Kinh Đời
Donald Trump và chiếc thang Đài Loan – Mạnh Kim
Như được Washington Post thuật, ngay sau khi Trump đắc cử tổng thống ngày 8-11-2016, nhóm cố vấn đã soạn một danh sách các nhà lãnh đạo thế giới cần điện đàm. “Từ rất sớm, Đài Loan đã nằm trong danh sách ấy” – theo Stephen Yates, viên chức an ninh quốc gia thời George W. Bush và là chuyên gia về Trung Quốc-Đài Loan. Chi tiết này cho thấy Trump đã tính toán lá bài Đài Loan từ lâu và có thể Trump sẽ dùng Đài Loan như một thế đánh hiểm hóc trong chính sách đối ngoại dành cho Trung Quốc.
Năm 2011 rồi tháng 10-2015, Reince Priebus (người được Trump đề cử chức đổng lý văn phòng Nhà trắng) đã đến Đài Loan với phái đoàn Cộng hòa để gặp bà Thái Anh Văn. Sự có mặt Priebus tại Đài Bắc được giới chính trị Đài Loan diễn dịch là tín hiệu tích cực cho quan hệ Washington-Đài Bắc. Edward J. Feulner, người từng ngồi ghế chủ tịch Tổ chức Heritage trong thời gian dài và có những mối quan hệ nhiều thập niên với Đài Loan, cũng là cố vấn trong nhóm hoạch định chính sách của Trump.
Một chi tiết nữa cho thấy Trump quan tâm việc sử dụng lá bài Đài Loan như thế nào. Tại Đại hội đảng Cộng hòa vào tháng 7-2016, nhóm cố vấn chính trị của Trump đã bổ sung một câu vào nghị trình đối ngoại tái khẳng định sự ủng hộ Đài Loan từng được nói rõ bởi Tổng thống Ronald Reagan năm 1982, rằng: “Chúng ta đón chào nhân dân Đài Loan, những người mà chúng ta chia sẻ các giá trị dân chủ, nhân quyền, thị trường tự do và thượng tôn pháp luật”. Câu bổ sung được thêm vào: “Lối hành xử Trung Quốc đã phủ nhận ngôn ngữ lạc quan đối với nền tảng quan hệ của chúng ta dành cho Đài Loan, xét về các mối quan hệ tương lai của chúng ta với Trung Quốc”. Stephen Yates (người có mặt tại Đài Bắc vào thời điểm Trump điện đàm với bà Thái Anh Văn) chính là người bổ sung câu này.
Đầu năm nay, trên Wall Street Journal (17-1-2016), John Bolton – một trong những viên chức ngoại giao lão làng, từng ngồi ghế thứ trưởng ngoại giao đặc trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế thời George W. Bush và sau đó làm đại sứ Mỹ tại LHQ – cũng đã viết:
“Một giải pháp thay thế bây giờ là chơi “lá bài Đài Loan” chống lại Trung Quốc. Mỹ nên khẳng định rằng Trung Quốc phải hủy bỏ việc chiếm hữu lãnh thổ trong đó có việc từ bỏ các căn cứ ở biển Đông, cũng như hủy bỏ việc làm tổn hại môi trường sinh thái mà họ gây ra từ việc xây dựng căn cứ. Trung Quốc được quyền tự do tuyên bố chủ quyền lãnh thổ về mặt ngoại giao, nhưng cho đến khi các cuộc tranh chấp lãnh thổ được giải quyết trong hòa bình với các nước láng giềng thì các nước này cũng như Mỹ cũng có quyền tự do phớt lờ hoàn toàn những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc”. Và đặc biệt: “Nếu Trung Quốc không sẵn lòng lùi lại, Mỹ có một chiếc thang ngoại giao được bắc lên để buộc Bắc Kinh phải chú ý. Nội các mới của Mỹ có thể bắt đầu bằng việc tiếp các phái đoàn ngoại giao Đài Loan tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ; nâng cấp đại diện Mỹ tại Đài Bắc từ một “viện nghiên cứu” tư lên đại biện ngoại giao chính thức; mời lãnh đạo Đài Loan chính thức đến Mỹ; cho phép các viên chức cấp cao nhất của Mỹ đến Đài Loan để trao đổi thương mại; và cuối cùng tái lập hoàn toàn quan hệ ngoại giao”.
Có vẻ như những gì đang diễn ra là đúng lộ trình “kế hoạch bắc thang” như John Bolton đã nói từ đầu năm. Từ khi bang giao Washington-Bắc Kinh được thiết lập năm 1979, chưa tổng thống tân cử hoặc tổng thống đương nhiệm nào của Mỹ điện đàm trực tiếp với lãnh đạo Đài Loan. Bill Clinton chỉ để Lý Đăng Huy nói chuyện tại Đại học Cornell năm 1995; George W. Bush chỉ cho phép Trần Thủy Biển đến Mỹ từ các điểm quá cảnh Mỹ Latin. Quan hệ Washington-Đài Bắc được giới hạn trong khuôn khổ “Đạo luật quan hệ Đài Loan 1979” trong đó Mỹ nhìn nhận chính sách “một quốc gia” của Trung Quốc. Thời Barack Obama, quan hệ Washington-Đài Bắc vẫn giữ kẽ và thậm chí có lúc được một số người yêu cầu cắt đứt.
Trong chiến dịch tranh cử, Donald Trump nhiều lần nói rằng chính sách đối ngoại của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh đến nay là nhu nhược. Trump đặc biệt chỉ trích chính sách xoay trục “nửa vời” của Barack Obama và ông lên án gay gắt việc cắt giảm nhân lực lẫn tài lực trong quốc phòng Mỹ. Bằng việc chỉ định một số cựu tướng lãnh nổi tiếng diều hâu, trong đó có James Mattis, mệnh danh “Chó Điên” (Mad Dog), vào nội các, Trump đã cho thấy ông muốn xây dựng lại hình ảnh nước Mỹ bằng sự thể hiện sức mạnh quân sự, và điều đó phải được triển khai cụ thể tại Thái Bình Dương. Alexander Gray và Peter Navarro, hai cố vấn chiến lược của Trump, viết trên Foreign Policy (7-11-2016): Mỹ phải “ổn định khu vực” châu Á; “bảo vệ mậu dịch hàng năm trị giá 5 ngàn tỷ USD tại biển Đông” và “đóng vai trò như một sự kiểm soát cân bằng trước tham vọng lớn dần của Trung Quốc”.
Suốt thời gian dài, đặc biệt từ sau cuộc chiến Việt Nam, chính sách đối ngoại của Mỹ là xây dựng đồng minh thông qua các hiệp định mậu dịch với lý thuyết căn bản rằng kinh tế và quan hệ bang giao không thể tách rời; đồng thời, Mỹ cũng đề cao các giá trị nhân quyền và dùng nhân quyền như một áp lực để gây sức ép cho vấn đề bang giao chính trị lẫn kinh tế. Với Trump, các thể chế như NATO, WTO, TPP…, và thậm chí các tổ chức như ASEAN chẳng là gì cả. Không thể phủ nhận lá bài nhân quyền tỏ ra hiệu quả trong không ít trường hợp nhưng cũng không thể không thấy rằng không ít quốc gia đã lợi dụng “nhân quyền”, qua các vụ bắt bớ bỏ tù, để mặc cả cho các mối quan hệ của họ.
Trump không cần nhân quyền. Trump chỉ muốn “Mỹ quyền”! America first! Điều này sẽ mang lại không ít ảnh hưởng cho các quan hệ quốc tế và buộc một số nước phải tái thiết kế chính sách đối ngoại (có yếu tố “đu dây”) của mình. Trong trường hợp Trung Quốc, với Trump, một định chế như TPP không đủ để khiến Bắc Kinh bị cô lập và nhân nhượng. Muốn đánh Trung Quốc, phải đánh vào tử huyệt của họ. Đài Loan là gót chân Achilles của Bắc Kinh. Muốn định hình lại trật tự và cán cân quyền lực thế giới, điểm tập trung nhất định phải là Trung Quốc.
Thế giới đang trong tình trạng hỗn loạn. Bản thân Trump là một sự hỗn loạn. Khó có thể hình dung Trump sẽ “sắp xếp” lại trật tự thế giới như thế nào, đặc biệt khi vấn đề xung đột lợi ích đang là điều mà giới quan sát lưu tâm (tập đoàn gia đình Trump giao dịch tại khoảng 18 quốc gia-lãnh thổ; và Trump đang là con nợ của Bank of China). Trong sự hỗn mang của thế giới, với sức mạnh đi lên của Trung Quốc gần như không thể bị khống chế bằng các giải pháp chính trị “by the book” (làm theo sách vở), sự bất định của Trump có thể lại là yếu tố dẫn đến một kết quả cụ thể hơn. Nó đang khiến đối thủ dè dặt và hoang mang. Từ khi Trump đắc cử đến nay, Trung Quốc không còn “khuân đạn” đến biển Đông nữa. Tuy nhiên, còn quá sớm để vỗ tay cho Trump. Ông ấy vẫn còn chưa vào Nhà trắng.
( http://nguoivietboston.com/?p=35698 )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Donald Trump và chiếc thang Đài Loan – Mạnh Kim
Như được Washington Post thuật, ngay sau khi Trump đắc cử tổng thống ngày 8-11-2016, nhóm cố vấn đã soạn một danh sách các nhà lãnh đạo thế giới cần điện đàm. “Từ rất sớm, Đài Loan đã nằm trong danh sách ấy” – theo Stephen Yates, viên chức an ninh quốc gia thời George W. Bush và là chuyên gia về Trung Quốc-Đài Loan. Chi tiết này cho thấy Trump đã tính toán lá bài Đài Loan từ lâu và có thể Trump sẽ dùng Đài Loan như một thế đánh hiểm hóc trong chính sách đối ngoại dành cho Trung Quốc.
Năm 2011 rồi tháng 10-2015, Reince Priebus (người được Trump đề cử chức đổng lý văn phòng Nhà trắng) đã đến Đài Loan với phái đoàn Cộng hòa để gặp bà Thái Anh Văn. Sự có mặt Priebus tại Đài Bắc được giới chính trị Đài Loan diễn dịch là tín hiệu tích cực cho quan hệ Washington-Đài Bắc. Edward J. Feulner, người từng ngồi ghế chủ tịch Tổ chức Heritage trong thời gian dài và có những mối quan hệ nhiều thập niên với Đài Loan, cũng là cố vấn trong nhóm hoạch định chính sách của Trump.
Một chi tiết nữa cho thấy Trump quan tâm việc sử dụng lá bài Đài Loan như thế nào. Tại Đại hội đảng Cộng hòa vào tháng 7-2016, nhóm cố vấn chính trị của Trump đã bổ sung một câu vào nghị trình đối ngoại tái khẳng định sự ủng hộ Đài Loan từng được nói rõ bởi Tổng thống Ronald Reagan năm 1982, rằng: “Chúng ta đón chào nhân dân Đài Loan, những người mà chúng ta chia sẻ các giá trị dân chủ, nhân quyền, thị trường tự do và thượng tôn pháp luật”. Câu bổ sung được thêm vào: “Lối hành xử Trung Quốc đã phủ nhận ngôn ngữ lạc quan đối với nền tảng quan hệ của chúng ta dành cho Đài Loan, xét về các mối quan hệ tương lai của chúng ta với Trung Quốc”. Stephen Yates (người có mặt tại Đài Bắc vào thời điểm Trump điện đàm với bà Thái Anh Văn) chính là người bổ sung câu này.
Đầu năm nay, trên Wall Street Journal (17-1-2016), John Bolton – một trong những viên chức ngoại giao lão làng, từng ngồi ghế thứ trưởng ngoại giao đặc trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế thời George W. Bush và sau đó làm đại sứ Mỹ tại LHQ – cũng đã viết:
“Một giải pháp thay thế bây giờ là chơi “lá bài Đài Loan” chống lại Trung Quốc. Mỹ nên khẳng định rằng Trung Quốc phải hủy bỏ việc chiếm hữu lãnh thổ trong đó có việc từ bỏ các căn cứ ở biển Đông, cũng như hủy bỏ việc làm tổn hại môi trường sinh thái mà họ gây ra từ việc xây dựng căn cứ. Trung Quốc được quyền tự do tuyên bố chủ quyền lãnh thổ về mặt ngoại giao, nhưng cho đến khi các cuộc tranh chấp lãnh thổ được giải quyết trong hòa bình với các nước láng giềng thì các nước này cũng như Mỹ cũng có quyền tự do phớt lờ hoàn toàn những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc”. Và đặc biệt: “Nếu Trung Quốc không sẵn lòng lùi lại, Mỹ có một chiếc thang ngoại giao được bắc lên để buộc Bắc Kinh phải chú ý. Nội các mới của Mỹ có thể bắt đầu bằng việc tiếp các phái đoàn ngoại giao Đài Loan tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ; nâng cấp đại diện Mỹ tại Đài Bắc từ một “viện nghiên cứu” tư lên đại biện ngoại giao chính thức; mời lãnh đạo Đài Loan chính thức đến Mỹ; cho phép các viên chức cấp cao nhất của Mỹ đến Đài Loan để trao đổi thương mại; và cuối cùng tái lập hoàn toàn quan hệ ngoại giao”.
Có vẻ như những gì đang diễn ra là đúng lộ trình “kế hoạch bắc thang” như John Bolton đã nói từ đầu năm. Từ khi bang giao Washington-Bắc Kinh được thiết lập năm 1979, chưa tổng thống tân cử hoặc tổng thống đương nhiệm nào của Mỹ điện đàm trực tiếp với lãnh đạo Đài Loan. Bill Clinton chỉ để Lý Đăng Huy nói chuyện tại Đại học Cornell năm 1995; George W. Bush chỉ cho phép Trần Thủy Biển đến Mỹ từ các điểm quá cảnh Mỹ Latin. Quan hệ Washington-Đài Bắc được giới hạn trong khuôn khổ “Đạo luật quan hệ Đài Loan 1979” trong đó Mỹ nhìn nhận chính sách “một quốc gia” của Trung Quốc. Thời Barack Obama, quan hệ Washington-Đài Bắc vẫn giữ kẽ và thậm chí có lúc được một số người yêu cầu cắt đứt.
Trong chiến dịch tranh cử, Donald Trump nhiều lần nói rằng chính sách đối ngoại của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh đến nay là nhu nhược. Trump đặc biệt chỉ trích chính sách xoay trục “nửa vời” của Barack Obama và ông lên án gay gắt việc cắt giảm nhân lực lẫn tài lực trong quốc phòng Mỹ. Bằng việc chỉ định một số cựu tướng lãnh nổi tiếng diều hâu, trong đó có James Mattis, mệnh danh “Chó Điên” (Mad Dog), vào nội các, Trump đã cho thấy ông muốn xây dựng lại hình ảnh nước Mỹ bằng sự thể hiện sức mạnh quân sự, và điều đó phải được triển khai cụ thể tại Thái Bình Dương. Alexander Gray và Peter Navarro, hai cố vấn chiến lược của Trump, viết trên Foreign Policy (7-11-2016): Mỹ phải “ổn định khu vực” châu Á; “bảo vệ mậu dịch hàng năm trị giá 5 ngàn tỷ USD tại biển Đông” và “đóng vai trò như một sự kiểm soát cân bằng trước tham vọng lớn dần của Trung Quốc”.
Suốt thời gian dài, đặc biệt từ sau cuộc chiến Việt Nam, chính sách đối ngoại của Mỹ là xây dựng đồng minh thông qua các hiệp định mậu dịch với lý thuyết căn bản rằng kinh tế và quan hệ bang giao không thể tách rời; đồng thời, Mỹ cũng đề cao các giá trị nhân quyền và dùng nhân quyền như một áp lực để gây sức ép cho vấn đề bang giao chính trị lẫn kinh tế. Với Trump, các thể chế như NATO, WTO, TPP…, và thậm chí các tổ chức như ASEAN chẳng là gì cả. Không thể phủ nhận lá bài nhân quyền tỏ ra hiệu quả trong không ít trường hợp nhưng cũng không thể không thấy rằng không ít quốc gia đã lợi dụng “nhân quyền”, qua các vụ bắt bớ bỏ tù, để mặc cả cho các mối quan hệ của họ.
Trump không cần nhân quyền. Trump chỉ muốn “Mỹ quyền”! America first! Điều này sẽ mang lại không ít ảnh hưởng cho các quan hệ quốc tế và buộc một số nước phải tái thiết kế chính sách đối ngoại (có yếu tố “đu dây”) của mình. Trong trường hợp Trung Quốc, với Trump, một định chế như TPP không đủ để khiến Bắc Kinh bị cô lập và nhân nhượng. Muốn đánh Trung Quốc, phải đánh vào tử huyệt của họ. Đài Loan là gót chân Achilles của Bắc Kinh. Muốn định hình lại trật tự và cán cân quyền lực thế giới, điểm tập trung nhất định phải là Trung Quốc.
Thế giới đang trong tình trạng hỗn loạn. Bản thân Trump là một sự hỗn loạn. Khó có thể hình dung Trump sẽ “sắp xếp” lại trật tự thế giới như thế nào, đặc biệt khi vấn đề xung đột lợi ích đang là điều mà giới quan sát lưu tâm (tập đoàn gia đình Trump giao dịch tại khoảng 18 quốc gia-lãnh thổ; và Trump đang là con nợ của Bank of China). Trong sự hỗn mang của thế giới, với sức mạnh đi lên của Trung Quốc gần như không thể bị khống chế bằng các giải pháp chính trị “by the book” (làm theo sách vở), sự bất định của Trump có thể lại là yếu tố dẫn đến một kết quả cụ thể hơn. Nó đang khiến đối thủ dè dặt và hoang mang. Từ khi Trump đắc cử đến nay, Trung Quốc không còn “khuân đạn” đến biển Đông nữa. Tuy nhiên, còn quá sớm để vỗ tay cho Trump. Ông ấy vẫn còn chưa vào Nhà trắng.
( http://nguoivietboston.com/?p=35698 )