Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Đừng kỳ vọng giá dầu sớm tăng trở lại
Năm 2015, giá dầu rớt thê thảm trở thành câu chuyện đầu môi của các chuyên gia kinh tế thế giới. Những ngày đầu năm 2016 tiếp tục chứng kiến thêm một đợt giảm 20% xuống dưới 28 đô/thùng - mức thấp kỷ lục trong vòng 12 năm trở lại đây. Ngày qua ngày, từng mốc đáy mới cho giá dầu được xác lập đã gây nên những tác động to lớn lên nền kinh tế thế giới, đồng thời gia tăng áp lực lên chính các nhà sản xuất khi lợi nhuận thấp kỷ lục.
Dầu mỏ là loại hàng hóa biến động giá cả hằng ngày. Giá dầu từng tăng lên, cũng từng giảm xuống một cách đột ngột. Nhưng tại sao lần này, giá dầu lại tụt dốc không phanh một cách khác thường?
Mặc cho những bất ổn an ninh tại khu vực Trung Đông luôn ở mức báo động, giá dầu giao dịch trên thị trường thế giới vẫn chìm sâu nhiều tháng qua. Kể từ những năm thập kỷ 70, chu kỳ tăng giảm của ngành công nghiệp dầu mỏ đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi lượng cung của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC cũng như những câu chuyện nội bộ bên trong tổ chức này, hoặc khi bất kỳ nơi nào đó trên trên thế giới loáng thoáng bóng ma chiến tranh. Nhưng đến nay, điều này không hoàn toàn chính xác.
Cựu Bộ trưởng Dầu mỏ của Saudi Ahmed Zaki Yamani từng nói: “Những biến động chính trị có thể tác động lên giá dầu trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng về lâu về dài, giá dầu sẽ phản ánh khách quan tương quan cung cầu của thị trường.” Ông đã đúng.
10 triệu thùng/ngày
Mức giá dầu thời điểm hiện tại được xác lập từ cuộc chiến khốc liệt nhằm tranh giành thị phần giữa OPEC và các nước sản xuất dầu không thuộc khối OPEC. Chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm, các quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất đã đưa thêm 10 triệu thùng/ngày vào thị trường thế giới. Và rồi, thế giới liên tục bị cuốn vào vòng xoáy cuộc chiến giá dầu.
4 năm trước đây, giá dầu cao đã khuyến khích những nhà sản xuất tái đầu tư lợi nhuận vào công nghệ khai thác hiện đại nhằm giảm bớt chi phí sản xuất dầu và khí đốt. Điều này đã giúp các công ty có thể sản xuất lượng dầu nhiều hơn nhu cầu thị trường, kéo theo nhiều thay đổi cơ bản trên thị trường hiện nay.
Kể từ năm 2010, Mỹ đã tăng nguồn cung thêm 5 triệu thùng dầu đá phiến một ngày. Tương tự, Nga bổ sung thêm 1 triệu thùng/ngày, Iraq đẩy sản lượng xuất khẩu từ 2 triệu thùng lên con số 4,4 triệu thùng lần đầu tiên trong lịch sử nước này.
Phớt lờ nguy cơ gây nguy cơ chia rẽ sâu sắc trong nội bộ OPEC, Ả Rập Saudi ngay lập tức đáp trả bằng việc tăng thêm 2 triệu thùng/ngày, đạt 10,5 triệu thùng/ngày,. Nhưng đó là cách mà Riyadh muốn có ảnh hưởng lên thị trường dầu thế giới, một chiến lược có thể sẽ còn tiếp tục thúc đẩy nước này tăng sản lượng thêm 2 triệu thùng/ngày trong nay mai nếu cần thiết.
Ngành công nghiệp sản xuất dầu của Mỹ phục hồi tốt hơn dự kiến
Các nhà sản xuất dầu mỏ của Mỹ vê lâu về dài sẽ thích nghi với thị trường tốt hơn nhiều so với nhận định của các chuyên gia. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết Mỹ sẽ cắt giảm sản lượng dầu đá phiến 570 ngàn thùng/ngày trong năm 2016 vì giá dầu tụt dốc.
Nhưng con số cắt giảm nhỏ bé của Mỹ cũng sẽ không đủ để giúp giá dầu leo lên lại mức 60 đô/thùng như hồi tháng 5/2015. Theo tính toán của các chuyên gia, để giá dầu ngưng tụt dốc, thế giới cần cắt giảm ít nhất 4% sản lượng hiện tại, tương đương 3,8 triệu thùng/ngày.
Đó là chưa kể đến “ông lớn” Iran, sau khi thoát lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đã nhanh chóng tái khởi động các giếng dâu để tăng mức xuất khẩu thêm 1 triệu thùng/ngày trong vòng 18 tháng tới hoặc nhanh hơn nữa. Trong khi đó, nước làng giềng Iraq tuy vẫn muốn duy trì sản lượng hiện tại trong năm nay, nhưng cũng đã nhắm tới mức sản lượng kỷ lục 7 triệu thùng/ngày trước năm 2020.
Vì thế, giá dầu được duy trì ở mức thấp trong thời gian sắp tới là điều khó tránh khỏi.
Cái giá phải trả
Nguồn cung vượt quá nhu cầu đồng nghĩa với việc cuộc chiến tranh giành khách hàng sẽ ngày càng trở nên khốc liệt, đồng thời các quốc gia xuất khẩu dầu phải đối mặt với lợi nhuận thấp, giá thành dần tiệm cận với chi phí sản xuất, gây bất ổn cả về kinh tế và chính trị thế giới cũng như chính các quốc gia này.
Tác động rõ ràng nhất là việc Quốc hội Mỹ đã thông qua lệnh cấm xuất khẩu dầu thô được trình lên Quốc hội cách đây 40 năm nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước. Ngay lập tức, thị phần của OPEC đã giảm một nửa từ 65% xuống còn 33%.
Giá dầu thấp đã và đang gây áp lực cho các nhà sản xuất Trung Đông lên dự trữ tiền tệ của các nước này. Những quốc gia này cần chi tiêu nhiều nhằm đầu tư cho giáo dục và cơ sơ hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng. Thiếu hụt từ nguồn thu dầu mỏ khiến lạm phát gia tăng, nhiều mặt hàng bị áp mức thuế suất cao hơn, chính phủ từng bước hủy bỏ trợ cấp, kéo theo nhiều xung đột vể chính trị. Hậu quả là Caracas và Baghdad gần như đã thất bại trong tái cấu trúc nền kinh tế. Riyadh, thậm chí là Nga và Tehran có thể là những nạn nhân tiếp theo.
Bức tranh giá dầu hiện tại có thể làm hài lòng những kẻ hưởng lợi từ sự bất ổn, nhưng lãnh đạo của các quốc gia xuất khẩu dầu, trong đó có Việt Nam, cần phải thận trọng trong từng bước đi, vì giá dầu thấp có thể sẽ gây nên những tổn thất to lớn.
Tác giả Luay Al-Khatteeb là nhà sáng lập kiêm giám đốc Viện Năng lượng Iraq và là tư vấn cấp cao cho chính phủ Iraq về chính sách năng lượng và tái cấu trúc kinh tế. Các nhận định trong bài viết xuất phát từ ý kiến cá nhân của tác giả.
Nguồn:Nguyên Hồng (Theo CNNBàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Đừng kỳ vọng giá dầu sớm tăng trở lại
Năm 2015, giá dầu rớt thê thảm trở thành câu chuyện đầu môi của các chuyên gia kinh tế thế giới. Những ngày đầu năm 2016 tiếp tục chứng kiến thêm một đợt giảm 20% xuống dưới 28 đô/thùng - mức thấp kỷ lục trong vòng 12 năm trở lại đây. Ngày qua ngày, từng mốc đáy mới cho giá dầu được xác lập đã gây nên những tác động to lớn lên nền kinh tế thế giới, đồng thời gia tăng áp lực lên chính các nhà sản xuất khi lợi nhuận thấp kỷ lục.
Dầu mỏ là loại hàng hóa biến động giá cả hằng ngày. Giá dầu từng tăng lên, cũng từng giảm xuống một cách đột ngột. Nhưng tại sao lần này, giá dầu lại tụt dốc không phanh một cách khác thường?
Mặc cho những bất ổn an ninh tại khu vực Trung Đông luôn ở mức báo động, giá dầu giao dịch trên thị trường thế giới vẫn chìm sâu nhiều tháng qua. Kể từ những năm thập kỷ 70, chu kỳ tăng giảm của ngành công nghiệp dầu mỏ đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi lượng cung của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC cũng như những câu chuyện nội bộ bên trong tổ chức này, hoặc khi bất kỳ nơi nào đó trên trên thế giới loáng thoáng bóng ma chiến tranh. Nhưng đến nay, điều này không hoàn toàn chính xác.
Cựu Bộ trưởng Dầu mỏ của Saudi Ahmed Zaki Yamani từng nói: “Những biến động chính trị có thể tác động lên giá dầu trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng về lâu về dài, giá dầu sẽ phản ánh khách quan tương quan cung cầu của thị trường.” Ông đã đúng.
10 triệu thùng/ngày
Mức giá dầu thời điểm hiện tại được xác lập từ cuộc chiến khốc liệt nhằm tranh giành thị phần giữa OPEC và các nước sản xuất dầu không thuộc khối OPEC. Chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm, các quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất đã đưa thêm 10 triệu thùng/ngày vào thị trường thế giới. Và rồi, thế giới liên tục bị cuốn vào vòng xoáy cuộc chiến giá dầu.
4 năm trước đây, giá dầu cao đã khuyến khích những nhà sản xuất tái đầu tư lợi nhuận vào công nghệ khai thác hiện đại nhằm giảm bớt chi phí sản xuất dầu và khí đốt. Điều này đã giúp các công ty có thể sản xuất lượng dầu nhiều hơn nhu cầu thị trường, kéo theo nhiều thay đổi cơ bản trên thị trường hiện nay.
Kể từ năm 2010, Mỹ đã tăng nguồn cung thêm 5 triệu thùng dầu đá phiến một ngày. Tương tự, Nga bổ sung thêm 1 triệu thùng/ngày, Iraq đẩy sản lượng xuất khẩu từ 2 triệu thùng lên con số 4,4 triệu thùng lần đầu tiên trong lịch sử nước này.
Phớt lờ nguy cơ gây nguy cơ chia rẽ sâu sắc trong nội bộ OPEC, Ả Rập Saudi ngay lập tức đáp trả bằng việc tăng thêm 2 triệu thùng/ngày, đạt 10,5 triệu thùng/ngày,. Nhưng đó là cách mà Riyadh muốn có ảnh hưởng lên thị trường dầu thế giới, một chiến lược có thể sẽ còn tiếp tục thúc đẩy nước này tăng sản lượng thêm 2 triệu thùng/ngày trong nay mai nếu cần thiết.
Ngành công nghiệp sản xuất dầu của Mỹ phục hồi tốt hơn dự kiến
Các nhà sản xuất dầu mỏ của Mỹ vê lâu về dài sẽ thích nghi với thị trường tốt hơn nhiều so với nhận định của các chuyên gia. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết Mỹ sẽ cắt giảm sản lượng dầu đá phiến 570 ngàn thùng/ngày trong năm 2016 vì giá dầu tụt dốc.
Nhưng con số cắt giảm nhỏ bé của Mỹ cũng sẽ không đủ để giúp giá dầu leo lên lại mức 60 đô/thùng như hồi tháng 5/2015. Theo tính toán của các chuyên gia, để giá dầu ngưng tụt dốc, thế giới cần cắt giảm ít nhất 4% sản lượng hiện tại, tương đương 3,8 triệu thùng/ngày.
Đó là chưa kể đến “ông lớn” Iran, sau khi thoát lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đã nhanh chóng tái khởi động các giếng dâu để tăng mức xuất khẩu thêm 1 triệu thùng/ngày trong vòng 18 tháng tới hoặc nhanh hơn nữa. Trong khi đó, nước làng giềng Iraq tuy vẫn muốn duy trì sản lượng hiện tại trong năm nay, nhưng cũng đã nhắm tới mức sản lượng kỷ lục 7 triệu thùng/ngày trước năm 2020.
Vì thế, giá dầu được duy trì ở mức thấp trong thời gian sắp tới là điều khó tránh khỏi.
Cái giá phải trả
Nguồn cung vượt quá nhu cầu đồng nghĩa với việc cuộc chiến tranh giành khách hàng sẽ ngày càng trở nên khốc liệt, đồng thời các quốc gia xuất khẩu dầu phải đối mặt với lợi nhuận thấp, giá thành dần tiệm cận với chi phí sản xuất, gây bất ổn cả về kinh tế và chính trị thế giới cũng như chính các quốc gia này.
Tác động rõ ràng nhất là việc Quốc hội Mỹ đã thông qua lệnh cấm xuất khẩu dầu thô được trình lên Quốc hội cách đây 40 năm nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước. Ngay lập tức, thị phần của OPEC đã giảm một nửa từ 65% xuống còn 33%.
Giá dầu thấp đã và đang gây áp lực cho các nhà sản xuất Trung Đông lên dự trữ tiền tệ của các nước này. Những quốc gia này cần chi tiêu nhiều nhằm đầu tư cho giáo dục và cơ sơ hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng. Thiếu hụt từ nguồn thu dầu mỏ khiến lạm phát gia tăng, nhiều mặt hàng bị áp mức thuế suất cao hơn, chính phủ từng bước hủy bỏ trợ cấp, kéo theo nhiều xung đột vể chính trị. Hậu quả là Caracas và Baghdad gần như đã thất bại trong tái cấu trúc nền kinh tế. Riyadh, thậm chí là Nga và Tehran có thể là những nạn nhân tiếp theo.
Bức tranh giá dầu hiện tại có thể làm hài lòng những kẻ hưởng lợi từ sự bất ổn, nhưng lãnh đạo của các quốc gia xuất khẩu dầu, trong đó có Việt Nam, cần phải thận trọng trong từng bước đi, vì giá dầu thấp có thể sẽ gây nên những tổn thất to lớn.
Tác giả Luay Al-Khatteeb là nhà sáng lập kiêm giám đốc Viện Năng lượng Iraq và là tư vấn cấp cao cho chính phủ Iraq về chính sách năng lượng và tái cấu trúc kinh tế. Các nhận định trong bài viết xuất phát từ ý kiến cá nhân của tác giả.
Nguồn:Nguyên Hồng (Theo CNN