Thân Hữu Tiếp Tay...
Gần 5,000 Năm văn hiến, 90 triệu dân, vị trí Việt Nam ở đâu? - Ông Bút
( HNPĐ )Hiện nay trên thế giới có khoảng 195 quốc gia. Nếu tính mật độ dân số, VN đứng hàng thứ 14, của thế giới, hàng thứ 3 của Đông Nam Á, một trong 13 nước có mật độ đông dân nhất, trên toàn cầu, là "cường quốc" về dân số. Nếu ví đất nước như một con thuyền, thì VN đã khởi hành từ 5,000 năm, xét về phương diện kỹ thuật hoặc kinh tế, con thuyền ấy đã đi tới đâu?
Về kỹ thuật: Trên thị trường thế giới, chưa thấy những mặt hàng nhỏ, thông dụng như: Đồng hồ, xe máy (loại 2 bánh), máy bơm nước, máy xới, máy cắt cỏ... của VN, không chỉ chưa có hàng xuất khẩu, người tiêu dùng trong nước còn phải mua của ngoại quốc, VN có nhiều công ty may dệt, có hàng bán ra nước ngoài, nhưng chưa biết chủ nhân ông là người mình, hay ngoại quốc đầu tư? Có hoàn toàn tự túc vật tư sản xuất, hay phải lệ thuộc ngoại nhập?
Sản xuất các loại máy như trên, cũng còn là ước mơ qúa cao xa, mới đây tập đoàn Samsung, Nam Triều Tiên, cho VN một hợp đồng béo bỡ, họ yêu cầu làm những phụ kiện nhỏ nhặt, để cung ứng cho Galaxy S4 và Tab như: Sạc bin, tai nghe, (bluetooth) võ nhựa, cáp USB...nhưng VN không thể đáp ứng nỗi.
Một đất nước, không tự sản xuất, trước hết để sử dụng,
sau đó xuất khẩu, đương nhiên là nước nghèo, bởi vậy không có gì lạ, khi xét về
Tổng GDP (Gross Domestic Product) của Việt Nam ở Đông
Nam Á đứng thứ 5/11 nước, và đứng thứ 50 trên thế giới, với 170 tỷ USD ( Bảng xếp
hạng của năm 2012)
. "Do GDP bình quân đầu người tính bằng USD còn
quá thấp, nên Việt Nam vẫn đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về quy mô tuyệt đối,
trong khi tốc độ tăng GDP tính theo giá so sánh mấy năm nay đã tăng chậm lại".
Điều gì làm con thuyền, khởi hành đã 5,000 năm, với chín chục triệu dân, mà thường nói: "Dân ta cần cù, nhẫn nại, thông minh" phải ì ạch, chậm tiến như vậy? Xin rút ra các nguyên nhân sau:
1- Do triền miên chiến tranh và thiên tai.
2- Có thể do văn hóa, có điều gì chưa ổn?
3- Cộng Sản làm đất nước chậm tiến, tụt hậu?
Nguyên nhân 1 khỏi bàn, vì ai cũng thấy. Nguyên nhân 2, đóng vai trò chính yếu, làm cho con thuyền bị trì trệ. Trong văn hóa người mình có gì đó chưa ổn, ví dụ: Bảo thủ, hoặc không cùng lòng gánh vác việc chung?
Bảo thủ: Thời vua Tự Đức, chỉ biết có nước Tàu trên hết, còn lại là bọn "mọi trắng," ngoại giao nhất định "bế môn tỏa cảng," không bang giao với nước khác, chỉ biết có Tàu là trên hết và duy nhất, thậm chí Pháp xâm lược Việt Nam, đồng thời tấn công luôn Trung Hoa, tự họ chưa giữ được nước, vua Tự Đức còn sai sứ đi cầu viện Trung Hoa! Nhiều nhà canh tân như: Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Đinh Văn Điền, Nguyễn Hiệp, Lê Định, dâng sớ xin cải cách, vua và quần thần nhất quyết bác khước. Cùng thời này, bên Nhật, vua Minh Trị Thiên Hoàng, đã quyết liệt canh tân đất nước. Ông được coi là một vị minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước cường quốc phương Tây, giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh.
Nói về bảo thủ, đưa ra hai nhà vua Tự Đức và Minh Trị Thiên Hoàng, chưa đủ để minh định, chúng ta tìm lại lịch sử tranh đấu tại Quảng Nam, trong biến cố "Loạn đầu bào." Những nhà cách mạng đương thời, rất vất vả để kêu gọi người dân theo mới, hoặc trong những tác phẩm Tự Lực Văn Đoàn, để nhìn nhận sự thật tính bảo thủ của người Việt mình, từ gia đình tới xã hội.
Không cùng lòng gánh vác việc chung:
Hiện nay từ trong nước, tới hải ngoại phần đông xem việc tranh đấu chống CS độc tài, là việc riêng của ai đó, khái niệm còn khá mơ hồ!
Trong nước:
Rõ ràng "Hội nghị thành đô" là hiệp ước bán nước, tệ hơn hòa ước Patenôtre, hòa ước Giáp Thân 1884, nước Việt rơi vào tay Pháp, hình như người dân không nghĩ rằng thời gian sẽ có năm 2020, lịch VN sẽ "kinh qua" năm khốn nạn 2020 một cách "thần thánh"!? Đại đa số tuổi trẻ hiện thời chỉ cuồng nhiệt theo bóng đá, hoặc hâm mộ những tên lạ hoắc, trong phim ảnh, hay ca nhạc. Được mấy ai quan tâm đến nước non!? Cho rằng 2020 là xa xôi, thử hỏi Vũng Án - Hà Tỉnh đất đai rộng bao nhiêu, để tiếp nhận mười ngàn lao động Tàu? Mười ngàn chỉ là con số của "nhà nước," thực tế ai biết chính xác? Hầu hết các tỉnh thành, đều có phố Tàu, nhìn lại Bôxit, chạnh nghĩ tới bầy chim sẻ, vui đùa dưới mái hiên, mà không nghĩ tới cảnh nhà cháy, tổ vỡ. Những đàn ông Tàu, cùi hủi, nghèo khó không lấy vợ được nơi bản xứ, lại rủng rỉnh qua VN mua gái, sau mười năm nữa, đàn ông con trai Việt, tìm vợ nơi đâu?
Hải ngoại:
Tuy chống Cộng miệt mài, nhưng đoàn người đấu tranh mỗi ngày sẽ ngắn lại, cũng khó bền bỉ, vì vắng bóng tuổi trẻ, trước tiên họ lo ăn học, vừa làm thêm, vừa học, thời gian đâu còn, hết học thời gian sau đó lấy vợ, sinh con, bận bịu với gia đình, ở hải ngoại có được mảnh bằng, chưa được yên thân, mà phải học nữa để tiếp thu tài liệu mới, phần nhiều những bằng cấp đòi hỏi hằng năm thi lại (renewal), nếu không, mảnh bằng đạt được năm nào, kể như hết hạn. Thực tế khách quan như vậy, cũng không thể không thấy từ trong văn hóa, đã không nghĩ về việc chung. Sau thành công trên xứ người, tuổi trẻ lo ngắm hoa chung quanh ngôi nhà đồ sộ, khoác chiếc khăn tắm, dạo quanh hồ bơi, dư giờ hơn nữa đưa gia đình đi chơi ngoài đảo, sòng bài... gọi là enjoy. Mấy ai suy tư: Vì sao mình lại có mặt nơi này? Tổ quốc mình ở đâu? Hiện tình ra sao, thời sự VN họ cũng mơ màng, như một xứ sỡ nào đó bên Công Gô! (Congo) vài phòng mạch bác sĩ người Việt, có giá sách trang trọng, nhưng chỉ để dành cho báo Time, Atlanta journal, New York Time... báo chữ Việt không có cửa, người đọc khom người xuống dưới nền nhà mà lấy, bịnh nhân của họ, tất nhiên người Việt rặc ròng, không một bóng dáng "Tây."
Tuy vậy, kể từ khi đặt chân trên đất Mỹ, ngày 31 tháng 8/ 1996, đến nay 18 năm, 13 ngày, tôi không thể quên những khuôn mặt trẻ, trí thức dấn thân tại Atlanta - Georgia, nơi có chừng vài chục bạn trẻ. Hy vọng các bạn nhìn xa, trông rộng ra khỏi vòng vây cố hữu.
Tuổi lớn:
Hầu hết tuổi lớn, ra hải ngoại, không vượt biên, cũng H.O, họ thừa biết Cộng Sản, nhưng số tiền mấy năm gần đây, gởi về VN trên 10 tỷ Dollar (?) Với "doanh thu" này qúa lý tưởng, để nuôi một chế độ phi nhân, vô luân. Nó cản trở rất lớn, khi các chính giới yêu cầu CS cải thiện chế độ, hoặc can thiệp cho các tù nhân bị bắt bớ giam cầm vô cớ, "mạnh vì gạo, bạo vì tiền", sợ ai? Mười tỷ Dollar mỗi năm do Việt Kiều gởi về, con số khá mờ mịt, nếu trừ đi 3 tỷ con số tuyên truyền, còn 7 tỷ cũng qúa vỹ đại, nếu trừ tiếp 4 tỷ do "xuất khẩu lao động" gởi về, số còn lại chừng 3 tỷ, do gia đình vượt biên và H.O "tài trợ," xin nhấn mạnh hai chữ gia đình, chứ H.O và những thuyền nhân năm xưa, bây giờ già yếu lão, họ chỉ có 2 khoản tiền, hoặc là tiền già, hoặc tiền lương hưu, không tới $1000 Dollar/ tháng, chưa đủ trang trải cho bản thân, lấy đâu gởi về VN, nhưng họ đã thờ ơ, không chia xẻ với con cái từ nhỏ, khiến con số vài ba tỷ, đội lên hàng chục tỷ, thiết tưởng cũng là điều đáng suy nghĩ về cái văn hóa người mình, không lo việc chung, KHÔNG GỞI TIỀN, việc không khó, nhưng trong tâm thức, có chấp nhận hay không mới là vấn đề.
Hai lời khuyên nhớ đời:
Kỷ niệm 18 năm, ngày đến xứ sở tự do, dẫu chết tôi
không bao giờ quên lời khuyên, của một niên trưởng. Vì không có người thân bảo trợ,
gia đình tôi đến Washington D.C, ở đây chừng 3 tháng, tôi có viết vài bài báo,
ký tên Nguyễn Tân Phong, đăng trên Phố Nhỏ (hiện nay còn giữ kỷ niệm), sau đó đến
Atlanta định cư, cho tới hôm nay. Ngày đầu tiên, người chủ cho share phòng, là ông
bà Phước, ông ta trước 1975 một đại úy Chiến Tranh Chính Trị, không hiểu ai nói
với ông, ở Washington DC, tôi viết bài chống Cộng, hay vì cớ gì đó, ông Phước,
trong buổi tiếp đón đầu tiên, bằng nồi cháo vịt, uống bia Budweiser, ông ấy
khuyên tôi:
"Cháu à, cháu mới đến Mỹ, việc trước hết phải lo thi lấy bằng lái xe, sau đó
mua một chiếc xe cu cũ, rồi tìm cái dốp (job) mà làm, rồi mua một cái nhà cho vợ
con nó ở. Chuyện đấu tranh, chính trị là việc của người ta, cháu bận tâm làm gì."
Tôi nghẹn ngào, đè nén cơn thở dài(hắt) ra, không nói được hai tiếng cảm ơn tối
thiểu! Ông đại úy Phước, giờ còn khỏe và đang ở trên đường Indiant Creek,
Dekalb. Đó là khuyên đầu tiên, khi đặt chân tới Atlanta, làm sao quên được.
Lần khác trong tiệc cưới, tình cờ nhằm thời điểm đồng hương vận động chống Phan Văn Khải đến Hoa Kỳ, tôi gặp một niên trưởng còn bự hơn ông Phước, khuyên: "Thôi cháu ơi, đến Mỹ rồi thì lo làm ăn đi, đấu tranh làm gì!" Tôi chưa hề đem việc đấu tranh, hay chính trị nói ở cuộc tiệc. Lần này tôi bật ngược:
Ông khuyên tôi làm ăn? Tôi không phải hạng lêu bêu, cà ngỗng để nghe ông khuyên, tôi chưa đói rách, cũng có nhà để ở, có xe để đi, lương ông tám đồng rưởi, tôi lái xe forklift 12 đồng một giờ, tôi cũng chưa trốn việc, để đi đấu tranh, tại sao ông khuyên tôi?
Hai người, không phải hấu hết tại hải ngoại, ai cũng tệ, nhưng tâm lý chung, chỉ biết giới hạn trong phạm vi gia đình, họ chưa có một không gian rộng mở.
Ngoài ra người mình rất khó đoàn kết, trong lãnh vực kinh doanh, cũng như trong đoàn thể xã hội, chính trị. Trong kinh doanh thường có tật xấu, xem bộ làm ăn khấm khá, họ đưa người thân, gia đình vào thật nhiều, tạo vây cánh, gây khó khăn để đối tác nản lòng, thối phần hùn. Xem chừng không phát triển, kiếm cớ rút vốn chuồn êm. Trong đoàn thể, nãy sinh mâu thuẫn, họ đánh nhau kịch liệt, thù hơn kẻ thù.
3- Cộng Sản làm đất nước chậm tiến.
Một người làm chủ một gia đình, chỉ cần tính sai trong một năm, gia đình ấy đã lụn bại, một chủ nhân của một công ty, làm sai trong vòng một năm, công ty đó khó tránh khỏi phá sản. Quốc gia tất nhiên phải có người nghèo, người giàu. Lãnh đạo giỏi và nhiệt tâm, tìm cách nâng đỡ giới nghèo. Chỉ có CS giết người giàu, cướp hết tài sản của người giàu, để đất nước cùng nghèo mạt hạng. Từ khi cướp chính quyền đến nay, CS chưa khi nào đúng, trên chiều hướng phát triển đất nước. Với hiện tình như vậy, nước không nghèo mới lạ. Sau thời kỳ đổi mới, (thực chất theo cũ, như miền Nam trước 1975) xã hội phát sinh nhiều đại gia, và nhiều tiến sĩ, làm người dân nghi ngờ thực chất của nó.
Tuy nhiên Cộng Sản, hiện diện chỉ mới 84 năm/5000 văn hiến. Sự trì trệ ngày nay phải có nhiều nguyên nhân sâu xa hơn. Chắc hẳn trong văn hóa của người mình có điều gì đó chưa ổn. Tin rằng bình tâm, lắng đọng tâm hồn và chân thành, sẽ tìm được những khuyết tật. CS không khác nào người lái thuyền, không bằng cấp, không chuyên môn. Chủ nhân của con thuyền là toàn dân Việt Nam, dù thụ động ngoài ý muốn, vai trò chủ nhân cũng không thể chối bỏ hết trách nhiệm.
Nếu so với các nước: Lào, Campuchia, Cuba, Nam Triều Tiên, con thuyền Việt Nam đã khởi hành 5,000 bị trì trệ. Nếu so với Thái Lan, Nam Triều Tiên, con thuyền đã đi lạc hướng, quay về điểm xuất phát, mất đến nhiều ngàn năm.
Điều gì đã gây ra trì trệ, lạc lối? Cộng Sản chỉ là phong trào, giới hạn trong khoảng thời gian nhất định. Nếu không chân thành, tìm nguyên nhân đích thực. Vài ngàn năm nữa, con thuyền Việt Nam, chắc sẽ kịp ai?
Ông Bút ( HNPĐ )
Gần 5,000 Năm văn hiến, 90 triệu dân, vị trí Việt Nam ở đâu? - Ông Bút
( HNPĐ )Hiện nay trên thế giới có khoảng 195 quốc gia. Nếu tính mật độ dân số, VN đứng hàng thứ 14, của thế giới, hàng thứ 3 của Đông Nam Á, một trong 13 nước có mật độ đông dân nhất, trên toàn cầu, là "cường quốc" về dân số. Nếu ví đất nước như một con thuyền, thì VN đã khởi hành từ 5,000 năm, xét về phương diện kỹ thuật hoặc kinh tế, con thuyền ấy đã đi tới đâu?
Về kỹ thuật: Trên thị trường thế giới, chưa thấy những mặt hàng nhỏ, thông dụng như: Đồng hồ, xe máy (loại 2 bánh), máy bơm nước, máy xới, máy cắt cỏ... của VN, không chỉ chưa có hàng xuất khẩu, người tiêu dùng trong nước còn phải mua của ngoại quốc, VN có nhiều công ty may dệt, có hàng bán ra nước ngoài, nhưng chưa biết chủ nhân ông là người mình, hay ngoại quốc đầu tư? Có hoàn toàn tự túc vật tư sản xuất, hay phải lệ thuộc ngoại nhập?
Sản xuất các loại máy như trên, cũng còn là ước mơ qúa cao xa, mới đây tập đoàn Samsung, Nam Triều Tiên, cho VN một hợp đồng béo bỡ, họ yêu cầu làm những phụ kiện nhỏ nhặt, để cung ứng cho Galaxy S4 và Tab như: Sạc bin, tai nghe, (bluetooth) võ nhựa, cáp USB...nhưng VN không thể đáp ứng nỗi.
Một đất nước, không tự sản xuất, trước hết để sử dụng,
sau đó xuất khẩu, đương nhiên là nước nghèo, bởi vậy không có gì lạ, khi xét về
Tổng GDP (Gross Domestic Product) của Việt Nam ở Đông
Nam Á đứng thứ 5/11 nước, và đứng thứ 50 trên thế giới, với 170 tỷ USD ( Bảng xếp
hạng của năm 2012)
. "Do GDP bình quân đầu người tính bằng USD còn
quá thấp, nên Việt Nam vẫn đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về quy mô tuyệt đối,
trong khi tốc độ tăng GDP tính theo giá so sánh mấy năm nay đã tăng chậm lại".
Điều gì làm con thuyền, khởi hành đã 5,000 năm, với chín chục triệu dân, mà thường nói: "Dân ta cần cù, nhẫn nại, thông minh" phải ì ạch, chậm tiến như vậy? Xin rút ra các nguyên nhân sau:
1- Do triền miên chiến tranh và thiên tai.
2- Có thể do văn hóa, có điều gì chưa ổn?
3- Cộng Sản làm đất nước chậm tiến, tụt hậu?
Nguyên nhân 1 khỏi bàn, vì ai cũng thấy. Nguyên nhân 2, đóng vai trò chính yếu, làm cho con thuyền bị trì trệ. Trong văn hóa người mình có gì đó chưa ổn, ví dụ: Bảo thủ, hoặc không cùng lòng gánh vác việc chung?
Bảo thủ: Thời vua Tự Đức, chỉ biết có nước Tàu trên hết, còn lại là bọn "mọi trắng," ngoại giao nhất định "bế môn tỏa cảng," không bang giao với nước khác, chỉ biết có Tàu là trên hết và duy nhất, thậm chí Pháp xâm lược Việt Nam, đồng thời tấn công luôn Trung Hoa, tự họ chưa giữ được nước, vua Tự Đức còn sai sứ đi cầu viện Trung Hoa! Nhiều nhà canh tân như: Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Đinh Văn Điền, Nguyễn Hiệp, Lê Định, dâng sớ xin cải cách, vua và quần thần nhất quyết bác khước. Cùng thời này, bên Nhật, vua Minh Trị Thiên Hoàng, đã quyết liệt canh tân đất nước. Ông được coi là một vị minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước cường quốc phương Tây, giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh.
Nói về bảo thủ, đưa ra hai nhà vua Tự Đức và Minh Trị Thiên Hoàng, chưa đủ để minh định, chúng ta tìm lại lịch sử tranh đấu tại Quảng Nam, trong biến cố "Loạn đầu bào." Những nhà cách mạng đương thời, rất vất vả để kêu gọi người dân theo mới, hoặc trong những tác phẩm Tự Lực Văn Đoàn, để nhìn nhận sự thật tính bảo thủ của người Việt mình, từ gia đình tới xã hội.
Không cùng lòng gánh vác việc chung:
Hiện nay từ trong nước, tới hải ngoại phần đông xem việc tranh đấu chống CS độc tài, là việc riêng của ai đó, khái niệm còn khá mơ hồ!
Trong nước:
Rõ ràng "Hội nghị thành đô" là hiệp ước bán nước, tệ hơn hòa ước Patenôtre, hòa ước Giáp Thân 1884, nước Việt rơi vào tay Pháp, hình như người dân không nghĩ rằng thời gian sẽ có năm 2020, lịch VN sẽ "kinh qua" năm khốn nạn 2020 một cách "thần thánh"!? Đại đa số tuổi trẻ hiện thời chỉ cuồng nhiệt theo bóng đá, hoặc hâm mộ những tên lạ hoắc, trong phim ảnh, hay ca nhạc. Được mấy ai quan tâm đến nước non!? Cho rằng 2020 là xa xôi, thử hỏi Vũng Án - Hà Tỉnh đất đai rộng bao nhiêu, để tiếp nhận mười ngàn lao động Tàu? Mười ngàn chỉ là con số của "nhà nước," thực tế ai biết chính xác? Hầu hết các tỉnh thành, đều có phố Tàu, nhìn lại Bôxit, chạnh nghĩ tới bầy chim sẻ, vui đùa dưới mái hiên, mà không nghĩ tới cảnh nhà cháy, tổ vỡ. Những đàn ông Tàu, cùi hủi, nghèo khó không lấy vợ được nơi bản xứ, lại rủng rỉnh qua VN mua gái, sau mười năm nữa, đàn ông con trai Việt, tìm vợ nơi đâu?
Hải ngoại:
Tuy chống Cộng miệt mài, nhưng đoàn người đấu tranh mỗi ngày sẽ ngắn lại, cũng khó bền bỉ, vì vắng bóng tuổi trẻ, trước tiên họ lo ăn học, vừa làm thêm, vừa học, thời gian đâu còn, hết học thời gian sau đó lấy vợ, sinh con, bận bịu với gia đình, ở hải ngoại có được mảnh bằng, chưa được yên thân, mà phải học nữa để tiếp thu tài liệu mới, phần nhiều những bằng cấp đòi hỏi hằng năm thi lại (renewal), nếu không, mảnh bằng đạt được năm nào, kể như hết hạn. Thực tế khách quan như vậy, cũng không thể không thấy từ trong văn hóa, đã không nghĩ về việc chung. Sau thành công trên xứ người, tuổi trẻ lo ngắm hoa chung quanh ngôi nhà đồ sộ, khoác chiếc khăn tắm, dạo quanh hồ bơi, dư giờ hơn nữa đưa gia đình đi chơi ngoài đảo, sòng bài... gọi là enjoy. Mấy ai suy tư: Vì sao mình lại có mặt nơi này? Tổ quốc mình ở đâu? Hiện tình ra sao, thời sự VN họ cũng mơ màng, như một xứ sỡ nào đó bên Công Gô! (Congo) vài phòng mạch bác sĩ người Việt, có giá sách trang trọng, nhưng chỉ để dành cho báo Time, Atlanta journal, New York Time... báo chữ Việt không có cửa, người đọc khom người xuống dưới nền nhà mà lấy, bịnh nhân của họ, tất nhiên người Việt rặc ròng, không một bóng dáng "Tây."
Tuy vậy, kể từ khi đặt chân trên đất Mỹ, ngày 31 tháng 8/ 1996, đến nay 18 năm, 13 ngày, tôi không thể quên những khuôn mặt trẻ, trí thức dấn thân tại Atlanta - Georgia, nơi có chừng vài chục bạn trẻ. Hy vọng các bạn nhìn xa, trông rộng ra khỏi vòng vây cố hữu.
Tuổi lớn:
Hầu hết tuổi lớn, ra hải ngoại, không vượt biên, cũng H.O, họ thừa biết Cộng Sản, nhưng số tiền mấy năm gần đây, gởi về VN trên 10 tỷ Dollar (?) Với "doanh thu" này qúa lý tưởng, để nuôi một chế độ phi nhân, vô luân. Nó cản trở rất lớn, khi các chính giới yêu cầu CS cải thiện chế độ, hoặc can thiệp cho các tù nhân bị bắt bớ giam cầm vô cớ, "mạnh vì gạo, bạo vì tiền", sợ ai? Mười tỷ Dollar mỗi năm do Việt Kiều gởi về, con số khá mờ mịt, nếu trừ đi 3 tỷ con số tuyên truyền, còn 7 tỷ cũng qúa vỹ đại, nếu trừ tiếp 4 tỷ do "xuất khẩu lao động" gởi về, số còn lại chừng 3 tỷ, do gia đình vượt biên và H.O "tài trợ," xin nhấn mạnh hai chữ gia đình, chứ H.O và những thuyền nhân năm xưa, bây giờ già yếu lão, họ chỉ có 2 khoản tiền, hoặc là tiền già, hoặc tiền lương hưu, không tới $1000 Dollar/ tháng, chưa đủ trang trải cho bản thân, lấy đâu gởi về VN, nhưng họ đã thờ ơ, không chia xẻ với con cái từ nhỏ, khiến con số vài ba tỷ, đội lên hàng chục tỷ, thiết tưởng cũng là điều đáng suy nghĩ về cái văn hóa người mình, không lo việc chung, KHÔNG GỞI TIỀN, việc không khó, nhưng trong tâm thức, có chấp nhận hay không mới là vấn đề.
Hai lời khuyên nhớ đời:
Kỷ niệm 18 năm, ngày đến xứ sở tự do, dẫu chết tôi
không bao giờ quên lời khuyên, của một niên trưởng. Vì không có người thân bảo trợ,
gia đình tôi đến Washington D.C, ở đây chừng 3 tháng, tôi có viết vài bài báo,
ký tên Nguyễn Tân Phong, đăng trên Phố Nhỏ (hiện nay còn giữ kỷ niệm), sau đó đến
Atlanta định cư, cho tới hôm nay. Ngày đầu tiên, người chủ cho share phòng, là ông
bà Phước, ông ta trước 1975 một đại úy Chiến Tranh Chính Trị, không hiểu ai nói
với ông, ở Washington DC, tôi viết bài chống Cộng, hay vì cớ gì đó, ông Phước,
trong buổi tiếp đón đầu tiên, bằng nồi cháo vịt, uống bia Budweiser, ông ấy
khuyên tôi:
"Cháu à, cháu mới đến Mỹ, việc trước hết phải lo thi lấy bằng lái xe, sau đó
mua một chiếc xe cu cũ, rồi tìm cái dốp (job) mà làm, rồi mua một cái nhà cho vợ
con nó ở. Chuyện đấu tranh, chính trị là việc của người ta, cháu bận tâm làm gì."
Tôi nghẹn ngào, đè nén cơn thở dài(hắt) ra, không nói được hai tiếng cảm ơn tối
thiểu! Ông đại úy Phước, giờ còn khỏe và đang ở trên đường Indiant Creek,
Dekalb. Đó là khuyên đầu tiên, khi đặt chân tới Atlanta, làm sao quên được.
Lần khác trong tiệc cưới, tình cờ nhằm thời điểm đồng hương vận động chống Phan Văn Khải đến Hoa Kỳ, tôi gặp một niên trưởng còn bự hơn ông Phước, khuyên: "Thôi cháu ơi, đến Mỹ rồi thì lo làm ăn đi, đấu tranh làm gì!" Tôi chưa hề đem việc đấu tranh, hay chính trị nói ở cuộc tiệc. Lần này tôi bật ngược:
Ông khuyên tôi làm ăn? Tôi không phải hạng lêu bêu, cà ngỗng để nghe ông khuyên, tôi chưa đói rách, cũng có nhà để ở, có xe để đi, lương ông tám đồng rưởi, tôi lái xe forklift 12 đồng một giờ, tôi cũng chưa trốn việc, để đi đấu tranh, tại sao ông khuyên tôi?
Hai người, không phải hấu hết tại hải ngoại, ai cũng tệ, nhưng tâm lý chung, chỉ biết giới hạn trong phạm vi gia đình, họ chưa có một không gian rộng mở.
Ngoài ra người mình rất khó đoàn kết, trong lãnh vực kinh doanh, cũng như trong đoàn thể xã hội, chính trị. Trong kinh doanh thường có tật xấu, xem bộ làm ăn khấm khá, họ đưa người thân, gia đình vào thật nhiều, tạo vây cánh, gây khó khăn để đối tác nản lòng, thối phần hùn. Xem chừng không phát triển, kiếm cớ rút vốn chuồn êm. Trong đoàn thể, nãy sinh mâu thuẫn, họ đánh nhau kịch liệt, thù hơn kẻ thù.
3- Cộng Sản làm đất nước chậm tiến.
Một người làm chủ một gia đình, chỉ cần tính sai trong một năm, gia đình ấy đã lụn bại, một chủ nhân của một công ty, làm sai trong vòng một năm, công ty đó khó tránh khỏi phá sản. Quốc gia tất nhiên phải có người nghèo, người giàu. Lãnh đạo giỏi và nhiệt tâm, tìm cách nâng đỡ giới nghèo. Chỉ có CS giết người giàu, cướp hết tài sản của người giàu, để đất nước cùng nghèo mạt hạng. Từ khi cướp chính quyền đến nay, CS chưa khi nào đúng, trên chiều hướng phát triển đất nước. Với hiện tình như vậy, nước không nghèo mới lạ. Sau thời kỳ đổi mới, (thực chất theo cũ, như miền Nam trước 1975) xã hội phát sinh nhiều đại gia, và nhiều tiến sĩ, làm người dân nghi ngờ thực chất của nó.
Tuy nhiên Cộng Sản, hiện diện chỉ mới 84 năm/5000 văn hiến. Sự trì trệ ngày nay phải có nhiều nguyên nhân sâu xa hơn. Chắc hẳn trong văn hóa của người mình có điều gì đó chưa ổn. Tin rằng bình tâm, lắng đọng tâm hồn và chân thành, sẽ tìm được những khuyết tật. CS không khác nào người lái thuyền, không bằng cấp, không chuyên môn. Chủ nhân của con thuyền là toàn dân Việt Nam, dù thụ động ngoài ý muốn, vai trò chủ nhân cũng không thể chối bỏ hết trách nhiệm.
Nếu so với các nước: Lào, Campuchia, Cuba, Nam Triều Tiên, con thuyền Việt Nam đã khởi hành 5,000 bị trì trệ. Nếu so với Thái Lan, Nam Triều Tiên, con thuyền đã đi lạc hướng, quay về điểm xuất phát, mất đến nhiều ngàn năm.
Điều gì đã gây ra trì trệ, lạc lối? Cộng Sản chỉ là phong trào, giới hạn trong khoảng thời gian nhất định. Nếu không chân thành, tìm nguyên nhân đích thực. Vài ngàn năm nữa, con thuyền Việt Nam, chắc sẽ kịp ai?
Ông Bút ( HNPĐ )