Sức khỏe và đời sống
Giả thuyết lý giải hiện tượng rùng mình sau khi tiểu ở nam giới?
Đây là một hiện tượng rất phổ biến ở nam giới nhưng nhiều người vẫn không thể giải thích được tại sao phải làm như vậy? Hai giả thuyết được chấp nhận r
Đây là một hiện tượng rất phổ biến ở nam giới nhưng nhiều người vẫn không thể giải thích được tại sao phải làm như vậy? Hai giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhằm lý giải cho hiện tượng này: Do sự hạ thân nhiệt đột ngột; do phản ứng của hệ thần kinh tự chủ.
Tại sao nam giới thường rùng mình sau khi tiểu?
Nếu bạn là nam giới và bạn thường hay rùng người sau khi đi tiểu thì đừng quá lo lắng, rất nhiều người đàn ông khác với nhiều độ tuổi cũng có hành động như vậy. Tuy nhiên, từng có thời người ta cho rằng đây là một trong những bí ẩn không thể giải thích trên cơ thể người. Trong tiếng anh, hiện tượng rùng mình sau khi tiểu được gọi là “pee shilver” và nó thường xảy ra đối với nam giới (trong một số trường hợp cũng có ở nữ giới).
Các bác sĩ đã dành tặng cho phản ứng này một cái tên khá dài: post-micturition convulsion syndrome (tạm dịch: Hội chứng co giật sau khi tiểu). Phân tích sâu hơn, chữ post ở đây có thể hiểu là “after”, nghĩa là sau khi. Chữ co giật (Convulsion) ở đây có thể hiểu là “rùng mình” hoặc “run người lên”. Còn Syndrome là hội chứng – một tập hợp các triệu chứng xảy ra trên 1 người nhất định. Nghĩa là việc rùng mình sau khi đi tiểu có thể xảy ra ở nhiều người, nhưng vẫn có người sẽ không bao giờ gặp phải. Trở lại câu hỏi chính của chúng ta, tại sao rùng mình xuất hiện? Hiện tại, có 2 lập luận giải thích cho hiện tượng này.
Lập luận đầu tiên cho rằng đây chỉ là một phản xạ của cơ thể khi nhiệt độ bị giảm. Trong khi tiểu, nước tiểu sẽ mang một phần nhiệt lượng từ bên trong ra bên ngoài (tiểu không chỉ đào thải nước ra khỏi cơ thể mà nó còn giúp cơ thể giải nhiệt) và vô hình chung, nó làm thân nhiệt giảm đột ngột. Do đó, ngay cả khi nhiệt độ môi trường không lạnh, thì cơ thể cũng sẽ tiến hành rùng mình để làm ấm cho cơ thể.
Lập luận thứ 2 cho rằng đây chỉ là một hệ quả của hệ thần kinh tự chủ (ANS – có nhiệm vụ điều hòa các bộ phận và tuyến trong cơ thể, sự hoạt động này diễn ra một cách vô thức và kiểm soát nhiều chức năng trong cơ thể như tình dục, tiết nước bọt, nước mắt, tiêu tiểu, tiêu hóa). Tất cả những điều này đều được thực hiện tự động mà không cần phải suy nghĩ trước. Thí dụ như bạn sẽ nhắm mắt khi hắt hơi là một kết quả của ANS. Tương tự như vậy, phản xạ đi tiểu được chuyển tiếp qua ANS. Sức mạnh của phản xạ có liên quan trực tiếp tới độ căng của bàng quang. Vì vậy, mức độ rùng mình tỷ lệ thuận với độ căng của bàng quang khi đi tiểu.
Chi tiết hơn, ANS bao gồm 2 bộ phận là hệ thần kinh phó giao cảm (PNS) vàhệ thần kinh giao cảm (SNS) với hoạt động đối lập nhau (một cách bổ sung tự nhiên). SNS có xu hướng giữ cho bàng quang được thoải mái và cơ vòng niệu đạo co rút lại. Do đó, mặc dù bàng quang đang rất căng nhưng nó vẫn không “xả” ra ngoài mặc dù chúng ta không điều khiển “khóa van” lại. SNS hoạt động bằng cách phóng thích các chất catacholamines epinephrine, norepinephrine và dopamine nhằm bắt cơ thể thực hiện các phản ứng cần thiết.
Khi cơ hội xuất hiện nghĩa là đi tiểu, bàng quang xẹp xuống, ANS bắt đầu hoạt động và nó sẽ thay đổi quá trình sản xuất catacholamine. Người ta cho rằng có thể đây là nguyên nhân các cơn run xuất hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là lập luận dựa trên kiến thức sẵn có, chưa có một thí nghiệm nào được thiết lập để kiểm chứng điều này. Thêm vào đó, khi đi tiểu thì huyết áp cũng tăng nhẹ, gương mặt tạm thời hồng lên hoặc xuất hiện sự khoan khoái trong thời gian ngắn. Tất cả đều là những cảm giác của sự thỏa mãn, thú vị nên thậm chí, một số người còn có xu hướng phát ra các âm thanh “ah”, hoặc “uh”,… và đây đều là hệ quả của ANS tạo ra.
Trên đây là 2 giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhằm giải thích cho cho hiện tượng rùng mình sau khi tiểu.
Theo Khoa Học
Đây là một hiện tượng rất phổ biến ở nam giới nhưng nhiều người vẫn không thể giải thích được tại sao phải làm như vậy? Hai giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhằm lý giải cho hiện tượng này: Do sự hạ thân nhiệt đột ngột; do phản ứng của hệ thần kinh tự chủ.
Tại sao nam giới thường rùng mình sau khi tiểu?
Nếu bạn là nam giới và bạn thường hay rùng người sau khi đi tiểu thì đừng quá lo lắng, rất nhiều người đàn ông khác với nhiều độ tuổi cũng có hành động như vậy. Tuy nhiên, từng có thời người ta cho rằng đây là một trong những bí ẩn không thể giải thích trên cơ thể người. Trong tiếng anh, hiện tượng rùng mình sau khi tiểu được gọi là “pee shilver” và nó thường xảy ra đối với nam giới (trong một số trường hợp cũng có ở nữ giới).
Các bác sĩ đã dành tặng cho phản ứng này một cái tên khá dài: post-micturition convulsion syndrome (tạm dịch: Hội chứng co giật sau khi tiểu). Phân tích sâu hơn, chữ post ở đây có thể hiểu là “after”, nghĩa là sau khi. Chữ co giật (Convulsion) ở đây có thể hiểu là “rùng mình” hoặc “run người lên”. Còn Syndrome là hội chứng – một tập hợp các triệu chứng xảy ra trên 1 người nhất định. Nghĩa là việc rùng mình sau khi đi tiểu có thể xảy ra ở nhiều người, nhưng vẫn có người sẽ không bao giờ gặp phải. Trở lại câu hỏi chính của chúng ta, tại sao rùng mình xuất hiện? Hiện tại, có 2 lập luận giải thích cho hiện tượng này.
Lập luận đầu tiên cho rằng đây chỉ là một phản xạ của cơ thể khi nhiệt độ bị giảm. Trong khi tiểu, nước tiểu sẽ mang một phần nhiệt lượng từ bên trong ra bên ngoài (tiểu không chỉ đào thải nước ra khỏi cơ thể mà nó còn giúp cơ thể giải nhiệt) và vô hình chung, nó làm thân nhiệt giảm đột ngột. Do đó, ngay cả khi nhiệt độ môi trường không lạnh, thì cơ thể cũng sẽ tiến hành rùng mình để làm ấm cho cơ thể.
Lập luận thứ 2 cho rằng đây chỉ là một hệ quả của hệ thần kinh tự chủ (ANS – có nhiệm vụ điều hòa các bộ phận và tuyến trong cơ thể, sự hoạt động này diễn ra một cách vô thức và kiểm soát nhiều chức năng trong cơ thể như tình dục, tiết nước bọt, nước mắt, tiêu tiểu, tiêu hóa). Tất cả những điều này đều được thực hiện tự động mà không cần phải suy nghĩ trước. Thí dụ như bạn sẽ nhắm mắt khi hắt hơi là một kết quả của ANS. Tương tự như vậy, phản xạ đi tiểu được chuyển tiếp qua ANS. Sức mạnh của phản xạ có liên quan trực tiếp tới độ căng của bàng quang. Vì vậy, mức độ rùng mình tỷ lệ thuận với độ căng của bàng quang khi đi tiểu.
Chi tiết hơn, ANS bao gồm 2 bộ phận là hệ thần kinh phó giao cảm (PNS) vàhệ thần kinh giao cảm (SNS) với hoạt động đối lập nhau (một cách bổ sung tự nhiên). SNS có xu hướng giữ cho bàng quang được thoải mái và cơ vòng niệu đạo co rút lại. Do đó, mặc dù bàng quang đang rất căng nhưng nó vẫn không “xả” ra ngoài mặc dù chúng ta không điều khiển “khóa van” lại. SNS hoạt động bằng cách phóng thích các chất catacholamines epinephrine, norepinephrine và dopamine nhằm bắt cơ thể thực hiện các phản ứng cần thiết.
Khi cơ hội xuất hiện nghĩa là đi tiểu, bàng quang xẹp xuống, ANS bắt đầu hoạt động và nó sẽ thay đổi quá trình sản xuất catacholamine. Người ta cho rằng có thể đây là nguyên nhân các cơn run xuất hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là lập luận dựa trên kiến thức sẵn có, chưa có một thí nghiệm nào được thiết lập để kiểm chứng điều này. Thêm vào đó, khi đi tiểu thì huyết áp cũng tăng nhẹ, gương mặt tạm thời hồng lên hoặc xuất hiện sự khoan khoái trong thời gian ngắn. Tất cả đều là những cảm giác của sự thỏa mãn, thú vị nên thậm chí, một số người còn có xu hướng phát ra các âm thanh “ah”, hoặc “uh”,… và đây đều là hệ quả của ANS tạo ra.
Trên đây là 2 giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhằm giải thích cho cho hiện tượng rùng mình sau khi tiểu.
Theo Khoa Học
Giả thuyết lý giải hiện tượng rùng mình sau khi tiểu ở nam giới?
Đây là một hiện tượng rất phổ biến ở nam giới nhưng nhiều người vẫn không thể giải thích được tại sao phải làm như vậy? Hai giả thuyết được chấp nhận r
Đây là một hiện tượng rất phổ biến ở nam giới nhưng nhiều người vẫn không thể giải thích được tại sao phải làm như vậy? Hai giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhằm lý giải cho hiện tượng này: Do sự hạ thân nhiệt đột ngột; do phản ứng của hệ thần kinh tự chủ.
Tại sao nam giới thường rùng mình sau khi tiểu?
Nếu bạn là nam giới và bạn thường hay rùng người sau khi đi tiểu thì đừng quá lo lắng, rất nhiều người đàn ông khác với nhiều độ tuổi cũng có hành động như vậy. Tuy nhiên, từng có thời người ta cho rằng đây là một trong những bí ẩn không thể giải thích trên cơ thể người. Trong tiếng anh, hiện tượng rùng mình sau khi tiểu được gọi là “pee shilver” và nó thường xảy ra đối với nam giới (trong một số trường hợp cũng có ở nữ giới).
Các bác sĩ đã dành tặng cho phản ứng này một cái tên khá dài: post-micturition convulsion syndrome (tạm dịch: Hội chứng co giật sau khi tiểu). Phân tích sâu hơn, chữ post ở đây có thể hiểu là “after”, nghĩa là sau khi. Chữ co giật (Convulsion) ở đây có thể hiểu là “rùng mình” hoặc “run người lên”. Còn Syndrome là hội chứng – một tập hợp các triệu chứng xảy ra trên 1 người nhất định. Nghĩa là việc rùng mình sau khi đi tiểu có thể xảy ra ở nhiều người, nhưng vẫn có người sẽ không bao giờ gặp phải. Trở lại câu hỏi chính của chúng ta, tại sao rùng mình xuất hiện? Hiện tại, có 2 lập luận giải thích cho hiện tượng này.
Lập luận đầu tiên cho rằng đây chỉ là một phản xạ của cơ thể khi nhiệt độ bị giảm. Trong khi tiểu, nước tiểu sẽ mang một phần nhiệt lượng từ bên trong ra bên ngoài (tiểu không chỉ đào thải nước ra khỏi cơ thể mà nó còn giúp cơ thể giải nhiệt) và vô hình chung, nó làm thân nhiệt giảm đột ngột. Do đó, ngay cả khi nhiệt độ môi trường không lạnh, thì cơ thể cũng sẽ tiến hành rùng mình để làm ấm cho cơ thể.
Lập luận thứ 2 cho rằng đây chỉ là một hệ quả của hệ thần kinh tự chủ (ANS – có nhiệm vụ điều hòa các bộ phận và tuyến trong cơ thể, sự hoạt động này diễn ra một cách vô thức và kiểm soát nhiều chức năng trong cơ thể như tình dục, tiết nước bọt, nước mắt, tiêu tiểu, tiêu hóa). Tất cả những điều này đều được thực hiện tự động mà không cần phải suy nghĩ trước. Thí dụ như bạn sẽ nhắm mắt khi hắt hơi là một kết quả của ANS. Tương tự như vậy, phản xạ đi tiểu được chuyển tiếp qua ANS. Sức mạnh của phản xạ có liên quan trực tiếp tới độ căng của bàng quang. Vì vậy, mức độ rùng mình tỷ lệ thuận với độ căng của bàng quang khi đi tiểu.
Chi tiết hơn, ANS bao gồm 2 bộ phận là hệ thần kinh phó giao cảm (PNS) vàhệ thần kinh giao cảm (SNS) với hoạt động đối lập nhau (một cách bổ sung tự nhiên). SNS có xu hướng giữ cho bàng quang được thoải mái và cơ vòng niệu đạo co rút lại. Do đó, mặc dù bàng quang đang rất căng nhưng nó vẫn không “xả” ra ngoài mặc dù chúng ta không điều khiển “khóa van” lại. SNS hoạt động bằng cách phóng thích các chất catacholamines epinephrine, norepinephrine và dopamine nhằm bắt cơ thể thực hiện các phản ứng cần thiết.
Khi cơ hội xuất hiện nghĩa là đi tiểu, bàng quang xẹp xuống, ANS bắt đầu hoạt động và nó sẽ thay đổi quá trình sản xuất catacholamine. Người ta cho rằng có thể đây là nguyên nhân các cơn run xuất hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là lập luận dựa trên kiến thức sẵn có, chưa có một thí nghiệm nào được thiết lập để kiểm chứng điều này. Thêm vào đó, khi đi tiểu thì huyết áp cũng tăng nhẹ, gương mặt tạm thời hồng lên hoặc xuất hiện sự khoan khoái trong thời gian ngắn. Tất cả đều là những cảm giác của sự thỏa mãn, thú vị nên thậm chí, một số người còn có xu hướng phát ra các âm thanh “ah”, hoặc “uh”,… và đây đều là hệ quả của ANS tạo ra.
Trên đây là 2 giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhằm giải thích cho cho hiện tượng rùng mình sau khi tiểu.
Theo Khoa Học