Cõi Người Ta
GS Nguyễn Lân Dũng: Uống nhiều sừng tê giác bị liệt dương
GS Nguyễn Lân Dũng: Uống nhiều sừng tê giác bị liệt dương
(Quan điểm) - Việt Nam đang trở thành điểm trung chuyển những mẫu loài động vật hoang dã trái phép như sừng tê giác, ngà voi lớn nhất thế giới. Nhiều người tin vào sự kỳ diệu của loại sừng này nhưng Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam, trích dẫn những bằng chứng khoa khọc chỉ ra rằng, sừng tê giác không có khả năng chữa được bệnh như ung thư, liệt dương… và nếu uống nhiều có thể bị ngộ độc.
Thông tin trên được đưa ra tại buổi tọa đàm với các cơ quan truyền thông về quản lý mẫu vật loài hoang dã thuộc các phụ lục CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) do Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WSC) tổ chức tại TP.HCM ngày 12/9.
Theo Giáo sư Dũng: “Nói thẳng ra, sừng tê giác không có tác dụng cương dương mà nó có tác dụng ngược lại là liệt dương nếu uống nhiều. Bên cạnh đó, sừng tê giác có thể bị nhiễm độc nên có thể gây ra nhiễm độc gan. Tôi cũng xin khẳng định một lần nữa sừng tê giác không có khả năng chữa được bệnh ung thư như người dân đồn đại”, ông Dũng khẳng định.
Có lẽ cũng vì những lời đồn về công dụng kỳ diệu của sừng tê giác mà Việt Nam trở thành điểm trung chuyển sừng này lớn nhất thế giới.
Nhiều vụ vi phạm buôn lậu sừng tê giác bị phát hiện với số lượng lớn |
Theo ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, lý do để Việt Nam trở thành nước trung chuyển mẫu vật hoang dã lớn nhất thế giới là do pháp luật của Việt Nam còn lỏng lẻo, chỉ phạt hành chính rồi thả ra nên không có tính răn đe.
Từ đầu năm 2008 đến giữa tháng 8/2013, ngành hải quan đã bắt giữ được 13 vụ vận chuyển trái phép sừng tê giác, số lượng xấp xỉ 121,5kg. Những vụ việc điển hình như, ngày 26/2/2012, Cục Điều tra chống buôn lậu đã phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài phát hiện, bắt giữ 2 hành khách nhập cảnh trên chuyến bay từ HongKong đến, có hành vi vận chuyển trái phép 22kg sừng tê giác.
Ngày 6/1/2013, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh phát hiện, bắt giữ 1 hành khách nhập cảnh có hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa cấm nhập khẩu đi từ Mozambique quá cảnh qua hai địa điểm là Quata và Băng cốc (Thái Lan) đến Việt Nam, tang vật thu giữ 16,5kg sừng tê giác.
Bên cạnh đó, ông Tùng cho biết, nếu so với các nước thì số người Việt Nam bị bắt giữ vì liên quan đến săn bắn, vận chuyển sừng tê giác, ngà voi ở Nam Phi cũng thuộc diện lớn nhất. Thậm chí, có thời kỳ cao điểm đã có khoảng 30 người Việt Nam bị bắt và phạt tù vì săn bắn, buôn bán sừng tê giác, ngà voi ở Nam Phi.
“Mỗi năm có khoảng 400- 500 con tê giác ở Nam Phi được săn bắn trái phép và phần nhiều trong số đó được trung chuyển qua Việt Nam. Theo những điều tra của chúng tôi thì Việt Nam không thể tiêu thụ hết số lượng này. Hiện chúng tôi vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này”, ông Tùng nói.
Theo bà Khương Thị Minh Hằng, Phó vụ trưởng vụ 1 Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, mức giá trên thị trường thế giới là 25.000 đô la Mỹ/kg sừng tê giác, 4.000 đô la Mỹ/kg ngà voi. Còn theo ông Tùng giá sừng tê giác trên thị trường TP.HCM vào khoảng 130 triệu đồng/100 gram. Mức giá cao là do tâm lý người dân cho rằng sừng tê giác có thể chữa được bệnh hiểm nghèo như ung thư.
Phương Nguyên (Tổng hợp TBKTSG, SGTT)
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
GS Nguyễn Lân Dũng: Uống nhiều sừng tê giác bị liệt dương
GS Nguyễn Lân Dũng: Uống nhiều sừng tê giác bị liệt dương
(Quan điểm) - Việt Nam đang trở thành điểm trung chuyển những mẫu loài động vật hoang dã trái phép như sừng tê giác, ngà voi lớn nhất thế giới. Nhiều người tin vào sự kỳ diệu của loại sừng này nhưng Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam, trích dẫn những bằng chứng khoa khọc chỉ ra rằng, sừng tê giác không có khả năng chữa được bệnh như ung thư, liệt dương… và nếu uống nhiều có thể bị ngộ độc.
Thông tin trên được đưa ra tại buổi tọa đàm với các cơ quan truyền thông về quản lý mẫu vật loài hoang dã thuộc các phụ lục CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) do Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WSC) tổ chức tại TP.HCM ngày 12/9.
Theo Giáo sư Dũng: “Nói thẳng ra, sừng tê giác không có tác dụng cương dương mà nó có tác dụng ngược lại là liệt dương nếu uống nhiều. Bên cạnh đó, sừng tê giác có thể bị nhiễm độc nên có thể gây ra nhiễm độc gan. Tôi cũng xin khẳng định một lần nữa sừng tê giác không có khả năng chữa được bệnh ung thư như người dân đồn đại”, ông Dũng khẳng định.
Có lẽ cũng vì những lời đồn về công dụng kỳ diệu của sừng tê giác mà Việt Nam trở thành điểm trung chuyển sừng này lớn nhất thế giới.
Nhiều vụ vi phạm buôn lậu sừng tê giác bị phát hiện với số lượng lớn |
Theo ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, lý do để Việt Nam trở thành nước trung chuyển mẫu vật hoang dã lớn nhất thế giới là do pháp luật của Việt Nam còn lỏng lẻo, chỉ phạt hành chính rồi thả ra nên không có tính răn đe.
Từ đầu năm 2008 đến giữa tháng 8/2013, ngành hải quan đã bắt giữ được 13 vụ vận chuyển trái phép sừng tê giác, số lượng xấp xỉ 121,5kg. Những vụ việc điển hình như, ngày 26/2/2012, Cục Điều tra chống buôn lậu đã phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài phát hiện, bắt giữ 2 hành khách nhập cảnh trên chuyến bay từ HongKong đến, có hành vi vận chuyển trái phép 22kg sừng tê giác.
Ngày 6/1/2013, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh phát hiện, bắt giữ 1 hành khách nhập cảnh có hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa cấm nhập khẩu đi từ Mozambique quá cảnh qua hai địa điểm là Quata và Băng cốc (Thái Lan) đến Việt Nam, tang vật thu giữ 16,5kg sừng tê giác.
Bên cạnh đó, ông Tùng cho biết, nếu so với các nước thì số người Việt Nam bị bắt giữ vì liên quan đến săn bắn, vận chuyển sừng tê giác, ngà voi ở Nam Phi cũng thuộc diện lớn nhất. Thậm chí, có thời kỳ cao điểm đã có khoảng 30 người Việt Nam bị bắt và phạt tù vì săn bắn, buôn bán sừng tê giác, ngà voi ở Nam Phi.
“Mỗi năm có khoảng 400- 500 con tê giác ở Nam Phi được săn bắn trái phép và phần nhiều trong số đó được trung chuyển qua Việt Nam. Theo những điều tra của chúng tôi thì Việt Nam không thể tiêu thụ hết số lượng này. Hiện chúng tôi vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này”, ông Tùng nói.
Theo bà Khương Thị Minh Hằng, Phó vụ trưởng vụ 1 Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, mức giá trên thị trường thế giới là 25.000 đô la Mỹ/kg sừng tê giác, 4.000 đô la Mỹ/kg ngà voi. Còn theo ông Tùng giá sừng tê giác trên thị trường TP.HCM vào khoảng 130 triệu đồng/100 gram. Mức giá cao là do tâm lý người dân cho rằng sừng tê giác có thể chữa được bệnh hiểm nghèo như ung thư.
Phương Nguyên (Tổng hợp TBKTSG, SGTT)
Song Phương chuyển