Thân Hữu Tiếp Tay...
Đồng Phụng Việt - Phải tự thắng mình trước đã!
Vừa có hai sự kiện, cùng liên quan đến cuốn “Bên thắng cuộc” làm mình chú ý: (1) Tờ Pháp luật TP.HCM đăng “Cái nhìn thiên kiến về lịch sử”
Vừa có hai sự kiện, cùng liên quan đến cuốn “Bên thắng cuộc” làm mình chú ý: (1) Tờ Pháp luật TP.HCM đăng “Cái nhìn thiên kiến về lịch sử” của Nguyễn Đức Hiển. Và (2) Liên Ủy ban chống Cộng sản, tay sai và chống tuyên vận Cộng sản ở Mỹ gửi thư mời họp để bàn bạc về chuyện tổ chức biểu tình chống tờ Người Việt phát hành cuốn sách này.
Sự kiện (1) mình biết qua trang web Ba Sàm. Sự kiện (2) mình biết qua email của một người bạn, kèm câu hỏi: Ông nghĩ sao?..
Thay vì trả lời riêng bạn qua email, mình viết vài dòng trên facebook để có thể chia sẻ với cả bạn và các bạn khác vài điều mà mình nghĩ…
1.
Hồi nhỏ, ở nhà mình có vài cuốn album để cất ảnh. Mấy cuốn album này do trường Võ bị Quốc gia ở Đà Lạt dùng làm quà. Nếu mình nhớ không lầm thì cuốn nào trên góc trái, phía trên cùng, cũng in chìm hình một sinh viên sĩ quan, kèm dòng chữ “Tự thắng - Chỉ huy”. Lúc đó, xem – nhớ nhưng thật tình, mình không hiểu tại sao trường Võ bị Quốc gia (một nơi danh giá, đào tạo sĩ quan chuyên nghiệp cho quân đội miền Nam Việt Nam trước tháng 4 năm 1975, vốn là chỗ không dễ vào, nếu vào và ra được thì vừa là sĩ quan, vừa có văn bằng cử nhân khoa học – một thời đã từng là mơ ước của mình), lại chọn “Tự thắng – Chỉ huy” làm slogan.
Lớn lên thì mình hiểu tại sao trường Võ bị Quốc gia lại chọn “Tự thắng – Chỉ huy” làm slogan. Không tự thắng chính mình thì làm người tử tế còn khó, nói gì đến chuyện chỉ huy!
2.
Khi sinh ra mình là công dân Việt Nam Cộng hòa nhưng lúc lớn lên, mình trở thành công dân Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng tại vậy mà mình có nhiều người thân, người quen bị gọi là “ngụy quân, ngụy quyền”. Sau ngày “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, phần lớn “ngụy quân, ngụy quyền” mất sạch mọi thứ: nhà cửa, tài sản, tương lai, một số người mất cả sinh mạng. Gia đình mình cũng thế.
Nếu ai hỏi mình: có oán Cộng sản không? Mình sẽ trả lời rằng: Có! Song đối tượng của sự oán hận đó đã khác nhiều so với trước.
Lúc đầu, mình ghét tất cả những người từ ngoài Bắc vào. Rồi oán hờn thu hẹp, mình chỉ còn căm giận cán bộ, đảng viên, bộ đội, công an. Sự căm giận này bây giờ không còn. Chính xác hơn, sự căm giận này vẫn còn nhưng nó hướng vào chủ nghĩa cộng sản và sự tồn tại của thể chế chính trị là con đẻ của nó trên xứ sở này.
Sở dĩ nhận thức của mình thay đổi liên tục như thế là nhờ sách vở, tài liệu và thực tế cuộc sống. Hồi đọc “Những thiên đường mù” của Dương Thu Hương, mình choáng váng vì hóa ra người dân miền Bắc còn khổ hơn người dân miền Nam. Mình dùng hai chữ “khổ hơn” vì ít ra, người dân miền Nam đã từng có lúc được sống “cho ra hồn người”, trước khi cùng khốn khổ, khốn nạn như nhau. Sau này, hỏi thăm một số người lớn tuổi đã từng sống ở miền Bắc trước tháng 4 năm 1975, họ bảo, thật ra, “Những thiên đường mù” chỉ khắc họa một phần sự thật, chưa lột tả được toàn bộ môi trường xã hội miền Bắc trước tháng 4 năm 1975... Tương tự, sự căm giận bộ đội giảm dần khi cuộc chiến ở Campuchia biến một mớ bạn bè mình thành bộ đội, thương binh, có đứa trở thành liệt sĩ. Còn một thực tế khác, chẳng riêng mình mà ai cũng thấy, đó là, đa số những người đóng góp tuổi trẻ, sức lực, máu xương, thân nhân cho việc tạo lập ra chính quyền này cũng chẳng sung sướng gì hơn. Đến giờ, đâu có ít gia đình liệt sĩ, thương binh, có công cũng đã mất sạch mọi thứ. Xét cho đến cùng, tất cả đều là nạn nhân. Ngay cả cán bộ, đảng viên cũng là nạn nhân, họ cắn răng chịu đựng đủ thứ bất toàn của hệ thống, ngửa tay nhận đồng lương chết đói và để tồn tại phải tìm đủ cách để “ăn”, vừa phải chuốc sự khinh bỉ của người bị “ăn”, vừa phải chấp nhận cho các đồng liêu khác “ăn” lại. Một kiểu “ăn lẫn nhau”, một thứ bi kịch kéo dài từ đời cha sang đời con và có thể còn tiếp tục kéo dài sang đời cháu. Họ có muốn như vậy không? Mình nghĩ là không nhưng họ chẳng có lựa chọn nào khác.
Lý do mình tóm tắt quá trình định hình và chuyển đổi nhận thức của mình, vì mình tin nó tương đồng với quá trình định hình và chuyển đổi nhận thức của nhiều người khác, trong số hàng chục triệu dân miền Nam Việt Nam trước và sau tháng 4 năm 1975. Mình chỉ là một trong hàng chục triệu số phận na ná như thế do thời cuộc tạo ra. Dù muốn hay không, hàng chục triệu số phận này đã và sẽ là một phần của lịch sử.
Bài “Cái nhìn thiên kiến về lịch sử” của Nguyễn Đức Hiển không những không đếm xỉa gì đến phần này của lịch sử mà còn bóp méo nó, nên có thể vì vậy mà bị nhiều người chửi.
Theo mình, nhìn, nghe, đọc, hỏi, nghĩ là điều cần thiết mà ai cũng nên làm. Mình tin, do đặc điểm nghề nghiệp, một nhà báo cần làm những điều này gấp nhiều lần những người bình thường, đặc biệt là khi máy tính, Internet đã trở thành phương tiện đại chúng. Tiếc là bạn Hiển ít nhìn, ít nghe, ít đọc, ít nghĩ, chỉ quen bông phèng, chớt nhả, nhận được vài lời khen, lại tưởng mình hơn người, thành ra làm điều quá phận.
Vì bạn Hiển bảo: “Bóp méo sự thật lịch sử dù với bất cứ lý do gì thì đều là tệ hại” nên mình cung cấp cho bạn hai chuyện mà bạn có thể xác minh ngay và sắp tới, mong bạn cho mình biết thêm suy nghĩ của bạn về bản chất cuộc chiến, mà bạn muốn biện minh rằng chính đáng:
- Chuyện thứ nhất là vụ ném lựu đạn vào buổi lửa trại, tổ chức cho các Hướng đạo sinh, thành viên Gia đình Phật tử và học sinh các trường trung học ở Quy Nhơn, tại sân vận động Quy Nhơn (nay là thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định), vào đêm 9 tháng 1 năm 1972, để giết tỉnh trưởng Nguyễn Văn Chức nhưng ông Chức không chết, chỉ có vài chục người là giáo viên, học sinh chết, bị thương. Người tổ chức vụ ném lựu đạn này là bà Huỳnh Thị Ngọc đã được Đảng và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng Vũ trang” hồi Quốc khánh năm 1995, báo Quân đội Nhân dân có bài ca ngợi (tựa là “Giả điên trong tù”, đưa lên Internet hôm 16 tháng 7 năm 2007). Sau khi đọc “Giả điên trong tù”, bạn có thể tìm gặp những người dân Quy Nhơn, nay trong độ tuổi khoảng 60, để hỏi thăm và nghe thêm về bản chất – kết quả thật sự của một “chiến công”, trong cuộc chiến được bảo là chính nghĩa đó.
- Chuyện thứ hai là vụ pháo kích vào Trường Tiểu học Cộng đồng ở thị trấn Cai Lậy, tỉnh Định Tường (nay là huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), ngày 9 tháng 3 năm 1974, khiến 32 học sinh chết tại chỗ và 55 học sinh khác bị thương. Những người dân Cai Lậy, Tiền Giang, nay trong độ tuổi khoảng 55, cũng có thể kể để bạn biết thêm về “chiến công” tệ hại này.
Những “chiến công” kiểu như vậy đã được lập trên xác rất nhiều thường dân, trong đó chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em ở miền Nam (mình muốn nhấn mạnh yếu tố này). Khi thân nhân của các nạn nhân vẫn còn, làm sao có thể bảo với họ rằng, cuộc chiến do miền Bắc khởi xướng, mục tiêu chính là thiết lập “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á” lại là cần thiết và chính đáng. Người ta chỉ mới thôi tự hào về sự tự nguyện đảm nhận vai trò “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á” chừng 20 năm nay thôi bạn Hiển à!
Bạn Hiển,
Làm báo ở Cộng hòa XHCN Việt Nam quả thật là rất khó nhưng nếu bạn không muốn, chẳng ai có thể bắt bạn làm bồi. Ngay cả khi chấp nhận làm bồi thì ít nhất cũng có hai loại bồi. Một loại hiểu và xấu hổ vì chuyện làm bồi nên chỉ dùng bút danh. Loại còn lại
vừa hám lợi, vừa chuộng hư danh tới mức mụ mẫm, nên sẵn sàng vỗ ngực, xưng tên. Nguyễn Đức Hiển, bạn thuộc loại nào vậy?
Nếu thật sự bạn vẫn muốn nuốt thêm một hoặc nhiều lần nữa những luận điệu cũ rích mà Đảng đã nhai đi, nhai lại, ụa ra, cho các loại bồi nuốt vào, rồi phun phe phè suốt mấy chục năm qua, muốn hãnh diện vì bạn vẫn còn thích làm gia súc, vẫn tự nguyện giữ bản năng tiêu hóa, “kiên quyết” không thèm tiến hóa như thế thì nó là quyền của bạn, song đừng mửa mớ luận điệu ấy ra, nó khiến nhiều người cảm thấy phiền bởi sự “kiên quyết” ấy!
3.
Giống nhiều người, mình cũng ráng kiếm một bản “Bên thắng cuộc” nhưng thú thật là mình chỉ mới lướt qua. Mình đọc chưa kỹ, do còn chờ phần sau.
Đọc chưa kỹ nhưng mình tin “Bên thắng cuộc” có khiếm khuyết, thiếu sót, thậm chí có cả những điểm chưa chính xác. Đó là điều đương nhiên, không thể tránh khỏi đối với những cuốn sách thuộc loại như “Bên thắng cuộc”. Do vậy, phân tích hay – dở, góp ý đúng – sai, đưa ra đề nghị này – khác, để cả tác giả lẫn người đọc cùng xem xét – ngẫm nghĩ thêm là điều cần thiết.
Với mình, dẫu cho còn khiếm khuyết, thiếu sót, thậm chí có cả những điểm chưa chính xác thì “Bên thắng cuộc” vẫn là một cuốn sách cần đọc, vì loại sách này giúp người đọc có một cái nhìn bao quát về chính trường – xã hội Việt Nam sau tháng 4 năm 1975. Khi đã có thể nhìn một cách bao quát, hiểu rõ hơn về những chuyện vốn chỉ nghe nói loáng thoáng, từng người có thể ngẫm nghĩ – tìm kiếm thêm thông tin để tự lý giải tại sao xã hội chúng ta đang sống lại như thế này? Mình tin “Bên thắng cuộc” còn có tác dụng như một gợi ý, kích thích những người khác, đặc biệt là những người trong “cung đình” kể lại, nói thêm về những chuyện họ biết cho mọi người cùng biết. Mình vẫn tin rằng, mọi thay đổi tích cực cho xứ sở và dân tộc này khởi đầu từ từng người. Trước hết là kể những điều mình biết, chia sẻ những điều mình nghĩ với mọi người quanh mình. Chỉ thế thôi. Không cần phải chỉ dẫn hay thuyết phục ai rằng họ nên nghĩ gì, làm gì. Khi đã có thông tin, từng cá nhân sẽ tự đối chiếu chúng với thực tế xã hội và hoàn cảnh, cũng như nhu cầu cá nhân của họ. Tự họ sẽ thấy họ nên làm gì, làm như thế nào. Có lẽ đó mới là giá trị thực của “Bên thắng cuộc” và là đóng góp đáng ghi nhận của Huy Đức.
Điều đáng ngạc nhiên là không chỉ Đảng cầm quyền thù ghét những thứ như “Bên thắng cuộc” mà ngay cả một số người chống Đảng này ở bên ngoài Việt Nam cũng tỏ ra thù ghét nó. Mình đã thử tìm hiểu tại sao và rất ngao ngán khi nhận ra rằng, có những người thù ghét Cộng sản nhưng lối suy nghĩ, cách hành xử của họ y hệt như Cộng sản.
Đọc những bài họ viết, xem những ý kiến họ bày tỏ, những video clip quay chuyện họ làm, nghe họ nói, mình thấy phẫn nộ khi họ nhân danh “chính nghĩa”. Miền Nam Việt Nam mà mình biết không có thứ “chính nghĩa” đó.
Nửa đầu thập niên 1970 là giai đoạn miền Nam Việt Nam đỏ máu và trắng khăn tang. Hết Hạ Lào tới An Lộc, Quảng Trị, Phước Long,… Trong bối cảnh ấy, dân miền Nam vừa nghe “Thề không phản bội quê hương” (của Cục Chính huấn Quân lực Việt Nam Công hòa) với những: “…Quyết chiến! Thề quyết chiến! Quyết chiến! Đánh cho cùng dù mình phải chết. Để mai này về sau con cháu ta sống còn…”, vừa hát “Kỷ vật cho em” (thơ Linh Phương, Phạm Duy phổ nhạc): “…Anh trở về trên đội nạng gỗ. Anh trở về bại tướng cụt chân…”, vừa ngâm “Ngày mai đi nhận xác chồng” (thơ Lê Thị Ý, Phạm Duy phổ nhạc thành “Tưởng như còn người yêu”): “…Dài hơi hát khúc thương ca. Thân côi khép kín trong tà áo đen. Chao ơi thèm nụ hôn quen. Ðêm đêm hẹn sẽ chong đèn chờ nhau. Chiếc quan tài phủ cờ màu. Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng…”. Hay đọc “Chiều mệnh danh Tổ quốc” (thơ Nguyễn Tất Nhiên): “…Chiều quân đội nghĩa trang. Chiều mệnh danh tổ quốc. Có muôn ngàn câu kinh. Có muôn ngàn tiếng khóc. Có chuyến xe nhà binh. Đưa ‘Thiên Thần’ xuống đất…”.
Miền Nam Việt Nam hồi đó mà mình biết cũng có tham nhũng, hối lộ, phe phái và nhiều điều bất toàn khác nhưng đó là chỗ mà những “Thề không phản bội quê hương”,… có thể đứng chung cùng những “Kỷ vật cho em”, “Ngày mai đi nhận xác chồng”, “Chiều mệnh danh Tổ quốc”,… Nhiều “Thiên Thần” chấp nhận ra trận, rồi đi luôn vào lòng đất để những người còn lại được quyền làm những chuyện có vẻ như rất mâu thuẫn ấy. Đó là điều khiến miền Nam Việt Nam khác xa miền Bắc Việt Nam.
Miền Nam Việt Nam hồi đó mà mình biết, không có những kẻ “bảo vệ chính nghĩa quốc gia” bằng cách “đụ mẹ”, “đéo bà” người khác chỉ vì họ không nói, không làm điều những kẻ đó muốn nghe, muốn thấy. Cũng không có những kẻ, một tay giương cao quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa, tay còn lại tụt quần, chổng mông vào mặt người khác giữa nơi công cộng để khẳng định quyết tâm… chống Cộng sản.
Miền Nam Việt Nam hồi đó mà mình biết, tuy chống Cộng nhưng vẫn tiếp nhận “Tiếng gọi công dân” (tên nguyên thủy là “Thanh niên hành khúc”) của Lưu Hữu Phước – một cán bộ Cộng sản cao cấp - làm Quốc ca, sau khi kế thừa chính thể Cộng hòa Tự trị Nam kỳ. Mình nghĩ chỉ chi tiết này thôi có lẽ cũng đủ để biết tinh thần, quan niệm của miền Nam Việt Nam hồi đó ra sao.
Với những gì mới biết về những cá nhân, những nhóm cựu công dân miền Nam Việt Nam, bây giờ đang chống Cộng theo kiểu chống hết mọi thứ, bất kể tình – lý, chỉ để thiên hạ biết mình đang “bảo vệ chính nghĩa quốc gia”, mình tự hỏi, không biết bao giờ thì những ông, những bà này sẽ chống hát Quốc ca Việt Nam Cộng hòa, vì tác giả của bài hát này là một Việt cộng cao cấp? Có nên xem chuyện hát “Tiếng gọi công dân” đã và đang diễn ra ở những nơi có cựu công dân Việt Nam Cộng hòa là một hình thức tuyên vận của Cộng sản và rất cần chống ngay lập tức hay không? Mình tin sẽ không có ai trong số các ông, các bà đó dám cổ súy chuyện này. Nếu không dám và chắc là không dám thì “chính nghĩa” mà qúy vị tạo ra, nhảy múa để “bảo vệ” rõ ràng là chưa (không thể) ổn. Xin qúy vị hãy xem lại lối nghĩ, cách hành xử của qúy vị.
Tuy số lượng của những vị này chẳng đáng là bao trong khối người Việt đang phải sống bên ngoài Việt Nam nhưng mình không thể không nói. Kiểu chống hết mọi thứ chỉ để thiên hạ biết mình đang “bảo vệ chính nghĩa quốc gia” của những vị này, không chỉ làm hoen ố hình ảnh miền Nam Việt Nam ngày xưa. Chúng đang được Đảng CSVN khai thác triệt để nhằm chống nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên của họ. Đặc biệt là vào lúc này, khi hệ thống đã mục ruỗng, thông tin đa chiều đang làm cho nhận thức cán bộ, đảng viên thay đổi và nhiều người bắt đầu “muốn làm một cái gì đó” thì những bài viết, ý kiến, hành động cực đoan của những vị này trở thành một món quà quý. Chúng đã và đang được sử dụng để minh họa cho những lời răn đe, kêu gọi kiểu như: “Bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát”; “Còn Đảng, còn mình”; “Quân đội là của Đảng và phải bảo vệ Đảng”; “Bảo vệ chế độ XHCN là bảo vệ sổ hưu”.
Đồng Phụng Việt
(FB. Đồng Phụng Việt)
HK chuyển
P.Post
Đồng Phụng Việt - Phải tự thắng mình trước đã!
Vừa có hai sự kiện, cùng liên quan đến cuốn “Bên thắng cuộc” làm mình chú ý: (1) Tờ Pháp luật TP.HCM đăng “Cái nhìn thiên kiến về lịch sử”
Vừa có hai sự kiện, cùng liên quan đến cuốn “Bên thắng cuộc” làm mình chú ý: (1) Tờ Pháp luật TP.HCM đăng “Cái nhìn thiên kiến về lịch sử” của Nguyễn Đức Hiển. Và (2) Liên Ủy ban chống Cộng sản, tay sai và chống tuyên vận Cộng sản ở Mỹ gửi thư mời họp để bàn bạc về chuyện tổ chức biểu tình chống tờ Người Việt phát hành cuốn sách này.
Sự kiện (1) mình biết qua trang web Ba Sàm. Sự kiện (2) mình biết qua email của một người bạn, kèm câu hỏi: Ông nghĩ sao?..
Thay vì trả lời riêng bạn qua email, mình viết vài dòng trên facebook để có thể chia sẻ với cả bạn và các bạn khác vài điều mà mình nghĩ…
1.
Hồi nhỏ, ở nhà mình có vài cuốn album để cất ảnh. Mấy cuốn album này do trường Võ bị Quốc gia ở Đà Lạt dùng làm quà. Nếu mình nhớ không lầm thì cuốn nào trên góc trái, phía trên cùng, cũng in chìm hình một sinh viên sĩ quan, kèm dòng chữ “Tự thắng - Chỉ huy”. Lúc đó, xem – nhớ nhưng thật tình, mình không hiểu tại sao trường Võ bị Quốc gia (một nơi danh giá, đào tạo sĩ quan chuyên nghiệp cho quân đội miền Nam Việt Nam trước tháng 4 năm 1975, vốn là chỗ không dễ vào, nếu vào và ra được thì vừa là sĩ quan, vừa có văn bằng cử nhân khoa học – một thời đã từng là mơ ước của mình), lại chọn “Tự thắng – Chỉ huy” làm slogan.
Lớn lên thì mình hiểu tại sao trường Võ bị Quốc gia lại chọn “Tự thắng – Chỉ huy” làm slogan. Không tự thắng chính mình thì làm người tử tế còn khó, nói gì đến chuyện chỉ huy!
2.
Khi sinh ra mình là công dân Việt Nam Cộng hòa nhưng lúc lớn lên, mình trở thành công dân Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng tại vậy mà mình có nhiều người thân, người quen bị gọi là “ngụy quân, ngụy quyền”. Sau ngày “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, phần lớn “ngụy quân, ngụy quyền” mất sạch mọi thứ: nhà cửa, tài sản, tương lai, một số người mất cả sinh mạng. Gia đình mình cũng thế.
Nếu ai hỏi mình: có oán Cộng sản không? Mình sẽ trả lời rằng: Có! Song đối tượng của sự oán hận đó đã khác nhiều so với trước.
Lúc đầu, mình ghét tất cả những người từ ngoài Bắc vào. Rồi oán hờn thu hẹp, mình chỉ còn căm giận cán bộ, đảng viên, bộ đội, công an. Sự căm giận này bây giờ không còn. Chính xác hơn, sự căm giận này vẫn còn nhưng nó hướng vào chủ nghĩa cộng sản và sự tồn tại của thể chế chính trị là con đẻ của nó trên xứ sở này.
Sở dĩ nhận thức của mình thay đổi liên tục như thế là nhờ sách vở, tài liệu và thực tế cuộc sống. Hồi đọc “Những thiên đường mù” của Dương Thu Hương, mình choáng váng vì hóa ra người dân miền Bắc còn khổ hơn người dân miền Nam. Mình dùng hai chữ “khổ hơn” vì ít ra, người dân miền Nam đã từng có lúc được sống “cho ra hồn người”, trước khi cùng khốn khổ, khốn nạn như nhau. Sau này, hỏi thăm một số người lớn tuổi đã từng sống ở miền Bắc trước tháng 4 năm 1975, họ bảo, thật ra, “Những thiên đường mù” chỉ khắc họa một phần sự thật, chưa lột tả được toàn bộ môi trường xã hội miền Bắc trước tháng 4 năm 1975... Tương tự, sự căm giận bộ đội giảm dần khi cuộc chiến ở Campuchia biến một mớ bạn bè mình thành bộ đội, thương binh, có đứa trở thành liệt sĩ. Còn một thực tế khác, chẳng riêng mình mà ai cũng thấy, đó là, đa số những người đóng góp tuổi trẻ, sức lực, máu xương, thân nhân cho việc tạo lập ra chính quyền này cũng chẳng sung sướng gì hơn. Đến giờ, đâu có ít gia đình liệt sĩ, thương binh, có công cũng đã mất sạch mọi thứ. Xét cho đến cùng, tất cả đều là nạn nhân. Ngay cả cán bộ, đảng viên cũng là nạn nhân, họ cắn răng chịu đựng đủ thứ bất toàn của hệ thống, ngửa tay nhận đồng lương chết đói và để tồn tại phải tìm đủ cách để “ăn”, vừa phải chuốc sự khinh bỉ của người bị “ăn”, vừa phải chấp nhận cho các đồng liêu khác “ăn” lại. Một kiểu “ăn lẫn nhau”, một thứ bi kịch kéo dài từ đời cha sang đời con và có thể còn tiếp tục kéo dài sang đời cháu. Họ có muốn như vậy không? Mình nghĩ là không nhưng họ chẳng có lựa chọn nào khác.
Lý do mình tóm tắt quá trình định hình và chuyển đổi nhận thức của mình, vì mình tin nó tương đồng với quá trình định hình và chuyển đổi nhận thức của nhiều người khác, trong số hàng chục triệu dân miền Nam Việt Nam trước và sau tháng 4 năm 1975. Mình chỉ là một trong hàng chục triệu số phận na ná như thế do thời cuộc tạo ra. Dù muốn hay không, hàng chục triệu số phận này đã và sẽ là một phần của lịch sử.
Bài “Cái nhìn thiên kiến về lịch sử” của Nguyễn Đức Hiển không những không đếm xỉa gì đến phần này của lịch sử mà còn bóp méo nó, nên có thể vì vậy mà bị nhiều người chửi.
Theo mình, nhìn, nghe, đọc, hỏi, nghĩ là điều cần thiết mà ai cũng nên làm. Mình tin, do đặc điểm nghề nghiệp, một nhà báo cần làm những điều này gấp nhiều lần những người bình thường, đặc biệt là khi máy tính, Internet đã trở thành phương tiện đại chúng. Tiếc là bạn Hiển ít nhìn, ít nghe, ít đọc, ít nghĩ, chỉ quen bông phèng, chớt nhả, nhận được vài lời khen, lại tưởng mình hơn người, thành ra làm điều quá phận.
Vì bạn Hiển bảo: “Bóp méo sự thật lịch sử dù với bất cứ lý do gì thì đều là tệ hại” nên mình cung cấp cho bạn hai chuyện mà bạn có thể xác minh ngay và sắp tới, mong bạn cho mình biết thêm suy nghĩ của bạn về bản chất cuộc chiến, mà bạn muốn biện minh rằng chính đáng:
- Chuyện thứ nhất là vụ ném lựu đạn vào buổi lửa trại, tổ chức cho các Hướng đạo sinh, thành viên Gia đình Phật tử và học sinh các trường trung học ở Quy Nhơn, tại sân vận động Quy Nhơn (nay là thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định), vào đêm 9 tháng 1 năm 1972, để giết tỉnh trưởng Nguyễn Văn Chức nhưng ông Chức không chết, chỉ có vài chục người là giáo viên, học sinh chết, bị thương. Người tổ chức vụ ném lựu đạn này là bà Huỳnh Thị Ngọc đã được Đảng và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng Vũ trang” hồi Quốc khánh năm 1995, báo Quân đội Nhân dân có bài ca ngợi (tựa là “Giả điên trong tù”, đưa lên Internet hôm 16 tháng 7 năm 2007). Sau khi đọc “Giả điên trong tù”, bạn có thể tìm gặp những người dân Quy Nhơn, nay trong độ tuổi khoảng 60, để hỏi thăm và nghe thêm về bản chất – kết quả thật sự của một “chiến công”, trong cuộc chiến được bảo là chính nghĩa đó.
- Chuyện thứ hai là vụ pháo kích vào Trường Tiểu học Cộng đồng ở thị trấn Cai Lậy, tỉnh Định Tường (nay là huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), ngày 9 tháng 3 năm 1974, khiến 32 học sinh chết tại chỗ và 55 học sinh khác bị thương. Những người dân Cai Lậy, Tiền Giang, nay trong độ tuổi khoảng 55, cũng có thể kể để bạn biết thêm về “chiến công” tệ hại này.
Những “chiến công” kiểu như vậy đã được lập trên xác rất nhiều thường dân, trong đó chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em ở miền Nam (mình muốn nhấn mạnh yếu tố này). Khi thân nhân của các nạn nhân vẫn còn, làm sao có thể bảo với họ rằng, cuộc chiến do miền Bắc khởi xướng, mục tiêu chính là thiết lập “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á” lại là cần thiết và chính đáng. Người ta chỉ mới thôi tự hào về sự tự nguyện đảm nhận vai trò “tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á” chừng 20 năm nay thôi bạn Hiển à!
Bạn Hiển,
Làm báo ở Cộng hòa XHCN Việt Nam quả thật là rất khó nhưng nếu bạn không muốn, chẳng ai có thể bắt bạn làm bồi. Ngay cả khi chấp nhận làm bồi thì ít nhất cũng có hai loại bồi. Một loại hiểu và xấu hổ vì chuyện làm bồi nên chỉ dùng bút danh. Loại còn lại
vừa hám lợi, vừa chuộng hư danh tới mức mụ mẫm, nên sẵn sàng vỗ ngực, xưng tên. Nguyễn Đức Hiển, bạn thuộc loại nào vậy?
Nếu thật sự bạn vẫn muốn nuốt thêm một hoặc nhiều lần nữa những luận điệu cũ rích mà Đảng đã nhai đi, nhai lại, ụa ra, cho các loại bồi nuốt vào, rồi phun phe phè suốt mấy chục năm qua, muốn hãnh diện vì bạn vẫn còn thích làm gia súc, vẫn tự nguyện giữ bản năng tiêu hóa, “kiên quyết” không thèm tiến hóa như thế thì nó là quyền của bạn, song đừng mửa mớ luận điệu ấy ra, nó khiến nhiều người cảm thấy phiền bởi sự “kiên quyết” ấy!
3.
Giống nhiều người, mình cũng ráng kiếm một bản “Bên thắng cuộc” nhưng thú thật là mình chỉ mới lướt qua. Mình đọc chưa kỹ, do còn chờ phần sau.
Đọc chưa kỹ nhưng mình tin “Bên thắng cuộc” có khiếm khuyết, thiếu sót, thậm chí có cả những điểm chưa chính xác. Đó là điều đương nhiên, không thể tránh khỏi đối với những cuốn sách thuộc loại như “Bên thắng cuộc”. Do vậy, phân tích hay – dở, góp ý đúng – sai, đưa ra đề nghị này – khác, để cả tác giả lẫn người đọc cùng xem xét – ngẫm nghĩ thêm là điều cần thiết.
Với mình, dẫu cho còn khiếm khuyết, thiếu sót, thậm chí có cả những điểm chưa chính xác thì “Bên thắng cuộc” vẫn là một cuốn sách cần đọc, vì loại sách này giúp người đọc có một cái nhìn bao quát về chính trường – xã hội Việt Nam sau tháng 4 năm 1975. Khi đã có thể nhìn một cách bao quát, hiểu rõ hơn về những chuyện vốn chỉ nghe nói loáng thoáng, từng người có thể ngẫm nghĩ – tìm kiếm thêm thông tin để tự lý giải tại sao xã hội chúng ta đang sống lại như thế này? Mình tin “Bên thắng cuộc” còn có tác dụng như một gợi ý, kích thích những người khác, đặc biệt là những người trong “cung đình” kể lại, nói thêm về những chuyện họ biết cho mọi người cùng biết. Mình vẫn tin rằng, mọi thay đổi tích cực cho xứ sở và dân tộc này khởi đầu từ từng người. Trước hết là kể những điều mình biết, chia sẻ những điều mình nghĩ với mọi người quanh mình. Chỉ thế thôi. Không cần phải chỉ dẫn hay thuyết phục ai rằng họ nên nghĩ gì, làm gì. Khi đã có thông tin, từng cá nhân sẽ tự đối chiếu chúng với thực tế xã hội và hoàn cảnh, cũng như nhu cầu cá nhân của họ. Tự họ sẽ thấy họ nên làm gì, làm như thế nào. Có lẽ đó mới là giá trị thực của “Bên thắng cuộc” và là đóng góp đáng ghi nhận của Huy Đức.
Điều đáng ngạc nhiên là không chỉ Đảng cầm quyền thù ghét những thứ như “Bên thắng cuộc” mà ngay cả một số người chống Đảng này ở bên ngoài Việt Nam cũng tỏ ra thù ghét nó. Mình đã thử tìm hiểu tại sao và rất ngao ngán khi nhận ra rằng, có những người thù ghét Cộng sản nhưng lối suy nghĩ, cách hành xử của họ y hệt như Cộng sản.
Đọc những bài họ viết, xem những ý kiến họ bày tỏ, những video clip quay chuyện họ làm, nghe họ nói, mình thấy phẫn nộ khi họ nhân danh “chính nghĩa”. Miền Nam Việt Nam mà mình biết không có thứ “chính nghĩa” đó.
Nửa đầu thập niên 1970 là giai đoạn miền Nam Việt Nam đỏ máu và trắng khăn tang. Hết Hạ Lào tới An Lộc, Quảng Trị, Phước Long,… Trong bối cảnh ấy, dân miền Nam vừa nghe “Thề không phản bội quê hương” (của Cục Chính huấn Quân lực Việt Nam Công hòa) với những: “…Quyết chiến! Thề quyết chiến! Quyết chiến! Đánh cho cùng dù mình phải chết. Để mai này về sau con cháu ta sống còn…”, vừa hát “Kỷ vật cho em” (thơ Linh Phương, Phạm Duy phổ nhạc): “…Anh trở về trên đội nạng gỗ. Anh trở về bại tướng cụt chân…”, vừa ngâm “Ngày mai đi nhận xác chồng” (thơ Lê Thị Ý, Phạm Duy phổ nhạc thành “Tưởng như còn người yêu”): “…Dài hơi hát khúc thương ca. Thân côi khép kín trong tà áo đen. Chao ơi thèm nụ hôn quen. Ðêm đêm hẹn sẽ chong đèn chờ nhau. Chiếc quan tài phủ cờ màu. Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng…”. Hay đọc “Chiều mệnh danh Tổ quốc” (thơ Nguyễn Tất Nhiên): “…Chiều quân đội nghĩa trang. Chiều mệnh danh tổ quốc. Có muôn ngàn câu kinh. Có muôn ngàn tiếng khóc. Có chuyến xe nhà binh. Đưa ‘Thiên Thần’ xuống đất…”.
Miền Nam Việt Nam hồi đó mà mình biết cũng có tham nhũng, hối lộ, phe phái và nhiều điều bất toàn khác nhưng đó là chỗ mà những “Thề không phản bội quê hương”,… có thể đứng chung cùng những “Kỷ vật cho em”, “Ngày mai đi nhận xác chồng”, “Chiều mệnh danh Tổ quốc”,… Nhiều “Thiên Thần” chấp nhận ra trận, rồi đi luôn vào lòng đất để những người còn lại được quyền làm những chuyện có vẻ như rất mâu thuẫn ấy. Đó là điều khiến miền Nam Việt Nam khác xa miền Bắc Việt Nam.
Miền Nam Việt Nam hồi đó mà mình biết, không có những kẻ “bảo vệ chính nghĩa quốc gia” bằng cách “đụ mẹ”, “đéo bà” người khác chỉ vì họ không nói, không làm điều những kẻ đó muốn nghe, muốn thấy. Cũng không có những kẻ, một tay giương cao quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa, tay còn lại tụt quần, chổng mông vào mặt người khác giữa nơi công cộng để khẳng định quyết tâm… chống Cộng sản.
Miền Nam Việt Nam hồi đó mà mình biết, tuy chống Cộng nhưng vẫn tiếp nhận “Tiếng gọi công dân” (tên nguyên thủy là “Thanh niên hành khúc”) của Lưu Hữu Phước – một cán bộ Cộng sản cao cấp - làm Quốc ca, sau khi kế thừa chính thể Cộng hòa Tự trị Nam kỳ. Mình nghĩ chỉ chi tiết này thôi có lẽ cũng đủ để biết tinh thần, quan niệm của miền Nam Việt Nam hồi đó ra sao.
Với những gì mới biết về những cá nhân, những nhóm cựu công dân miền Nam Việt Nam, bây giờ đang chống Cộng theo kiểu chống hết mọi thứ, bất kể tình – lý, chỉ để thiên hạ biết mình đang “bảo vệ chính nghĩa quốc gia”, mình tự hỏi, không biết bao giờ thì những ông, những bà này sẽ chống hát Quốc ca Việt Nam Cộng hòa, vì tác giả của bài hát này là một Việt cộng cao cấp? Có nên xem chuyện hát “Tiếng gọi công dân” đã và đang diễn ra ở những nơi có cựu công dân Việt Nam Cộng hòa là một hình thức tuyên vận của Cộng sản và rất cần chống ngay lập tức hay không? Mình tin sẽ không có ai trong số các ông, các bà đó dám cổ súy chuyện này. Nếu không dám và chắc là không dám thì “chính nghĩa” mà qúy vị tạo ra, nhảy múa để “bảo vệ” rõ ràng là chưa (không thể) ổn. Xin qúy vị hãy xem lại lối nghĩ, cách hành xử của qúy vị.
Tuy số lượng của những vị này chẳng đáng là bao trong khối người Việt đang phải sống bên ngoài Việt Nam nhưng mình không thể không nói. Kiểu chống hết mọi thứ chỉ để thiên hạ biết mình đang “bảo vệ chính nghĩa quốc gia” của những vị này, không chỉ làm hoen ố hình ảnh miền Nam Việt Nam ngày xưa. Chúng đang được Đảng CSVN khai thác triệt để nhằm chống nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên của họ. Đặc biệt là vào lúc này, khi hệ thống đã mục ruỗng, thông tin đa chiều đang làm cho nhận thức cán bộ, đảng viên thay đổi và nhiều người bắt đầu “muốn làm một cái gì đó” thì những bài viết, ý kiến, hành động cực đoan của những vị này trở thành một món quà quý. Chúng đã và đang được sử dụng để minh họa cho những lời răn đe, kêu gọi kiểu như: “Bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát”; “Còn Đảng, còn mình”; “Quân đội là của Đảng và phải bảo vệ Đảng”; “Bảo vệ chế độ XHCN là bảo vệ sổ hưu”.
Đồng Phụng Việt
(FB. Đồng Phụng Việt)
HK chuyển
P.Post