Ý tưởng rằng Đường Chín Đoạn phân định ra vùng nước lịch sử là do Đài Loan đề ra,
Một tác giả Trung Quốc, ông Tiết Lực giải thích về Đường Chín Đoạn hình thành ra sao từ thời Tưởng Giới Thạch và cho biết cả chính sách liên quan từng bị Tổng thống Trần Thủy Biển của Đài Loan xóa bỏ.
Thế nhưng, trong bối cảnh tranh chấp tại Biển Đông lên cao, Đường Chín Đoạn mà người Việt Nam hay gọi là Đường Lưỡi Bò, lại được Trung Quốc 'tiếp quản', và đề cao.
Trả lời trang The Diplomat hôm 06/07/2016, trước ngày phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực (PCA) tháng này, ông Tiết Lực (Xue Li) từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc giải thích ngọn nguồn vụ việc:
"Ý tưởng rằng Đường Chín Đoạn phân định ra vùng nước lịch sử là do Đài Loan đề ra, và sau được đưa vào trong 'Nam Hải Chính sách Cương lĩnh - Nanhai Zhengce Gangling' năm 1993.
"Vùng nước lịch sử giống vùng nội thủy nhưng có ý nghĩa pháp lý thấp hơn."
"Tổng thống Trần Thủy Biển đã bác bỏ chính sách này vào năm 2003 khi ông lên cầm quyền, nhưng Đài Loan chưa bao giờ ra tuyên bố về vùng nước nằm trong Đường Chín Đoạn, nên các vùng nước này vẫn có thể bị cho như là vùng nước lịch sử."
Image copyrightAFPImage captionÔng Trần Thủy Biển từng bỏ Chính sách Nam Hải năm 2003
Mơ hồ vì vẽ bản đồ kém?
Ông Tiết Lực nêu quan điểm rằng Đường Chín Đoạn chỉ nên được coi là đường phân định chủ quyền của các hòn đảo vì cách hình thành với các lý do kỹ thuật khiến chúng thiếu chính xác:
"Khi đường này được chính quyền Trung Hoa Dân quốc của Quốc Dân Đảng vẽ ra năm 1947, Trung Quốc không có khả năng đo lường các hòn đảo để xác định mọi địa hình tạo đường phân định cho khu vực hành chính xung quanh."
"Vì thế, họ vẽ ra đường chạy qua điểm giữa các hòn đảo và vùng đất lân bang để chỉ ra rằng các đảo nằm bên trong đường vẽ ra là lãnh thổ Trung Hoa."
Image captionCó bản đồ in Đường 11 đoạn nhưng Chu Ân Lai ra lệnh xóa đi hai vạch, còn lại 9
"Đường này nói chung chạy qua điểm trung tuyến giữa các điểm nhô ra nhất của các hòn đảo và địa hình của đất liền xung quanh. Không hề có các vị trí địa lý cụ thể được nêu ra, và những bản đồ mỗi thời in một kiểu lại có chút ít khác biệt về điểm chính xác của đường chín đoạn này."
Theo ông Tiết Lực, Trung Hoa lục địa sau này đưa Đường Chín Đoạn và Luật lãnh hải năm 1992 và ra công bố ngoại giao khẳng định "chủ quyền không tranh cãi" về các đảo ở biển Nam Trung Hoa và mọi vùng nước xung quanh.
Nhưng theo ông, "đường chín đoạn nên được coi như là ranh giới chủ quyền của các hòn đảo" mà thôi.
Ông cũng giải thích vì sao Trung Quốc cho xây cất trên các bãi đá ở Biển Đông.
"Trung Quốc chỉ làm những gì các nước khác đã làm. Ở quần đảo Nam Sa (Trường Sa), có 50 đảo hiện đang được chiếm giữ thì 29 do Việt Nam, 5 do Malaysia, 8 do Philippines, và 7 do Trung Quốc, và 1 do Đài Loan chiếm."
Trung Quốc không muốn ở vào vị trí bất lợi nên bắt đầu xây đắp từ 2013, và điều khác biệt là chương trình bồi đắp của Trung Quốc lớn hơn [các nước kia] về tầm vóc, ông nói.
Bản tiếng Trung bài phỏng vấn với ông Tiết Lực được đăng trên trang 21ccom.net.
Ông Tiết Lực, hiện giữ chức chủ nhiệm Ban nghiên cứu chiến lược quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, không phải là người đầu tiên và duy nhất trong giới chuyên gia tiếng Trung lên tiếng về tính thiếu chính xác của Đường Chín Đoạn.
Một học giả khác, giáo sư Uông Tranh từ Đại học Seton Hall, Hoa Kỳ, cũng có bài gần đây nói về tính mơ hồ của Đường Chín Đoạn.
Cũng viết trên trang The Diplomat, ông nói ông chưa tìm thấy bất cứ sách nào xuất bản ở Trung Quốc "phân tích cụ thể, đầy đủ và khách quan về cả sự kiện và lịch sử Biển Nam Trung Hoa cũng như quá trình hình thành bản đồ Đường Chín Đoạn và ý nghĩa của nó".
Image copyrightGETTYImage captionĐường Chín Đoạn nay chính thức được Trung Quốc tuyên truyền khắp nơi
Hôm 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague, Hà Lan đã ra phán quyết chung cuộc vụ Philippines kiện Trung Quốc về Đường Chín Đoạn.
Tòa nói không có bằng chứng lịch sử cho thấy Trung Quốc có thể kiểm soát đặc quyền các vùng biển và nguồn tài nguyên ở Biển Đông.
Trung Quốc nói sẽ không công nhận phán quyết của Tòa và tiếp tục bảo vệ quyền lợi của mình.
Ý tưởng rằng Đường Chín Đoạn phân định ra vùng nước lịch sử là do Đài Loan đề ra,
Một tác giả Trung Quốc, ông Tiết Lực giải thích về Đường Chín Đoạn hình thành ra sao từ thời Tưởng Giới Thạch và cho biết cả chính sách liên quan từng bị Tổng thống Trần Thủy Biển của Đài Loan xóa bỏ.
Thế nhưng, trong bối cảnh tranh chấp tại Biển Đông lên cao, Đường Chín Đoạn mà người Việt Nam hay gọi là Đường Lưỡi Bò, lại được Trung Quốc 'tiếp quản', và đề cao.
Trả lời trang The Diplomat hôm 06/07/2016, trước ngày phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực (PCA) tháng này, ông Tiết Lực (Xue Li) từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc giải thích ngọn nguồn vụ việc:
"Ý tưởng rằng Đường Chín Đoạn phân định ra vùng nước lịch sử là do Đài Loan đề ra, và sau được đưa vào trong 'Nam Hải Chính sách Cương lĩnh - Nanhai Zhengce Gangling' năm 1993.
"Vùng nước lịch sử giống vùng nội thủy nhưng có ý nghĩa pháp lý thấp hơn."
"Tổng thống Trần Thủy Biển đã bác bỏ chính sách này vào năm 2003 khi ông lên cầm quyền, nhưng Đài Loan chưa bao giờ ra tuyên bố về vùng nước nằm trong Đường Chín Đoạn, nên các vùng nước này vẫn có thể bị cho như là vùng nước lịch sử."
Image copyrightAFPImage captionÔng Trần Thủy Biển từng bỏ Chính sách Nam Hải năm 2003
Mơ hồ vì vẽ bản đồ kém?
Ông Tiết Lực nêu quan điểm rằng Đường Chín Đoạn chỉ nên được coi là đường phân định chủ quyền của các hòn đảo vì cách hình thành với các lý do kỹ thuật khiến chúng thiếu chính xác:
"Khi đường này được chính quyền Trung Hoa Dân quốc của Quốc Dân Đảng vẽ ra năm 1947, Trung Quốc không có khả năng đo lường các hòn đảo để xác định mọi địa hình tạo đường phân định cho khu vực hành chính xung quanh."
"Vì thế, họ vẽ ra đường chạy qua điểm giữa các hòn đảo và vùng đất lân bang để chỉ ra rằng các đảo nằm bên trong đường vẽ ra là lãnh thổ Trung Hoa."
Image captionCó bản đồ in Đường 11 đoạn nhưng Chu Ân Lai ra lệnh xóa đi hai vạch, còn lại 9
"Đường này nói chung chạy qua điểm trung tuyến giữa các điểm nhô ra nhất của các hòn đảo và địa hình của đất liền xung quanh. Không hề có các vị trí địa lý cụ thể được nêu ra, và những bản đồ mỗi thời in một kiểu lại có chút ít khác biệt về điểm chính xác của đường chín đoạn này."
Theo ông Tiết Lực, Trung Hoa lục địa sau này đưa Đường Chín Đoạn và Luật lãnh hải năm 1992 và ra công bố ngoại giao khẳng định "chủ quyền không tranh cãi" về các đảo ở biển Nam Trung Hoa và mọi vùng nước xung quanh.
Nhưng theo ông, "đường chín đoạn nên được coi như là ranh giới chủ quyền của các hòn đảo" mà thôi.
Ông cũng giải thích vì sao Trung Quốc cho xây cất trên các bãi đá ở Biển Đông.
"Trung Quốc chỉ làm những gì các nước khác đã làm. Ở quần đảo Nam Sa (Trường Sa), có 50 đảo hiện đang được chiếm giữ thì 29 do Việt Nam, 5 do Malaysia, 8 do Philippines, và 7 do Trung Quốc, và 1 do Đài Loan chiếm."
Trung Quốc không muốn ở vào vị trí bất lợi nên bắt đầu xây đắp từ 2013, và điều khác biệt là chương trình bồi đắp của Trung Quốc lớn hơn [các nước kia] về tầm vóc, ông nói.
Bản tiếng Trung bài phỏng vấn với ông Tiết Lực được đăng trên trang 21ccom.net.
Ông Tiết Lực, hiện giữ chức chủ nhiệm Ban nghiên cứu chiến lược quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, không phải là người đầu tiên và duy nhất trong giới chuyên gia tiếng Trung lên tiếng về tính thiếu chính xác của Đường Chín Đoạn.
Một học giả khác, giáo sư Uông Tranh từ Đại học Seton Hall, Hoa Kỳ, cũng có bài gần đây nói về tính mơ hồ của Đường Chín Đoạn.
Cũng viết trên trang The Diplomat, ông nói ông chưa tìm thấy bất cứ sách nào xuất bản ở Trung Quốc "phân tích cụ thể, đầy đủ và khách quan về cả sự kiện và lịch sử Biển Nam Trung Hoa cũng như quá trình hình thành bản đồ Đường Chín Đoạn và ý nghĩa của nó".
Image copyrightGETTYImage captionĐường Chín Đoạn nay chính thức được Trung Quốc tuyên truyền khắp nơi
Hôm 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague, Hà Lan đã ra phán quyết chung cuộc vụ Philippines kiện Trung Quốc về Đường Chín Đoạn.
Tòa nói không có bằng chứng lịch sử cho thấy Trung Quốc có thể kiểm soát đặc quyền các vùng biển và nguồn tài nguyên ở Biển Đông.
Trung Quốc nói sẽ không công nhận phán quyết của Tòa và tiếp tục bảo vệ quyền lợi của mình.
tơ bào này toàn dich tin tưc tui liberal AU CHAU khong à chỉ đung 1/2tụi AU CHAU cư sưvoi nươc MY kong băng và dân AU CHAU lười biêng , tôi đả đi choi AU CHAU mừoi ngày ròi thừ bay chăng cò cửa tiệm mở ...dân AU CHAU lười như hủi .
Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?