Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Du lịch ghép tạng ở Trung Quốc: một góc nhìn lịch sử
Trong 15 năm qua, Trung Quốc đã trở thành một đầu mối quốc tế về ghép tạng. Tuy nhiên, không giống bất cứ nơi nào, ngày nay Trung Quốc cung cấp cho bệnh nhân trên toàn thế giới một đảm bảo ghép tạng với giá cả cạnh tranh, thời gian mổ và nằm viện ngắn, thời gian thiếu máu cục bộ giảm nhiều. Để làm điều này, Trung Quốc đã thành lập từ lâu một hệ thống có tổ chức và sinh lợi từ mổ cắp nội tạng của các tử tù – hiện tượng độc nhất trên thế giới. Epoch Times muốn nghiên cứu, trong một góc độ lịch sử, những yếu tố dẫn đến sự phát triển của ngành công nghiệp này.
Khi đọc các tài liệu có sẵn, chúng tôi thấy rằng lịch sử ghép tạng ở Trung Quốc có thể được chia thành ba giai đoạn riêng biệt. Giai đoạn đầu tiên là khoảng thời gian thử nghiệm, với những ca ghép tạng đầu tiên được thực hiện trong những năm 1960 và 1970 với sự giúp đỡ của nhân viên y tế nước ngoài, theo một báo cáo Nhân quyền (HRW), với tiêu đề Organ Procurement and Judicial Execution in China, được đăng vào năm 1994. Khoa học về cấy ghép nội tạng khi đó chưa phát triển, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân – cũng giống như tất cả các nước khác trên thế giới – là rất thấp.
Giai đoạn thứ hai là một giai đoạn có sự hợp tác chính thức giữa các cơ quan y tế, công an, tư pháp và nhà tù để đặt nền tảng cho một hệ thống mổ cắp cưỡng bức nội tạng từ các tử tù vào những năm 1980 và 1990. Giai đoạn thứ ba bắt đầu vào đầu những năm 2000 với sự đàn áp Pháp Luân Công và được đánh dấu bởi sự phát triển của một ngành công nghiệp ghép tạng thực thụ ở Trung Quốc. Hai giai đoạn cuối sẽ được xem xét chi tiết ở đây.
Những năm 1980 và 1990
Nhiều yếu tố đã góp phần vào sự tăng trưởng của ngành ghép tạng ở Trung Quốc bắt đầu từ những năm 1980. Thứ nhất, đó là sự phát hiện ra Ciclosporin A – một ức chế miễn dịch ức chế khuynh hướng tự nhiên của cơ thể đào thải nội tạng lạ được ghép – đây là một trong những tiến bộ khoa học vĩ đại nhất. Được đưa vào Trung Quốc giữa những năm 1980, nó đã làm tăng đáng kể tỷ lệ sống sót của bệnh nhân được ghép tạng, từ 50% trước khi phát hiện ra chất này đã tăng lên 80% vào năm 1987và lên trên 90% vào năm 1991, theo giới chức y tế Trung Quốc được trích dẫn trong báo cáo năm 1994 của HRW.
Ngoài ra, ngày 9 tháng 10 năm 1984, Nhà nước Trung Quốc chính thức hóa việc sử dụng nội tạng từ các tử tù theo Quy chế tạm thời về việc sử dụng cơ thể hay nội tạng đến từ các tử tù, với sự chú ý của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Bộ khác. Các điều kiện quy định rằng thân thể có thể được sử dụng nếu không bị khiếu nại, hay nếu tội phạm hoặc gia đình họ đồng ý cho nội tạng. Cuối cùng, Quy chế quy định “việc sử dụng thân thể hay nội tạng của tử tù phải được giữ bí mật nghiêm ngặt và chú ý đặc biệt để tránh tất cả các tác động tiêu cực“, nó đã mở đường cho những thực hành đáng bị lên án. Đến hôm nay, Quy chế này vẫn còn hiệu lực.
Đồng thời, một loạt các chiến dịch quốc gia chống tội phạm (với tên gọi Yanda hoặc “đánh mạnh”, “đàn áp thẳng tay”) đã được tiến hành bắt đầu từ năm 1983 ở Trung Quốc và đã dẫn đến một sự gia tăng đáng kể số lượng tù nhân và hệ quả là tăng số người hiến tạng tiềm năng, theo báo cáo của HRW. Hàng ngàn các vụ hành quyết đã được thực hiện trong vài tháng, theo báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế năm 1996 và 1997. Chúng ta lưu ý ở đây một “tuyên truyền có hệ thống, thậm chí kích động” từ phía truyền thông nhà nước, những “kết án độc đoán tùy tiện” cũng như “tố tụng hình sự nhanh chóng dẫn đến […] một sự thực thi không cân xứng của hình phạt tử hình đối với những con người bị thiệt thòi trong xã hội”.
Trong giai đoạn này, có một sự gia tăng 150% các loại tội ác đủ điều kiện để chịu hình phạt tử hình ở Trung Quốc. Các hoạt động ly khai bị cáo buộc ở Tây Tạng và Tân Cương cũng nằm trong danh sách các tội ác bị trừng phạt, theo cùng nguồn nêu trên cho biết.
Cuối cùng, trong những năm 1990, Nhà nước Trung Quốc đã giảm dần kinh phí của hệ thống y tế công cộng, từ 60% xuống 42% từ 1990 đến 2002, khiến các bệnh viện phải chuyển sang buôn bán thuốc và tăng giá cả chăm sóc cho bệnh nhân như là nguồn thu nhập chính, theo báo cáo Thu hoạch đẫm máu / The Slaughter: cập nhật thông tin mới nhất từ David Kilgour và David Matas Ethan Gutmann, xuất bản năm 2016. Như vậy, việc bán các bộ phận cơ thể, giá của ghép tạng và giá cao cho nhu cầu cyclosporine đã làm lĩnh vực ghép tạng trở thành một lựa chọn hấp dẫn để tìm nguồn thu mới – đặc biệt khi ngoại tệ có giá vàng tại thời điểm đó ở Trung Quốc.
Như vậy, hàng ngàn bệnh nhân giàu có ở Hồng Kông, Singapore và các nước láng giềng du lịch sang Trung Quốc để nhận được một nội tạng: “Đó không là một bí mật với bất cứ ai vì điều này có thể tránh phải nằm trong những danh sách dài chờ đợi để có được một nội tạng nhờ một khoản chi ở Trung Quốc“, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã viết vào năm 1995.
Nhiều tác giả cho rằng những lợi ích tài chính, ít nhất một phần, là nguyên nhân để Trung Quốc từ chối bãi bỏ án tử hình.
Sau những năm 1990, các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền chỉ ra những lỗ hổng lớn của hệ thống pháp luật Trung Quốc và sự vi phạm các nguyên tắc đạo đức y tế. Cần lưu ý việc lựa chọn tù nhân để hành quyết là do vấn đề khả năng tương thích [nội tạng] của họ với người nhận chứ không phải là bản chất tội ác của họ. Ở đây có một sự gia tăng số lượng các ca ghép tạng trong giai đoạn này, từ 840 lên 1.905 ca ghép từ năm 1988 đến năm 1992, chúng ta có thể đọc trong bài báo nhan đề Việc sử dụng nội tạng từ các tử tù ở Trung Quốc của JD Briggs trong năm 1996. Nhiều tác giả cũng cho rằng các lợi ích tài chính mô tả ở trên, ít nhất một phần, là nguyên nhân để Trung Quốc từ chối bãi bỏ án tử hình.
Giai đoạn sau năm 1999
Giai đoạn thứ ba của việc ghép tạng ở Trung Quốc bắt đầu vào đầu những năm 2.000 và phát triển cùng với sự khởi đầu của cuộc đàn áp phương pháp thiền định Pháp Luân Công vào năm 1999. Trong giai đoạn này, người ta ghi nhận một sự tăng trưởng rất nhanh của ngành công nghiệp ghép tạng so với những thập niên trước đó. Ví dụ, số lượng các bệnh viện thực hiện ghép tạng tăng từ 98 lên 150 từ năm 1983 tới năm 1999 – tăng 53%. Còn trong giai đoạn 1999-2006, con số này tăng từ 150 lên 600 bệnh viện – tăng 300%, theo số liệu của HRW công bố vào năm 1994 và K.C. Allison và các đồng nghiệp trong một bài viết tựa đề Lịch sử phát triển và hiện trạng nội tạng đến từ các tù nhân tử vong tại Trung Quốc năm 2015.
Số lượng các vụ hành quyết là một bí mật nhà nước ở Trung Quốc, vì đó cũng là số liệu tương đối về số ca ghép tạng.
Pháp môn thiền định theo Phật giáo Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) đã được giới thiệu tại Trung Quốc vào năm 1992 và trở nên rất phổ biến. Theo thống kê của chính phủ Trung Quốc, ở Trung Quốc có từ 70 đến 100 triệu học viên Pháp Luân Công trong những năm 1990. Năm 1999, tin tưởng sẽ tiêu diệt được môn tu luyện này trong ba tháng, một cuộc bức hại nghiêm trọng đã được lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc lúc đó là Giang Trạch Dân đưa ra, dẫn đến việc bắt giữ hàng ngàn người. Năm 2007, trong chuyến công tác tới Trung Quốc, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về Tra tấn ước tính 66% tù nhân bị tra tấn ở Trung Quốc là học viên Pháp Luân Công.
Số lượng các vụ hành quyết là một bí mật nhà nước ở Trung Quốc, vì đó cũng là số liệu tương đối về số ca ghép tạng. Tuy nhiên, từ thực tế giả mạo hoặc bỏ sót một phần hoặc hoàn toàn những số liệu nhạy cảm, nghiên cứu cẩn thận các thống kê về cấy ghép ở Trung Quốc, thì đối với bất kỳ nhà quan sát quốc tế nào, đây thực sự là vấn đề đau đầu, Kilgour và các đồng nghiệp giải thích trong báo cáo của họ năm 2016. Cũng theo nguồn này, con số này lên đến 1,5 triệu ca cấy ghép đã được thực hiện trong 15 năm ở Trung Quốc, từ 60.000 đến 100.000 ca ghép tạng mỗi năm – một tỷ lệ cao hơn gần mười lần so với dự đoán được thực hiện bởi các tác giả trong năm 2007 và 2014.
Thật vậy, với 680 trang báo cáo, các tác giả đã kiểm tra số liệu từ gần 900 bệnh viện và các trung tâm cấy ghép ở Trung Quốc. Họ phân tích các dữ liệu: khối lượng của nhân viên y tế tham gia cấy ghép, đào tạo bác sĩ mới, hợp tác đại học và các ấn phẩm khoa học, sự phát triển của cơ sở hạ tầng (xây dựng các bệnh viện, số giường bệnh) và số tiền đầu tư, nghiên cứu và phát triển công nghệ ghép tạng và ức chế miễn dịch, bằng công nhận trao cho các bác sĩ phẫu thuật nhiều, các công bố công khai… Khi đọc báo cáo này, người ta có thể hiểu ngành công nghiệp ghép tạng ở Trung Quốc thu về nhiều, rất nhiều tiền.
Vì tín ngưỡng Nho giáo, hiến tạng không phải là một thực hành văn hóa hòa nhập ở Trung Quốc
Do áp lực từ cộng đồng quốc tế đối với Trung Quốc để chấm dứt lấy nội tạng từ các tử tù, đặc biệt là sau khi thông qua Tuyên bố Istanbul năm 2006, Trung Quốc đã triển khai các sáng kiến như Trung Quốc Organ Transplant Response System (COTRS) vào năm 2013, đề cập đến việc thành lập một hệ thống quốc gia về hiến tạng tự nguyện – một sáng kiến mà cũng đã nhanh chóng được chào đón bởi một trong những tổ chức ghép tạng lớn, Tổ chức ghép tạng (TTS). Nhưng, vì tín ngưỡng Nho giáo, hiến tạng không phải là một thực hành văn hóa hòa nhập ở Trung Quốc; Tổng số chỉ có 130 người hiến tạng khi chết, từ năm 1977 đến năm 2009, theo bài viết của Allison trích dẫn ở trên. Làm thế nào một hệ thống quốc gia về hiến tạng tự nguyện có thể hoạt động mà không có tạng được hiến? Xem xét kỹ hơn các tuyên bố của Giám đốc COTRS và Thứ trưởng Bộ Y tế, Hoàng Khiết Phu, chúng ta có thể đọc, trên nhiều trang truyền thông, một trích dẫn tương tự với tuyên bố vào ngày 28 tháng 1 năm 2015 trên tờ People’s Daily : “Những tù nhân bị kết án cũng là công dân. Pháp luật không tước đoạt quyền được hiến tặng nội tạng của họ. Nếu tù nhân bị kết án muốn chuộc lại tội ác của họ bằng cách cho đi nội tạng của mình, họ cần được khuyến khích”.
( Đại kỷ nguyên )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Du lịch ghép tạng ở Trung Quốc: một góc nhìn lịch sử
Trong 15 năm qua, Trung Quốc đã trở thành một đầu mối quốc tế về ghép tạng. Tuy nhiên, không giống bất cứ nơi nào, ngày nay Trung Quốc cung cấp cho bệnh nhân trên toàn thế giới một đảm bảo ghép tạng với giá cả cạnh tranh, thời gian mổ và nằm viện ngắn, thời gian thiếu máu cục bộ giảm nhiều. Để làm điều này, Trung Quốc đã thành lập từ lâu một hệ thống có tổ chức và sinh lợi từ mổ cắp nội tạng của các tử tù – hiện tượng độc nhất trên thế giới. Epoch Times muốn nghiên cứu, trong một góc độ lịch sử, những yếu tố dẫn đến sự phát triển của ngành công nghiệp này.
Khi đọc các tài liệu có sẵn, chúng tôi thấy rằng lịch sử ghép tạng ở Trung Quốc có thể được chia thành ba giai đoạn riêng biệt. Giai đoạn đầu tiên là khoảng thời gian thử nghiệm, với những ca ghép tạng đầu tiên được thực hiện trong những năm 1960 và 1970 với sự giúp đỡ của nhân viên y tế nước ngoài, theo một báo cáo Nhân quyền (HRW), với tiêu đề Organ Procurement and Judicial Execution in China, được đăng vào năm 1994. Khoa học về cấy ghép nội tạng khi đó chưa phát triển, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân – cũng giống như tất cả các nước khác trên thế giới – là rất thấp.
Giai đoạn thứ hai là một giai đoạn có sự hợp tác chính thức giữa các cơ quan y tế, công an, tư pháp và nhà tù để đặt nền tảng cho một hệ thống mổ cắp cưỡng bức nội tạng từ các tử tù vào những năm 1980 và 1990. Giai đoạn thứ ba bắt đầu vào đầu những năm 2000 với sự đàn áp Pháp Luân Công và được đánh dấu bởi sự phát triển của một ngành công nghiệp ghép tạng thực thụ ở Trung Quốc. Hai giai đoạn cuối sẽ được xem xét chi tiết ở đây.
Những năm 1980 và 1990
Nhiều yếu tố đã góp phần vào sự tăng trưởng của ngành ghép tạng ở Trung Quốc bắt đầu từ những năm 1980. Thứ nhất, đó là sự phát hiện ra Ciclosporin A – một ức chế miễn dịch ức chế khuynh hướng tự nhiên của cơ thể đào thải nội tạng lạ được ghép – đây là một trong những tiến bộ khoa học vĩ đại nhất. Được đưa vào Trung Quốc giữa những năm 1980, nó đã làm tăng đáng kể tỷ lệ sống sót của bệnh nhân được ghép tạng, từ 50% trước khi phát hiện ra chất này đã tăng lên 80% vào năm 1987và lên trên 90% vào năm 1991, theo giới chức y tế Trung Quốc được trích dẫn trong báo cáo năm 1994 của HRW.
Ngoài ra, ngày 9 tháng 10 năm 1984, Nhà nước Trung Quốc chính thức hóa việc sử dụng nội tạng từ các tử tù theo Quy chế tạm thời về việc sử dụng cơ thể hay nội tạng đến từ các tử tù, với sự chú ý của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Bộ khác. Các điều kiện quy định rằng thân thể có thể được sử dụng nếu không bị khiếu nại, hay nếu tội phạm hoặc gia đình họ đồng ý cho nội tạng. Cuối cùng, Quy chế quy định “việc sử dụng thân thể hay nội tạng của tử tù phải được giữ bí mật nghiêm ngặt và chú ý đặc biệt để tránh tất cả các tác động tiêu cực“, nó đã mở đường cho những thực hành đáng bị lên án. Đến hôm nay, Quy chế này vẫn còn hiệu lực.
Đồng thời, một loạt các chiến dịch quốc gia chống tội phạm (với tên gọi Yanda hoặc “đánh mạnh”, “đàn áp thẳng tay”) đã được tiến hành bắt đầu từ năm 1983 ở Trung Quốc và đã dẫn đến một sự gia tăng đáng kể số lượng tù nhân và hệ quả là tăng số người hiến tạng tiềm năng, theo báo cáo của HRW. Hàng ngàn các vụ hành quyết đã được thực hiện trong vài tháng, theo báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế năm 1996 và 1997. Chúng ta lưu ý ở đây một “tuyên truyền có hệ thống, thậm chí kích động” từ phía truyền thông nhà nước, những “kết án độc đoán tùy tiện” cũng như “tố tụng hình sự nhanh chóng dẫn đến […] một sự thực thi không cân xứng của hình phạt tử hình đối với những con người bị thiệt thòi trong xã hội”.
Trong giai đoạn này, có một sự gia tăng 150% các loại tội ác đủ điều kiện để chịu hình phạt tử hình ở Trung Quốc. Các hoạt động ly khai bị cáo buộc ở Tây Tạng và Tân Cương cũng nằm trong danh sách các tội ác bị trừng phạt, theo cùng nguồn nêu trên cho biết.
Cuối cùng, trong những năm 1990, Nhà nước Trung Quốc đã giảm dần kinh phí của hệ thống y tế công cộng, từ 60% xuống 42% từ 1990 đến 2002, khiến các bệnh viện phải chuyển sang buôn bán thuốc và tăng giá cả chăm sóc cho bệnh nhân như là nguồn thu nhập chính, theo báo cáo Thu hoạch đẫm máu / The Slaughter: cập nhật thông tin mới nhất từ David Kilgour và David Matas Ethan Gutmann, xuất bản năm 2016. Như vậy, việc bán các bộ phận cơ thể, giá của ghép tạng và giá cao cho nhu cầu cyclosporine đã làm lĩnh vực ghép tạng trở thành một lựa chọn hấp dẫn để tìm nguồn thu mới – đặc biệt khi ngoại tệ có giá vàng tại thời điểm đó ở Trung Quốc.
Như vậy, hàng ngàn bệnh nhân giàu có ở Hồng Kông, Singapore và các nước láng giềng du lịch sang Trung Quốc để nhận được một nội tạng: “Đó không là một bí mật với bất cứ ai vì điều này có thể tránh phải nằm trong những danh sách dài chờ đợi để có được một nội tạng nhờ một khoản chi ở Trung Quốc“, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã viết vào năm 1995.
Nhiều tác giả cho rằng những lợi ích tài chính, ít nhất một phần, là nguyên nhân để Trung Quốc từ chối bãi bỏ án tử hình.
Sau những năm 1990, các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền chỉ ra những lỗ hổng lớn của hệ thống pháp luật Trung Quốc và sự vi phạm các nguyên tắc đạo đức y tế. Cần lưu ý việc lựa chọn tù nhân để hành quyết là do vấn đề khả năng tương thích [nội tạng] của họ với người nhận chứ không phải là bản chất tội ác của họ. Ở đây có một sự gia tăng số lượng các ca ghép tạng trong giai đoạn này, từ 840 lên 1.905 ca ghép từ năm 1988 đến năm 1992, chúng ta có thể đọc trong bài báo nhan đề Việc sử dụng nội tạng từ các tử tù ở Trung Quốc của JD Briggs trong năm 1996. Nhiều tác giả cũng cho rằng các lợi ích tài chính mô tả ở trên, ít nhất một phần, là nguyên nhân để Trung Quốc từ chối bãi bỏ án tử hình.
Giai đoạn sau năm 1999
Giai đoạn thứ ba của việc ghép tạng ở Trung Quốc bắt đầu vào đầu những năm 2.000 và phát triển cùng với sự khởi đầu của cuộc đàn áp phương pháp thiền định Pháp Luân Công vào năm 1999. Trong giai đoạn này, người ta ghi nhận một sự tăng trưởng rất nhanh của ngành công nghiệp ghép tạng so với những thập niên trước đó. Ví dụ, số lượng các bệnh viện thực hiện ghép tạng tăng từ 98 lên 150 từ năm 1983 tới năm 1999 – tăng 53%. Còn trong giai đoạn 1999-2006, con số này tăng từ 150 lên 600 bệnh viện – tăng 300%, theo số liệu của HRW công bố vào năm 1994 và K.C. Allison và các đồng nghiệp trong một bài viết tựa đề Lịch sử phát triển và hiện trạng nội tạng đến từ các tù nhân tử vong tại Trung Quốc năm 2015.
Số lượng các vụ hành quyết là một bí mật nhà nước ở Trung Quốc, vì đó cũng là số liệu tương đối về số ca ghép tạng.
Pháp môn thiền định theo Phật giáo Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) đã được giới thiệu tại Trung Quốc vào năm 1992 và trở nên rất phổ biến. Theo thống kê của chính phủ Trung Quốc, ở Trung Quốc có từ 70 đến 100 triệu học viên Pháp Luân Công trong những năm 1990. Năm 1999, tin tưởng sẽ tiêu diệt được môn tu luyện này trong ba tháng, một cuộc bức hại nghiêm trọng đã được lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc lúc đó là Giang Trạch Dân đưa ra, dẫn đến việc bắt giữ hàng ngàn người. Năm 2007, trong chuyến công tác tới Trung Quốc, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về Tra tấn ước tính 66% tù nhân bị tra tấn ở Trung Quốc là học viên Pháp Luân Công.
Số lượng các vụ hành quyết là một bí mật nhà nước ở Trung Quốc, vì đó cũng là số liệu tương đối về số ca ghép tạng. Tuy nhiên, từ thực tế giả mạo hoặc bỏ sót một phần hoặc hoàn toàn những số liệu nhạy cảm, nghiên cứu cẩn thận các thống kê về cấy ghép ở Trung Quốc, thì đối với bất kỳ nhà quan sát quốc tế nào, đây thực sự là vấn đề đau đầu, Kilgour và các đồng nghiệp giải thích trong báo cáo của họ năm 2016. Cũng theo nguồn này, con số này lên đến 1,5 triệu ca cấy ghép đã được thực hiện trong 15 năm ở Trung Quốc, từ 60.000 đến 100.000 ca ghép tạng mỗi năm – một tỷ lệ cao hơn gần mười lần so với dự đoán được thực hiện bởi các tác giả trong năm 2007 và 2014.
Thật vậy, với 680 trang báo cáo, các tác giả đã kiểm tra số liệu từ gần 900 bệnh viện và các trung tâm cấy ghép ở Trung Quốc. Họ phân tích các dữ liệu: khối lượng của nhân viên y tế tham gia cấy ghép, đào tạo bác sĩ mới, hợp tác đại học và các ấn phẩm khoa học, sự phát triển của cơ sở hạ tầng (xây dựng các bệnh viện, số giường bệnh) và số tiền đầu tư, nghiên cứu và phát triển công nghệ ghép tạng và ức chế miễn dịch, bằng công nhận trao cho các bác sĩ phẫu thuật nhiều, các công bố công khai… Khi đọc báo cáo này, người ta có thể hiểu ngành công nghiệp ghép tạng ở Trung Quốc thu về nhiều, rất nhiều tiền.
Vì tín ngưỡng Nho giáo, hiến tạng không phải là một thực hành văn hóa hòa nhập ở Trung Quốc
Do áp lực từ cộng đồng quốc tế đối với Trung Quốc để chấm dứt lấy nội tạng từ các tử tù, đặc biệt là sau khi thông qua Tuyên bố Istanbul năm 2006, Trung Quốc đã triển khai các sáng kiến như Trung Quốc Organ Transplant Response System (COTRS) vào năm 2013, đề cập đến việc thành lập một hệ thống quốc gia về hiến tạng tự nguyện – một sáng kiến mà cũng đã nhanh chóng được chào đón bởi một trong những tổ chức ghép tạng lớn, Tổ chức ghép tạng (TTS). Nhưng, vì tín ngưỡng Nho giáo, hiến tạng không phải là một thực hành văn hóa hòa nhập ở Trung Quốc; Tổng số chỉ có 130 người hiến tạng khi chết, từ năm 1977 đến năm 2009, theo bài viết của Allison trích dẫn ở trên. Làm thế nào một hệ thống quốc gia về hiến tạng tự nguyện có thể hoạt động mà không có tạng được hiến? Xem xét kỹ hơn các tuyên bố của Giám đốc COTRS và Thứ trưởng Bộ Y tế, Hoàng Khiết Phu, chúng ta có thể đọc, trên nhiều trang truyền thông, một trích dẫn tương tự với tuyên bố vào ngày 28 tháng 1 năm 2015 trên tờ People’s Daily : “Những tù nhân bị kết án cũng là công dân. Pháp luật không tước đoạt quyền được hiến tặng nội tạng của họ. Nếu tù nhân bị kết án muốn chuộc lại tội ác của họ bằng cách cho đi nội tạng của mình, họ cần được khuyến khích”.
( Đại kỷ nguyên )