Tham Khảo

Geisha, nghề nối liền truyền thống với hiện đại

Thủ tướng Đức Angela Merkel chụp ảnh chung với hai nữ sinh một trường đào tạo geishas ở Kyoto, 31/08/2007.Ảnh : Reuters/Peer Grimm

Cuốn tiểu thuyết “Geisha”, tác phẩm đầu tay của nhà văn Arthur Golden, được xuất bản năm 1997 kể về cuộc đời của một geisha nổi tiếng Nhật Bản. Dựa trên một câu chuyên có thật, được khảo cứu công phu và điểm thêm nhiều tình tiết hư cấu, tác phẩm thu hút người đọc và giúp hiểu được phần nào thế giới geisha đầy bí ẩn.

Geisha” được chuyển thể thành phim năm 2005 dưới bàn tay của đạo diễn Rob Marshall với tên gọi mới “Hồi ức một Gheisha” (Memoirs of a Geisha) cùng với những gương mặt diễn viên nổi tiếng Trung Quốc và Nhật Bản, như Trương Tử Di, Củng Lợi, Dương Tử Quỳnh, Ken Watanabe, Youki Kudoh, Suzuka Ohgo.

Với một người phương Tây, hình ảnh một geisha thường bị gắn liền với cô gái buôn hương bán phấn, dù không phải như vậy. “Geisha là trường hợp đặc biệt”, như lời khẳng định của ông Frédéric Roustan, giảng viên đại học Aix-Marseille. Nhà nghiên cứu vấn đề người nhập cư Nhật Bản tại Bắc Kỳ trong thời kỳ Đông Dương thuộc địa Pháp đã dành cho Ban Tiếng Việt đài phát thanh RFI một buổi phỏng vấn giúp giải thích rõ hơn về geisha.

“Geisha”, người làm nghệ thuật

Trước hết, ý nghĩa của từ “Geisha” là gì ? Ông Frédéric Roustan giải thích :

« Từ “Geisha”, nếu dịch chính xác từ tiếng Nhật, có nghĩa là một người làm nghệ thuật, một người vì nghệ thuật. Cụ thể là trong một buổi chiêu đãi, geisha chơi đàn, ca múa và phục vụ trà rượu cho khách. Dù trong thời kỳ trước hay hiện nay, quá trình đào tạo vẫn tuân theo cùng một khuôn mẫu như nhau.

Nếu có khác biệt là chỉ có thêm một số yếu tố mang tính chất đương thời, như hiện tại có các luật cấm trẻ em lao động. Một trong số các khó khăn hiện nay của nghề này là vấn đề tuyển người vì các em gái phải ngừng học. Sau đó, còn phải kể tới vấn đề bảo hiểm xã hội và hưu trí. Vì vậy, rất khó tuyển được những thiếu nữ trẻ ».

Nếu như trước đây, hoàn cảnh nghèo khổ đưa đẩy các bé gái trở thành geisha, thì ngày nay, nghề này trở thành ý thích và sự đam mê của một số người. Hoàn cảnh của các thiếu nữ thời hiện đại muốn học nghề tương đối đa dạng. Tiền bạc không phải là một vấn đề đối với họ vì geisha là một nghề thực sự khó khăn và chắc chắn người ta không thể làm giầu nhờ nghề này được.

Vào những thế kỷ trước, các bé gái xuất thân từ những gia đình nghèo ở nông thôn thường bị cha mẹ bán cho chủ một tiệm trà (okiya). Để có thể đào tạo được một geisha, các chủ tiệm trà thường phải đầu tư rất nhiều, từ việc trả tiền “bán con” cho cha mẹ, tới các khoản đầu tư vào hình thức bên ngoài của một geisha, như kimono, phấn son, nhạc cụ… nên ngay từ ngày đầu tiên đặt chân vào một tiệm trà, các bé gái học việc đã phải gánh một khoản nợ lớn.

Nhưng trước khi được học các bộ môn nghệ thuật để trở thành một maiko, geiko rồi cuối cùng là geisha, các em bắt đầu bằng công việc tay chân của một người giúp việc : dọn nhà, giặt quần áo cho các chị, phục vụ tiệc trà khi các chị có khách...

Giai đoạn đầu tiên, các em chỉ đi theo và quan sát các chị cả. Các em không có khách, nhưng vẫn có thể tham gia vào các buổi tiệc buổi tối. Ngoài quan sát, các em còn phải học cách mặc áo kimono, học nghệ thuật giao tiếp và các trò chơi khác nhau.

Trong vòng 5 năm sau đó, các em phải liên tục học nhiều kỹ năng khác nhau như học các điệu múa truyền thống, chơi nhạc cụ dân tộc (đàn luýt và đàn tam huyền), hay nghệ thuật ứng xử. Vào độ tuổi đôi mươi, các em được « lên chức » geiko.

Nguồn gốc và quá trình phát triển nghề geisha

Nhà nghiên cứu Frédéric Roustan ngược dòng lịch sử để giải thích về nguồn gốc nghề geisha :

« Trong thời kỳ Heian (Bình An, 781-1185), chúng ta có thể thấy rất nhiều vũ nữ triều đình ca múa để mua vui cho tầng lớp quý tộc (shirabyôshi). Đây được coi là một kiểu tổ nghề geisha. Từ geisha xuất hiện vào giữa thế kỷ XVII, dưới thời kỳ Edo (Giang Hộ, 1603-1868) và được sử dụng tại các phòng trà trong những khu phố vui chơi giải trí. Sau này, chính quyền quyết định quy hoạch riêng các khu vực này cho nghề geisha, đồng thời gộp luôn cả gái mại dâm và đặt tên là “khu phố cấm”.

Lúc đầu, cả nam và nữ giới đều có thể trở thành geisha. Geisha nam được gọi là “otoko geisha” và geisha nữ là “onna geisha”. Có một giai đoạn, chính quyền Shogun (tướng quân) quyết định cấm nữ giới hành nghề này nên cụm từ geisha được giành riêng cho nam giới. Tuy nhiên, nữ giới vẫn tìm cách hành nghề bất hợp pháp, chọn nghệ danh nam và mặc trang phục nam giới để che dấu thân thế. Đúng là dưới lớp phấn trang điểm, rất khó nhận ra được đâu là phụ nữ, đâu là đàn ông.

Sau đó, vào khoảng giữa thế kỷ XVIII (thời kỳ Hôreki/Bảo Lịch), cụm từ geisha lại chỉ giành riêng cho phái nữ. Đàn ông vẫn tiếp tục hành nghề này nhưng dưới một tên gọi khác, “taikomochi” (tạm dịch là "người mang trống"), một nghề từng tồn tại trước nghề “geisha”. Cũng trong giai đoạn này, đạo luật tướng quân (Shogun) cấm geisha hành nghề mại dâm. Có nghĩa là geisha chỉ chuyên về làm nghệ thuật và mua vui cho khách hàng bằng nghệ thuật chứ không phải bằng xác thịt ».

Thế nhưng, những cô gái geisha lại bị dồn vào sống chung trong “khu đèn đỏ”, thời kỳ đó ở Tokyo nổi tiếng nhất là Yoshiwara. Một số người từ chối sống cùng khu phố mại dâm nên bỏ ra ngoài. Họ hợp sức mở các trường đào tạo tại các khu phố như Gion ở Kyoto hay Fukagawa ở Tokyo. Người ta gọi họ là “geisha thành phố” nhằm phân biệt với geisha tại các “khu phố đèn đỏ” ở ngoại ô hay tại các cửa ô thời trước.

« Các geisha thành phố gây dựng thanh danh và tách biệt hẳn về mặt địa lý. Dường như giữa “geisha thành phố” và “geisha khu đèn đỏ” có sự cạnh tranh ngấm ngầm vì “geisha khu đèn đỏ” thường hay vượt giới hạn giữa hai nghề, geisha và mại dâm, dù luật pháp nghiêm cấm. Thực ra, đôi khi chỉ vì lý do kinh tế do phải cạnh tranh giành khách hàng nên họ chấp nhận mọi yêu cầu của khách.

Và để phân biệt với gái mại dâm, từ năm 1779, các geisha được ghi tên vào các danh sách riêng, có nghĩa là có hai sổ đăng ký riêng. Và gần một thế kỷ sau, vào năm 1872, nghề này lại được chính thức công nhận trong hệ thống chính trị mới của triều đại Meiji (Minh Trị) và hoàn toàn tách biệt khỏi nghề mại dâm ».

Geisha, một nghề kén khách

Geisha thời hiện đại tiếp tục công việc như trước đây, có nghĩa là người mua vui trong những bữa tiệc. Dĩ nhiên, trong những sự kiện như vậy thường có nhiều geisha. Các cô gái trình diễn các điệu múa truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác, ca hát và chơi những nhạc cụ cổ truyền Nhật Bản. Họ được đào tạo để có thể tiếp chuyện một cách tinh tế và cùng chơi một số trò tiêu khiển với khách hàng.

Nói một cách ngắn gọn, những geisha hoàn toàn biết cách thích ứng với nhu cầu, sở thích và tính cách của mỗi khách hàng. Nhờ đó, mỗi bữa tiệc được biến hóa theo yêu cầu của khách, dĩ nhiên là trong giới hạn nghề nghiệp cho phép.

Làm thế nào để có thể liên lạc được với một geisha ? Và một buổi tiệc diễn ra như thế nào ?

« Đúng là không phải ai cũng có thể tiếp xúc được với một geisha. Để trở thành khách hàng, dĩ nhiên họ phải có điều kiện tài chính. Ví dụ, để vui chơi cùng với một geisha trong vòng hai tiếng đồng hồ, khách hàng phải trả khoản thù lao chừng 500 euro. Dĩ nhiên đây chỉ là con số tương đối vì người ta không bao giờ tiết lộ giá của một geisha. Ngoài ra, còn phải thêm chi phí cho bữa ăn hay tiền thuê phòng. Như vậy, tổng số tiền có thể lên tới 800 euro cho hai giờ.

Ngoài lý do tài chính, khách hàng còn phải tôn trọng một số nghi lễ. Như vậy, họ phải có trình độ văn hóa, chứ không phải chỉ có tiền là đủ. Để trở thành khách hàng của một geisha, người ta không thể tự động tới một phòng trà và yêu cầu một geisha. Họ phải được một người khách quen của phòng trà đó giới thiệu và bảo lãnh khách hàng mới : về mặt tình dục, bắt buộc họ phải tôn trọng những quy định về cách hành xử ; về mặt tài chính, đảm bảo khách hàng không “quỵt” hóa đơn. Vì họ không yêu cầu khách hàng thanh toán ngay sau buổi tiệc mà hóa đơn sẽ được gửi vào cuối tháng. Sau đó, khách hàng mới lấy hẹn.

Tại buổi tiệc, ngoài các món ăn truyền thống Nhật Bản, nhưng thường không do phòng trà chuẩn bị mà được đặt từ các nhà hàng khác, dĩ nhiên còn có trà và thường xuyên là rượu. Trong bữa ăn, gheisa biểu diễn nghệ thuật và nói chuyện với khách hàng. Đối với những khách quen, họ thường lui tới một phòng trà duy nhất và chỉ gặp một geisha quen. Nếu “la cà” hết từ phòng trà này sang phòng trà khác, người khách sẽ bị đánh giá thấp.

Có thể nói là bữa tiệc diễn ra khá đơn giản. Geisha và khách hàng cũng có thể bắt đầu buổi tiệc bằng một vài trò chơi, như thách nhau uống rượu hay chuốc rượu cho nhau. Sau đó, geisha ca múa hay đàn hát. Thông thường, khi một geisha múa, thì các thầy dậy (phụ nữ) hay các nhạc sư đệm đàn ».

Cố đô geisha Kyoto thời hiện đại

Các khu phố geisha ở cố đô Kyoto, Nhật Bản, dường như không thay đổi từ thế kỷ XVII tới nay. Thu mình trong bộ kimono thít chặt, khuôn mặt phủ phấn trắng, các geisha, hay đúng hơn là « geiko » (hiện có tổng cộng 175 geiko tại Kyoto), lướt dọc các con phố lát đá tại khu phố Gion để đến cuộc hẹn tại các phòng trà.

Rất ít khi trả lời báo chí, Kikumaru, 31 tuổi, một geiko nổi tiếng tại cố đô Kyoto thổ lộ với phóng viên của AFP rằng :

« Mọi người cứ hình dung đây là một nghề thú vị, nhưng đây là một cuộc thử thách thật sự. Chúng tôi phải hi sinh tuổi thơ để luyện tập trở thành geisha và nhiều khi chỉ muốn bỏ cuộc. Vì thế phải vượt qua được những giai đoạn nản lòng này ».

Thời điểm khiến các thiếu nữ học việc thấy tủi thân có lẽ là lúc gặp các bạn cùng trang lứa tới trường.

Kikumaru tâm sự : « Một maiko đang trên đường tới một buổi chiêu đãi mà gặp một nhóm học sinh mặc đồng phục, cô ấy thường hình dung ra sau buổi học các bạn sẽ đi ăn chung với nhau, trong khi em đang quỳ gối trên một chiếc thảm (chiếu). Cô bé cũng không có cuộc sống riêng, phải sống chung với ba hoặc bốn thiếu nữ khác… và bị cấm sử dụng Facebook hay bất kỳ mạng xã hội nào ».

Geisha được đánh giá là người giúp bảo vệ và duy trì bản sắc văn hóa, truyền thống của Nhật Bản đang dần bị mai một. Trở thành một geisha không những chỉ đòi hỏi niềm đam mê với nghề mà còn cần tính nhẫn nại, sự bền bỉ và sự hi sinh.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Geisha, nghề nối liền truyền thống với hiện đại

Thủ tướng Đức Angela Merkel chụp ảnh chung với hai nữ sinh một trường đào tạo geishas ở Kyoto, 31/08/2007.Ảnh : Reuters/Peer Grimm

Cuốn tiểu thuyết “Geisha”, tác phẩm đầu tay của nhà văn Arthur Golden, được xuất bản năm 1997 kể về cuộc đời của một geisha nổi tiếng Nhật Bản. Dựa trên một câu chuyên có thật, được khảo cứu công phu và điểm thêm nhiều tình tiết hư cấu, tác phẩm thu hút người đọc và giúp hiểu được phần nào thế giới geisha đầy bí ẩn.

Geisha” được chuyển thể thành phim năm 2005 dưới bàn tay của đạo diễn Rob Marshall với tên gọi mới “Hồi ức một Gheisha” (Memoirs of a Geisha) cùng với những gương mặt diễn viên nổi tiếng Trung Quốc và Nhật Bản, như Trương Tử Di, Củng Lợi, Dương Tử Quỳnh, Ken Watanabe, Youki Kudoh, Suzuka Ohgo.

Với một người phương Tây, hình ảnh một geisha thường bị gắn liền với cô gái buôn hương bán phấn, dù không phải như vậy. “Geisha là trường hợp đặc biệt”, như lời khẳng định của ông Frédéric Roustan, giảng viên đại học Aix-Marseille. Nhà nghiên cứu vấn đề người nhập cư Nhật Bản tại Bắc Kỳ trong thời kỳ Đông Dương thuộc địa Pháp đã dành cho Ban Tiếng Việt đài phát thanh RFI một buổi phỏng vấn giúp giải thích rõ hơn về geisha.

“Geisha”, người làm nghệ thuật

Trước hết, ý nghĩa của từ “Geisha” là gì ? Ông Frédéric Roustan giải thích :

« Từ “Geisha”, nếu dịch chính xác từ tiếng Nhật, có nghĩa là một người làm nghệ thuật, một người vì nghệ thuật. Cụ thể là trong một buổi chiêu đãi, geisha chơi đàn, ca múa và phục vụ trà rượu cho khách. Dù trong thời kỳ trước hay hiện nay, quá trình đào tạo vẫn tuân theo cùng một khuôn mẫu như nhau.

Nếu có khác biệt là chỉ có thêm một số yếu tố mang tính chất đương thời, như hiện tại có các luật cấm trẻ em lao động. Một trong số các khó khăn hiện nay của nghề này là vấn đề tuyển người vì các em gái phải ngừng học. Sau đó, còn phải kể tới vấn đề bảo hiểm xã hội và hưu trí. Vì vậy, rất khó tuyển được những thiếu nữ trẻ ».

Nếu như trước đây, hoàn cảnh nghèo khổ đưa đẩy các bé gái trở thành geisha, thì ngày nay, nghề này trở thành ý thích và sự đam mê của một số người. Hoàn cảnh của các thiếu nữ thời hiện đại muốn học nghề tương đối đa dạng. Tiền bạc không phải là một vấn đề đối với họ vì geisha là một nghề thực sự khó khăn và chắc chắn người ta không thể làm giầu nhờ nghề này được.

Vào những thế kỷ trước, các bé gái xuất thân từ những gia đình nghèo ở nông thôn thường bị cha mẹ bán cho chủ một tiệm trà (okiya). Để có thể đào tạo được một geisha, các chủ tiệm trà thường phải đầu tư rất nhiều, từ việc trả tiền “bán con” cho cha mẹ, tới các khoản đầu tư vào hình thức bên ngoài của một geisha, như kimono, phấn son, nhạc cụ… nên ngay từ ngày đầu tiên đặt chân vào một tiệm trà, các bé gái học việc đã phải gánh một khoản nợ lớn.

Nhưng trước khi được học các bộ môn nghệ thuật để trở thành một maiko, geiko rồi cuối cùng là geisha, các em bắt đầu bằng công việc tay chân của một người giúp việc : dọn nhà, giặt quần áo cho các chị, phục vụ tiệc trà khi các chị có khách...

Giai đoạn đầu tiên, các em chỉ đi theo và quan sát các chị cả. Các em không có khách, nhưng vẫn có thể tham gia vào các buổi tiệc buổi tối. Ngoài quan sát, các em còn phải học cách mặc áo kimono, học nghệ thuật giao tiếp và các trò chơi khác nhau.

Trong vòng 5 năm sau đó, các em phải liên tục học nhiều kỹ năng khác nhau như học các điệu múa truyền thống, chơi nhạc cụ dân tộc (đàn luýt và đàn tam huyền), hay nghệ thuật ứng xử. Vào độ tuổi đôi mươi, các em được « lên chức » geiko.

Nguồn gốc và quá trình phát triển nghề geisha

Nhà nghiên cứu Frédéric Roustan ngược dòng lịch sử để giải thích về nguồn gốc nghề geisha :

« Trong thời kỳ Heian (Bình An, 781-1185), chúng ta có thể thấy rất nhiều vũ nữ triều đình ca múa để mua vui cho tầng lớp quý tộc (shirabyôshi). Đây được coi là một kiểu tổ nghề geisha. Từ geisha xuất hiện vào giữa thế kỷ XVII, dưới thời kỳ Edo (Giang Hộ, 1603-1868) và được sử dụng tại các phòng trà trong những khu phố vui chơi giải trí. Sau này, chính quyền quyết định quy hoạch riêng các khu vực này cho nghề geisha, đồng thời gộp luôn cả gái mại dâm và đặt tên là “khu phố cấm”.

Lúc đầu, cả nam và nữ giới đều có thể trở thành geisha. Geisha nam được gọi là “otoko geisha” và geisha nữ là “onna geisha”. Có một giai đoạn, chính quyền Shogun (tướng quân) quyết định cấm nữ giới hành nghề này nên cụm từ geisha được giành riêng cho nam giới. Tuy nhiên, nữ giới vẫn tìm cách hành nghề bất hợp pháp, chọn nghệ danh nam và mặc trang phục nam giới để che dấu thân thế. Đúng là dưới lớp phấn trang điểm, rất khó nhận ra được đâu là phụ nữ, đâu là đàn ông.

Sau đó, vào khoảng giữa thế kỷ XVIII (thời kỳ Hôreki/Bảo Lịch), cụm từ geisha lại chỉ giành riêng cho phái nữ. Đàn ông vẫn tiếp tục hành nghề này nhưng dưới một tên gọi khác, “taikomochi” (tạm dịch là "người mang trống"), một nghề từng tồn tại trước nghề “geisha”. Cũng trong giai đoạn này, đạo luật tướng quân (Shogun) cấm geisha hành nghề mại dâm. Có nghĩa là geisha chỉ chuyên về làm nghệ thuật và mua vui cho khách hàng bằng nghệ thuật chứ không phải bằng xác thịt ».

Thế nhưng, những cô gái geisha lại bị dồn vào sống chung trong “khu đèn đỏ”, thời kỳ đó ở Tokyo nổi tiếng nhất là Yoshiwara. Một số người từ chối sống cùng khu phố mại dâm nên bỏ ra ngoài. Họ hợp sức mở các trường đào tạo tại các khu phố như Gion ở Kyoto hay Fukagawa ở Tokyo. Người ta gọi họ là “geisha thành phố” nhằm phân biệt với geisha tại các “khu phố đèn đỏ” ở ngoại ô hay tại các cửa ô thời trước.

« Các geisha thành phố gây dựng thanh danh và tách biệt hẳn về mặt địa lý. Dường như giữa “geisha thành phố” và “geisha khu đèn đỏ” có sự cạnh tranh ngấm ngầm vì “geisha khu đèn đỏ” thường hay vượt giới hạn giữa hai nghề, geisha và mại dâm, dù luật pháp nghiêm cấm. Thực ra, đôi khi chỉ vì lý do kinh tế do phải cạnh tranh giành khách hàng nên họ chấp nhận mọi yêu cầu của khách.

Và để phân biệt với gái mại dâm, từ năm 1779, các geisha được ghi tên vào các danh sách riêng, có nghĩa là có hai sổ đăng ký riêng. Và gần một thế kỷ sau, vào năm 1872, nghề này lại được chính thức công nhận trong hệ thống chính trị mới của triều đại Meiji (Minh Trị) và hoàn toàn tách biệt khỏi nghề mại dâm ».

Geisha, một nghề kén khách

Geisha thời hiện đại tiếp tục công việc như trước đây, có nghĩa là người mua vui trong những bữa tiệc. Dĩ nhiên, trong những sự kiện như vậy thường có nhiều geisha. Các cô gái trình diễn các điệu múa truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác, ca hát và chơi những nhạc cụ cổ truyền Nhật Bản. Họ được đào tạo để có thể tiếp chuyện một cách tinh tế và cùng chơi một số trò tiêu khiển với khách hàng.

Nói một cách ngắn gọn, những geisha hoàn toàn biết cách thích ứng với nhu cầu, sở thích và tính cách của mỗi khách hàng. Nhờ đó, mỗi bữa tiệc được biến hóa theo yêu cầu của khách, dĩ nhiên là trong giới hạn nghề nghiệp cho phép.

Làm thế nào để có thể liên lạc được với một geisha ? Và một buổi tiệc diễn ra như thế nào ?

« Đúng là không phải ai cũng có thể tiếp xúc được với một geisha. Để trở thành khách hàng, dĩ nhiên họ phải có điều kiện tài chính. Ví dụ, để vui chơi cùng với một geisha trong vòng hai tiếng đồng hồ, khách hàng phải trả khoản thù lao chừng 500 euro. Dĩ nhiên đây chỉ là con số tương đối vì người ta không bao giờ tiết lộ giá của một geisha. Ngoài ra, còn phải thêm chi phí cho bữa ăn hay tiền thuê phòng. Như vậy, tổng số tiền có thể lên tới 800 euro cho hai giờ.

Ngoài lý do tài chính, khách hàng còn phải tôn trọng một số nghi lễ. Như vậy, họ phải có trình độ văn hóa, chứ không phải chỉ có tiền là đủ. Để trở thành khách hàng của một geisha, người ta không thể tự động tới một phòng trà và yêu cầu một geisha. Họ phải được một người khách quen của phòng trà đó giới thiệu và bảo lãnh khách hàng mới : về mặt tình dục, bắt buộc họ phải tôn trọng những quy định về cách hành xử ; về mặt tài chính, đảm bảo khách hàng không “quỵt” hóa đơn. Vì họ không yêu cầu khách hàng thanh toán ngay sau buổi tiệc mà hóa đơn sẽ được gửi vào cuối tháng. Sau đó, khách hàng mới lấy hẹn.

Tại buổi tiệc, ngoài các món ăn truyền thống Nhật Bản, nhưng thường không do phòng trà chuẩn bị mà được đặt từ các nhà hàng khác, dĩ nhiên còn có trà và thường xuyên là rượu. Trong bữa ăn, gheisa biểu diễn nghệ thuật và nói chuyện với khách hàng. Đối với những khách quen, họ thường lui tới một phòng trà duy nhất và chỉ gặp một geisha quen. Nếu “la cà” hết từ phòng trà này sang phòng trà khác, người khách sẽ bị đánh giá thấp.

Có thể nói là bữa tiệc diễn ra khá đơn giản. Geisha và khách hàng cũng có thể bắt đầu buổi tiệc bằng một vài trò chơi, như thách nhau uống rượu hay chuốc rượu cho nhau. Sau đó, geisha ca múa hay đàn hát. Thông thường, khi một geisha múa, thì các thầy dậy (phụ nữ) hay các nhạc sư đệm đàn ».

Cố đô geisha Kyoto thời hiện đại

Các khu phố geisha ở cố đô Kyoto, Nhật Bản, dường như không thay đổi từ thế kỷ XVII tới nay. Thu mình trong bộ kimono thít chặt, khuôn mặt phủ phấn trắng, các geisha, hay đúng hơn là « geiko » (hiện có tổng cộng 175 geiko tại Kyoto), lướt dọc các con phố lát đá tại khu phố Gion để đến cuộc hẹn tại các phòng trà.

Rất ít khi trả lời báo chí, Kikumaru, 31 tuổi, một geiko nổi tiếng tại cố đô Kyoto thổ lộ với phóng viên của AFP rằng :

« Mọi người cứ hình dung đây là một nghề thú vị, nhưng đây là một cuộc thử thách thật sự. Chúng tôi phải hi sinh tuổi thơ để luyện tập trở thành geisha và nhiều khi chỉ muốn bỏ cuộc. Vì thế phải vượt qua được những giai đoạn nản lòng này ».

Thời điểm khiến các thiếu nữ học việc thấy tủi thân có lẽ là lúc gặp các bạn cùng trang lứa tới trường.

Kikumaru tâm sự : « Một maiko đang trên đường tới một buổi chiêu đãi mà gặp một nhóm học sinh mặc đồng phục, cô ấy thường hình dung ra sau buổi học các bạn sẽ đi ăn chung với nhau, trong khi em đang quỳ gối trên một chiếc thảm (chiếu). Cô bé cũng không có cuộc sống riêng, phải sống chung với ba hoặc bốn thiếu nữ khác… và bị cấm sử dụng Facebook hay bất kỳ mạng xã hội nào ».

Geisha được đánh giá là người giúp bảo vệ và duy trì bản sắc văn hóa, truyền thống của Nhật Bản đang dần bị mai một. Trở thành một geisha không những chỉ đòi hỏi niềm đam mê với nghề mà còn cần tính nhẫn nại, sự bền bỉ và sự hi sinh.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm