Tham Khảo

Đồng Ý Với Tác Giả Ở Dòng Cuối Cùng : Tiết lộ bí mật quốc gia: Công hay tội?

Trong năm 2013 vừa qua, không có ai, với tư cách một cá nhân, gây bối rối và thiệt hại cho chính phủ Mỹ nhiều cho bằng Edward Joseph Snowden.


Sinh năm 1983, Snowden, người Mỹ, là một chuyên viên về computer, từng làm việc cho CIA và Cơ quan An ninh Quốc gia (National Security Agency, NSA). Theo lời bạn bè, Snowden là một người hiền lành, dễ thương, hơi hơi nhút nhát. Có bằng Thạc sĩ, biết tiếng Nhật và một chút tiếng Tàu, Snowden tự xem mình là một Phật tử.

Là một thanh niên nhiệt tình, đầy tâm huyết, năm 2004, Snowden xin gia nhập vào Lực lượng đặc biệt của quân đội Mỹ và muốn được đi tham chiến tại Iraq, tuy nhiên, giấc mộng ấy bị tan vỡ khi anh bị gãy chân trong một tai nạn trong thời gian huấn luyện.

Không làm lính được, Snowden làm việc cho CIA và sau đó, cho Cơ quan An ninh Quốc gia, đặc trách về an ninh mạng. Trong công việc, Snowden được xem là một tài năng đặc biệt về computer, thậm chí, có người còn cho anh là một thiên tài: “Cơ quan An ninh Quốc gia đầy những người thông minh nhưng hầu như bất cứ ai ngồi làm việc với Snowden cũng đều công nhận là anh thuộc một tầng lớp khác hẳn, tầng lớp riêng của anh. Tôi chưa bao giờ thấy một hiện tượng nào như vậy cả. […] Thằng nhỏ này là một thiên tài trong số các thiên tài.”

Làm việc trong các công ty lớn, Snowden có đời sống vật chất đầy đủ, vững vàng và thoải mái với số lương khoảng 200.000 một năm. Nhưng dần dần, người ta phát hiện ở anh có một số vấn đề, trong đó, quan trọng nhất là, thời gian làm việc ở Hawaii, nhân danh nhân viên quản trị hệ thống computer, Snowden yêu cầu khoảng từ 20 đến 25 đồng nghiệp cho anh mật mã của họ. Với những mật mã ấy, Snowden có thể lọt vào trang mạng bí mật và quan trọng trong công ty. Sau, sự việc bị vỡ lỡ, Snowden bị sa thải vì vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Năm 2013, Snowden công bố 1.7 triệu tài liệu mật của Cơ quan An Ninh Quốc gia Mỹ. Đây là số lượng tài liệu mật bị tiết lộ lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Các tài liệu ấy bao gồm việc theo dõi của cơ quan an ninh quốc gia Mỹ, với sự hợp tác của các cơ quan an ninh thuộc nhiều quốc gia đồng minh khác, từ Úc đến Anh, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Israel, Ý, Na Uy, Tây Ban Nha…đối với các chính khách cũng như đối với chính các công dân nước họ. Hơn nữa, mặc dù là đồng minh từng hợp tác chặt chẽ với nhau trong các vụ theo dõi này, về phía Mỹ, Mỹ không ngừng theo dõi các lãnh tụ thuộc phe đồng minh: Họ nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp, cũng như khoảng 35 vị lãnh tụ khác trên thế giới, v.v… Có thể nói, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, qua tổ chức Office of Tailored Access Operations (gọi tắt là TAO), đặt trụ sở chính ở Texas, đã thu thập và theo dõi cả thế giới. Họ đọc lén email, nghe lén điện thoại, và qua hệ thống định vị gắn liền với điện thoại di động, có thể theo dõi từng đường đi nước bước của mọi đối tượng họ chọn lựa.

Các tài liệu mật do Snowden thu thập được đã được giao cho tờ The Guardian ở Anh công bố. Mặc dù số lượng được công bố chỉ mới khoảng một phần trăm những gì họ có, các tài liệu này đã làm chấn động dư luận thế giới và gây nên những phản ứng gay gắt của một số nước đồng minh đối với Mỹ. Tổng thống Obama phải điện thoại xin lỗi Thủ tướng Đức Angela Merkel về việc nghe lén điện thoại của bà.

Trong số các tài liệu do Snowden đánh cắp và công bố, có khá nhiều tài liệu mật liên quan đến các cơ quan tình báo của Úc, trong đó có việc Úc thường xuyên nghe lén điện thoại của vợ chồng Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono của Indonesia, một tiết lộ gây khá nhiều căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước thời gian gần đây. Giới chức trong ngành tình báo Úc phỏng đoán có khoảng từ 15.000 đến 20.000 tài liệu của Úc bị ăn cắp và việc tiết lộ dần dần các tài liệu ấy có thể sẽ gây rất nhiều khó khăn cho chính phủ Úc trong thời gian sắp tới. Họ cho đó là vụ đánh cắp tài liệu nghiêm trọng nhất trong lịch sử tình báo của Úc và thế giới.

Để tránh bị bắt, ngày 20/5/2013, Snowden bay sang Hong Kong; một tháng sau, từ Hong Kong, anh bay sang Nga. Trong mấy tháng vừa qua, anh đã liên lạc và xin tị nạn ở khoảng 20 quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, trước sức ép của Mỹ, hầu như không có nước nào dám nhận. Hiện nay, anh vẫn còn ở Nga với visa tạm thời kéo dài một năm (sau đó có thể được gia hạn).

Tất cả các chi tiết nêu trên đã được tường thuật khá nhiều trên báo chí khắp nơi, kể cả ở Việt Nam. Ở đây, tôi chỉ muốn tập trung vào vấn đề đánh giá công và tội của Snowden khi tiết lộ các chi tiết tình báo động trời của Mỹ.

Tội, không ai nói rõ và lớn tiếng cho bằng chính phủ Mỹ: Họ ra quyết định hủy bỏ hộ chiếu của Snowden và kết tội anh kịch liệt. Anh bị kết tội là ăn cắp tài sản của chính phủ; thu thập trái phép các tài liệu mật liên quan đến an ninh quốc gia; và tiết lộ các bí mật ấy cho người khác. Mỗi tội có thể bị kết án 10 năm tù. Tổng cộng: 30 năm tù.

Trả lời những sự lên án ấy, Snowden khẳng định: anh không làm điều gì sai trái. Anh chỉ không muốn sống trong một xã hội mọi công dân đều bị theo dõi; anh không muốn sống trong thế giới mà mỗi lời nói của anh đều bị ghi âm. Động cơ duy nhất khiến anh tiết lộ các hoạt động tình báo của chính phủ là làm cho công chúng biết những gì chính phủ đang làm với họ.

Khá nhiều người đồng ý với quan điểm của Snowden. Độc giả của tờ The Guardian ở Anh bầu Snowden là nhân vật của năm 2013 (person of the year) với số phiếu gấp bốn lần tổng số phiếu dành cho các ứng viên khác. Tờ Times cũng bầu Snowden là nhân vật của năm 2013. Tại Đức, Hiệp hội quốc tế của các luật sư chống lại vũ khí hạt nhân và Hiệp hội các nhà khoa học Đức trao giải “Whistleblower prize” cho anh. Tại Mỹ, anh được được trao giải “Sam Adams Award”. Tại Hong Kong, người ta làm một đoạn phim ngắn về những ngày anh trốn tránh tại đó. Tại Na Uy, một số chính khách đề cử Snowden cho giải Nobel hòa bình năm 2014.

Quan trọng nhất, vào đầu năm 2014, nhiều tờ báo lớn ở Mỹ, kể cả tờ The New York Times và The Washington Post, cũng như tờ The Guardian tại Anh, kêu gọi chính phủ Mỹ ân xá hoặc ít nhất, giảm nhẹ tội cho Snowden và cho phép anh trở về Mỹ.

Không ai phủ nhận việc Snowden có tội. Anh ăn cắp các tài liệu mật khi làm cho Cơ quan An ninh Quốc gia, trái với lời thề bảo mật lúc mới ký hợp đồng làm việc của anh: Có tội. Anh gây ra những khó khăn cho chính phủ Mỹ, đặc biệt trong quan hệ ngoại giao với các nước khác: Có tội.

Nhưng tất cả đều cho, ngoài những sự vi phạm ấy, Snowden đã đóng góp rất nhiều cho nền dân chủ tại Mỹ. Nhờ anh, người Mỹ biết rõ là mọi cuộc điện đàm hay email cũng như mọi thông tin cá nhân của họ bị theo dõi như thế nào, và sự riêng tư, vốn được xem là một quyền bất khả xâm phạm của họ bị xâm phạm như thế nào. Cũng nhờ những sự tiết lộ ấy, mọi người đều ý thức được nhu cầu phải xem xét lại các luật lệ liên quan đến tình báo và chính phủ Mỹ đã phải ra lệnh nghiên cứu lại hệ thống điều hành cũng như các hoạt động của các cơ quan tình báo Mỹ, đặc biệt trong quan hệ với các đồng minh và với các công dân Mỹ.

Anthony D. Romero, giám đốc điều hành của Nghiệp đoàn Tự do dân sự Mỹ, cho Snowden là một người Mỹ vĩ đại và là một người yêu nước thực sự (a great American and a true patriot). Nhờ những sự hy sinh của những con người như vậy, chân lý mới được bảo vệ.

Trong bài “Questioning Authority: Edward Snowden”, nhà báo Bob Burnett cũng gọi Snowden là một người yêu nước. Ông nhắc lại một chuyện cũ: Tối ngày 8/3/1971, một nhóm gồm 8 nhà hoạt động phản chiến, trong đó có giáo sư William C. Davidon, lén đột nhập vào văn phòng của cơ quan tình báo nội địa Mỹ (FBI) tại Pennsylvania. Mục đích của họ là để ăn cắp các tài liệu của FBI. Họ nghi ngờ FBI theo dõi họ và xâm phạm vào đời sống riêng của họ. Mà thật. Những gì họ tìm thấy chứng minh là họ nghi ngờ đúng. Tài liệu đầu tiên họ tìm được là danh sách 26.000 người bị cơ quan FBI cho là những thành phần nguy hiểm khi có chiến tranh. Tài liệu thứ hai là chương trình dọ thám các nhà lãnh đạo dân sự, những người phản chiến và những trí thức thường lên tiếng phê phán chính phủ. Các tài liệu cho thấy các cơ quan tình báo không những chỉ theo dõi mà còn có thể làm hại, từ uy tín đến thể xác của những người bị họ nghi ngờ. Sau khi các tài liệu được công bố, quần chúng bắt đầu nghi ngờ các cơ quan tình báo. Sự nghi ngờ ấy làm cho các cơ quan tình báo biết tự kiềm chế, không đi quá xa trong việc theo dõi và hãm hại công dân của họ. Vụ trộm cắp ấy trở thành một sự kiện lịch sử và được khen ngợi. Bob Burnett cho việc làm của Snowden cũng tương tự: Anh vạch trần việc Cơ quan An ninh Quốc gia xâm phạm luật lệ về sự riêng tư, và phá vỡ sự tin tưởng của các đồng minh của Mỹ.

Nói một cách tóm tắt, theo nhiều người, mặc dù Snowden gây thiệt hại cho chính phủ Mỹ nhưng anh lại có công lớn đối với dân chúng Mỹ; mặc dù gây khó khăn về phương diện chính trị nhưng anh có công lớn về phương diện pháp lý; mặc dù làm cho chính phủ Mỹ bị mang tai tiếng với các đồng minh nhưng anh bảo vệ được các giá trị tự do và dân chủ mà Hiến pháp Mỹ biểu dương.

Giới hạn trong luật pháp Mỹ, có thể anh có tội; nhưng đặt trong hệ quy chiếu của luật pháp quốc tế vốn nhấn mạnh vào các quyền tự do và nhắm đến việc bảo vệ sự riêng tư của cá nhân, anh lại có công. Chính vì vậy, trong cuộc gặp gỡ với các tổ chức nhân quyền vào ngày 12/7/2013, Snowden nhấn mạnh: “Tôi tin vào nguyên tắc đã được tuyên bố tại Nuremberg vào năm 1945: ‘Các cá nhân có bổn phận quốc tế vượt lên trên những bổn phận vâng phục trong phạm vi một quốc gia’.”

Cuộc tranh cãi về trường hợp của Edward Snowden có lẽ còn kéo dài. Tác hại cũng như công lao của anh có lẽ cũng sẽ còn kéo dài. Điều duy nhất chúng ta có thể kết luận được ở thời điểm này là: việc tiết lộ các bí mật quốc gia – thực sự là bí mật – có thể được đánh giá theo nhiều cách khác nhau. Từ nhiều góc độ khác nhau. Với nhiều ý kiến khác nhau. Nó không đơn giản như các phán quyết vội vã của các quan tòa Việt Nam trong các trường hợp mang tội danh tương tự.

Chỉ tương tự về tội danh thôi. Chứ ở Việt Nam, những cái gọi là bí mật quốc gia, phần lớn, đều là những gì ai cũng biết, hơn nữa,…lãng nhách.

Nguyễn Hưng Quốc ( VOA )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đồng Ý Với Tác Giả Ở Dòng Cuối Cùng : Tiết lộ bí mật quốc gia: Công hay tội?

Trong năm 2013 vừa qua, không có ai, với tư cách một cá nhân, gây bối rối và thiệt hại cho chính phủ Mỹ nhiều cho bằng Edward Joseph Snowden.


Sinh năm 1983, Snowden, người Mỹ, là một chuyên viên về computer, từng làm việc cho CIA và Cơ quan An ninh Quốc gia (National Security Agency, NSA). Theo lời bạn bè, Snowden là một người hiền lành, dễ thương, hơi hơi nhút nhát. Có bằng Thạc sĩ, biết tiếng Nhật và một chút tiếng Tàu, Snowden tự xem mình là một Phật tử.

Là một thanh niên nhiệt tình, đầy tâm huyết, năm 2004, Snowden xin gia nhập vào Lực lượng đặc biệt của quân đội Mỹ và muốn được đi tham chiến tại Iraq, tuy nhiên, giấc mộng ấy bị tan vỡ khi anh bị gãy chân trong một tai nạn trong thời gian huấn luyện.

Không làm lính được, Snowden làm việc cho CIA và sau đó, cho Cơ quan An ninh Quốc gia, đặc trách về an ninh mạng. Trong công việc, Snowden được xem là một tài năng đặc biệt về computer, thậm chí, có người còn cho anh là một thiên tài: “Cơ quan An ninh Quốc gia đầy những người thông minh nhưng hầu như bất cứ ai ngồi làm việc với Snowden cũng đều công nhận là anh thuộc một tầng lớp khác hẳn, tầng lớp riêng của anh. Tôi chưa bao giờ thấy một hiện tượng nào như vậy cả. […] Thằng nhỏ này là một thiên tài trong số các thiên tài.”

Làm việc trong các công ty lớn, Snowden có đời sống vật chất đầy đủ, vững vàng và thoải mái với số lương khoảng 200.000 một năm. Nhưng dần dần, người ta phát hiện ở anh có một số vấn đề, trong đó, quan trọng nhất là, thời gian làm việc ở Hawaii, nhân danh nhân viên quản trị hệ thống computer, Snowden yêu cầu khoảng từ 20 đến 25 đồng nghiệp cho anh mật mã của họ. Với những mật mã ấy, Snowden có thể lọt vào trang mạng bí mật và quan trọng trong công ty. Sau, sự việc bị vỡ lỡ, Snowden bị sa thải vì vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Năm 2013, Snowden công bố 1.7 triệu tài liệu mật của Cơ quan An Ninh Quốc gia Mỹ. Đây là số lượng tài liệu mật bị tiết lộ lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Các tài liệu ấy bao gồm việc theo dõi của cơ quan an ninh quốc gia Mỹ, với sự hợp tác của các cơ quan an ninh thuộc nhiều quốc gia đồng minh khác, từ Úc đến Anh, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Israel, Ý, Na Uy, Tây Ban Nha…đối với các chính khách cũng như đối với chính các công dân nước họ. Hơn nữa, mặc dù là đồng minh từng hợp tác chặt chẽ với nhau trong các vụ theo dõi này, về phía Mỹ, Mỹ không ngừng theo dõi các lãnh tụ thuộc phe đồng minh: Họ nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp, cũng như khoảng 35 vị lãnh tụ khác trên thế giới, v.v… Có thể nói, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, qua tổ chức Office of Tailored Access Operations (gọi tắt là TAO), đặt trụ sở chính ở Texas, đã thu thập và theo dõi cả thế giới. Họ đọc lén email, nghe lén điện thoại, và qua hệ thống định vị gắn liền với điện thoại di động, có thể theo dõi từng đường đi nước bước của mọi đối tượng họ chọn lựa.

Các tài liệu mật do Snowden thu thập được đã được giao cho tờ The Guardian ở Anh công bố. Mặc dù số lượng được công bố chỉ mới khoảng một phần trăm những gì họ có, các tài liệu này đã làm chấn động dư luận thế giới và gây nên những phản ứng gay gắt của một số nước đồng minh đối với Mỹ. Tổng thống Obama phải điện thoại xin lỗi Thủ tướng Đức Angela Merkel về việc nghe lén điện thoại của bà.

Trong số các tài liệu do Snowden đánh cắp và công bố, có khá nhiều tài liệu mật liên quan đến các cơ quan tình báo của Úc, trong đó có việc Úc thường xuyên nghe lén điện thoại của vợ chồng Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono của Indonesia, một tiết lộ gây khá nhiều căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước thời gian gần đây. Giới chức trong ngành tình báo Úc phỏng đoán có khoảng từ 15.000 đến 20.000 tài liệu của Úc bị ăn cắp và việc tiết lộ dần dần các tài liệu ấy có thể sẽ gây rất nhiều khó khăn cho chính phủ Úc trong thời gian sắp tới. Họ cho đó là vụ đánh cắp tài liệu nghiêm trọng nhất trong lịch sử tình báo của Úc và thế giới.

Để tránh bị bắt, ngày 20/5/2013, Snowden bay sang Hong Kong; một tháng sau, từ Hong Kong, anh bay sang Nga. Trong mấy tháng vừa qua, anh đã liên lạc và xin tị nạn ở khoảng 20 quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, trước sức ép của Mỹ, hầu như không có nước nào dám nhận. Hiện nay, anh vẫn còn ở Nga với visa tạm thời kéo dài một năm (sau đó có thể được gia hạn).

Tất cả các chi tiết nêu trên đã được tường thuật khá nhiều trên báo chí khắp nơi, kể cả ở Việt Nam. Ở đây, tôi chỉ muốn tập trung vào vấn đề đánh giá công và tội của Snowden khi tiết lộ các chi tiết tình báo động trời của Mỹ.

Tội, không ai nói rõ và lớn tiếng cho bằng chính phủ Mỹ: Họ ra quyết định hủy bỏ hộ chiếu của Snowden và kết tội anh kịch liệt. Anh bị kết tội là ăn cắp tài sản của chính phủ; thu thập trái phép các tài liệu mật liên quan đến an ninh quốc gia; và tiết lộ các bí mật ấy cho người khác. Mỗi tội có thể bị kết án 10 năm tù. Tổng cộng: 30 năm tù.

Trả lời những sự lên án ấy, Snowden khẳng định: anh không làm điều gì sai trái. Anh chỉ không muốn sống trong một xã hội mọi công dân đều bị theo dõi; anh không muốn sống trong thế giới mà mỗi lời nói của anh đều bị ghi âm. Động cơ duy nhất khiến anh tiết lộ các hoạt động tình báo của chính phủ là làm cho công chúng biết những gì chính phủ đang làm với họ.

Khá nhiều người đồng ý với quan điểm của Snowden. Độc giả của tờ The Guardian ở Anh bầu Snowden là nhân vật của năm 2013 (person of the year) với số phiếu gấp bốn lần tổng số phiếu dành cho các ứng viên khác. Tờ Times cũng bầu Snowden là nhân vật của năm 2013. Tại Đức, Hiệp hội quốc tế của các luật sư chống lại vũ khí hạt nhân và Hiệp hội các nhà khoa học Đức trao giải “Whistleblower prize” cho anh. Tại Mỹ, anh được được trao giải “Sam Adams Award”. Tại Hong Kong, người ta làm một đoạn phim ngắn về những ngày anh trốn tránh tại đó. Tại Na Uy, một số chính khách đề cử Snowden cho giải Nobel hòa bình năm 2014.

Quan trọng nhất, vào đầu năm 2014, nhiều tờ báo lớn ở Mỹ, kể cả tờ The New York Times và The Washington Post, cũng như tờ The Guardian tại Anh, kêu gọi chính phủ Mỹ ân xá hoặc ít nhất, giảm nhẹ tội cho Snowden và cho phép anh trở về Mỹ.

Không ai phủ nhận việc Snowden có tội. Anh ăn cắp các tài liệu mật khi làm cho Cơ quan An ninh Quốc gia, trái với lời thề bảo mật lúc mới ký hợp đồng làm việc của anh: Có tội. Anh gây ra những khó khăn cho chính phủ Mỹ, đặc biệt trong quan hệ ngoại giao với các nước khác: Có tội.

Nhưng tất cả đều cho, ngoài những sự vi phạm ấy, Snowden đã đóng góp rất nhiều cho nền dân chủ tại Mỹ. Nhờ anh, người Mỹ biết rõ là mọi cuộc điện đàm hay email cũng như mọi thông tin cá nhân của họ bị theo dõi như thế nào, và sự riêng tư, vốn được xem là một quyền bất khả xâm phạm của họ bị xâm phạm như thế nào. Cũng nhờ những sự tiết lộ ấy, mọi người đều ý thức được nhu cầu phải xem xét lại các luật lệ liên quan đến tình báo và chính phủ Mỹ đã phải ra lệnh nghiên cứu lại hệ thống điều hành cũng như các hoạt động của các cơ quan tình báo Mỹ, đặc biệt trong quan hệ với các đồng minh và với các công dân Mỹ.

Anthony D. Romero, giám đốc điều hành của Nghiệp đoàn Tự do dân sự Mỹ, cho Snowden là một người Mỹ vĩ đại và là một người yêu nước thực sự (a great American and a true patriot). Nhờ những sự hy sinh của những con người như vậy, chân lý mới được bảo vệ.

Trong bài “Questioning Authority: Edward Snowden”, nhà báo Bob Burnett cũng gọi Snowden là một người yêu nước. Ông nhắc lại một chuyện cũ: Tối ngày 8/3/1971, một nhóm gồm 8 nhà hoạt động phản chiến, trong đó có giáo sư William C. Davidon, lén đột nhập vào văn phòng của cơ quan tình báo nội địa Mỹ (FBI) tại Pennsylvania. Mục đích của họ là để ăn cắp các tài liệu của FBI. Họ nghi ngờ FBI theo dõi họ và xâm phạm vào đời sống riêng của họ. Mà thật. Những gì họ tìm thấy chứng minh là họ nghi ngờ đúng. Tài liệu đầu tiên họ tìm được là danh sách 26.000 người bị cơ quan FBI cho là những thành phần nguy hiểm khi có chiến tranh. Tài liệu thứ hai là chương trình dọ thám các nhà lãnh đạo dân sự, những người phản chiến và những trí thức thường lên tiếng phê phán chính phủ. Các tài liệu cho thấy các cơ quan tình báo không những chỉ theo dõi mà còn có thể làm hại, từ uy tín đến thể xác của những người bị họ nghi ngờ. Sau khi các tài liệu được công bố, quần chúng bắt đầu nghi ngờ các cơ quan tình báo. Sự nghi ngờ ấy làm cho các cơ quan tình báo biết tự kiềm chế, không đi quá xa trong việc theo dõi và hãm hại công dân của họ. Vụ trộm cắp ấy trở thành một sự kiện lịch sử và được khen ngợi. Bob Burnett cho việc làm của Snowden cũng tương tự: Anh vạch trần việc Cơ quan An ninh Quốc gia xâm phạm luật lệ về sự riêng tư, và phá vỡ sự tin tưởng của các đồng minh của Mỹ.

Nói một cách tóm tắt, theo nhiều người, mặc dù Snowden gây thiệt hại cho chính phủ Mỹ nhưng anh lại có công lớn đối với dân chúng Mỹ; mặc dù gây khó khăn về phương diện chính trị nhưng anh có công lớn về phương diện pháp lý; mặc dù làm cho chính phủ Mỹ bị mang tai tiếng với các đồng minh nhưng anh bảo vệ được các giá trị tự do và dân chủ mà Hiến pháp Mỹ biểu dương.

Giới hạn trong luật pháp Mỹ, có thể anh có tội; nhưng đặt trong hệ quy chiếu của luật pháp quốc tế vốn nhấn mạnh vào các quyền tự do và nhắm đến việc bảo vệ sự riêng tư của cá nhân, anh lại có công. Chính vì vậy, trong cuộc gặp gỡ với các tổ chức nhân quyền vào ngày 12/7/2013, Snowden nhấn mạnh: “Tôi tin vào nguyên tắc đã được tuyên bố tại Nuremberg vào năm 1945: ‘Các cá nhân có bổn phận quốc tế vượt lên trên những bổn phận vâng phục trong phạm vi một quốc gia’.”

Cuộc tranh cãi về trường hợp của Edward Snowden có lẽ còn kéo dài. Tác hại cũng như công lao của anh có lẽ cũng sẽ còn kéo dài. Điều duy nhất chúng ta có thể kết luận được ở thời điểm này là: việc tiết lộ các bí mật quốc gia – thực sự là bí mật – có thể được đánh giá theo nhiều cách khác nhau. Từ nhiều góc độ khác nhau. Với nhiều ý kiến khác nhau. Nó không đơn giản như các phán quyết vội vã của các quan tòa Việt Nam trong các trường hợp mang tội danh tương tự.

Chỉ tương tự về tội danh thôi. Chứ ở Việt Nam, những cái gọi là bí mật quốc gia, phần lớn, đều là những gì ai cũng biết, hơn nữa,…lãng nhách.

Nguyễn Hưng Quốc ( VOA )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm