Thân Hữu Tiếp Tay...

Đừng sợ. Viết thôi, cứ viết đi.

Ngày hội văn chương Irrawaddy kéo dài ba ngày đã hội tụ được các nhà văn, nhà thơ, và các cựu tù chính trị Miến Điện trong nước và nước ngoài.

Phạm Toàn dịch

Aung San Suu Kyi at the Irrawaddy literary festival in BurmaNgày hội văn chương Irrawaddy kéo dài ba ngày đã hội tụ được các nhà văn, nhà thơ, và các cựu tù chính trị Miến Điện trong nước và nước ngoài.

Đây là một ngày hội văn chương với một chút khác biệt. Trước hết, đối với nhiều người trong công chúng tới dự, ngay cả tên tuổi một số ngôi sao trên tờ quảng cáo cũng vẫn còn là một điều bí ẩn, chẳng biết rõ họ là ai. Thứ đến là, một số trong những tác giả cũng vẫn còn sợ rằng tác phẩm của mình bị kiểm duyệt. Thứ ba là, cả nước Miến Điện xưa nay chưa từng bao giờ được chứng kiến một ngày hội như thế này.

Những cuộc sinh hoạt tại Ngày hội văn chương Irrawaddy kết thúc hôm Chủ nhật được thực hiện bằng hai thứ tiếng, Miến Điện và Anh ngữ, và có nội dung đa dạng, từ những hội thảo về ảnh tân văn sang những cuộc thảo luận về chuyện kiểm duyệt và hành hung tại những cuộc đọc thơ hoặc chiếu phim.

Công chúng tới dự đều đứng để nghe các tù nhân chính trị kể về chế độ quân nhân cai trị Miến Điện kéo dài năm chục năm, hoặc để nêu ra các câu hỏi về việc làm cách nào cho đất nước sẽ lại có được những ngày vui lớn hơn thế này. Những mái lều bán sách cũ trải khắp trên những thảm cỏ khách sạn Hồ Inya, nhà tài trợ ngày hội này, trong lúc các nhà thơ và nhà văn tụ tập đông đúc quanh các bàn ăn picnic và thảo luận về nghệ thuật cùng văn chương.

Những câu chuyện quay đi quay lại trong ngày hội kéo dài ba ngày này luôn luôn xoay quanh nhà lãnh đạo đối lập và nhà Giải Nobel Aung San Suu Kyi — người đến ngày hội này trong vai nhà bảo trợ — và bà đã nói với công chúng tới dự rằng sách đã giúp bà tránh được nỗi cô đơn trong hai mươi năm bị quản chế tại gia, và bà nói đùa rằng, tuy nhiều người thấy bà dũng cảm đấy, song bà vẫn không đủ can đảm để hành động như cậu chàng Harry Potter.

“[Việc đọc sách] mang lại cho ta cơ may hiểu biết được những con người khác với ta có suy nghĩ ra sao, và những con người khác ta có những trải nghiệm gì,” bà nói. “Và đọc sách cũng giúp ta đương đầu với chính cuộc đời mình.”

Với nhiều người Miến Điện, ngày hội văn chương này là một sự thức tỉnh phi thường đối với một cung cách sống đã lẩn trốn khỏi quốc gia này trong nhiều thập niên.

“Nay chúng ta được gặp gỡ những nhà văn quốc tế, và nói lên điều gì chúng ta thực bụng nghĩ và chia sẻ những gì chúng ta thực sự am tường,” – đó là lời Shwegu May Hnin, 74 tuổi, một nhà văn chính trị can trường đã sống trong giam tù những năm đầu của thập niên 1990 – “ngày hội này thật tốt cho chúng ta.”

Thế nhưng không phải tất cả những vị khách mời quốc tế đều có tên tuổi trở thành quen thuộc ở Miến Điện, vì đây là một quốc gia bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài khiến cho chỉ những bản văn đã được kiểm duyệt của các tác giả cổ điển lớn mới lọt được vào nhà trường.

“Miến Điện rõ ràng là rất yêu văn chương, thế nhưng Miến Điện cũng thiếu hẳn điều kiện để đến được với văn chương,” lời Jane Heyn, giám đốc điều hành ngày hội và là vợ đại sứ Anh quốc tại Miến Điện. “Lúc lập kế hoạch tổ chức ngày hội này, khi nghe tôi nhắc tới những tên tuổi như Jung Chang [tác giả cuốn sách “Những điều chưa biết về Mao Trạch Đông”, “Mao, The Untold Story” – ND thêm] và [nhà sử học – ND thêm] William Dalrymple, tôi bắt gặp những cặp mắt trố ra nhìn mình. Nhưng đó là những cặp mắt của những con người khát khao hiểu biết.”

Sự kiện ngày hội văn chương này khiến nhiều người nước ngoài lần đầu tiên mới được đọc hoặc được nghe về văn chương hoặc thơ ca Miến Điện.

Giải nhất tại Ngày hội văn chương được trao cho cậu học sinh Trung học 17 tuổi Aung Zin Phyo Thein, người viết truyện ngắn Đổi đời về cuộc chiến sắc tộc kéo dài ở vùng Kachin, trong đó có nói tới nạn mãi dâm, nạn rượu chè trong công việc khai thác mỏ.

“Tôi đã tận mắt thấy những điều tàn bạo xảy ra [ở nơi đây]. Điều đó xảy ra hàng ngày,” lời Aung Zin khi được hỏi vì sao anh chọn viết về chuyện xảy ra ở Kachin, một bang ở đó những người nổi dậy suốt 50 năm qua đã chiến đầu đòi được nhiều quyền tự trị hơn. “Thông thường khi chúng ta nghe đến chiến tranh, thì ta nghĩ tới Iraq và Afghanistan. Nhưng giờ đây, chiến tranh quá gần nơi chúng ta đang ở. Bây giờ chiến tranh là một thực tại của chúng ta. Và tôi đã chọn tập trung vào chuyện này, bởi vì trong chiến tranh hai phe thì đánh nhau còn bị chết thì bao giờ cũng là phe thứ ba.”

Trong khi Miến Điện mở cửa chậm nhưng mà chắc, thì thế giới bên ngoài cũng cần hiểu biết về đất nước này. Một tập thơ Miến Điện đương đại, Những khúc xương rồi sẽ reo mừng (Bones Will Crow), mới được xuất bản tại Anh quốc, còn tại Miến Điện thì đã bãi bỏ cơ quan kiểm duyệt hồi năm ngoái và đã giảm nhẹ một số trong những quy chế khắt khe đã buộc những nhà văn được yêu quý nhất của đất nước này vẫn còn đang phải sống sau song sắt nhà tù.

Song nhiều nhà văn và nhà thơ thành danh hơn cả của quốc gia vẫn bày tỏ nỗi sợ tiềm ẩn trong họ đối với chính phủ, trong đó có cả nỗi sợ rằng những quyền tự do mới có được sẽ vẫn có khả năng bị tước đoạt bất kỳ lúc nào.

“Tôi không sợ viết ra những gì tôi muốn lên tiếng, nhưng các vị biên tập và các nhà xuất bản vẫn sợ in thơ của tôi,” lời Saw Wai, một trong những nhà thơ tiếng tăm của Miến Điện, người đã bị bỏ tù năm 2008 vì đã chỉ trích chính phủ trong một bài thơ ám chỉ kín đáo nhân Ngày Valentine. “Ông tổng thống đã nói rằng chúng tôi nên tự do biểu đạt, nhưng việc thực thi quyền này thì vẫn còn rất kém. Nói cho thực lòng, tôi vẫn còn bị quá khứ ám ảnh.”

Nói cho thật đúng thì thế hệ trẻ của Miến Điện không chỉ cưỡi trên những ngọn sóng cải cách còn rất mới, mà họ đang còn trông đợi được nhiều hơn nữa.

“Tôi không muốn làm cho to chuyện, nhưng thực sự phải nói là không, tôi không sợ hãi,” lời Aung Zin khi được hỏi xem anh còn lo lắng chuyện kiểm duyệt nữa không. “Tôi là người đầu tiên được giải thưởng tại Hội văn chương Irrawaddy và … tôi muốn điều này trở thành chất xúc tác cho các nhà văn trẻ khác đang muốn cầm bút viết văn.

“Đừng sợ. Viết thôi, cứ viết đi.”

Nguồn: guardian.co.uk

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đừng sợ. Viết thôi, cứ viết đi.

Ngày hội văn chương Irrawaddy kéo dài ba ngày đã hội tụ được các nhà văn, nhà thơ, và các cựu tù chính trị Miến Điện trong nước và nước ngoài.

Phạm Toàn dịch

Aung San Suu Kyi at the Irrawaddy literary festival in BurmaNgày hội văn chương Irrawaddy kéo dài ba ngày đã hội tụ được các nhà văn, nhà thơ, và các cựu tù chính trị Miến Điện trong nước và nước ngoài.

Đây là một ngày hội văn chương với một chút khác biệt. Trước hết, đối với nhiều người trong công chúng tới dự, ngay cả tên tuổi một số ngôi sao trên tờ quảng cáo cũng vẫn còn là một điều bí ẩn, chẳng biết rõ họ là ai. Thứ đến là, một số trong những tác giả cũng vẫn còn sợ rằng tác phẩm của mình bị kiểm duyệt. Thứ ba là, cả nước Miến Điện xưa nay chưa từng bao giờ được chứng kiến một ngày hội như thế này.

Những cuộc sinh hoạt tại Ngày hội văn chương Irrawaddy kết thúc hôm Chủ nhật được thực hiện bằng hai thứ tiếng, Miến Điện và Anh ngữ, và có nội dung đa dạng, từ những hội thảo về ảnh tân văn sang những cuộc thảo luận về chuyện kiểm duyệt và hành hung tại những cuộc đọc thơ hoặc chiếu phim.

Công chúng tới dự đều đứng để nghe các tù nhân chính trị kể về chế độ quân nhân cai trị Miến Điện kéo dài năm chục năm, hoặc để nêu ra các câu hỏi về việc làm cách nào cho đất nước sẽ lại có được những ngày vui lớn hơn thế này. Những mái lều bán sách cũ trải khắp trên những thảm cỏ khách sạn Hồ Inya, nhà tài trợ ngày hội này, trong lúc các nhà thơ và nhà văn tụ tập đông đúc quanh các bàn ăn picnic và thảo luận về nghệ thuật cùng văn chương.

Những câu chuyện quay đi quay lại trong ngày hội kéo dài ba ngày này luôn luôn xoay quanh nhà lãnh đạo đối lập và nhà Giải Nobel Aung San Suu Kyi — người đến ngày hội này trong vai nhà bảo trợ — và bà đã nói với công chúng tới dự rằng sách đã giúp bà tránh được nỗi cô đơn trong hai mươi năm bị quản chế tại gia, và bà nói đùa rằng, tuy nhiều người thấy bà dũng cảm đấy, song bà vẫn không đủ can đảm để hành động như cậu chàng Harry Potter.

“[Việc đọc sách] mang lại cho ta cơ may hiểu biết được những con người khác với ta có suy nghĩ ra sao, và những con người khác ta có những trải nghiệm gì,” bà nói. “Và đọc sách cũng giúp ta đương đầu với chính cuộc đời mình.”

Với nhiều người Miến Điện, ngày hội văn chương này là một sự thức tỉnh phi thường đối với một cung cách sống đã lẩn trốn khỏi quốc gia này trong nhiều thập niên.

“Nay chúng ta được gặp gỡ những nhà văn quốc tế, và nói lên điều gì chúng ta thực bụng nghĩ và chia sẻ những gì chúng ta thực sự am tường,” – đó là lời Shwegu May Hnin, 74 tuổi, một nhà văn chính trị can trường đã sống trong giam tù những năm đầu của thập niên 1990 – “ngày hội này thật tốt cho chúng ta.”

Thế nhưng không phải tất cả những vị khách mời quốc tế đều có tên tuổi trở thành quen thuộc ở Miến Điện, vì đây là một quốc gia bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài khiến cho chỉ những bản văn đã được kiểm duyệt của các tác giả cổ điển lớn mới lọt được vào nhà trường.

“Miến Điện rõ ràng là rất yêu văn chương, thế nhưng Miến Điện cũng thiếu hẳn điều kiện để đến được với văn chương,” lời Jane Heyn, giám đốc điều hành ngày hội và là vợ đại sứ Anh quốc tại Miến Điện. “Lúc lập kế hoạch tổ chức ngày hội này, khi nghe tôi nhắc tới những tên tuổi như Jung Chang [tác giả cuốn sách “Những điều chưa biết về Mao Trạch Đông”, “Mao, The Untold Story” – ND thêm] và [nhà sử học – ND thêm] William Dalrymple, tôi bắt gặp những cặp mắt trố ra nhìn mình. Nhưng đó là những cặp mắt của những con người khát khao hiểu biết.”

Sự kiện ngày hội văn chương này khiến nhiều người nước ngoài lần đầu tiên mới được đọc hoặc được nghe về văn chương hoặc thơ ca Miến Điện.

Giải nhất tại Ngày hội văn chương được trao cho cậu học sinh Trung học 17 tuổi Aung Zin Phyo Thein, người viết truyện ngắn Đổi đời về cuộc chiến sắc tộc kéo dài ở vùng Kachin, trong đó có nói tới nạn mãi dâm, nạn rượu chè trong công việc khai thác mỏ.

“Tôi đã tận mắt thấy những điều tàn bạo xảy ra [ở nơi đây]. Điều đó xảy ra hàng ngày,” lời Aung Zin khi được hỏi vì sao anh chọn viết về chuyện xảy ra ở Kachin, một bang ở đó những người nổi dậy suốt 50 năm qua đã chiến đầu đòi được nhiều quyền tự trị hơn. “Thông thường khi chúng ta nghe đến chiến tranh, thì ta nghĩ tới Iraq và Afghanistan. Nhưng giờ đây, chiến tranh quá gần nơi chúng ta đang ở. Bây giờ chiến tranh là một thực tại của chúng ta. Và tôi đã chọn tập trung vào chuyện này, bởi vì trong chiến tranh hai phe thì đánh nhau còn bị chết thì bao giờ cũng là phe thứ ba.”

Trong khi Miến Điện mở cửa chậm nhưng mà chắc, thì thế giới bên ngoài cũng cần hiểu biết về đất nước này. Một tập thơ Miến Điện đương đại, Những khúc xương rồi sẽ reo mừng (Bones Will Crow), mới được xuất bản tại Anh quốc, còn tại Miến Điện thì đã bãi bỏ cơ quan kiểm duyệt hồi năm ngoái và đã giảm nhẹ một số trong những quy chế khắt khe đã buộc những nhà văn được yêu quý nhất của đất nước này vẫn còn đang phải sống sau song sắt nhà tù.

Song nhiều nhà văn và nhà thơ thành danh hơn cả của quốc gia vẫn bày tỏ nỗi sợ tiềm ẩn trong họ đối với chính phủ, trong đó có cả nỗi sợ rằng những quyền tự do mới có được sẽ vẫn có khả năng bị tước đoạt bất kỳ lúc nào.

“Tôi không sợ viết ra những gì tôi muốn lên tiếng, nhưng các vị biên tập và các nhà xuất bản vẫn sợ in thơ của tôi,” lời Saw Wai, một trong những nhà thơ tiếng tăm của Miến Điện, người đã bị bỏ tù năm 2008 vì đã chỉ trích chính phủ trong một bài thơ ám chỉ kín đáo nhân Ngày Valentine. “Ông tổng thống đã nói rằng chúng tôi nên tự do biểu đạt, nhưng việc thực thi quyền này thì vẫn còn rất kém. Nói cho thực lòng, tôi vẫn còn bị quá khứ ám ảnh.”

Nói cho thật đúng thì thế hệ trẻ của Miến Điện không chỉ cưỡi trên những ngọn sóng cải cách còn rất mới, mà họ đang còn trông đợi được nhiều hơn nữa.

“Tôi không muốn làm cho to chuyện, nhưng thực sự phải nói là không, tôi không sợ hãi,” lời Aung Zin khi được hỏi xem anh còn lo lắng chuyện kiểm duyệt nữa không. “Tôi là người đầu tiên được giải thưởng tại Hội văn chương Irrawaddy và … tôi muốn điều này trở thành chất xúc tác cho các nhà văn trẻ khác đang muốn cầm bút viết văn.

“Đừng sợ. Viết thôi, cứ viết đi.”

Nguồn: guardian.co.uk

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm