Nhân Vật
Em đã trở về -Lê Diễn Đức
Hôm nay, ông Đỗ Ty, cha của Minh Hạnh, đã xác nhận qua điện thoại với Đài Á Châu Tự Do rằng, công an đã thông báo Minh Hạnh được trả tự do và đang trên đường về nhà.
Lê Diễn Đức
Vào giữa tháng 6, trên mạng xã hội Facebook có tin đồn Đỗ
Thị Minh Hạnh được trả tự do, không có nguồn kiểm chứng, nên tôi vẫn bán
tin bán nghi và cuối cùng là bị mừng hụt!
Thì ra tin đồn không phải không có xuất xứ. Bà Trần Thị Ngọc Minh,
mẹ của Minh Hạnh đã viết trên Facebook rằng, vào "ngày 15 tháng 6 vừa
qua, đúng lịch thăm nuôi, gia đình chúng tôi đã đến trại giam Thanh Xuân
- Hà Nội để thăm nuôi con gái là tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh.
Chúng tôi được quản giáo cho biết là Đỗ Thị Minh Hạnh "đã có quyết định
được trả tự do" "và trại giam đang làm thủ tục để Đỗ Thị Minh Hạnh ra
trại".
Trong khoảng thời gian nửa tháng qua, được biết, sự chần chừ trả tự
do cho Minh Hạnh là do việc Minh Hạnh không ký giấy tờ "nhận tội" mà
trại giam áp đặt.
Hôm nay, ông Đỗ Ty, cha của Minh Hạnh, đã xác nhận qua điện thoại
với Đài Á Châu Tự Do rằng, công an đã thông báo Minh Hạnh được trả tự
do và đang trên đường về nhà.
Thật mừng hết nói, bởi vì dù không biết Minh Hạnh ngoài đời nhưng
tôi có một sự gần gũi, thân thiết xuất phát từ tình cảm chung trong đại
gia đình anh em tranh đấu dân chủ ở Ba Lan. Tháng 12 năm 2013, gặp bà
Trần Thị Ngọc Minh trong một bữa ăn tối chia tay tại Warszawa, Ba Lan,
cầm tay bà tôi đã động viên và nói rằng, tôi rất cảm phục Minh Hạnh,
thương cô ấy vô cùng, một cô gái trẻ mà nhân ái, hiểu biết và đặc biệt
tinh thần bất khuất cũng như khát vọng tự do trước bạo quyền, ngay cả
lúc bị tù tội. Nhìn bà Minh rơm rớm nước mắt, tôi ái ngại và cảm nhận
được tình yêu thương mẫu tử vô bờ bến.
Trả lời phỏng vấn của đài VOA hôm 22 tháng 9 năm 2013, bà Trần Thị Ngọc Minh kể:
"Từ lúc học lớp 12, Hạnh đã có vẻ bất bình rồi. Hạnh nói đối
với Hạnh thì không sao vì gia đình có công với cách mạng, ông nội là lão
thành cách mạng, bà nội là liệt sỹ thời kỳ chống Pháp. Lý lịch của Hạnh
không có gì để phàn nàn, nhưng Hạnh đấu tranh cho các bạn vì Hạnh thấy
rằng làm lý lịch thi đại học và học phí đại học họ đều ưu tiên cho gia
đình có công cách mạng và con cán bộ. Hạnh than phiền “Tại sao lại phân
biệt lý lịch tốt-xấu? Lý lịch tốt-xấu là thế nào? Chúng con có tội gì để
bị phân biệt như vậy?” Khi vào Sài Gòn thi đại học, Hạnh tìm hiểu thực
trạng xã hội. Hạnh đã khóc tâm sự với chị gái rằng đất nước đang lâm
nguy. Thế rồi sau đó Hạnh âm thầm dấn thân. Từ 2003, Hạnh tham gia các
công tác xã hội, giúp đỡ gia đình nghèo. Năm 2005, Hạnh tham gia khối
8406, giúp đỡ dân oan mất đất. Hạnh về đánh máy các hồ sơ khiếu nại đất
đai cho dân oan rất nhiều. Từ năm 2005 biết được các hoạt động của Hạnh,
tôi có ngăn cản, nhưng sau đó khi Hạnh vào Sài Gòn học Cao đẳng Kinh
tế, Hạnh tiếp tục âm thầm hoạt động. Trong thời gian hoạt động, không có
Tết nào Hạnh ăn Tết ở nhà cả. Hạnh nói: “Thực trạng xã hội Việt Nam rất
bi đát, nguy cơ mất nước, dân rất đau khổ” và Hạnh đi thôi".
Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt vào tháng 2 năm 2010 cùng 2 người trẻ tuổi
khác là Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Tòa án Trà Vinh ngày
26 tháng 12 năm 2010 đã kết án Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương 7 năm
tù và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù, với cáo buộc“phá rối an ninh
trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo điều 89 Bộ Luật Hình
sự, vì đã rải truyên đơn "xúi giục" công nhân của một công ty giày da
tỉnh Trà Vinh tổ chức đình công. Thực chất Đỗ Minh hạnh và hai người bạn
chỉ lên tiếng bảo vệ quyền lợi chính đáng của người công nhân lao động
nghèo khổ và thiệt thòi.
Phiên phúc thẩm hôm 18 tháng 3 năm 2011, giữ y án. Các phiên toà
đều đã diễn ra chơp nhoáng trong sự cẩu thả với các bản án đã được định
sẵn, không bảo đảm quyền tranh tụng của bị can cũng như của luật sư,
người nhà không được tham dự.
Trước phiên toà, đối diện với bản án nặng nề 7 năm tù, Minh Hạnh
vẫn tuyên bố mình không có tội. và trong nhà tù Minh Hạnh vẫn cương
quyết không thay đổi chính kiến, bất chấp những hậu quả khắc nghiệt với
bản thân và với bệnh tình của mình. Đây là nghị lực hiếm có ở một cô gái
trẻ.
Trong những bức thư cuả Hạnh lọt được ra ngoài, Minh Hạnh kể về
những sự chèn ép, áp bức đối với cô trong trại giam vì cô dứt khoát
không "nhận tội" và quyết đấu tranh đến cùng chống lại những sai phạm.
Cô viết thư từ trong tù gửi cho mẹ:
"Con không thể chịu nhục với những cô cán bộ nó không lịch sự
tí nào... bước ra cửa thì nó không cho con ra mà phải xin phép đàng
hoàng, rồi phải kêu to "chào cán bộ A, chào cán bộ B... con không làm
được điều đó... Tại sao con người với nhau phải đối xử như vậy??? Con
đến đây để thi hành án, chứ không phải cúi đầu chào người này người kia,
tại sao làm nhục con người như vậy???".
"Má ơi, con rất là đau buồn, con không buồn thân thể con, ở tù
bao nhiêu năm cũng được... Họ bảo con hãy nhận tội đi rồi sẽ được giảm
xuống 4 năm, nhưng không, ở đời thì chết chỉ có một lần mà thôi... để
cho họ thấy rằng, họ không được phép coi thường tinh thần bất khuất của
dân tộc. Mỗi dân tộc, mỗi một con người, nhất là người lãnh đạo đất nước
phải biết rằng "Đặt quyền lợi và danh dự của tổ quốc lên trên quyền lợi
cá nhân của mình chứ". Con đòi hỏi phải cho con đọc sách pháp luật,
phải cho con tìm hiểu các lý luận chính trị, đồng thời là phải cho con
lên thư viện, phải cho con nghe điện thoại... Tại sao phạm nhân ở đây
cũng là phạm nhân, họ phân biệt đối xử vì con là phạm nhân an ninh nên
không được cái này không được cái khác... Cán bộ nói thẳng, con không
nhận tội là con phải bị y án".
"Má lấy thành tích cách mạng của gia đình để được hưởng những
quyền lợi, để được giảm án, chính là điều làm sỉ nhục đối với con, vô
tình làm nhục con".
Tận dụng đang sống tự do ở châu Âu, bà Trần Thị Ngọc Minh đã nỗ lực
đi khắp nơi để vận động chính phủ các nước yêu cầu họ đòi nhà cầm quyền
Việt Nam trả tự do cho Minh Hạnh và những tù nhân lương tâm khác. Thời
gian gấn đây bà đã thực hiện những cuộc điều trần rất xúc động tại quốc
hội Hoa Kỳ, quốc hội Đức, quốc hội Úc về con gái mình và tình trạng nhân
quyền tại Việt Nam.
Tháng 2 năm 2014, 11 dân biểu Hoa Kỳ đã ký tên chung trong một lá
thư gửi tới Chủ tịch nước Việt Nam ông Trương Tấn Sang kêu gọi thả tự do
ngay lập tức cho 3 nhà hoạt động vì quyền của người lao động hiện đang
bị giam cầm là Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Đoàn Quốc
Hùng.
Trong thư, các vị dân biểu Hoa Kỳ lên án việc ba nhà hoạt động vì
quyền của người lao động đang phải đối mặt với những điều kiện khó khăn
và với Liên Hiệp Quốc việc họ bị bỏ tù như vậy là vi phạm luật quốc tế.
Các vị dân biểu cũng nhấn mạnh rằng để mở rộng mối quan hệ hợp tác
song phương Việt – Mỹ, kể các vấn đề thương mại, thì Việt Nam phải giải
quyết những trường hợp trên và hối thúc ông Trương Tấn Sang phải “thả tự
do ngay lập” cho 3 nhà hoạt động.
Ngày 21 tháng 5 năm 2014, bảy Dân Biểu tiểu bang Victoria Úc, Luke
Donnellan, Don Nowderlla, Marsha Thomson, Hong Linh, Martin Pakula,
Cersa Melhem, Marlene Kairouz cho phổ biến thư gởi Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng kêu gọi trả tự do Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng
Quốc Hùng.
Vào tháng Sáu này, hơn 150 dân biểu quốc hội Mỹ đã đồng gửi thư
kiến nghị cho Đại diện thương mại Hoa Kỳ về quan hệ Việt-Mỹ, rằng,
“không TPP nếu không có công đoàn độc lập” và “Việt Nam phải trả tự do
ngay lập tức và vô điều kiện cho Đỗ Thị Minh Hạnh”.
Áp lực mạnh mẽ của công luận quốc tế đã mang lại hiệu quả, dù chưa
vẹn toàn. Hôm nay Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do. Minh Hạnh còn trẻ và
cuộc đời còn dài, con đường đấu tranh trước mắt còn nhiều thử thách và
khó khăn. "Đất nước đang lâm nguy" thực sự trước viễn cảnh Hán thuộc.
Lực lượng hơn 10 triệu công nhân, xương sườn của nền kinh tế Việt Nam,
rất cần những hạt giống can đảm, kiên cường như Minh Hạnh. Minh Hạnh là
một trong những người tiên phong trong việc đòi hỏi và thúc đẩy thành
lập một tổ chức công đoàn độc lập cho công nhân.
Nền kinh tế Việt Nam đang suy giảm và bế tắc, tham gia Hiệp ước Đối
tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP là một cách có thể cứu vãn.
Nhà cầm quyền đành phải đáp ứng đòi hỏi của quốc tế, nhưng họ không thực
lòng. Vì thế, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và nhiều tù
nhân lương tâm khác vẫn trong tù. Họ chẳng hề có thiện chí gì trong việc
trả tự do mà chỉ là một sự đổi chác kiếm lợi mang tính chiến thuật.
Minh Hạnh ơi, hãy bảo trọng, phục hồi sức khoẻ sau bốn năm tù oan
trái, dã man và vô nhân đạo. Chỉ có sức khoẻ Minh Hạnh mới có thể tiếp
tục đi tiếp con đường đã chọn.
© Lê Diễn Đức
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Em đã trở về -Lê Diễn Đức
Hôm nay, ông Đỗ Ty, cha của Minh Hạnh, đã xác nhận qua điện thoại với Đài Á Châu Tự Do rằng, công an đã thông báo Minh Hạnh được trả tự do và đang trên đường về nhà.
Lê Diễn Đức
Vào giữa tháng 6, trên mạng xã hội Facebook có tin đồn Đỗ
Thị Minh Hạnh được trả tự do, không có nguồn kiểm chứng, nên tôi vẫn bán
tin bán nghi và cuối cùng là bị mừng hụt!
Thì ra tin đồn không phải không có xuất xứ. Bà Trần Thị Ngọc Minh,
mẹ của Minh Hạnh đã viết trên Facebook rằng, vào "ngày 15 tháng 6 vừa
qua, đúng lịch thăm nuôi, gia đình chúng tôi đã đến trại giam Thanh Xuân
- Hà Nội để thăm nuôi con gái là tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh.
Chúng tôi được quản giáo cho biết là Đỗ Thị Minh Hạnh "đã có quyết định
được trả tự do" "và trại giam đang làm thủ tục để Đỗ Thị Minh Hạnh ra
trại".
Trong khoảng thời gian nửa tháng qua, được biết, sự chần chừ trả tự
do cho Minh Hạnh là do việc Minh Hạnh không ký giấy tờ "nhận tội" mà
trại giam áp đặt.
Hôm nay, ông Đỗ Ty, cha của Minh Hạnh, đã xác nhận qua điện thoại
với Đài Á Châu Tự Do rằng, công an đã thông báo Minh Hạnh được trả tự
do và đang trên đường về nhà.
Thật mừng hết nói, bởi vì dù không biết Minh Hạnh ngoài đời nhưng
tôi có một sự gần gũi, thân thiết xuất phát từ tình cảm chung trong đại
gia đình anh em tranh đấu dân chủ ở Ba Lan. Tháng 12 năm 2013, gặp bà
Trần Thị Ngọc Minh trong một bữa ăn tối chia tay tại Warszawa, Ba Lan,
cầm tay bà tôi đã động viên và nói rằng, tôi rất cảm phục Minh Hạnh,
thương cô ấy vô cùng, một cô gái trẻ mà nhân ái, hiểu biết và đặc biệt
tinh thần bất khuất cũng như khát vọng tự do trước bạo quyền, ngay cả
lúc bị tù tội. Nhìn bà Minh rơm rớm nước mắt, tôi ái ngại và cảm nhận
được tình yêu thương mẫu tử vô bờ bến.
Trả lời phỏng vấn của đài VOA hôm 22 tháng 9 năm 2013, bà Trần Thị Ngọc Minh kể:
"Từ lúc học lớp 12, Hạnh đã có vẻ bất bình rồi. Hạnh nói đối
với Hạnh thì không sao vì gia đình có công với cách mạng, ông nội là lão
thành cách mạng, bà nội là liệt sỹ thời kỳ chống Pháp. Lý lịch của Hạnh
không có gì để phàn nàn, nhưng Hạnh đấu tranh cho các bạn vì Hạnh thấy
rằng làm lý lịch thi đại học và học phí đại học họ đều ưu tiên cho gia
đình có công cách mạng và con cán bộ. Hạnh than phiền “Tại sao lại phân
biệt lý lịch tốt-xấu? Lý lịch tốt-xấu là thế nào? Chúng con có tội gì để
bị phân biệt như vậy?” Khi vào Sài Gòn thi đại học, Hạnh tìm hiểu thực
trạng xã hội. Hạnh đã khóc tâm sự với chị gái rằng đất nước đang lâm
nguy. Thế rồi sau đó Hạnh âm thầm dấn thân. Từ 2003, Hạnh tham gia các
công tác xã hội, giúp đỡ gia đình nghèo. Năm 2005, Hạnh tham gia khối
8406, giúp đỡ dân oan mất đất. Hạnh về đánh máy các hồ sơ khiếu nại đất
đai cho dân oan rất nhiều. Từ năm 2005 biết được các hoạt động của Hạnh,
tôi có ngăn cản, nhưng sau đó khi Hạnh vào Sài Gòn học Cao đẳng Kinh
tế, Hạnh tiếp tục âm thầm hoạt động. Trong thời gian hoạt động, không có
Tết nào Hạnh ăn Tết ở nhà cả. Hạnh nói: “Thực trạng xã hội Việt Nam rất
bi đát, nguy cơ mất nước, dân rất đau khổ” và Hạnh đi thôi".
Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt vào tháng 2 năm 2010 cùng 2 người trẻ tuổi
khác là Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Tòa án Trà Vinh ngày
26 tháng 12 năm 2010 đã kết án Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương 7 năm
tù và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù, với cáo buộc“phá rối an ninh
trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo điều 89 Bộ Luật Hình
sự, vì đã rải truyên đơn "xúi giục" công nhân của một công ty giày da
tỉnh Trà Vinh tổ chức đình công. Thực chất Đỗ Minh hạnh và hai người bạn
chỉ lên tiếng bảo vệ quyền lợi chính đáng của người công nhân lao động
nghèo khổ và thiệt thòi.
Phiên phúc thẩm hôm 18 tháng 3 năm 2011, giữ y án. Các phiên toà
đều đã diễn ra chơp nhoáng trong sự cẩu thả với các bản án đã được định
sẵn, không bảo đảm quyền tranh tụng của bị can cũng như của luật sư,
người nhà không được tham dự.
Trước phiên toà, đối diện với bản án nặng nề 7 năm tù, Minh Hạnh
vẫn tuyên bố mình không có tội. và trong nhà tù Minh Hạnh vẫn cương
quyết không thay đổi chính kiến, bất chấp những hậu quả khắc nghiệt với
bản thân và với bệnh tình của mình. Đây là nghị lực hiếm có ở một cô gái
trẻ.
Trong những bức thư cuả Hạnh lọt được ra ngoài, Minh Hạnh kể về
những sự chèn ép, áp bức đối với cô trong trại giam vì cô dứt khoát
không "nhận tội" và quyết đấu tranh đến cùng chống lại những sai phạm.
Cô viết thư từ trong tù gửi cho mẹ:
"Con không thể chịu nhục với những cô cán bộ nó không lịch sự
tí nào... bước ra cửa thì nó không cho con ra mà phải xin phép đàng
hoàng, rồi phải kêu to "chào cán bộ A, chào cán bộ B... con không làm
được điều đó... Tại sao con người với nhau phải đối xử như vậy??? Con
đến đây để thi hành án, chứ không phải cúi đầu chào người này người kia,
tại sao làm nhục con người như vậy???".
"Má ơi, con rất là đau buồn, con không buồn thân thể con, ở tù
bao nhiêu năm cũng được... Họ bảo con hãy nhận tội đi rồi sẽ được giảm
xuống 4 năm, nhưng không, ở đời thì chết chỉ có một lần mà thôi... để
cho họ thấy rằng, họ không được phép coi thường tinh thần bất khuất của
dân tộc. Mỗi dân tộc, mỗi một con người, nhất là người lãnh đạo đất nước
phải biết rằng "Đặt quyền lợi và danh dự của tổ quốc lên trên quyền lợi
cá nhân của mình chứ". Con đòi hỏi phải cho con đọc sách pháp luật,
phải cho con tìm hiểu các lý luận chính trị, đồng thời là phải cho con
lên thư viện, phải cho con nghe điện thoại... Tại sao phạm nhân ở đây
cũng là phạm nhân, họ phân biệt đối xử vì con là phạm nhân an ninh nên
không được cái này không được cái khác... Cán bộ nói thẳng, con không
nhận tội là con phải bị y án".
"Má lấy thành tích cách mạng của gia đình để được hưởng những
quyền lợi, để được giảm án, chính là điều làm sỉ nhục đối với con, vô
tình làm nhục con".
Tận dụng đang sống tự do ở châu Âu, bà Trần Thị Ngọc Minh đã nỗ lực
đi khắp nơi để vận động chính phủ các nước yêu cầu họ đòi nhà cầm quyền
Việt Nam trả tự do cho Minh Hạnh và những tù nhân lương tâm khác. Thời
gian gấn đây bà đã thực hiện những cuộc điều trần rất xúc động tại quốc
hội Hoa Kỳ, quốc hội Đức, quốc hội Úc về con gái mình và tình trạng nhân
quyền tại Việt Nam.
Tháng 2 năm 2014, 11 dân biểu Hoa Kỳ đã ký tên chung trong một lá
thư gửi tới Chủ tịch nước Việt Nam ông Trương Tấn Sang kêu gọi thả tự do
ngay lập tức cho 3 nhà hoạt động vì quyền của người lao động hiện đang
bị giam cầm là Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Đoàn Quốc
Hùng.
Trong thư, các vị dân biểu Hoa Kỳ lên án việc ba nhà hoạt động vì
quyền của người lao động đang phải đối mặt với những điều kiện khó khăn
và với Liên Hiệp Quốc việc họ bị bỏ tù như vậy là vi phạm luật quốc tế.
Các vị dân biểu cũng nhấn mạnh rằng để mở rộng mối quan hệ hợp tác
song phương Việt – Mỹ, kể các vấn đề thương mại, thì Việt Nam phải giải
quyết những trường hợp trên và hối thúc ông Trương Tấn Sang phải “thả tự
do ngay lập” cho 3 nhà hoạt động.
Ngày 21 tháng 5 năm 2014, bảy Dân Biểu tiểu bang Victoria Úc, Luke
Donnellan, Don Nowderlla, Marsha Thomson, Hong Linh, Martin Pakula,
Cersa Melhem, Marlene Kairouz cho phổ biến thư gởi Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng kêu gọi trả tự do Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng
Quốc Hùng.
Vào tháng Sáu này, hơn 150 dân biểu quốc hội Mỹ đã đồng gửi thư
kiến nghị cho Đại diện thương mại Hoa Kỳ về quan hệ Việt-Mỹ, rằng,
“không TPP nếu không có công đoàn độc lập” và “Việt Nam phải trả tự do
ngay lập tức và vô điều kiện cho Đỗ Thị Minh Hạnh”.
Áp lực mạnh mẽ của công luận quốc tế đã mang lại hiệu quả, dù chưa
vẹn toàn. Hôm nay Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do. Minh Hạnh còn trẻ và
cuộc đời còn dài, con đường đấu tranh trước mắt còn nhiều thử thách và
khó khăn. "Đất nước đang lâm nguy" thực sự trước viễn cảnh Hán thuộc.
Lực lượng hơn 10 triệu công nhân, xương sườn của nền kinh tế Việt Nam,
rất cần những hạt giống can đảm, kiên cường như Minh Hạnh. Minh Hạnh là
một trong những người tiên phong trong việc đòi hỏi và thúc đẩy thành
lập một tổ chức công đoàn độc lập cho công nhân.
Nền kinh tế Việt Nam đang suy giảm và bế tắc, tham gia Hiệp ước Đối
tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP là một cách có thể cứu vãn.
Nhà cầm quyền đành phải đáp ứng đòi hỏi của quốc tế, nhưng họ không thực
lòng. Vì thế, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và nhiều tù
nhân lương tâm khác vẫn trong tù. Họ chẳng hề có thiện chí gì trong việc
trả tự do mà chỉ là một sự đổi chác kiếm lợi mang tính chiến thuật.
Minh Hạnh ơi, hãy bảo trọng, phục hồi sức khoẻ sau bốn năm tù oan
trái, dã man và vô nhân đạo. Chỉ có sức khoẻ Minh Hạnh mới có thể tiếp
tục đi tiếp con đường đã chọn.
© Lê Diễn Đức