Cà Kê Dê Ngỗng
Donald Trump cam kết chính sách “Một Trung Quốc” trong cuộc gọi nói chuyện với Tập Cận Bình
Tác giả: Te-Ping Chen ở Bắc Kinh và Carol E. Lee ở Washington
Dịch giả: Ngọc Thu
10-2-2017
Cuộc gọi điện thoại đã diễn ra vào đêm trước chuyến thăm của lãnh đạo Nhật Bản tại Nhà Trắng
Trong một cuộc điện thoại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khẳng định chính sách “Một Trung Quốc”, làm cơ sở lâu dài cho quan hệ Trung – Mỹ, một tuyên bố xuất hiện nhằm chấm dứt nhiều tuần bất ổn trong cách tiếp cận của Washington đối với châu Á.
Cuộc gọi điện thoại vào tối thứ Năm ở Washington có khả năng giúp mối quan hệ thuận lợi giữa hai nước, vốn đã bị rung chuyển bởi những câu hỏi của ông Trump về việc liệu Hoa Kỳ có nên tiếp tục tuân theo chính sách này một cách triệt để hay không.
Cuộc gọi điện thoại cho ông Tập Cận Bình sau một cam kết của các quan chức cao cấp khác trong chính quyền của ông Trump để tuân theo chính sách lâu đời của Hoa Kỳ. Nhà Trắng đã không nói rõ chi tiết tuyên bố của ông Trump về chính sách một Trung Quốc, hoặc giải thích liệu ông không còn nhìn thấy nó được mở ra để thương lượng nữa hay không.
Nhưng Rex Tillerson, Ngoại trưởng của ông Trump đã nói trước khi Tillerson được Thượng viện phê chuẩn ngày 1 tháng 2, rằng ông có ý định tuân thủ chính sách này, theo đó Washington công nhận ngoại giao với Trung Quốc, không phải Đài Loan.
“Hoa Kỳ nên tiếp tục duy trì chính sách một Trung Quốc và hỗ trợ kết quả về eo biển Đài Loan đã được đôi bên tán thành một cách hòa bình”, hồi tháng trước ông Tillerson đã viết trả lời các câu hỏi của Thượng nghị sĩ Ben Cardin, thành viên cao cấp của đảng Dân chủ, Thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.
Trong câu trả lời của mình, ông đã xác định “Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc và thừa nhận lập trường của Trung Quốc, rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc”.
Phỏng đoán về cuộc gọi giữa ông Tập và Trump là việc đã lan tràn trong nhiều ngày. Cuộc đối thoại diễn ra sau khi ông Trump có một loạt các cuộc gọi nói chuyện với các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó thúc giục Tổng thống Mexico, Enrique Peña Nieto, kiềm chế băng đảng ma túy và cuộc gọi Thủ tướng Malcolm Turnbull của Úc, trong đó ông Trump hỏi về một thỏa thuận đạt được dưới thời chính quyền Obama cho việc tái định cư những người tị nạn.
Những cuộc trò chuyện như vậy bị đả kích bởi phong cách ngoại giao không thể đoán trước của ông Trump, có thể có những thách thức gia tăng trong việc thiết lập một cuộc gọi với các quan chức Trung Quốc, hiểu rõ nghi thức ngoại giao, thận trọng trong việc phơi bày sự lúng túng trước công chúng.
Mối quan hệ Mỹ – Trung thường được gọi là mối quan hệ song phương quan trọng nhất. Khi vài tuần trôi qua mà không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa ông Trump và ông Tập, hoàn toàn trái ngược với sự tiếp cận ngoại giao khác của ông Trump rất dễ nhìn thấy.
Nhà Trắng cho biết, hai ông Trump – Tập đã có một cuộc nói chuyện dài, “cực kỳ thân mật”, trong đó ông Trump đồng ý tôn trọng chính sách “theo yêu cầu của Chủ tịch Tập Cận Bình”. Trước khi nhậm chức, ông Trump đã cho biết ông có kế hoạch sử dụng chính sách như một con bài mặc cả trong các cuộc đàm phán rộng hơn với Bắc kinh về vấn đề kinh tế và an ninh.
Cuộc gọi điện thoại đã diễn ra vào đêm trước chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Nhà Trắng và đến nhà ông Trump ở Florida vào cuối tuần, xuất hiện hai tháng sau khi ông Trump khuấy đục mối quan hệ với Trung Quốc bằng cách trả lời điện thoại không theo nghi thức, với lãnh đạo Đài Loan.
Theo Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của chính phủ Trung Quốc, đã dẫn lời ông Trump nói rằng ông “rất ngưỡng mộ những thành tựu lịch sử về sự phát triển của Trung Quốc“, bày tỏ sự tin tưởng rằng, mối quan hệ giữa hai quốc gia có thể thông qua nỗ lực lẫn nhau, đạt tới một “tầm cao mới”.
Ông cũng chỉ ra việc Hoa Kỳ sẽ làm việc để gia tăng thương mại và đầu tư giữa hai nước và hợp tác hơn nữa về các vấn đề quốc tế, Tân Hoa Xã cho biết.
Những lời nói của ông Trump cũng đã làm đảo lộn các đồng minh của Mỹ trong khu vực, theo sau các lời bình luận, trong đó ông đặt câu hỏi về chi phí tài chính của việc giữ quân đội Hoa Kỳ ở Nam Hàn và Nhật Bản. Những lời nhận xét như vậy đã thúc đẩy sự lo lắng ở cả hai nước, phụ thuộc rất nhiều vào sự hiện diện của Hoa Kỳ để giúp ngăn chặn Trung Quốc ngày càng quyết đoán và các mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Chính quyền của Trump cũng đã cố gắng trấn an hai nước, tuần trước, đã cử Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Jim Mattis đến khu vực, nơi mà ông đã thực hiện các chặng dừng chân tại cả hai nước, cho thấy Mỹ không có kế hoạch rút lui.
Tuyên bố của Nhà Trắng nói rằng, hai nhà lãnh đạo mở rộng lời mời nhau tới Hoa Kỳ và Trung Quốc và các quan chức của hai chính phủ “sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận và đàm phán về các vấn đề khác mà đôi bên cùng quan tâm”.
Cuộc gọi điện thoại xảy ra sau khi ông Trump gửi cho ông Tập bức thư trong tuần này.
Trước lúc nhậm chức, ông Trump đã đưa ra một lập trường rõ ràng là hiếu chiến hơn so với người tiền nhiệm của ông, đối với Trung Quốc. Đầu tháng 12, ông Trump đã trả lời cuộc gọi điện thoại của bà Thái Anh Văn, Tổng thống Đài Loan, đó là lần liên lạc đầu tiên của hai nhân vật cấp cao kể từ năm 1979.
Ông cũng đã lên Twitter để bắn ra những tweets quan trọng về sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông và đổ lỗi cho Bắc Kinh thất bại trong việc ngăn chặn Bắc Hàn gia tăng quân sự.
Cuộc điện thoại của ông Trump với bà Thái Anh Văn hồi tháng 12 đã thúc đẩy sự phấn khởi và lo âu ở Đài Loan, đã từ lâu đã không an tâm về tương lai chính trị của mình. Trong khi cuộc gọi đánh dấu một bước đột phá, nó cũng gây lo ngại về thương mại hoặc những sự trả thù khác từ Bắc Kinh. Những người khác lo lắng, Trump có thể từ bỏ lợi ích của hòn đảo theo sau các dấu hiệu nhượng bộ từ Bắc Kinh.
Bắc Kinh đã nhấn mạnh rằng, vấn đề Đài Loan vẫn là “phần quan trọng và nhạy cảm nhất trong mối quan hệ Trung – Mỹ”.
Thỏa thuận của Washington phải ngưng công nhận ngoại giao với chính phủ ở Đài Loan mà Bắc Kinh xem là một tỉnh ly khai, là một điều kiện tiên quyết cho việc tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vào năm 1979.
( Ba Sàm )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Donald Trump cam kết chính sách “Một Trung Quốc” trong cuộc gọi nói chuyện với Tập Cận Bình
Tác giả: Te-Ping Chen ở Bắc Kinh và Carol E. Lee ở Washington
Dịch giả: Ngọc Thu
10-2-2017
Cuộc gọi điện thoại đã diễn ra vào đêm trước chuyến thăm của lãnh đạo Nhật Bản tại Nhà Trắng
Trong một cuộc điện thoại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khẳng định chính sách “Một Trung Quốc”, làm cơ sở lâu dài cho quan hệ Trung – Mỹ, một tuyên bố xuất hiện nhằm chấm dứt nhiều tuần bất ổn trong cách tiếp cận của Washington đối với châu Á.
Cuộc gọi điện thoại vào tối thứ Năm ở Washington có khả năng giúp mối quan hệ thuận lợi giữa hai nước, vốn đã bị rung chuyển bởi những câu hỏi của ông Trump về việc liệu Hoa Kỳ có nên tiếp tục tuân theo chính sách này một cách triệt để hay không.
Cuộc gọi điện thoại cho ông Tập Cận Bình sau một cam kết của các quan chức cao cấp khác trong chính quyền của ông Trump để tuân theo chính sách lâu đời của Hoa Kỳ. Nhà Trắng đã không nói rõ chi tiết tuyên bố của ông Trump về chính sách một Trung Quốc, hoặc giải thích liệu ông không còn nhìn thấy nó được mở ra để thương lượng nữa hay không.
Nhưng Rex Tillerson, Ngoại trưởng của ông Trump đã nói trước khi Tillerson được Thượng viện phê chuẩn ngày 1 tháng 2, rằng ông có ý định tuân thủ chính sách này, theo đó Washington công nhận ngoại giao với Trung Quốc, không phải Đài Loan.
“Hoa Kỳ nên tiếp tục duy trì chính sách một Trung Quốc và hỗ trợ kết quả về eo biển Đài Loan đã được đôi bên tán thành một cách hòa bình”, hồi tháng trước ông Tillerson đã viết trả lời các câu hỏi của Thượng nghị sĩ Ben Cardin, thành viên cao cấp của đảng Dân chủ, Thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.
Trong câu trả lời của mình, ông đã xác định “Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc và thừa nhận lập trường của Trung Quốc, rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc”.
Phỏng đoán về cuộc gọi giữa ông Tập và Trump là việc đã lan tràn trong nhiều ngày. Cuộc đối thoại diễn ra sau khi ông Trump có một loạt các cuộc gọi nói chuyện với các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó thúc giục Tổng thống Mexico, Enrique Peña Nieto, kiềm chế băng đảng ma túy và cuộc gọi Thủ tướng Malcolm Turnbull của Úc, trong đó ông Trump hỏi về một thỏa thuận đạt được dưới thời chính quyền Obama cho việc tái định cư những người tị nạn.
Những cuộc trò chuyện như vậy bị đả kích bởi phong cách ngoại giao không thể đoán trước của ông Trump, có thể có những thách thức gia tăng trong việc thiết lập một cuộc gọi với các quan chức Trung Quốc, hiểu rõ nghi thức ngoại giao, thận trọng trong việc phơi bày sự lúng túng trước công chúng.
Mối quan hệ Mỹ – Trung thường được gọi là mối quan hệ song phương quan trọng nhất. Khi vài tuần trôi qua mà không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa ông Trump và ông Tập, hoàn toàn trái ngược với sự tiếp cận ngoại giao khác của ông Trump rất dễ nhìn thấy.
Nhà Trắng cho biết, hai ông Trump – Tập đã có một cuộc nói chuyện dài, “cực kỳ thân mật”, trong đó ông Trump đồng ý tôn trọng chính sách “theo yêu cầu của Chủ tịch Tập Cận Bình”. Trước khi nhậm chức, ông Trump đã cho biết ông có kế hoạch sử dụng chính sách như một con bài mặc cả trong các cuộc đàm phán rộng hơn với Bắc kinh về vấn đề kinh tế và an ninh.
Cuộc gọi điện thoại đã diễn ra vào đêm trước chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Nhà Trắng và đến nhà ông Trump ở Florida vào cuối tuần, xuất hiện hai tháng sau khi ông Trump khuấy đục mối quan hệ với Trung Quốc bằng cách trả lời điện thoại không theo nghi thức, với lãnh đạo Đài Loan.
Theo Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của chính phủ Trung Quốc, đã dẫn lời ông Trump nói rằng ông “rất ngưỡng mộ những thành tựu lịch sử về sự phát triển của Trung Quốc“, bày tỏ sự tin tưởng rằng, mối quan hệ giữa hai quốc gia có thể thông qua nỗ lực lẫn nhau, đạt tới một “tầm cao mới”.
Ông cũng chỉ ra việc Hoa Kỳ sẽ làm việc để gia tăng thương mại và đầu tư giữa hai nước và hợp tác hơn nữa về các vấn đề quốc tế, Tân Hoa Xã cho biết.
Những lời nói của ông Trump cũng đã làm đảo lộn các đồng minh của Mỹ trong khu vực, theo sau các lời bình luận, trong đó ông đặt câu hỏi về chi phí tài chính của việc giữ quân đội Hoa Kỳ ở Nam Hàn và Nhật Bản. Những lời nhận xét như vậy đã thúc đẩy sự lo lắng ở cả hai nước, phụ thuộc rất nhiều vào sự hiện diện của Hoa Kỳ để giúp ngăn chặn Trung Quốc ngày càng quyết đoán và các mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Chính quyền của Trump cũng đã cố gắng trấn an hai nước, tuần trước, đã cử Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Jim Mattis đến khu vực, nơi mà ông đã thực hiện các chặng dừng chân tại cả hai nước, cho thấy Mỹ không có kế hoạch rút lui.
Tuyên bố của Nhà Trắng nói rằng, hai nhà lãnh đạo mở rộng lời mời nhau tới Hoa Kỳ và Trung Quốc và các quan chức của hai chính phủ “sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận và đàm phán về các vấn đề khác mà đôi bên cùng quan tâm”.
Cuộc gọi điện thoại xảy ra sau khi ông Trump gửi cho ông Tập bức thư trong tuần này.
Trước lúc nhậm chức, ông Trump đã đưa ra một lập trường rõ ràng là hiếu chiến hơn so với người tiền nhiệm của ông, đối với Trung Quốc. Đầu tháng 12, ông Trump đã trả lời cuộc gọi điện thoại của bà Thái Anh Văn, Tổng thống Đài Loan, đó là lần liên lạc đầu tiên của hai nhân vật cấp cao kể từ năm 1979.
Ông cũng đã lên Twitter để bắn ra những tweets quan trọng về sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông và đổ lỗi cho Bắc Kinh thất bại trong việc ngăn chặn Bắc Hàn gia tăng quân sự.
Cuộc điện thoại của ông Trump với bà Thái Anh Văn hồi tháng 12 đã thúc đẩy sự phấn khởi và lo âu ở Đài Loan, đã từ lâu đã không an tâm về tương lai chính trị của mình. Trong khi cuộc gọi đánh dấu một bước đột phá, nó cũng gây lo ngại về thương mại hoặc những sự trả thù khác từ Bắc Kinh. Những người khác lo lắng, Trump có thể từ bỏ lợi ích của hòn đảo theo sau các dấu hiệu nhượng bộ từ Bắc Kinh.
Bắc Kinh đã nhấn mạnh rằng, vấn đề Đài Loan vẫn là “phần quan trọng và nhạy cảm nhất trong mối quan hệ Trung – Mỹ”.
Thỏa thuận của Washington phải ngưng công nhận ngoại giao với chính phủ ở Đài Loan mà Bắc Kinh xem là một tỉnh ly khai, là một điều kiện tiên quyết cho việc tái thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vào năm 1979.
( Ba Sàm )