong chuyện cải tổ bảo hiểm sức khỏe cho thấy Donald Trump không phải là một bậc thầy trong nghệ thuật đàm phán như cuốn sách “The Art of the Deal” mà Trump nhờ Tony Schwartz viết rồi cùng đứng tên. Trump chỉ là Zampano – một chuyên viên bốc phét, cho rằng chuyện gì mình cũng làm được. Biểu tượng con sư tử Trump với cái bờm vàng đã bị rệu rã vì những thất bại ê chề.
Tuy nhiên công bằng mà nói, về mặt đối ngoại Donald Trump cũng đạt được những thành quả phải nói rất ư “hoành tráng”. Rất tiếc là những thành công của Trump không mang lại lợi ích cho người dân hay xã hội Mỹ. Những thành công đó, chỉ riêng Trump và gia đình ông ta được hưởng, còn người dân Mỹ – những người đã được Trump bầu lên – tiếp tục vêu mỏ. Đó là Tập Cận Bình đã cho Trump những hợp đồng béo bở, xây dựng, kinh doanh chuỗi khách sạn Trump ở China trong 10 năm tới, cùng cả trăm mặt hàng sản xuất tại China mang nhãn hiệu Ivanka Trump khác, như quần áo, giầy dép, túi xách, nữ trang, bàn ghế trang trí…cũng như con rể Trump, Jared Kushner nhận 400 triệu đô la của Anbang Insurance Group để đầu tư vào tòa dinh thự do Kushner sở hữu.
Để đổi lấy những thành công đầy “ấn tượng” này, Donald Trump cũng phải nhượng bộ “chút đỉnh”, rút lại lời hăm he đánh thuế 45% hàng hóa nhập khẩu từ Trung Cộng vào Mỹ, đúng theo nguyên tắc thương mại “công bằng”, đôi bên cùng có lợi Win-Win. Bên cạnh đó, kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Mỹ là Nga với Putin, về mặt nào đó đã trở thành bạn thân của Trump.
Ngoài ra, ngoại trưởng Mỹ, Rex Tillerson qua Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình, lời lẽ trở nên hòa dịu, nhã nhặn hơn rất nhiều, không còn hung hăng như trước. Chuyện Trung Cộng bồi đắp, tiếp cận các đảo nhân tạo không còn được Tillerson nhắc tới. Tillerson tuyên bố, Mỹ sẽ hợp tác chứ không đối đầu với Trung Cộng và ông ta đang chuẩn bị cho cuôc họp mặt sắp tới của Tập và Trump, cho thấy đám mây mù, âm u che phủ biển Đông đã tan. Thế giới không còn nguy cơ chiến tranh trực diện giữa 2 cường quốc nguyên tử hàng đầu Mỹ – Trung nữa.
Điểm qua những lời hứa hẹn của Trump khi tranh cử, dễ dàng nhận ra Donald Trump còn một con bài tẩy cuối cùng trong canh xì phé đánh với cử tri Mỹ. Đó là “quả đấm thép” về chính sách thuế, sẽ được quốc hội bàn thảo, biểu quyết trong những ngày sắp tới. Gọi là “Quả Đấm Thép” cho vui chứ các chuyên viên tài chánh thấy rõ, quả đấm về thuế chỉ bằng nhựa bọc một lớp thép mỏng manh, có thể chưa kịp đấm ai nhưng đã vỡ tan như chuyện bảo hiểm y tế.
Kể từ ngày đắc cử tổng thống thứ 45 của Donald Trump hơn 4 tháng trước, đồng Mỹ kim đã lấy lại được sức mạnh trong một thời gian, nhưng có vẻ đang suy yếu trở lại. Thị trường chứng khoán, chỉ số Dow Jones vượt mốc 21.100 điểm vào đầu tháng 3.2017, nhưng cũng đã bắt đầu xao động trong mấy ngày qua, sau khi đảng Cộng Hòa thất bại, không thể biểu quyết thay thế Obamacare bằng Trumpcare.
Chịu ảnh hưởng nặng nhất trong chuyện này là cổ phiếu của các nhà băng Mỹ. Tuy nhiên, Dow Jones đã lấy lại được thăng bằng sau những ngày chao đảo, chứng tỏ thị trường chứng khoán chưa hoàn toàn mất tin tưởng vào những kế hoạch hứa hẹn phát triển kinh tế của Trump và nội các.
Tuy vậy có một điều rất rõ ràng là: Liệu Donald Trump có sẵn sàng đón nhận những thất bại nặng nề nữa hay không? Nếu không thì chính sách cải cách thuế vụ phải thành công. Nhưng nếu ai đó tin vào lời tiên tri của bộ trưởng tài chánh Steven Mnuchin “Đàm phán về cải cách thuế sẽ đơn giản hơn chính sách bảo hiểm sức khỏe rất nhiều, tất cả chỉ là hình thức, thủ tục”, thì đúng là họ mắc bệnh hoang tưởng.
Nhiều chính trị gia của đảng Dân Chủ cũng đồng ý phải có cải tổ về thuế doanh nghiệp vì Mỹ là một nước có thuế suất cao trong kinh doanh so với các nước công nghiệp ở Âu Châu. Điều đó khiến cho các nhà đầu tư ngại ngùng, sợ hãi khi đặt cơ sở kinh doanh, sản xuất ở Mỹ. Bên cạnh đó, việc thu thuế cũng không đạt được hiệu quả vì quá phức tạp, cần phải đơn giản hóa rất nhiều.
Tuy nhiên cho đến giờ phút này, mọi chuyện vẫn chưa có dấu hiệu gì rõ ràng. Không riêng gì ở đảng Dân Chủ, ngay trong nội bộ đảng Cộng Hòa, mọi người vẫn hoàn toàn im lặng về bản phác thảo, chưa biết luật thuế sẽ được thay đổi ra sao.
Thử đặt câu hỏi: Ai sẽ là người được hưởng lợi trong kế hoạch cải tổ về thuế? Nhiều dân biểu đảng Cộng Hòa đòi hỏi việc giảm thuế không nên mang lại quá nhiều lợi ích cho người dân hay doanh nghiệp. Ngân sách sẽ thiếu hụt, phát sinh từ việc giảm thuế. Việc giảm gánh nặng về thuế do đó phải, một là giảm ít thôi, không nên quá nhiều như những lời hứa hẹn của Donald Trump khi tranh cử, hai là phải quân bình, bù đắp từ các nguồn thu nhập khác. Nguồn thu nhập trông đợi từ việc xóa bỏ Obamacare để bù đắp cho ngân sách đã tiêu tan hi vọng.
Việc ai là người sẽ được hưởng lợi nhiều nhất trong việc giảm thuế cũng gây tranh cãi không kém. Trong lúc tranh cử, Donald Trump hứa hẹn giảm gánh nặng cho giai cấp trung lưu (middle class – Thu nhập bình quân của 2 vợ chồng khoảng 160.000 Mỹ kim trở lên), đồng thời Mnuchin cũng nhấn mạnh nhiều lần là việc giảm thuế sẽ không nhắm đến 1% thuộc giai cấp giầu có nhất của xã hội Mỹ. Nhưng trong đảng Cộng Hòa có một giáo điều rất xưa cũ là việc giảm thuế cho những người có thu nhập cao nhất có tác động đến sự phát triển kinh tế nhiều nhất (không biết giáo điều này do ai nghĩ ra). Có thể vì lý do này này nên Paul Ryan, Chủ tịch Hạ viện, Kevin Brady, Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi, đều muốn dây máu ăn phần, tìm cách gây ảnh hưởng, tác động đến dự luật cải cách thuế.
Nếu những điều trên không thay đổi, việc cộng tác với dân biểu của đảng Dân Chủ sẽ bất khả thi. Thay vì tìm cách thay đổi các điều khoản căn bản về thuế vụ từ hơn 3 thập kỷ qua, trong trường hợp này, các dân biểu đảng Cộng Hòa chỉ có thể quyết định giảm thuế từng phần trong một thời gian nhất định nào đó để không gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề đến việc tiêu thụ và sẵn sàng đầu tư của người dân cũng như các nhà kinh doanh.
Phần sẽ gây tranh cãi nhất của dự thảo là ý tưởng của Ryan và Brady. Qua đó thuế thu nhập của doanh nghiệp sẽ được thay thế bởi thuế cân bằng biên giới (border compensation tax) vào khoảng 20%. Thay vì đánh thuế vào thu nhập của doanh nghiệp, chính phủ sẽ đánh thuế vào nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu. Với số thâm thủng mậu dịch quốc tế hàng năm vào khoảng 500 tỉ thì số thuế thu được sẽ là 100 tỉ đô la. Ít nhất là về mặt lý thuyết, việc giảm thuế suất doanh nghiệp sẽ được cân bằng, đồng thời làm giảm sự thâm thủng xuất-nhập khẩu,
Đề nghị này phù hợp với cái nhìn ban đầu về kế hoạch của Donald Trump nhằm gia tăng sản xuất nội địa, hạn chế hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu. Chuyện gì sẽ xẩy ra khi hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu bị tăng thuế? Sẽ có nhiều người bị ảnh hưởng, đó là những xí nghiệp, tập đoàn trong ngành buôn bán lẻ thực phẩm như Walmart, Costco…, hoặc thuộc ngành kinh doanh năng lượng, công nghiệp hàng không, những lãnh vực đòi hỏi rất nhiều nguyên liệu nhập khẩu, cũng như cung cấp hàng hóa cho cả thế giới.
Một đề nghị khác cũng đáng cho Trump suy nghĩ là việc giảm gánh nặng thuế cho người dân có thể chia ra nhiều mức, thực hiện từng thời gian hoặc phải từ bỏ hoàn toàn trong giai đoạn đầu.
Đối với Tổng thống Donald Trump, đó toàn điều không thể chấp nhận được. Đã bị 3 thất bại choáng váng, tối tăm mắt mũi, Trump cần có một thành công để có thể vênh váo, vào Twitter mà ngôn rằng: “Thấy chưa? Trump đã nói giảm thuế là giảm thuế. Tin Trump đi! Chỉ có Trump mới làm được chuyện đó”.
Cái giá phải trả của người dân, của nền kinh tế Mỹ có nặng nề như thế nào đi nữa thì Trump chẳng quan tâm. Trump chỉ cần tự ái của mình được vuốt ve, thỏa mãn. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Dow Jones đã được báo trước sau quyết định này của Trump.