Hình Ảnh & Sự Kiện
Du khách Trung Quốc ngày càng 'xấu xí'
Đó là cảnh “đại chiến” tại một tiệc buffet ở Thái Lan để tranh nhau từng đĩa đầy tôm, hết đĩa này đến đĩa khác, vơ vét cả con tôm cuối cùng. Họ tranh nhau lấy thức ăn, nhưng sẵn sàng bỏ phí, thậm chí cả đĩa tôm thành thức ăn thừa. Rồi đoạn clip trang Shanghaiist, Epoch Times cùng đăng lên, ghi lại hình ảnh một nhóm du khách Trung Quốc chen nhau giành giật những trái vải từ tay một nhân viên. Không thể phục vụ trong cảnh bát nháo này, cô nhân viên đặt túi vải lên bàn, chỉ trong tích tắc, cái túi bị “xâu xé” không thương tiếc.
Hãi hùng cảnh tranh tôm tại tiệc buffet ở Thái Lan rồi bỏ mứa trên bàn Ảnh: YOUTUBE
Những hành vi trên thêm lần nữa khiến cho hình ảnh du khách Trung Quốc càng thêm méo mó. Theo Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới, năm 2015, du khách Trung Quốc chi “đậm” số tiền kỷ lục 215 tỷ USD (tăng 53% so với năm 2014) cho những chuyến du lịch nước ngoài, với 120 triệu lượt du khách trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc có tín hiệu không mấy lạc quan, thị trường chứng khoán liên tục giảm. Với nhu cầu du lịch tăng mạnh, Trung Quốc trở thành nguồn cung cấp du khách lớn nhất thế giới. Đây là tin mừng cho các quốc gia sống nhờ ngành công nghiệp không khói, nhưng vẫn còn nỗi lo về sự lệch chuẩn do du khách Trung Quốc gây ra.
Nhiều du khách Trung Quốc khiến người khác sững sờ vì thói quen cứ tưởng đâu cũng là nhà mình. Tháng Mười năm ngoái, cơ trưởng trên một chuyến bay từ Siem Reap (Campuchia) chuẩn bị đi Tứ Xuyên (Trung Quốc) yêu cầu ba hành khách Trung Quốc xuống máy bay chỉ vì họ xích mích với nhau.
Nhiều chuyện tưởng như đùa lại là thật. Năm ngoái, khi chuyến bay KA902 của hãng Dragonair chuẩn bị cất cánh từ sân bay quốc tế Xích Liệp Giác (Đặc khu hành chính Hồng Kông, Trung Quốc) đến Bắc Kinh, một phụ nữ ẵm con trai vào toilet rửa ráy sau khi cậu bé đi vệ sinh nhưng nhất quyết không đóng cửa. Mùi hôi bốc ra, cuối cùng họ bị đuổi khỏi máy bay, báo hại chuyến bay này cất cánh trễ gần ba giờ.
Du khách Trung Quốc chen nhau ăn vải
Theo tờ South China Morning Post, các bài viết, hình ảnh phản cảm của du khách Trung Quốc là một trong những chủ đề có lượt xem nhiều nhất. Anh Yong Chen, nhà nghiên cứu xã hội ở Đại học Bách khoa Hồng Kông chỉ ra, xuất phát từ việc họ đã quen với cách ứng xử “ao làng”, tự cho mình cái quyền “có tiền mua tiên cũng được” nên không hề có khái niệm về quy tắc ứng xử nơi công cộng.
Từ đó dẫn đến bao chuyện bi hài khiến hình ảnh khách du lịch Trung Quốc ngày càng tệ đi trong mắt quốc tế. Trước thực trạng này, chính quyền Trung Quốc từng ban hành bộ quy tắc xử sự cho công dân của mình khi du lịch nước ngoài, đồng thời lưu vào “sổ đen” những nhân vật “quái chiêu” nhưng đến nay, vẫn chưa có biện pháp hiệu quả. Những “con sâu” tiếp tục làm rầu “nồi canh”.
Du khách Trung Quốc rửa chân trong một bể nước tại một điểm du lịch
Gần đây ở Trung Quốc rộ lên mô hình lớp học giao tế. Học viên là những người trong giới trung lưu trở lên, họ tự nhận thấy giữa mình và các đối tác nước ngoài có một độ “vênh” đáng kể về phong thái ứng xử văn minh. Giàu lên nhanh nhưng không có nền tảng văn hóa, kiến thức phù hợp khiến không ít người trở nên vụng về, kệch cỡm. Thế là họ bỏ tiền để được học những điều đơn giản nhất như học ăn, học nói, chuẩn mực chung. Tùy vào yêu cầu mà các trung tâm thiết kế các lớp học khác nhau. Có những khóa với học phí gần 20.000 USD nhưng vẫn không thiếu người đăng ký.
Thiên Anh (Theo Tân Hoa xã, Epoch Times, SCMP)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Du khách Trung Quốc ngày càng 'xấu xí'
Đó là cảnh “đại chiến” tại một tiệc buffet ở Thái Lan để tranh nhau từng đĩa đầy tôm, hết đĩa này đến đĩa khác, vơ vét cả con tôm cuối cùng. Họ tranh nhau lấy thức ăn, nhưng sẵn sàng bỏ phí, thậm chí cả đĩa tôm thành thức ăn thừa. Rồi đoạn clip trang Shanghaiist, Epoch Times cùng đăng lên, ghi lại hình ảnh một nhóm du khách Trung Quốc chen nhau giành giật những trái vải từ tay một nhân viên. Không thể phục vụ trong cảnh bát nháo này, cô nhân viên đặt túi vải lên bàn, chỉ trong tích tắc, cái túi bị “xâu xé” không thương tiếc.
Hãi hùng cảnh tranh tôm tại tiệc buffet ở Thái Lan rồi bỏ mứa trên bàn Ảnh: YOUTUBE
Những hành vi trên thêm lần nữa khiến cho hình ảnh du khách Trung Quốc càng thêm méo mó. Theo Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới, năm 2015, du khách Trung Quốc chi “đậm” số tiền kỷ lục 215 tỷ USD (tăng 53% so với năm 2014) cho những chuyến du lịch nước ngoài, với 120 triệu lượt du khách trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc có tín hiệu không mấy lạc quan, thị trường chứng khoán liên tục giảm. Với nhu cầu du lịch tăng mạnh, Trung Quốc trở thành nguồn cung cấp du khách lớn nhất thế giới. Đây là tin mừng cho các quốc gia sống nhờ ngành công nghiệp không khói, nhưng vẫn còn nỗi lo về sự lệch chuẩn do du khách Trung Quốc gây ra.
Nhiều du khách Trung Quốc khiến người khác sững sờ vì thói quen cứ tưởng đâu cũng là nhà mình. Tháng Mười năm ngoái, cơ trưởng trên một chuyến bay từ Siem Reap (Campuchia) chuẩn bị đi Tứ Xuyên (Trung Quốc) yêu cầu ba hành khách Trung Quốc xuống máy bay chỉ vì họ xích mích với nhau.
Nhiều chuyện tưởng như đùa lại là thật. Năm ngoái, khi chuyến bay KA902 của hãng Dragonair chuẩn bị cất cánh từ sân bay quốc tế Xích Liệp Giác (Đặc khu hành chính Hồng Kông, Trung Quốc) đến Bắc Kinh, một phụ nữ ẵm con trai vào toilet rửa ráy sau khi cậu bé đi vệ sinh nhưng nhất quyết không đóng cửa. Mùi hôi bốc ra, cuối cùng họ bị đuổi khỏi máy bay, báo hại chuyến bay này cất cánh trễ gần ba giờ.
Du khách Trung Quốc chen nhau ăn vải
Theo tờ South China Morning Post, các bài viết, hình ảnh phản cảm của du khách Trung Quốc là một trong những chủ đề có lượt xem nhiều nhất. Anh Yong Chen, nhà nghiên cứu xã hội ở Đại học Bách khoa Hồng Kông chỉ ra, xuất phát từ việc họ đã quen với cách ứng xử “ao làng”, tự cho mình cái quyền “có tiền mua tiên cũng được” nên không hề có khái niệm về quy tắc ứng xử nơi công cộng.
Từ đó dẫn đến bao chuyện bi hài khiến hình ảnh khách du lịch Trung Quốc ngày càng tệ đi trong mắt quốc tế. Trước thực trạng này, chính quyền Trung Quốc từng ban hành bộ quy tắc xử sự cho công dân của mình khi du lịch nước ngoài, đồng thời lưu vào “sổ đen” những nhân vật “quái chiêu” nhưng đến nay, vẫn chưa có biện pháp hiệu quả. Những “con sâu” tiếp tục làm rầu “nồi canh”.
Du khách Trung Quốc rửa chân trong một bể nước tại một điểm du lịch
Gần đây ở Trung Quốc rộ lên mô hình lớp học giao tế. Học viên là những người trong giới trung lưu trở lên, họ tự nhận thấy giữa mình và các đối tác nước ngoài có một độ “vênh” đáng kể về phong thái ứng xử văn minh. Giàu lên nhanh nhưng không có nền tảng văn hóa, kiến thức phù hợp khiến không ít người trở nên vụng về, kệch cỡm. Thế là họ bỏ tiền để được học những điều đơn giản nhất như học ăn, học nói, chuẩn mực chung. Tùy vào yêu cầu mà các trung tâm thiết kế các lớp học khác nhau. Có những khóa với học phí gần 20.000 USD nhưng vẫn không thiếu người đăng ký.
Thiên Anh (Theo Tân Hoa xã, Epoch Times, SCMP)