Văn Học & Nghệ Thuật
Dư Âm từ bài thơ Khúc Ly Đình của Cao Thị Vạn Giã
Tiễn chân anh tận phi trường
Lỗi đi. Lỗi ở. Mười phương lỗi về
Mù sương phi cảng não nề
Thôi anh ở lại buồn về em mang
của Cao Thị Vạn Giã
|
Khúc Ly ĐìnhThơ là một hình thức cô đọng của ngôn từ. Nó mang thêm nhạc tính để chuyên chở rung cảm cho nên bằng một cách tinh vi, lời suối róc rách của nguồn thơ rất dễ thấm nhuần vào tiềm thức của người đọc.Tiễn chân anh tận phi trường
Lỗi đi. Lỗi ở. Mười phương lỗi về
Mù sương phi cảng não nề
Thôi anh ở lại buồn về em mangTiễn anh một chén rượu tàn
Một bàn tay nắm một hàng lệ mau
Cuộc cờ thế sự binh đao
Phút giây tái ngộ ngàn sau biết cònMôi em trong cảnh hao mòn
Một anh đất khách nhớ tròn tháng năm
Trời Tây rẽ bước âm thầm
Ngàn năm mỏi cánh chim bằng tha hương
Cao Thị Vạn GiảTôi tình cờ đọc được thơ của Cao Thị Vạn Giả vào lúc còn đang học trung học. Một trong những tiểu thuyết mà tôi từng rất thích là tác phẩm Khung Cửa Hẹp của André Gide, do Bùi Giáng dịch. Tác phẩm được mở đầu bằng hai câu thơ tuy ngắn ngủi nhưng đầy hương vị của tình yêu, đã như một động lực vô hình khiến tôi mua ngay quyễn sách ấy về nhà đọc ngấu nghiến..Mù sương phi cảng não nềHôm nay nhớ lại bài thơ xưa, xin ghi lại những âm điệu du dương của thi ca trong bài thơ Khúc Ly Đình của Cao Thị Vạn Giã, lúc còn là một nữ sinh mới lớn diễn tả về ngày chia tay người yêu sắp phải rời bỏ quê hương đi du học một miền rất xa, với trọn vẹn chân thành của một tình yêu trong trắng, lồng trong khuôn khổ Á Đông trước cảnh chia tay sầu ai nhất đời người thiếu nữ...
Thôi anh ở lại buồn về em mangTiễn chân anh tận phi trườngNhững cuộc chia lìa sầu ai của trần thế khởi đầu từ đó, sân bay với những con tàu có khả năng mang đi xa biền biệt người mà ta yêu quý nhất. Con người chợt thấy quá nhỏ bé giữa khung cảnh ly biệt của phi trường, chỉ còn duy nhất sự chấp nhận nơi duyên phận, với định kiếp đã an bài.
Lỗi đi. Lỗi ở. Mười phương lỗi vềLỗi đi. Lỗi ở. Mười phương lỗi vềĐây có thể nói là một trong những câu thơ sâu lắng, đáng yêu nhất của bài thơ này vì nó thốt ra cái nỗi niềm mà phải cân nhiều trang giấy ngôn từ thường tình mới có thể diễn đạt. Đây quả chăng là lời thơ đã được thăng hoa trong những chữ rời. Đi cũng là lỗi, mà nếu ở lại thì cũng không chu toàn nên cũng là lỗi cả. Người ra đi phải bỏ lại cả quê hương, cả người yêu đầu đời và mối tình tha thiết, và ai biết đâu những biến cố tình cãm nào đó sẽ biến đổi con người sau những tháng năm dài theo học nơi trường mới và thầy bạn mới? và cả bao sự đổi thay trong suy tư khi công đã thành, danh đã tọai? Mà nếu chọn lựa ở lại thì càng có lỗi với sự kỳ vọng của gia đình, khi đánh mất một hòai bão của tương lai. Người con trai trong thời chiến có khá ít cơ hội tiến thân, một lựa chọn có tính cách khước từ cả một tương lai trong sáng để chỉ đánh đổi lấy tình yêu, là điều khó có thể chấp nhận được. Trong vỏn vẹn bốn chữ và hai dấu chấm đó, người thơ như đã trút dài cả mấy dòng sông ai oán bi thương nghiệt ngã của định mệnh vào 1 câu thơ..Thế thì mười phương, bất kỳ chọn lựa nào cũng đều là "lỗi", với ta và với người cả...vậy có phải chăng khi mối tình càng tha thiết con người lại càng là nạn nhân, càng vùng vẫy lại càng bị trói chặc trong khung lưới khắc nghiệt của hoàn cảnh?Mù sương phi cảng não nềHai câu thơ đẹp nhất, tuyệt vời nhất, thi vị nhất, là những ngôn từ mỹ miều của thơ; có đậm nét mỹ thuật như một bức họa hoặc một đọan phim trữ tình...2 câu thơ thôi mà chứa đầy mưa gió và nỗi niềm như một cơn giông bão...Buổi biệt ly với nét huyền hoặc bởi sương mù và giá lạnh nhẹ, càng làm não nề tê tái cuộc phân ly. Một người sẽ ra đi vào một phương trời thật xa như vùng vô tận nào đó. Và người em thiếu nữ cũng lại sắp chia tay anh nơi cổng ra sân bay. Tạm biệt người yêu với những niềm hi vọng tin yêu trân quý, em sẽ ra về trong lẽ loi đơn độc để cưu mang khối ưu buồn diệu vợi mối tình chúng ta.
Thôi anh ở lại buồn về em mangTiễn anh một chén rượu tànXin tiển chào anh yêu bằng chén rượu, không phải là chén rượu ân tình của hoan ca an lạc mà là chén rượu tàn, như dòng dư lệ của đau thương. Và âu yếm trao về anh không thể là gì khác hơn là một "bàn tay nắm", và một hàng lệ "mau" của một thiếu nữ VN gia giáo. Ôi câu thơ tuyệt vời như chứa đựng được cả thê lương của một chiến tranh đang bùng nỗ trong tâm hồn trong trắng của người thiếu nữ.
Một bàn tay nắm một hàng lệ mau
Chúng ta có thể rung động theo cãm quan qua ngôn từ, vừa có thể cãm xúc được sự trong sạch hồn nhiên trong tâm hồn thi nhân qua văn phong và điệu nhạc trong thơ.
Thơ là một hình thức cô đọng của ngôn từ. Nó mang thêm nhạc tính để chuyên chở rung cảm, dễ thấm nhuần vào tiềm thức (subconcious mind). Vì thơ chuyên chở những suy tư và rung động của con người nên thơ cũng là một tấm gương phản ảnh văn hoá, tức là những sinh động của một tập thể nói chung. Nếu chúng ta có thể nói con người Tây Phương gần gũi nhiều với lý trí do phần ngự trị của bán phần phân tích của não bộ (logical hemisphere), thì có lẽ chúng ta cũng có thể nói người Đông Phương chịu nhiều ảnh hưởng mạnh của bán phần liên hợp của não bộ (relational hemisphere). Con người phân tích đi sâu vào lý luận, vật chất, gần gũi với những gì chứng minh được một cách hiển nhiên thực tiễn và có khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa. Con người liên hợp gần gũi với những trừu tượng, tình cảm, sự liên kết tinh thần, để đi tìm ý nghĩa về vị trí của nhân sinh trong vũ trụ. Khi các âm hưởng trừu tượng của cuộc sống khơi dậy rung động hồn người, lời thơ được bộc phát, để truyền đạt những dư ba âm hưởng tình cảm chan chứa ấy đến người đọc. Bài thơ Khúc Ly Đình của Cao Thị Vạn Giã làm tôi chợt nhớ đến một bài thơ khác mà tôi yêu thich...Bài thơ "Tống Biệt Hành" của Thâm Tâm có một tiết điệu phong vũ, không ủy mị, với nhịp câu độc đáo và vươn mang ẩn uất một chí khí cương quyết:Đưa người ta không đưa sang sông,Môi trường thơ là một vùng không gian trừu tượng. Vườn thơ thích hợp với những nét đẹp mỹ miều hay những tình cảm yêu thương man mác, những xúc cảm bâng khuâng mà có thể nói là khó diễn tả bằng các lời văn dông dài của ngôn ngữ văn xuôi. Tựa như triết lý về Thiền, càng cố gắng phân tích nhiều lại càng làm cho Thiền tánh trở nên khô cứng và bị giới hạn trong các phạm trù, khiến cho Thiền cạn đi nét uyển chuyển bao quát và vì vậy càng khó được cảm nhận trực tiếp, dễ làm người đọc bị loạn sắc, như các ngôn từ ý thức hệ phức tạp trong một số sách triết. Tiếng thơ càng hay khi lời buông vừa đủ, mà âm ba còn trải dài mãi như tiếng chuông rơi diệu vợi qua hồn người, tưởng chừng như đi xuyên qua mấy tầng trời đâu xuất vào cõi không gian vô tận.
Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng?
Nắng chiều không thắm không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người, ta chỉ đưa người ấy,
Một giã gia đình một dững dưng.
Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ,
Chí lớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm, mẹ gia cũng đừng mong
Thâm Tâm ("Tống Biệt Hành")Tôi đến với thơ cũng hoàn toàn bằng một sự tình cờ như các bạn thân khác yêu văn chương thời mới lớn. Một ước nguyện mà tôi vẫn khao khát là làm sao có được một tuyển tập gồm những áng thơ tuyệt vời của những tác giả mà mình yêu thích để trân quý và thưởng thức...Từ những dạo còn mài đũng quần thời áo trắng, thơ là một cái gì rất dễ thương do người khác viết, nhưng thật khó khởi đầu khi chính mình muốn viết. Ngày còn học các năm cuối của trung học tôi tập tểnh làm các bài Đường Luật, thấy sao mà khó quá. Các ý tưởng vừà loé lên đều trốn chạy cũng chỉ vì sai niêm, vần, luật. Từ đó bút bị ném đi, và thì giờ được chuyển dành cho những chuyện khác hữu ích thực tiễn hơn là những giờ dài vô tích sự ngồi cắn bút, phí phạm đầu tư đầy thua lỗ để nặn thơ! Nhưng nhờ có sự say mê yêu chuộng văn chương do các phong trào văn học có tác động mạnh mẽ từ nhóm Văn (Nguyễn Đình Vượng, Trần Phong Giao) với các tác phẩm văn chương giá trị được xuất bản đều đặn, và nhờ giá cả nhẹ nhàng vừa túi tiền thích hợp cho các học sinh và sinh viên thời ấy có được thú tiêu khiển hiếm hoi, tôi ham thích mua đầy tủ sách và bị lôi cuốn bởi những tác phẩm của các cây bút như Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Đình Toàn, Doãn Quốc Sỹ, Nguyên Sa, v.v...Có thể nói tôi rất say mê lối văn tự kỷ (introvert) hấp dẫn của Thanh Tâm Tuyền thời ấy, có tác động không khác nào như những lời kêu trầm thống ru hồn huyền hoặc của nhạc sĩ họ Trịnh, vì các ngôn từ đó rất gần gũi với tiếng vọng từ tâm thức của thế hệ chúng tôi. Kết quả là các bài đoản văn đầu đời viết cho bích báo hay đặc san trong lớp. Điều được tôi lưu ý là dù viết văn xuôi, lời văn tôi viết có lẽ được óng ả, mượt mà hơn khi có các cấu trúc và nhịp điệu của thơ. Sau này khi sang Mỹ đi thuyết trình bằng tiếng Anh, các người nghe có diễn tả cho tôi biết âm điệu của các bài thuyết trình của tôi trong các kỳ thi diễn thuyết (World Championship of Public Speaking) có các nhịp vó câu (cadence) của thi văn.
Thơ là tiếng vọng từ ấp ủ của con tim. Thơ là ái ngữ tỏ bày cảm xúc. Bài thơ Khúc Ly Đình của Ca Thị Vạn Giã có những nét độc đáo hiếm có của thơ khiến người đã từng đọc qua nó khó thể nào quên. Sau này khi tìm hiểu thêm, tôi được biết tác giả viết bài thơ này lúc 19 tuổi, và Vạn Giả là tên một làng ở Nha Trang, là quê quán của người yêu cô. Người thiếu nữ ấy đã lấy tên của quê hương người mình yêu làm bút hiệu. Xin cảm ơn tác giả của bài thơ đã cho người đọc những men rượu nồng nàn say đắm pha lẫn chút chua cay thi vị của cuộc đời.Cát Biển
Bàn ra tán vào (0)
Dư Âm từ bài thơ Khúc Ly Đình của Cao Thị Vạn Giã
Tiễn chân anh tận phi trường
Lỗi đi. Lỗi ở. Mười phương lỗi về
Mù sương phi cảng não nề
Thôi anh ở lại buồn về em mang
của Cao Thị Vạn Giã
|
Khúc Ly ĐìnhThơ là một hình thức cô đọng của ngôn từ. Nó mang thêm nhạc tính để chuyên chở rung cảm cho nên bằng một cách tinh vi, lời suối róc rách của nguồn thơ rất dễ thấm nhuần vào tiềm thức của người đọc.Tiễn chân anh tận phi trường
Lỗi đi. Lỗi ở. Mười phương lỗi về
Mù sương phi cảng não nề
Thôi anh ở lại buồn về em mangTiễn anh một chén rượu tàn
Một bàn tay nắm một hàng lệ mau
Cuộc cờ thế sự binh đao
Phút giây tái ngộ ngàn sau biết cònMôi em trong cảnh hao mòn
Một anh đất khách nhớ tròn tháng năm
Trời Tây rẽ bước âm thầm
Ngàn năm mỏi cánh chim bằng tha hương
Cao Thị Vạn GiảTôi tình cờ đọc được thơ của Cao Thị Vạn Giả vào lúc còn đang học trung học. Một trong những tiểu thuyết mà tôi từng rất thích là tác phẩm Khung Cửa Hẹp của André Gide, do Bùi Giáng dịch. Tác phẩm được mở đầu bằng hai câu thơ tuy ngắn ngủi nhưng đầy hương vị của tình yêu, đã như một động lực vô hình khiến tôi mua ngay quyễn sách ấy về nhà đọc ngấu nghiến..Mù sương phi cảng não nềHôm nay nhớ lại bài thơ xưa, xin ghi lại những âm điệu du dương của thi ca trong bài thơ Khúc Ly Đình của Cao Thị Vạn Giã, lúc còn là một nữ sinh mới lớn diễn tả về ngày chia tay người yêu sắp phải rời bỏ quê hương đi du học một miền rất xa, với trọn vẹn chân thành của một tình yêu trong trắng, lồng trong khuôn khổ Á Đông trước cảnh chia tay sầu ai nhất đời người thiếu nữ...
Thôi anh ở lại buồn về em mangTiễn chân anh tận phi trườngNhững cuộc chia lìa sầu ai của trần thế khởi đầu từ đó, sân bay với những con tàu có khả năng mang đi xa biền biệt người mà ta yêu quý nhất. Con người chợt thấy quá nhỏ bé giữa khung cảnh ly biệt của phi trường, chỉ còn duy nhất sự chấp nhận nơi duyên phận, với định kiếp đã an bài.
Lỗi đi. Lỗi ở. Mười phương lỗi vềLỗi đi. Lỗi ở. Mười phương lỗi vềĐây có thể nói là một trong những câu thơ sâu lắng, đáng yêu nhất của bài thơ này vì nó thốt ra cái nỗi niềm mà phải cân nhiều trang giấy ngôn từ thường tình mới có thể diễn đạt. Đây quả chăng là lời thơ đã được thăng hoa trong những chữ rời. Đi cũng là lỗi, mà nếu ở lại thì cũng không chu toàn nên cũng là lỗi cả. Người ra đi phải bỏ lại cả quê hương, cả người yêu đầu đời và mối tình tha thiết, và ai biết đâu những biến cố tình cãm nào đó sẽ biến đổi con người sau những tháng năm dài theo học nơi trường mới và thầy bạn mới? và cả bao sự đổi thay trong suy tư khi công đã thành, danh đã tọai? Mà nếu chọn lựa ở lại thì càng có lỗi với sự kỳ vọng của gia đình, khi đánh mất một hòai bão của tương lai. Người con trai trong thời chiến có khá ít cơ hội tiến thân, một lựa chọn có tính cách khước từ cả một tương lai trong sáng để chỉ đánh đổi lấy tình yêu, là điều khó có thể chấp nhận được. Trong vỏn vẹn bốn chữ và hai dấu chấm đó, người thơ như đã trút dài cả mấy dòng sông ai oán bi thương nghiệt ngã của định mệnh vào 1 câu thơ..Thế thì mười phương, bất kỳ chọn lựa nào cũng đều là "lỗi", với ta và với người cả...vậy có phải chăng khi mối tình càng tha thiết con người lại càng là nạn nhân, càng vùng vẫy lại càng bị trói chặc trong khung lưới khắc nghiệt của hoàn cảnh?Mù sương phi cảng não nềHai câu thơ đẹp nhất, tuyệt vời nhất, thi vị nhất, là những ngôn từ mỹ miều của thơ; có đậm nét mỹ thuật như một bức họa hoặc một đọan phim trữ tình...2 câu thơ thôi mà chứa đầy mưa gió và nỗi niềm như một cơn giông bão...Buổi biệt ly với nét huyền hoặc bởi sương mù và giá lạnh nhẹ, càng làm não nề tê tái cuộc phân ly. Một người sẽ ra đi vào một phương trời thật xa như vùng vô tận nào đó. Và người em thiếu nữ cũng lại sắp chia tay anh nơi cổng ra sân bay. Tạm biệt người yêu với những niềm hi vọng tin yêu trân quý, em sẽ ra về trong lẽ loi đơn độc để cưu mang khối ưu buồn diệu vợi mối tình chúng ta.
Thôi anh ở lại buồn về em mangTiễn anh một chén rượu tànXin tiển chào anh yêu bằng chén rượu, không phải là chén rượu ân tình của hoan ca an lạc mà là chén rượu tàn, như dòng dư lệ của đau thương. Và âu yếm trao về anh không thể là gì khác hơn là một "bàn tay nắm", và một hàng lệ "mau" của một thiếu nữ VN gia giáo. Ôi câu thơ tuyệt vời như chứa đựng được cả thê lương của một chiến tranh đang bùng nỗ trong tâm hồn trong trắng của người thiếu nữ.
Một bàn tay nắm một hàng lệ mau
Chúng ta có thể rung động theo cãm quan qua ngôn từ, vừa có thể cãm xúc được sự trong sạch hồn nhiên trong tâm hồn thi nhân qua văn phong và điệu nhạc trong thơ.
Thơ là một hình thức cô đọng của ngôn từ. Nó mang thêm nhạc tính để chuyên chở rung cảm, dễ thấm nhuần vào tiềm thức (subconcious mind). Vì thơ chuyên chở những suy tư và rung động của con người nên thơ cũng là một tấm gương phản ảnh văn hoá, tức là những sinh động của một tập thể nói chung. Nếu chúng ta có thể nói con người Tây Phương gần gũi nhiều với lý trí do phần ngự trị của bán phần phân tích của não bộ (logical hemisphere), thì có lẽ chúng ta cũng có thể nói người Đông Phương chịu nhiều ảnh hưởng mạnh của bán phần liên hợp của não bộ (relational hemisphere). Con người phân tích đi sâu vào lý luận, vật chất, gần gũi với những gì chứng minh được một cách hiển nhiên thực tiễn và có khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa. Con người liên hợp gần gũi với những trừu tượng, tình cảm, sự liên kết tinh thần, để đi tìm ý nghĩa về vị trí của nhân sinh trong vũ trụ. Khi các âm hưởng trừu tượng của cuộc sống khơi dậy rung động hồn người, lời thơ được bộc phát, để truyền đạt những dư ba âm hưởng tình cảm chan chứa ấy đến người đọc. Bài thơ Khúc Ly Đình của Cao Thị Vạn Giã làm tôi chợt nhớ đến một bài thơ khác mà tôi yêu thich...Bài thơ "Tống Biệt Hành" của Thâm Tâm có một tiết điệu phong vũ, không ủy mị, với nhịp câu độc đáo và vươn mang ẩn uất một chí khí cương quyết:Đưa người ta không đưa sang sông,Môi trường thơ là một vùng không gian trừu tượng. Vườn thơ thích hợp với những nét đẹp mỹ miều hay những tình cảm yêu thương man mác, những xúc cảm bâng khuâng mà có thể nói là khó diễn tả bằng các lời văn dông dài của ngôn ngữ văn xuôi. Tựa như triết lý về Thiền, càng cố gắng phân tích nhiều lại càng làm cho Thiền tánh trở nên khô cứng và bị giới hạn trong các phạm trù, khiến cho Thiền cạn đi nét uyển chuyển bao quát và vì vậy càng khó được cảm nhận trực tiếp, dễ làm người đọc bị loạn sắc, như các ngôn từ ý thức hệ phức tạp trong một số sách triết. Tiếng thơ càng hay khi lời buông vừa đủ, mà âm ba còn trải dài mãi như tiếng chuông rơi diệu vợi qua hồn người, tưởng chừng như đi xuyên qua mấy tầng trời đâu xuất vào cõi không gian vô tận.
Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng?
Nắng chiều không thắm không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người, ta chỉ đưa người ấy,
Một giã gia đình một dững dưng.
Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ,
Chí lớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm, mẹ gia cũng đừng mong
Thâm Tâm ("Tống Biệt Hành")Tôi đến với thơ cũng hoàn toàn bằng một sự tình cờ như các bạn thân khác yêu văn chương thời mới lớn. Một ước nguyện mà tôi vẫn khao khát là làm sao có được một tuyển tập gồm những áng thơ tuyệt vời của những tác giả mà mình yêu thích để trân quý và thưởng thức...Từ những dạo còn mài đũng quần thời áo trắng, thơ là một cái gì rất dễ thương do người khác viết, nhưng thật khó khởi đầu khi chính mình muốn viết. Ngày còn học các năm cuối của trung học tôi tập tểnh làm các bài Đường Luật, thấy sao mà khó quá. Các ý tưởng vừà loé lên đều trốn chạy cũng chỉ vì sai niêm, vần, luật. Từ đó bút bị ném đi, và thì giờ được chuyển dành cho những chuyện khác hữu ích thực tiễn hơn là những giờ dài vô tích sự ngồi cắn bút, phí phạm đầu tư đầy thua lỗ để nặn thơ! Nhưng nhờ có sự say mê yêu chuộng văn chương do các phong trào văn học có tác động mạnh mẽ từ nhóm Văn (Nguyễn Đình Vượng, Trần Phong Giao) với các tác phẩm văn chương giá trị được xuất bản đều đặn, và nhờ giá cả nhẹ nhàng vừa túi tiền thích hợp cho các học sinh và sinh viên thời ấy có được thú tiêu khiển hiếm hoi, tôi ham thích mua đầy tủ sách và bị lôi cuốn bởi những tác phẩm của các cây bút như Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Đình Toàn, Doãn Quốc Sỹ, Nguyên Sa, v.v...Có thể nói tôi rất say mê lối văn tự kỷ (introvert) hấp dẫn của Thanh Tâm Tuyền thời ấy, có tác động không khác nào như những lời kêu trầm thống ru hồn huyền hoặc của nhạc sĩ họ Trịnh, vì các ngôn từ đó rất gần gũi với tiếng vọng từ tâm thức của thế hệ chúng tôi. Kết quả là các bài đoản văn đầu đời viết cho bích báo hay đặc san trong lớp. Điều được tôi lưu ý là dù viết văn xuôi, lời văn tôi viết có lẽ được óng ả, mượt mà hơn khi có các cấu trúc và nhịp điệu của thơ. Sau này khi sang Mỹ đi thuyết trình bằng tiếng Anh, các người nghe có diễn tả cho tôi biết âm điệu của các bài thuyết trình của tôi trong các kỳ thi diễn thuyết (World Championship of Public Speaking) có các nhịp vó câu (cadence) của thi văn.
Thơ là tiếng vọng từ ấp ủ của con tim. Thơ là ái ngữ tỏ bày cảm xúc. Bài thơ Khúc Ly Đình của Ca Thị Vạn Giã có những nét độc đáo hiếm có của thơ khiến người đã từng đọc qua nó khó thể nào quên. Sau này khi tìm hiểu thêm, tôi được biết tác giả viết bài thơ này lúc 19 tuổi, và Vạn Giả là tên một làng ở Nha Trang, là quê quán của người yêu cô. Người thiếu nữ ấy đã lấy tên của quê hương người mình yêu làm bút hiệu. Xin cảm ơn tác giả của bài thơ đã cho người đọc những men rượu nồng nàn say đắm pha lẫn chút chua cay thi vị của cuộc đời.Cát Biển