Nhân Vật
Gánh nặng di sản của nữ ứng viên tổng thống Hàn Quốc
SGTT.VN - Cho dù người Hàn Quốc quyết định thế nào khi bỏ lá phiếu của mình trong cuộc bầu cử Tổng thống vào cuối năm nay, thì chắc chắn quyết định đó có sự ảnh hưởng từ quan điểm của họ về vị cố tổng thống đã qua đời đã cách đây 33 năm.
Nữ ứng viên tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye. Ảnh: AFP
|
Vị cố tổng thống đó là ông Park Chung Hee, người đã điều hành Hàn Quốc trong 18 năm theo chế độ độc tài, cho đến khi ông bị ám sát vào năm 1979. Mặc dù sự bất đồng về lối cai trị “bàn tay sắt” của ông ngày càng gia tăng, nhưng ông được xem là người dẫn dắt Hàn Quốc đạt được bước tiến ngoạn mục về kinh tế trong khi đàn áp thẳng tay những nhà bất đồng. Các cuộc thăm dò đều cho thấy Park Chung Hee là vị tổng thống nổi tiếng nhất trong lịch sử nước này. Bây giờ, con gái của ông là bà Park Geun Hye trở thành ứng viên tổng thống của đảng cầm quyền theo đường lối bảo thủ, đảng Quốc đại. Bà Park thừa hưởng không cả sự nổi tiếng của cha mình mà còn mang theo gánh nặng di sản về quan điểm tiêu cực chống lại ông.
Ba thập kỉ trôi qua từ khi ông Park Chung Hee bị giám đốc tình báo của mình bắn chết, nhà độc tài này vẫn là một nhân vật gây chia rẽ đến mức các cử tri Hàn Quốc có hai luồng ý kiến: một số sẽ bỏ phiếu cho bà Park trong khi những người khác thì cho rằng bà là một dấu hiệu lo ngại cho thấy Hàn Quốc có thể đi theo vết xe cũ. Hoàn toàn nhận thức được điều này, bà Park đã có bài phát biểu thừa nhận và xin lỗi nhân dân về sự tàn bạo của cha mình.
Sau nhiều tháng đối diện với áp lực, tuần qua, bà Park thừa nhận rằng cuộc đảo chính quân sự năm 1961 đã mang lại quyền lực cho ông Park Chung Hee và một số quyết định của ông trong giai đoạn cai trị “đã làm tổn hại các giá trị của hiến pháp”. Bà Park xin lỗi gia đình của những nhà bất đồng bị tra tấn và xử tử dưới chính quyền Park Chung Hee. Những phát biểu này của bà phản ánh sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ đạo đức Nho giáo. “Một người con phán xét về các hành động của đấng sinh thành là một việc làm khó khăn. Tôi không tin rằng người dân muốn chính con gái của mình lên án hành động của cha mẹ”, bà Park nói.
Năm 1974 được xem là tồi tệ nhất trong chính sách vi phạm nhân quyền của cố tổng thống Park. Khi đó, ông Kim Jong Dea (76 tuổi) và 22 nhà bất đồng chính kiến khác bị buộc tội thành lập Đảng cách mạng nhân dân theo sự giật dây của Triều Tiên và chủ mưu các cuộc biểu tình của sinh viên. Một khi tội danh này được đưa ra tòa án quân sự, các bị cáo bị cấm không được gọi nhân chứng và không được gặp người thân. Theo những điều tra chính thức thời gian gần đây, khi các bị cáo trả lời “không” cho các câu hỏi từ tòa án thì trong tài liệu tòa án, câu trả lời được ghi là “có”. Luật sư của bị cáo cáo buộc tòa án là “đầy tớ của quyền lực” thì bị kết án 10 năm tù giam.
Cuối cùng, tám người trong số đó bị kết án tử hình theo bản án của tòa án tối cao.Tất cả họ bị treo cổ trong vòng 18 giờ, thậm chí yêu cầu cuối cùng là được gặp con cái trước khi chết của phạm nhân cũng không được đáp ứng.
Sau khi vị cựu tổng thống độc tài qua đời, ca ngợi ông trở thành một điều cấm kỵ ở Hàn Quốc, và con gái của ông, vốn chưa từng kết hôn, đã sống một cuộc sống ẩn dật. Thế nhưng khi cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á diễn ra vào cuối những năm 1990, người dân Hàn Quốc đã không khỏi “hoài niệm” về một Hàn Quốc đạt mức tăng trưởng hai con số dưới thời ông Park Chung Hee lãnh đạo. Bà Park Geun Hye bắt đầu có ghế trong Quốc hội và nhanh chóng giành được sự ủng hộ của phe bảo thủ, với mong muốn khôi phục lại danh tiếng của cha mình và hồi sinh nền kinh tế nước nhà.
Cố tổng thống Park Chung Hee và con gái, ảnh chụp năm 1977. Ảnh: Reuters
|
Đầu năm 2012, bà Park nổi lên như ứng cử viên nặng ký cho chức tổng thống trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 12 năm nay. Tuy nhiên, kể từ đó, bà bị mất phần nào sự hỗ trợ khi các nhà phân tích cho rằng bà sẽ đi lại vết xe của người cha độc tài khi còn tại vị.
Tại một diễn đàn báo giới vào tháng 7 qua, bà Park cho rằng chế độ độc tài của cha mình nên để cho lịch sử phán xét. Tỉ lệ ủng hộ bà Park đang trượt dần trong khi bà đang cố gắng để “làm trong sạch” sự lạm dụng quyền lực của cha mình và duy trì danh tiếng của mình như một đứa con gái trung thành.
Nữ chính trị gia kỳ cựu này đang cố gắng gạt đi những lời chỉ trích, bằng cách kêu gọi phe bảo thủ đi theo hướng công nghiệp hóa và những người tự do dấu tranh cho dân chủ hóa nên hợp tác với nhau, cùng đi “từ quá khứ đến tương lai”. Tuy vậy, người phụ nữ 60 tuổi đã từng thua sát tổng thống Lee Myung Bak trong cuộc tranh cử sơ bộ của Đảng Quốc đại năm 2007 đang gặp phải một số đả kích từ cả hai phía.
Với một số người bảo thủ như nhà báo Cho Gap Je, bà Park đã phạm tội “bất hiếu và không trung thành khi bày tỏ sự khinh bỉ trước phần mộ của cha mình”. Còn với Song Cheul Hwan, người có cha là một trong tám nhà bất đồng bị xử treo cổ năm xưa, thì sự xin lỗi của bà Park chỉ là một cách để thu hút phiếu bầu trong cuộc bầu cử. “Quá khứ của bà Park có thể sẽ không ai quá quan tâm khi bà là con gái của một người cha bình thường, nhưng đó cũng là “sự bỏ qua” cho một phụ nữ bình thường chứ không phải là một nữ tổng thống”.
C.T. (NYT)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Gánh nặng di sản của nữ ứng viên tổng thống Hàn Quốc
SGTT.VN - Cho dù người Hàn Quốc quyết định thế nào khi bỏ lá phiếu của mình trong cuộc bầu cử Tổng thống vào cuối năm nay, thì chắc chắn quyết định đó có sự ảnh hưởng từ quan điểm của họ về vị cố tổng thống đã qua đời đã cách đây 33 năm.
Nữ ứng viên tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye. Ảnh: AFP
|
Vị cố tổng thống đó là ông Park Chung Hee, người đã điều hành Hàn Quốc trong 18 năm theo chế độ độc tài, cho đến khi ông bị ám sát vào năm 1979. Mặc dù sự bất đồng về lối cai trị “bàn tay sắt” của ông ngày càng gia tăng, nhưng ông được xem là người dẫn dắt Hàn Quốc đạt được bước tiến ngoạn mục về kinh tế trong khi đàn áp thẳng tay những nhà bất đồng. Các cuộc thăm dò đều cho thấy Park Chung Hee là vị tổng thống nổi tiếng nhất trong lịch sử nước này. Bây giờ, con gái của ông là bà Park Geun Hye trở thành ứng viên tổng thống của đảng cầm quyền theo đường lối bảo thủ, đảng Quốc đại. Bà Park thừa hưởng không cả sự nổi tiếng của cha mình mà còn mang theo gánh nặng di sản về quan điểm tiêu cực chống lại ông.
Ba thập kỉ trôi qua từ khi ông Park Chung Hee bị giám đốc tình báo của mình bắn chết, nhà độc tài này vẫn là một nhân vật gây chia rẽ đến mức các cử tri Hàn Quốc có hai luồng ý kiến: một số sẽ bỏ phiếu cho bà Park trong khi những người khác thì cho rằng bà là một dấu hiệu lo ngại cho thấy Hàn Quốc có thể đi theo vết xe cũ. Hoàn toàn nhận thức được điều này, bà Park đã có bài phát biểu thừa nhận và xin lỗi nhân dân về sự tàn bạo của cha mình.
Sau nhiều tháng đối diện với áp lực, tuần qua, bà Park thừa nhận rằng cuộc đảo chính quân sự năm 1961 đã mang lại quyền lực cho ông Park Chung Hee và một số quyết định của ông trong giai đoạn cai trị “đã làm tổn hại các giá trị của hiến pháp”. Bà Park xin lỗi gia đình của những nhà bất đồng bị tra tấn và xử tử dưới chính quyền Park Chung Hee. Những phát biểu này của bà phản ánh sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ đạo đức Nho giáo. “Một người con phán xét về các hành động của đấng sinh thành là một việc làm khó khăn. Tôi không tin rằng người dân muốn chính con gái của mình lên án hành động của cha mẹ”, bà Park nói.
Năm 1974 được xem là tồi tệ nhất trong chính sách vi phạm nhân quyền của cố tổng thống Park. Khi đó, ông Kim Jong Dea (76 tuổi) và 22 nhà bất đồng chính kiến khác bị buộc tội thành lập Đảng cách mạng nhân dân theo sự giật dây của Triều Tiên và chủ mưu các cuộc biểu tình của sinh viên. Một khi tội danh này được đưa ra tòa án quân sự, các bị cáo bị cấm không được gọi nhân chứng và không được gặp người thân. Theo những điều tra chính thức thời gian gần đây, khi các bị cáo trả lời “không” cho các câu hỏi từ tòa án thì trong tài liệu tòa án, câu trả lời được ghi là “có”. Luật sư của bị cáo cáo buộc tòa án là “đầy tớ của quyền lực” thì bị kết án 10 năm tù giam.
Cuối cùng, tám người trong số đó bị kết án tử hình theo bản án của tòa án tối cao.Tất cả họ bị treo cổ trong vòng 18 giờ, thậm chí yêu cầu cuối cùng là được gặp con cái trước khi chết của phạm nhân cũng không được đáp ứng.
Sau khi vị cựu tổng thống độc tài qua đời, ca ngợi ông trở thành một điều cấm kỵ ở Hàn Quốc, và con gái của ông, vốn chưa từng kết hôn, đã sống một cuộc sống ẩn dật. Thế nhưng khi cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á diễn ra vào cuối những năm 1990, người dân Hàn Quốc đã không khỏi “hoài niệm” về một Hàn Quốc đạt mức tăng trưởng hai con số dưới thời ông Park Chung Hee lãnh đạo. Bà Park Geun Hye bắt đầu có ghế trong Quốc hội và nhanh chóng giành được sự ủng hộ của phe bảo thủ, với mong muốn khôi phục lại danh tiếng của cha mình và hồi sinh nền kinh tế nước nhà.
Cố tổng thống Park Chung Hee và con gái, ảnh chụp năm 1977. Ảnh: Reuters
|
Đầu năm 2012, bà Park nổi lên như ứng cử viên nặng ký cho chức tổng thống trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 12 năm nay. Tuy nhiên, kể từ đó, bà bị mất phần nào sự hỗ trợ khi các nhà phân tích cho rằng bà sẽ đi lại vết xe của người cha độc tài khi còn tại vị.
Tại một diễn đàn báo giới vào tháng 7 qua, bà Park cho rằng chế độ độc tài của cha mình nên để cho lịch sử phán xét. Tỉ lệ ủng hộ bà Park đang trượt dần trong khi bà đang cố gắng để “làm trong sạch” sự lạm dụng quyền lực của cha mình và duy trì danh tiếng của mình như một đứa con gái trung thành.
Nữ chính trị gia kỳ cựu này đang cố gắng gạt đi những lời chỉ trích, bằng cách kêu gọi phe bảo thủ đi theo hướng công nghiệp hóa và những người tự do dấu tranh cho dân chủ hóa nên hợp tác với nhau, cùng đi “từ quá khứ đến tương lai”. Tuy vậy, người phụ nữ 60 tuổi đã từng thua sát tổng thống Lee Myung Bak trong cuộc tranh cử sơ bộ của Đảng Quốc đại năm 2007 đang gặp phải một số đả kích từ cả hai phía.
Với một số người bảo thủ như nhà báo Cho Gap Je, bà Park đã phạm tội “bất hiếu và không trung thành khi bày tỏ sự khinh bỉ trước phần mộ của cha mình”. Còn với Song Cheul Hwan, người có cha là một trong tám nhà bất đồng bị xử treo cổ năm xưa, thì sự xin lỗi của bà Park chỉ là một cách để thu hút phiếu bầu trong cuộc bầu cử. “Quá khứ của bà Park có thể sẽ không ai quá quan tâm khi bà là con gái của một người cha bình thường, nhưng đó cũng là “sự bỏ qua” cho một phụ nữ bình thường chứ không phải là một nữ tổng thống”.
C.T. (NYT)