Cà Kê Dê Ngỗng
Feb 14 Lịch sử đảo chiều: Mao Trạch Đông thắng 1 trận, Tưởng Giới Thạch thắng toàn cuộc
Lịch sử sẽ chứng minh – Tưởng Giới Thạch – vị Tổng tư lệnh từng bại trận đã tạo nên tác động vĩ đại đến Trung Quốc hiện đại, hơn là “vị cha già dân tộc” lừng lẫy Mao Trạch Đông.
Trung Quốc nằm ở trung tâm địa khu chính trị, quyết định tình thế chiến
tranh hoặc bình yên cho khu vực Đông Nam Á. Từ trước đến nay, người dân
nước này hết sức ngợi ca Mao Trạch Đông, bởi cho rằng ông chính là người
thống nhất Trung Quốc, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng hỗn loạn của
chiến tranh và trở thành cường quốc thế giới.
Sau nhiều thập kỷ kinh tế phát triển với tốc độ chóng mặt, và chỉ mới
bắt đầu có dấu hiệu giảm sút trong thời gian gần đây, người ta không thể
không tính đó là kết quả từ nền tảng chính trị của Mao. Tuy nhiên, xét
cho cùng, Mao Trạch Đông không phải là nhân vật quan trọng nhất của
Trung Quốc thế kỷ 20. Mà chính là người đàn ông từng bại trận dưới tay
Mao, và là người mà trong suốt cuộc nội chiến những năm 1940, đã bị các
thế hệ nhà báo và giới trí thức phương Tây thường xuyên dè bỉu: Tưởng
Giới Thạch.
Hình tượng của Mao bắt đầu suy giảm trên chính trường quốc tế sau sự sụp
đổ của Bức tường Berlin năm 1990, rồi đến hàng loạt cái chết của những
người cộng sản. Trong số những hệ tư tưởng thời kỳ hậu Chiến Tranh Lạnh,
chủ nghĩa Mao giờ đây đã lộ rõ sự tàn ác kinh hoàng không kém gì chủ
nghĩa phát-xít.
Đồng thời, nó đã đẩy hàng chục triệu người đối mặt với cái chết một cách
bất đắc dĩ, bởi những chính sách mà chủ yếu là nạn đói do chiến dịch
Đại Nhảy Vọt trong những năm cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960.
Có thể nói số người chết còn nhiều hơn những người bị giết bởi Adolf
Hitler hoặc Joseph Stalin.
Tất nhiên, tại Trung Quốc, việc tôn kính Mao như một vĩ nhân vẫn kéo dài
khá lâu, ngay cả sau khi hệ tư tưởng Mác-xít đã bị vứt bỏ. Tuy nhiên,
giai đoạn này cũng sẽ kéo dài không lâu nữa. Bắc Kinh hiện tại không còn
lựa chọn nào khác ngoài việc theo đuổi 1 chiến dịch cải cách kinh tế
toàn diện, dần dần loại bỏ tàn dư của ách cai trị độc tài. Thậm chí, dân
thường và tầng lớp trung lưu cũng vùng lên để thoát khỏi sự độc tài
toàn trị này. Điều đó khiến người ta tưởng tượng đến một ngày không xa,
chính sử sách Trung Quốc sẽ tìm Mao để luận công tội.
Trong khi đó, Tưởng Giới Thạch lại là nhân vật lịch sử cần được mổ xẻ và
đánh giá lại dưới góc nhìn của tầng lớp tinh hoa phương Tây. Năm 2003,
Jonathan Fenby, cựu biên tập viên của tờ Observer London, đã xuất bản
cuốn tiểu sử xét lại “Tưởng Giới Thạch: Tổng tư lệnh Trung Quốc và Quốc gia bại trận”.
Fenby phần nào không thừa nhận những hiểu biết được mặc định về Tưởng –
trong đó cho rằng ông này là một nhà cai trị tham nhũng và vô dụng,
người do dự chần chừ trong cuộc chiến chống Nhật, dẫu đã nhận được sự
giúp đỡ đáng kể từ Hoa Kỳ trong Thế chiến II, và cuối cùng đã để mất
Trung Quốc về tay Mao bởi sự kém cỏi của mình.
Sau đó, năm 2009, Jay Taylor, cựu viên chức phụ trách về Trung Quốc tại
Bộ Ngoại giao Mỹ, người sau này là nghiên cứu sinh tại Trung tâm
Fairbank, chuyên nghiên cứu Trung Quốc học tại Đại học Harvard, đã tiếp
nối việc xét lại ráo riết vai trò lịch sử của Tưởng trong cuốn“Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch và cuộc đấu tranh cho Trung Quốc hiện đại”, đã xóa bỏ rất nhiều định kiến về nhà sáng lập Đài Loan.
Cả hai tác giả đều quy trách nhiệm cho các phóng viên và quan chức Bộ
Ngoại giao có mặt khắp Trung Quốc vào thời Thế chiến II, khi những người
này đã tiếp nhận hình ảnh tiêu cực có phần phóng đại về Tưởng Giới
Thạch. Nhân vật quan trọng trong câu chuyện này là tổng chỉ huy quân đội
Mỹ tại Trung Quốc, Trung tướng Joseph W. Stilwell.
Stilwell, người đơn thuần là không ưa gì Tưởng, và chỉ coi Tưởng là kẻ
tham nhũng, bất tài. Sau lưng ông gọi Tưởng là “Peanut” (kẻ nhãi nhép,
thấp kém), và những lời chỉ trích này của ông đến tai các cánh phóng
viên cùng các quan chức ngoại giao, từ đó họ bị Stilwell dẫn dắt rồi tạo
nên cái nhìn phiến diện của Mỹ về Tưởng Giới Thạch.
Một yếu tố khác đằng sau hình ảnh tiêu cực của Tưởng là các bài báo đánh
bóng tên tuổi của Mao và thân tín của ông. Theodore H. White của tờ
Time đã viết trong cuốn hồi ký năm 1978 “Tìm về lịch sử: Chuyến phiêu lưu cá nhân” đã miêu tả “tình bạn nồng thắm” giữa Mao và vị Thủ tướng xuất chúng Chu Ân Lai, trong khi với Tưởng, ông đã viết “đạo đức cứng nhắc … phản bội như loài thú, tàn bạo như lãnh chúa và chẳng hề biết gì về yêu cầu của một nhà nước hiện đại”.
Nhưng theo các tài liệu trong nghiên cứu của Taylor, Tưởng Giới Thạch từ
nhỏ đã thấm nhuần ý thức hệ Nho giáo, một thế giới quan nhấn mạnh trật
tự chính trị, tôn trọng gia đình và hệ thống cấp bậc, ổn định. Đây là hệ
thống tư tưởng hiện thân cho nhân cách của Tưởng, cuối cùng đã đạt được
thành công xuyên suốt Đông Á và chính Trung Quốc, đảm bảo cho sự thịnh
vượng của khu vực trong nhiều thập kỷ; ngay cả khi chủ nghĩa cộng sản
của Mao và Chu được một số nhà báo phương Tây ca ngợi vào thời kì này,
cũng bị thất sủng hoàn toàn.
Tưởng thường bị cáo buộc là lũng đoạn quyền lực, nhưng lựa chọn duy nhất
vào thời đại mà ông đang sống, đó là phải trở thành nhà tư tưởng chuyên
quyền, như Mao. Tưởng không theo đuổi sự hoàn hảo, nhưng ông cũng không
phải là người cực kì tệ hại như những lời gièm pha của báo chí và Bộ
Ngoại giao. Việc áp dụng chuẩn mực phương Tây để đánh giá thời đại hỗn
độn vào đầu và giữa thế kỷ 20 tại Trung Quốc, đã làm cho Tưởng bị bài
xích.
Dưới thời Tưởng vào những năm 1930, sức mạnh và quyền cai trị của chính
quyền trung ương lớn hơn so với ở bất kỳ thời điểm nào tính từ giữa thế
kỷ 19. Như Fenby viết, quyền uy Quốc Dân Đảng của Tưởng chiếm lĩnh đất
nước này, “là thời kỳ hiện đại hóa
mà Trung Quốc chưa từng thấy trước đây … có một sự khai phóng về tư
tưởng, văn học, nghệ thuật và điện ảnh”, thậm chí sự trấn áp được Quốc Dân Đảng sử dụng cũng mờ nhạt hơn so với những gì Cộng Sản thực hiện sau này.
Trong khi nhà báo Mỹ và các quan chức bị Stilwell dẫn dắt, đã tin rằng
Tưởng muốn tránh cuộc chiến chống Nhật để trữ vũ khí cho việc chống cộng
sản sau đó. Tuy nhiên, trong chiến dịch Miến Điện 1941-1942, quân đội
của Tưởng đã thiệt mạng và bị thương 80.000 người. Kết thúc 14 năm chiến
tranh với Nhật Bản, Trung Quốc có 3 triệu quân nhân thương vong, thì
hết 90% trong số đó là quân của Tưởng. Trong khi đó, chính quân cộng sản
của Mao mới là lực lượng thực thi chính sách mà Tưởng bị cáo buộc: đó
là né tránh cuộc chiến với Nhật Bản để dồn sức chống lại Quốc Dân Đảng
về sau này.
Khi Tưởng rút lui đến Đài Loan vào năm 1949, ông tổ chức lại đảng của
mình và tập trung khai sáng chủ nghĩa độc tài mới: chế độ chuyên chính
với sự cai trị bằng trách nhiệm và lòng tốt. Ông ban hành chương trình
cải cách ruộng đất rộng rãi, nhấn mạnh việc giảm mạnh tô thuế ở nông
thôn. Cải cách ruộng đất của Tưởng tương phản với việc tịch thu đất đai
trong cuộc cách mạng của Mao, vốn đã dẫn đến hơn 1 triệu người chết
trong đầu những năm 1950. Giai đoạn này thực sự đã chứng minh ranh giới
lớn giữa học thuyết chủ nghĩa không tưởng của Mao và hệ tư tưởng Nho
giáo của Tưởng: hiếm khi có khoảng khác biệt quá sâu rộng giữa một chính
phủ chuyên chính này và một chính phủ chuyên chính khác.
Cuối cùng con đường của Đài Loan kể từ đó hướng tới sự thịnh vượng và
dân chủ. Trong khi đó, Trung Quốc ngày nay ngày càng trở nên độc đoán
(từng đợt từng đợt một) và ngày càng gia tăng tập trung hóa. Họ từ lâu
đã bỏ đi cái ruột chủ nghĩa Mác – Lênin của Mao và chỉ giữ lại bộ áo để
tồn tại. Nếu Trung Quốc tiếp tục theo hướng này, ngay cả khi thắt chặt
quan hệ kinh tế và văn hóa gần gũi hơn với Đài Loan, Tưởng sẽ trở lại là
một nhân vật lịch sử quan trọng hơn Mao.
Trong khi chính quyền ở Bắc Kinh sử dụng chủ nghĩa dân tộc – với sự tán
thành của Mao – như một phương thức gia tăng tình trạng kinh tế hỗn
loạn, thì một câu chuyện đáng quan tâm hơn là nền văn minh Trung Quốc
chân chính lại đang được ủy thác cho vùng đất vốn không có danh phận
chính thức, đất nước Đài Loan đang thực thi mô hình lao động ưu việt.
Lịch sử là một cuộc chiến về hệ tư tưởng. Nho giáo đã chiến thắng chủ
nghĩa cộng sản. Chế độ dân chủ và chủ nghĩa độc tài khai sáng đã chiến
thắng chủ nghĩa độc tài toàn trị. Và sự nhân văn của Tưởng, tuy không
hoàn hảo nhưng trong tâm trí người Trung Quốc, nó sẽ chiến thắng sự tàn
ác truyền kỳ của Mao.
Tân Dân, theo FP
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Feb 14 Lịch sử đảo chiều: Mao Trạch Đông thắng 1 trận, Tưởng Giới Thạch thắng toàn cuộc
Lịch sử sẽ chứng minh – Tưởng Giới Thạch – vị Tổng tư lệnh từng bại trận đã tạo nên tác động vĩ đại đến Trung Quốc hiện đại, hơn là “vị cha già dân tộc” lừng lẫy Mao Trạch Đông.
Lịch sử sẽ chứng minh – Tưởng Giới Thạch – vị Tổng tư lệnh từng bại trận đã tạo nên tác động vĩ đại đến Trung Quốc hiện đại, hơn là “vị cha già dân tộc” lừng lẫy Mao Trạch Đông.
Trung Quốc nằm ở trung tâm địa khu chính trị, quyết định tình thế chiến
tranh hoặc bình yên cho khu vực Đông Nam Á. Từ trước đến nay, người dân
nước này hết sức ngợi ca Mao Trạch Đông, bởi cho rằng ông chính là người
thống nhất Trung Quốc, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng hỗn loạn của
chiến tranh và trở thành cường quốc thế giới.
Sau nhiều thập kỷ kinh tế phát triển với tốc độ chóng mặt, và chỉ mới
bắt đầu có dấu hiệu giảm sút trong thời gian gần đây, người ta không thể
không tính đó là kết quả từ nền tảng chính trị của Mao. Tuy nhiên, xét
cho cùng, Mao Trạch Đông không phải là nhân vật quan trọng nhất của
Trung Quốc thế kỷ 20. Mà chính là người đàn ông từng bại trận dưới tay
Mao, và là người mà trong suốt cuộc nội chiến những năm 1940, đã bị các
thế hệ nhà báo và giới trí thức phương Tây thường xuyên dè bỉu: Tưởng
Giới Thạch.
Hình tượng của Mao bắt đầu suy giảm trên chính trường quốc tế sau sự sụp
đổ của Bức tường Berlin năm 1990, rồi đến hàng loạt cái chết của những
người cộng sản. Trong số những hệ tư tưởng thời kỳ hậu Chiến Tranh Lạnh,
chủ nghĩa Mao giờ đây đã lộ rõ sự tàn ác kinh hoàng không kém gì chủ
nghĩa phát-xít.
Đồng thời, nó đã đẩy hàng chục triệu người đối mặt với cái chết một cách
bất đắc dĩ, bởi những chính sách mà chủ yếu là nạn đói do chiến dịch
Đại Nhảy Vọt trong những năm cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960.
Có thể nói số người chết còn nhiều hơn những người bị giết bởi Adolf
Hitler hoặc Joseph Stalin.
Tất nhiên, tại Trung Quốc, việc tôn kính Mao như một vĩ nhân vẫn kéo dài
khá lâu, ngay cả sau khi hệ tư tưởng Mác-xít đã bị vứt bỏ. Tuy nhiên,
giai đoạn này cũng sẽ kéo dài không lâu nữa. Bắc Kinh hiện tại không còn
lựa chọn nào khác ngoài việc theo đuổi 1 chiến dịch cải cách kinh tế
toàn diện, dần dần loại bỏ tàn dư của ách cai trị độc tài. Thậm chí, dân
thường và tầng lớp trung lưu cũng vùng lên để thoát khỏi sự độc tài
toàn trị này. Điều đó khiến người ta tưởng tượng đến một ngày không xa,
chính sử sách Trung Quốc sẽ tìm Mao để luận công tội.
Trong khi đó, Tưởng Giới Thạch lại là nhân vật lịch sử cần được mổ xẻ và
đánh giá lại dưới góc nhìn của tầng lớp tinh hoa phương Tây. Năm 2003,
Jonathan Fenby, cựu biên tập viên của tờ Observer London, đã xuất bản
cuốn tiểu sử xét lại “Tưởng Giới Thạch: Tổng tư lệnh Trung Quốc và Quốc gia bại trận”.
Fenby phần nào không thừa nhận những hiểu biết được mặc định về Tưởng –
trong đó cho rằng ông này là một nhà cai trị tham nhũng và vô dụng,
người do dự chần chừ trong cuộc chiến chống Nhật, dẫu đã nhận được sự
giúp đỡ đáng kể từ Hoa Kỳ trong Thế chiến II, và cuối cùng đã để mất
Trung Quốc về tay Mao bởi sự kém cỏi của mình.
Sau đó, năm 2009, Jay Taylor, cựu viên chức phụ trách về Trung Quốc tại
Bộ Ngoại giao Mỹ, người sau này là nghiên cứu sinh tại Trung tâm
Fairbank, chuyên nghiên cứu Trung Quốc học tại Đại học Harvard, đã tiếp
nối việc xét lại ráo riết vai trò lịch sử của Tưởng trong cuốn“Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch và cuộc đấu tranh cho Trung Quốc hiện đại”, đã xóa bỏ rất nhiều định kiến về nhà sáng lập Đài Loan.
Cả hai tác giả đều quy trách nhiệm cho các phóng viên và quan chức Bộ
Ngoại giao có mặt khắp Trung Quốc vào thời Thế chiến II, khi những người
này đã tiếp nhận hình ảnh tiêu cực có phần phóng đại về Tưởng Giới
Thạch. Nhân vật quan trọng trong câu chuyện này là tổng chỉ huy quân đội
Mỹ tại Trung Quốc, Trung tướng Joseph W. Stilwell.
Stilwell, người đơn thuần là không ưa gì Tưởng, và chỉ coi Tưởng là kẻ
tham nhũng, bất tài. Sau lưng ông gọi Tưởng là “Peanut” (kẻ nhãi nhép,
thấp kém), và những lời chỉ trích này của ông đến tai các cánh phóng
viên cùng các quan chức ngoại giao, từ đó họ bị Stilwell dẫn dắt rồi tạo
nên cái nhìn phiến diện của Mỹ về Tưởng Giới Thạch.
Một yếu tố khác đằng sau hình ảnh tiêu cực của Tưởng là các bài báo đánh
bóng tên tuổi của Mao và thân tín của ông. Theodore H. White của tờ
Time đã viết trong cuốn hồi ký năm 1978 “Tìm về lịch sử: Chuyến phiêu lưu cá nhân” đã miêu tả “tình bạn nồng thắm” giữa Mao và vị Thủ tướng xuất chúng Chu Ân Lai, trong khi với Tưởng, ông đã viết “đạo đức cứng nhắc … phản bội như loài thú, tàn bạo như lãnh chúa và chẳng hề biết gì về yêu cầu của một nhà nước hiện đại”.
Nhưng theo các tài liệu trong nghiên cứu của Taylor, Tưởng Giới Thạch từ
nhỏ đã thấm nhuần ý thức hệ Nho giáo, một thế giới quan nhấn mạnh trật
tự chính trị, tôn trọng gia đình và hệ thống cấp bậc, ổn định. Đây là hệ
thống tư tưởng hiện thân cho nhân cách của Tưởng, cuối cùng đã đạt được
thành công xuyên suốt Đông Á và chính Trung Quốc, đảm bảo cho sự thịnh
vượng của khu vực trong nhiều thập kỷ; ngay cả khi chủ nghĩa cộng sản
của Mao và Chu được một số nhà báo phương Tây ca ngợi vào thời kì này,
cũng bị thất sủng hoàn toàn.
Tưởng thường bị cáo buộc là lũng đoạn quyền lực, nhưng lựa chọn duy nhất
vào thời đại mà ông đang sống, đó là phải trở thành nhà tư tưởng chuyên
quyền, như Mao. Tưởng không theo đuổi sự hoàn hảo, nhưng ông cũng không
phải là người cực kì tệ hại như những lời gièm pha của báo chí và Bộ
Ngoại giao. Việc áp dụng chuẩn mực phương Tây để đánh giá thời đại hỗn
độn vào đầu và giữa thế kỷ 20 tại Trung Quốc, đã làm cho Tưởng bị bài
xích.
Dưới thời Tưởng vào những năm 1930, sức mạnh và quyền cai trị của chính
quyền trung ương lớn hơn so với ở bất kỳ thời điểm nào tính từ giữa thế
kỷ 19. Như Fenby viết, quyền uy Quốc Dân Đảng của Tưởng chiếm lĩnh đất
nước này, “là thời kỳ hiện đại hóa
mà Trung Quốc chưa từng thấy trước đây … có một sự khai phóng về tư
tưởng, văn học, nghệ thuật và điện ảnh”, thậm chí sự trấn áp được Quốc Dân Đảng sử dụng cũng mờ nhạt hơn so với những gì Cộng Sản thực hiện sau này.
Trong khi nhà báo Mỹ và các quan chức bị Stilwell dẫn dắt, đã tin rằng
Tưởng muốn tránh cuộc chiến chống Nhật để trữ vũ khí cho việc chống cộng
sản sau đó. Tuy nhiên, trong chiến dịch Miến Điện 1941-1942, quân đội
của Tưởng đã thiệt mạng và bị thương 80.000 người. Kết thúc 14 năm chiến
tranh với Nhật Bản, Trung Quốc có 3 triệu quân nhân thương vong, thì
hết 90% trong số đó là quân của Tưởng. Trong khi đó, chính quân cộng sản
của Mao mới là lực lượng thực thi chính sách mà Tưởng bị cáo buộc: đó
là né tránh cuộc chiến với Nhật Bản để dồn sức chống lại Quốc Dân Đảng
về sau này.
Khi Tưởng rút lui đến Đài Loan vào năm 1949, ông tổ chức lại đảng của
mình và tập trung khai sáng chủ nghĩa độc tài mới: chế độ chuyên chính
với sự cai trị bằng trách nhiệm và lòng tốt. Ông ban hành chương trình
cải cách ruộng đất rộng rãi, nhấn mạnh việc giảm mạnh tô thuế ở nông
thôn. Cải cách ruộng đất của Tưởng tương phản với việc tịch thu đất đai
trong cuộc cách mạng của Mao, vốn đã dẫn đến hơn 1 triệu người chết
trong đầu những năm 1950. Giai đoạn này thực sự đã chứng minh ranh giới
lớn giữa học thuyết chủ nghĩa không tưởng của Mao và hệ tư tưởng Nho
giáo của Tưởng: hiếm khi có khoảng khác biệt quá sâu rộng giữa một chính
phủ chuyên chính này và một chính phủ chuyên chính khác.
Cuối cùng con đường của Đài Loan kể từ đó hướng tới sự thịnh vượng và
dân chủ. Trong khi đó, Trung Quốc ngày nay ngày càng trở nên độc đoán
(từng đợt từng đợt một) và ngày càng gia tăng tập trung hóa. Họ từ lâu
đã bỏ đi cái ruột chủ nghĩa Mác – Lênin của Mao và chỉ giữ lại bộ áo để
tồn tại. Nếu Trung Quốc tiếp tục theo hướng này, ngay cả khi thắt chặt
quan hệ kinh tế và văn hóa gần gũi hơn với Đài Loan, Tưởng sẽ trở lại là
một nhân vật lịch sử quan trọng hơn Mao.
Trong khi chính quyền ở Bắc Kinh sử dụng chủ nghĩa dân tộc – với sự tán
thành của Mao – như một phương thức gia tăng tình trạng kinh tế hỗn
loạn, thì một câu chuyện đáng quan tâm hơn là nền văn minh Trung Quốc
chân chính lại đang được ủy thác cho vùng đất vốn không có danh phận
chính thức, đất nước Đài Loan đang thực thi mô hình lao động ưu việt.
Lịch sử là một cuộc chiến về hệ tư tưởng. Nho giáo đã chiến thắng chủ
nghĩa cộng sản. Chế độ dân chủ và chủ nghĩa độc tài khai sáng đã chiến
thắng chủ nghĩa độc tài toàn trị. Và sự nhân văn của Tưởng, tuy không
hoàn hảo nhưng trong tâm trí người Trung Quốc, nó sẽ chiến thắng sự tàn
ác truyền kỳ của Mao.
Tân Dân, theo FP