Tham Khảo
Đừng hiểu phát ngôn của Trump theo nghĩa đen?
"Đây là vấn đề với truyền thông," theo lời Corey Lewandowski, cựu quản lý chiến dịch tranh cử của Donald Trump.
Sarah Smith BBC News, Washington
"Đây là vấn đề với truyền thông," theo lời Corey Lewandowski, cựu quản lý chiến dịch tranh cử của Donald Trump.
"Quý vị hiểu theo nghĩa đen mọi điều Donald Trump nói. Người Mỹ thì không. Họ hiểu đúng."
Có phải ông này muốn nói rằng vị tân tổng thống Mỹ chưa hề định giữ những lời hứa khi tranh cử?
Gần đây khi tôi tường thuật từ Mỹ, bằng chứng về điều đó tăng lên.
Trong lần công du chính thức đầu tiên sau cuộc bầu cử, ông Trump đến nhà máy Carrier Corp ở Indiana, khoe rằng ông đã cứu hơn 1.000 việc làm lẽ ra đi tới Mexico.
Ông bỏ qua sự thực là 1.000 việc khác vẫn sẽ rời Mỹ.
Ông cũng nhân dịp đó thừa nhận ông chưa bao giờ nghĩ người ta sẽ yêu cầu ông tôn trọng các lời hứa giữ việc làm tại Mỹ.
Khi ông nói "chúng ta sẽ không để Carrier ra đi", thì đó là "uyển ngữ", ông giải thích.
Chỉ khi ông thấy công nhân Carrier trên tivi, ngay sau bầu cử, thì ông nhận ra họ thực sự mong ông giữ lời hứa.
Thỏa thuận ông làm để giữ việc tại Indiana rất gây tranh cãi.
Image copyright EPA
Image caption Giới báo chí theo dõi những ai ra vào Tháp Trump
Lời thừa nhận thành thật của ông rằng ông không nghĩ mình phải thực hiện, không đem lại viễn cảnh tích cực cho hàng trăm lời hứa khác của ông trong chiến dịch.
Nói chuyện với cử tri ủng hộ Trump tại bang Ohio kế bên, tôi thấy họ chưa bao giờ hiểu lời hứa của ông theo nghĩa đen.
Joe Tellup, một người tình nguyện, nói với tôi rằng anh phải "đọc giữa hàng chữ" để hiểu ông Trump.
Tất cả những người tôi nói chuyện dường như đều lạc quan trước tin nói ông Trump đang nghĩ lại về Obamacare và về đe dọa truy tố Hillary Clinton.
Đầu tuần đó, ông Trump tung ra một loạt tin trên Twitter lên án bà Clinton vì tham gia đếm phiếu lại ở Wisconsin và nói ông "đã thắng cả phiếu phổ thông nếu trừ đi hàng triệu tên đã bỏ phiếu phi pháp".
Tôi thừa nhận mình như rơi vào cái bẫy hiểu ông theo nghĩa đen. Liệu ông thực sự tin vào một số thuyết âm mưu điên rồ trên internet, hay ông chỉ là vui vẻ tung ra những truyện ông thừa biết là nhảm.
Nay tôi hồ nghi rằng có thể có động cơ sâu sắc hơn đằng sau cơn say Twitter của Trump.
Ông biết giới nhà báo sẽ phản ứng những cáo buộc của ông bằng hàng tít tấn công rằng ông thiếu bằng chứng.
Có khi đó lại chính là điều ông muốn họ làm.
Trong những năm trước, kiểu tường thuật như vậy sẽ có hại cho tân tổng thống muốn giành niềm tin của quốc gia.
Nhưng nay, những người ủng hộ ông lại giận dữ vì sếp của họ bị báo chí thiên vị công kích.
Ông đang biến truyền thông thành đối lập, nghĩa là vô hiệu hóa những sự chỉ trích vào những vấn đề nghiêm túc hơn.
Nhưng liệu báo chí có thể ngừng xem những điều ông nói rặt theo nghĩa đen?
Đó sẽ là điều nan giải cho 4 năm tới.
( BBC )
Sarah Smith BBC News, Washington
"Đây là vấn đề với truyền thông," theo lời Corey Lewandowski, cựu quản lý chiến dịch tranh cử của Donald Trump.
"Quý vị hiểu theo nghĩa đen mọi điều Donald Trump nói. Người Mỹ thì không. Họ hiểu đúng."
Có phải ông này muốn nói rằng vị tân tổng thống Mỹ chưa hề định giữ những lời hứa khi tranh cử?
Gần đây khi tôi tường thuật từ Mỹ, bằng chứng về điều đó tăng lên.
Trong lần công du chính thức đầu tiên sau cuộc bầu cử, ông Trump đến nhà máy Carrier Corp ở Indiana, khoe rằng ông đã cứu hơn 1.000 việc làm lẽ ra đi tới Mexico.
Ông bỏ qua sự thực là 1.000 việc khác vẫn sẽ rời Mỹ.
Ông cũng nhân dịp đó thừa nhận ông chưa bao giờ nghĩ người ta sẽ yêu cầu ông tôn trọng các lời hứa giữ việc làm tại Mỹ.
Khi ông nói "chúng ta sẽ không để Carrier ra đi", thì đó là "uyển ngữ", ông giải thích.
Chỉ khi ông thấy công nhân Carrier trên tivi, ngay sau bầu cử, thì ông nhận ra họ thực sự mong ông giữ lời hứa.
Thỏa thuận ông làm để giữ việc tại Indiana rất gây tranh cãi.
Image copyright EPA
Image caption Giới báo chí theo dõi những ai ra vào Tháp Trump
Lời thừa nhận thành thật của ông rằng ông không nghĩ mình phải thực hiện, không đem lại viễn cảnh tích cực cho hàng trăm lời hứa khác của ông trong chiến dịch.
Nói chuyện với cử tri ủng hộ Trump tại bang Ohio kế bên, tôi thấy họ chưa bao giờ hiểu lời hứa của ông theo nghĩa đen.
Joe Tellup, một người tình nguyện, nói với tôi rằng anh phải "đọc giữa hàng chữ" để hiểu ông Trump.
Tất cả những người tôi nói chuyện dường như đều lạc quan trước tin nói ông Trump đang nghĩ lại về Obamacare và về đe dọa truy tố Hillary Clinton.
Đầu tuần đó, ông Trump tung ra một loạt tin trên Twitter lên án bà Clinton vì tham gia đếm phiếu lại ở Wisconsin và nói ông "đã thắng cả phiếu phổ thông nếu trừ đi hàng triệu tên đã bỏ phiếu phi pháp".
Tôi thừa nhận mình như rơi vào cái bẫy hiểu ông theo nghĩa đen. Liệu ông thực sự tin vào một số thuyết âm mưu điên rồ trên internet, hay ông chỉ là vui vẻ tung ra những truyện ông thừa biết là nhảm.
Nay tôi hồ nghi rằng có thể có động cơ sâu sắc hơn đằng sau cơn say Twitter của Trump.
Ông biết giới nhà báo sẽ phản ứng những cáo buộc của ông bằng hàng tít tấn công rằng ông thiếu bằng chứng.
Có khi đó lại chính là điều ông muốn họ làm.
Trong những năm trước, kiểu tường thuật như vậy sẽ có hại cho tân tổng thống muốn giành niềm tin của quốc gia.
Nhưng nay, những người ủng hộ ông lại giận dữ vì sếp của họ bị báo chí thiên vị công kích.
Ông đang biến truyền thông thành đối lập, nghĩa là vô hiệu hóa những sự chỉ trích vào những vấn đề nghiêm túc hơn.
Nhưng liệu báo chí có thể ngừng xem những điều ông nói rặt theo nghĩa đen?
Đó sẽ là điều nan giải cho 4 năm tới.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Đừng hiểu phát ngôn của Trump theo nghĩa đen?
"Đây là vấn đề với truyền thông," theo lời Corey Lewandowski, cựu quản lý chiến dịch tranh cử của Donald Trump.
Sarah Smith BBC News, Washington
"Đây là vấn đề với truyền thông," theo lời Corey Lewandowski, cựu quản lý chiến dịch tranh cử của Donald Trump.
"Quý vị hiểu theo nghĩa đen mọi điều Donald Trump nói. Người Mỹ thì không. Họ hiểu đúng."
Có phải ông này muốn nói rằng vị tân tổng thống Mỹ chưa hề định giữ những lời hứa khi tranh cử?
Gần đây khi tôi tường thuật từ Mỹ, bằng chứng về điều đó tăng lên.
Trong lần công du chính thức đầu tiên sau cuộc bầu cử, ông Trump đến nhà máy Carrier Corp ở Indiana, khoe rằng ông đã cứu hơn 1.000 việc làm lẽ ra đi tới Mexico.
Ông bỏ qua sự thực là 1.000 việc khác vẫn sẽ rời Mỹ.
Ông cũng nhân dịp đó thừa nhận ông chưa bao giờ nghĩ người ta sẽ yêu cầu ông tôn trọng các lời hứa giữ việc làm tại Mỹ.
Khi ông nói "chúng ta sẽ không để Carrier ra đi", thì đó là "uyển ngữ", ông giải thích.
Chỉ khi ông thấy công nhân Carrier trên tivi, ngay sau bầu cử, thì ông nhận ra họ thực sự mong ông giữ lời hứa.
Thỏa thuận ông làm để giữ việc tại Indiana rất gây tranh cãi.
Image copyright EPA
Image caption Giới báo chí theo dõi những ai ra vào Tháp Trump
Lời thừa nhận thành thật của ông rằng ông không nghĩ mình phải thực hiện, không đem lại viễn cảnh tích cực cho hàng trăm lời hứa khác của ông trong chiến dịch.
Nói chuyện với cử tri ủng hộ Trump tại bang Ohio kế bên, tôi thấy họ chưa bao giờ hiểu lời hứa của ông theo nghĩa đen.
Joe Tellup, một người tình nguyện, nói với tôi rằng anh phải "đọc giữa hàng chữ" để hiểu ông Trump.
Tất cả những người tôi nói chuyện dường như đều lạc quan trước tin nói ông Trump đang nghĩ lại về Obamacare và về đe dọa truy tố Hillary Clinton.
Đầu tuần đó, ông Trump tung ra một loạt tin trên Twitter lên án bà Clinton vì tham gia đếm phiếu lại ở Wisconsin và nói ông "đã thắng cả phiếu phổ thông nếu trừ đi hàng triệu tên đã bỏ phiếu phi pháp".
Tôi thừa nhận mình như rơi vào cái bẫy hiểu ông theo nghĩa đen. Liệu ông thực sự tin vào một số thuyết âm mưu điên rồ trên internet, hay ông chỉ là vui vẻ tung ra những truyện ông thừa biết là nhảm.
Nay tôi hồ nghi rằng có thể có động cơ sâu sắc hơn đằng sau cơn say Twitter của Trump.
Ông biết giới nhà báo sẽ phản ứng những cáo buộc của ông bằng hàng tít tấn công rằng ông thiếu bằng chứng.
Có khi đó lại chính là điều ông muốn họ làm.
Trong những năm trước, kiểu tường thuật như vậy sẽ có hại cho tân tổng thống muốn giành niềm tin của quốc gia.
Nhưng nay, những người ủng hộ ông lại giận dữ vì sếp của họ bị báo chí thiên vị công kích.
Ông đang biến truyền thông thành đối lập, nghĩa là vô hiệu hóa những sự chỉ trích vào những vấn đề nghiêm túc hơn.
Nhưng liệu báo chí có thể ngừng xem những điều ông nói rặt theo nghĩa đen?
Đó sẽ là điều nan giải cho 4 năm tới.
( BBC )