Tin nóng trong ngày
Đức Giáo Hoàng thăm Myanmar
Đức Giáo Hoàng thăm Myanmar
RFA2017-11-27
Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô đã đến Miến Điện, khởi đầu chuyến viếng thăm Đông Nam Á và Nam Á kéo dài 1 tuần lễ của Ngài.
Đây là lần đầu tiên một vị chủ chăn Giáo Hội Công Giáo La Mã, đến thăm Miến Điện, một quốc gia đại đa số dân theo Phật Giáo.
Lịch trình do Tòa Thánh Vatican và chính phủ Miến cùng phổ biến cho thấy trong thời gian có mặt tại Ranggon, Ngài sẽ gặp lãnh tụ Aung San Suu Kyi và Tư Lệnh Quân Đội Miến là Tướng Min Aung Hlaing.
Bên cạnh 2 cuộc gặp gỡ quan trọng này, Đức Giáo Hoàng sẽ có những buổi gặp gỡ với tập thể giáo dân công giáo, nhưng chưa rõ Ngài có gặp các vị đại diện của những tôn giáo khác hay không.
Mặt dù đến thăm quốc gia Phật Giáo Miến Điện với tư cách người lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo La Mã, nhưng mọi chú ý đều được dành cho những phát biểu Đức Thánh Cha sẽ nói đến trong 4 ngày có mặt tại Miến, xem liệu Ngài có nói gì đến số phận của hơn 620,000 người Hồi Giáo Rohingya sinh sống ở Miến phải bỏ nhà cửa chạy tỵ nạn vì bị đàn áp hay không.
Trước đây, Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô từng gọi tập thể người Rohingya là anh chị em của Ngài, ngay cả khi sửa soạn rời Vatican để sang thăm Rangoon, Ngài cũng yêu cầu mọi người cùng dâng lời cầu nguyện để sự hiện diện của Ngài ở Miến Điện là chỉ dấu của quan hệ và hy vọng.
Phát biểu này được xem là dấu hiệu cho thấy Ngài sẵn sàng góp sức giúp chính phủ Miến giải quyết vấn đề Rohingya, tập thể đã sống ở Miến lâu đời nhưng vẫn bị xem là tập thể di dân bất hợp pháp, không được hưởng những quyền lợi căn bản mà người dân Miến được hưởng.
Chính vì thế nên trong các cuộc tiếp xúc với báo chí nước ngoài, những người Rohingya đều nói rằng họ trông chờ Đức Giáo Hoàng kêu gọi chính phủ Miến cho họ được nhập tịch, được đối xử công bằng, hưởng mọi quyền lợi mà công dân Miến đang hưởng.
Những nguồn tin chưa được kiểm chứng cho hay dường như chính Giáo Hội Công Giáo Miến Điện cũng không muốn Ngài dùng từ Rohingya trong các bài phát biểu hay bài giảng, đề nghị Ngài nên dùng từ Bengalis, có nghĩa là những người di dân bất hợp pháp đến từ Bangladesh.
Cũng có đồn dãi cho rằng Giáo Hội Công Giáo Miến Điện không muốn Đức Thánh Cha dùng từ Rohingya vì e ngại sẽ gặp khó khăn khi tiếp xúc với tập thể người theo Phật Giáo chiếm đa số, đặc biệt là những phần tử quá khích.
Hiện nay dân số Miến Điện là 53 triệu 500 ngàn người, gần 90% theo Phật Giáo, chỉ có 700,000 người Công Giáo.
Cũng xin nói thêm khoảng 200,000 giáo dân Miến Điện từ khắp nơi đổ về Rangoon để đón Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô. Sau Miến Điện, trạm dừng chân kế tiếp của Ngài sẽ là Bangladesh.
Tại thủ đô Dhaka của quốc gia Nam Á này, Ngài sẽ gặp đại diện của người Hồi Giáo Rohingya.
Bàn ra tán vào (0)
Đức Giáo Hoàng thăm Myanmar
Đức Giáo Hoàng thăm Myanmar
RFA2017-11-27
Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô đã đến Miến Điện, khởi đầu chuyến viếng thăm Đông Nam Á và Nam Á kéo dài 1 tuần lễ của Ngài.
Đây là lần đầu tiên một vị chủ chăn Giáo Hội Công Giáo La Mã, đến thăm Miến Điện, một quốc gia đại đa số dân theo Phật Giáo.
Lịch trình do Tòa Thánh Vatican và chính phủ Miến cùng phổ biến cho thấy trong thời gian có mặt tại Ranggon, Ngài sẽ gặp lãnh tụ Aung San Suu Kyi và Tư Lệnh Quân Đội Miến là Tướng Min Aung Hlaing.
Bên cạnh 2 cuộc gặp gỡ quan trọng này, Đức Giáo Hoàng sẽ có những buổi gặp gỡ với tập thể giáo dân công giáo, nhưng chưa rõ Ngài có gặp các vị đại diện của những tôn giáo khác hay không.
Mặt dù đến thăm quốc gia Phật Giáo Miến Điện với tư cách người lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo La Mã, nhưng mọi chú ý đều được dành cho những phát biểu Đức Thánh Cha sẽ nói đến trong 4 ngày có mặt tại Miến, xem liệu Ngài có nói gì đến số phận của hơn 620,000 người Hồi Giáo Rohingya sinh sống ở Miến phải bỏ nhà cửa chạy tỵ nạn vì bị đàn áp hay không.
Trước đây, Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô từng gọi tập thể người Rohingya là anh chị em của Ngài, ngay cả khi sửa soạn rời Vatican để sang thăm Rangoon, Ngài cũng yêu cầu mọi người cùng dâng lời cầu nguyện để sự hiện diện của Ngài ở Miến Điện là chỉ dấu của quan hệ và hy vọng.
Phát biểu này được xem là dấu hiệu cho thấy Ngài sẵn sàng góp sức giúp chính phủ Miến giải quyết vấn đề Rohingya, tập thể đã sống ở Miến lâu đời nhưng vẫn bị xem là tập thể di dân bất hợp pháp, không được hưởng những quyền lợi căn bản mà người dân Miến được hưởng.
Chính vì thế nên trong các cuộc tiếp xúc với báo chí nước ngoài, những người Rohingya đều nói rằng họ trông chờ Đức Giáo Hoàng kêu gọi chính phủ Miến cho họ được nhập tịch, được đối xử công bằng, hưởng mọi quyền lợi mà công dân Miến đang hưởng.
Những nguồn tin chưa được kiểm chứng cho hay dường như chính Giáo Hội Công Giáo Miến Điện cũng không muốn Ngài dùng từ Rohingya trong các bài phát biểu hay bài giảng, đề nghị Ngài nên dùng từ Bengalis, có nghĩa là những người di dân bất hợp pháp đến từ Bangladesh.
Cũng có đồn dãi cho rằng Giáo Hội Công Giáo Miến Điện không muốn Đức Thánh Cha dùng từ Rohingya vì e ngại sẽ gặp khó khăn khi tiếp xúc với tập thể người theo Phật Giáo chiếm đa số, đặc biệt là những phần tử quá khích.
Hiện nay dân số Miến Điện là 53 triệu 500 ngàn người, gần 90% theo Phật Giáo, chỉ có 700,000 người Công Giáo.
Cũng xin nói thêm khoảng 200,000 giáo dân Miến Điện từ khắp nơi đổ về Rangoon để đón Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô. Sau Miến Điện, trạm dừng chân kế tiếp của Ngài sẽ là Bangladesh.
Tại thủ đô Dhaka của quốc gia Nam Á này, Ngài sẽ gặp đại diện của người Hồi Giáo Rohingya.