Kinh Đời

Giấc mơ ‘khai phóng’ của giáo dục Việt Cộng

Lại một mùa tụ trường nữa vừa bắt đầu. Học sinh, sinh viên khắp thế giới chuẩn bị cho một năm học mới. Mọi thứ vẫn diễn ra như chuyện thường ngày


Các em học sinh trong ngày khai giảng năm học mới. (Ảnh tư liệu)

Lại một mùa tụ trường nữa vừa bắt đầu. Học sinh, sinh viên khắp thế giới chuẩn bị cho một năm học mới. Mọi thứ vẫn diễn ra như chuyện thường ngày. Tại Việt Nam, những chiếc áo trắng xuyên qua những dòng xe ngược xuôi giữa cái nắng chang chang rồi bất chợt cơn mưa rào ập đến, tất tả đến lớp. Ngồi chồm hổm bên một quán cà phê cóc ven đường, lòng tôi nhẹ tênh. Ngày này những năm mãi về trước, đó là hình ảnh của tôi, một cậu học sinh nhỏ hì hục đạp xe đến lớp. Lúc bấy giờ, cái “thân phận” là một học sinh, rồi là một sinh viên, đầu tôi chẳng nghĩ ngợi gì ngoài những con chữ, các phép tính, nhảy múa tung tăng không lúc nào ngơi nghỉ. Cái lo toan của cậu bé ấy là những bài kiểm tra 5’ hay kiểm tra 15’ mà thầy cô bất chợt cho làm trong ngày hôm đó. Lớp mười rồi lên lớp mười một, năm nhất rồi lại lên năm hai. Tất cả mọi thứ đều có sự sắp xếp sẵn của nó. Vậy mà hay!

Cho đến khi trải qua những năm tháng đi làm kiếm tiền, rồi đi du học xa nhà, tôi mới “thấm” được cái tư duy phản biện, cái thói quen đặt câu hỏi cho những việc hiển nhiên nhất xảy ra thường nhật. Để rồi những lúc thả hồn hồi tưởng về ký ức tuổi thơ như hôm nay, cái lý trí, cái thói quen đặt câu hỏi ấy lại len lõi vào trong óc tôi. Để rồi tôi ngẩn ngơ tự hỏi mình “học để làm gì?”, “giáo dục để làm gì?”. Tôi liên tưởng đến chính sách phổ cập giáo dục, xoá mù chữ của các quốc gia. Tôi nhớ lại thời học phổ thông ở Việt Nam của mình. Lý do cho việc đi học, cho việc phổ cập giáo dục thì đã nhiều người nói rồi, nhà nghiên cứu có, các tiến sỹ giáo sư có, các nhà báo có… cho tới các… “anh hùng bàn phím” cũng tranh luận nhiều về chủ đề này. Tôi sẽ không bàn lại khía cạnh này làm gì.

Trong phạm vi một bài viết, tôi chỉ muốn bàn đến khái niệm “Giáo dục khai phóng” (Liberal Arts Education), khái niệm được sử dụng một cách rất rộng rãi, nếu không muốn nói là một “trào lưu” của các trường đại học (tại Việt Nam) trong thời gian gần đây. (Vậy nghĩa là nền giáo dục trước đây của ta không “khai phóng” à?). Nhưng trước tiên, ta phải biết thế nào là “Giáo dục khai phóng” (Liberal Arts Education).

Cụm từ này xuất hiện lần đầu tiên vào thời kỳ cổ đại. Đó là khi nền văn minh đỉnh cao của phương Tây được hình thành và phát triển. Điển hình nhất là Hy Lạp và La Mã. Giai đoạn ấy, các môn học khai phóng (Liberal Arts) bao gồm Ngữ pháp, Hùng biện và Logic. Sau đó dần mở rộng ra các môn khoa học khác như Số học, Hình học, Thiên văn học, và Âm nhạc. Triết lý đằng sau nó rất đơn giản; giáo dục là rất cần thiết để tạo ra con người tự do (“essential for a free person”). Chính vì thế mà từ “Liberty, liberal” xuất phát từ chữ Latin “liberalis”; nghĩa là “worthy of a free person” (những phẩm chất của một con người tự do). Như vậy, triết lý đằng sau nó rất rõ ràng “tự do, dân chủ, phát triển”. Đó là trách nhiệm đào tạo của giáo dục đối với người học. Đây là một triết lý xuyên suốt trong lịch sử phát triển của phương Tây, từ đại diện của nó là Hy Lạp, La Mã, và hậu duệ thời hiện đại là các nước Châu Âu, Hoa Kỳ, hay là Úc. Triết lý “khai phóng” (Liberal) được thể hiện ở khắp mọi khía cạnh của đời sống xã hội các quốc gia ấy, từ việc trị nước, lập pháp, hành pháp, giáo dục, cho đến quy tắc cư xử giữa người với người.

Vậy liệu một chuẩn mực về giáo dục và đào tạo như vậy có thể nào được áp dụng vào một nền văn hoá mang đậm chất Á Đông như Việt Nam? Đây là câu hỏi chưa có lời đáp. Vì họ (Nhà nước, bộ Giáo dục Đào tạo, các lãnh đạo trường học…) chưa hề đưa ra lộ trình, phương thức thực hiện, khảo sát đánh giá cho “giáo dục khai phóng”. Cũng có thể nói cách khác, rằng triết lý này tại Việt Nam chỉ vẫn nằm trên giấy tờ, khẩu hiệu, băng rôn, biểu ngữ…

Lịch sử của một nền giáo dục hiện đại ở Việt Nam hình thành nên từ một hệ thống dạy và học sáo rỗng, đi vào lối mòn. Học sinh sinh viên Việt Nam tiếp cận với kiến thức, sự kiện qua sách giáo khoa, qua những bài giảng được lặp đi lặp lại, “tái bản” đến lần thứ mười mấy. Bạn đến lớp, bạn ghi chép lời của thầy cô, bạn về nhà học thuộc lòng các công thức, thậm chí là các tư tưởng, giá trị nhân văn một cách sáo rỗng, rập khuôn. Đó là lúc mà mọi sự sáng tạo, mọi câu hỏi phản biện, mọi sự tranh luận đều không có chỗ cho bạn thực hành, nếu không muốn nói là bị cấm tuyệt đối. Thì để chuyển đổi qua một tư duy giáo dục “khai phóng”, là một điều không hề dễ dàng. Cái vết bánh xe đổ này không chỉ là ngày một ngày hai có thể thay đổi được. Nó phải là cả một cuộc cách mạng, hay cả một chiến dịch thay đổi từ trong ra ngoài giữa Nhà nước, người dân, công nhân viên, giảng viên, và học sinh sinh viên. Và lẽ dĩ nhiên, nó phải mất hàng (mấy chục) năm trời mới có thể thay đổi được. Và tại Việt Nam, cuộc cách mạng này vẫn chưa bắt đầu. Tất cả mọi thứ chỉ nằm ở tính hình thức; đó là những dòng hoa mỹ “Giáo dục khai phóng” nằm trên các website giới thiệu về các trường đại học, hay là những bài phát biểu, bài phỏng vấn các vị hiệu trưởng ấy.

Dĩ nhiên mọi sự thay đổi đều đáng trân trọng, nhưng để từ ý tưởng chuyển thành hiện thực phải là một quá trình được tính toán và lên kế hoạch thận trọng. Nói cách khác, “giáo dục khai phóng” phải là một chiến lược quốc gia. Nó phải là một chương trình nghị sự, tập hợp ý kiến của nhiều nhóm xã hội chính trị. Nó phải là sự thống nhất về giá trị triết lý của các nhà làm giáo dục và tư duy giảng dạy của các giáo viên, giảng viên trong toàn hệ thống giáo dục. Mọi khó khăn trong việc hiện thực hoá một cuộc cách mạng trong giáo dục giải quyết được khi và chỉ khi lãnh đạo quốc gia thực sự mong muốn, và phát triển bằng chính sách. Đó là một câu hỏi lớn và một mục tiêu “to tát” mà nhà nước Việt Nam chưa có một động thái nào để guồng quay thực sự lăn bánh. Hoặc “giáo dục khai phóng” sẽ chỉ là một cuộc cách mạng trên giấy.

* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

16x9 Image

Cao Huy Huân

Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Giấc mơ ‘khai phóng’ của giáo dục Việt Cộng

Lại một mùa tụ trường nữa vừa bắt đầu. Học sinh, sinh viên khắp thế giới chuẩn bị cho một năm học mới. Mọi thứ vẫn diễn ra như chuyện thường ngày


Các em học sinh trong ngày khai giảng năm học mới. (Ảnh tư liệu)

Lại một mùa tụ trường nữa vừa bắt đầu. Học sinh, sinh viên khắp thế giới chuẩn bị cho một năm học mới. Mọi thứ vẫn diễn ra như chuyện thường ngày. Tại Việt Nam, những chiếc áo trắng xuyên qua những dòng xe ngược xuôi giữa cái nắng chang chang rồi bất chợt cơn mưa rào ập đến, tất tả đến lớp. Ngồi chồm hổm bên một quán cà phê cóc ven đường, lòng tôi nhẹ tênh. Ngày này những năm mãi về trước, đó là hình ảnh của tôi, một cậu học sinh nhỏ hì hục đạp xe đến lớp. Lúc bấy giờ, cái “thân phận” là một học sinh, rồi là một sinh viên, đầu tôi chẳng nghĩ ngợi gì ngoài những con chữ, các phép tính, nhảy múa tung tăng không lúc nào ngơi nghỉ. Cái lo toan của cậu bé ấy là những bài kiểm tra 5’ hay kiểm tra 15’ mà thầy cô bất chợt cho làm trong ngày hôm đó. Lớp mười rồi lên lớp mười một, năm nhất rồi lại lên năm hai. Tất cả mọi thứ đều có sự sắp xếp sẵn của nó. Vậy mà hay!

Cho đến khi trải qua những năm tháng đi làm kiếm tiền, rồi đi du học xa nhà, tôi mới “thấm” được cái tư duy phản biện, cái thói quen đặt câu hỏi cho những việc hiển nhiên nhất xảy ra thường nhật. Để rồi những lúc thả hồn hồi tưởng về ký ức tuổi thơ như hôm nay, cái lý trí, cái thói quen đặt câu hỏi ấy lại len lõi vào trong óc tôi. Để rồi tôi ngẩn ngơ tự hỏi mình “học để làm gì?”, “giáo dục để làm gì?”. Tôi liên tưởng đến chính sách phổ cập giáo dục, xoá mù chữ của các quốc gia. Tôi nhớ lại thời học phổ thông ở Việt Nam của mình. Lý do cho việc đi học, cho việc phổ cập giáo dục thì đã nhiều người nói rồi, nhà nghiên cứu có, các tiến sỹ giáo sư có, các nhà báo có… cho tới các… “anh hùng bàn phím” cũng tranh luận nhiều về chủ đề này. Tôi sẽ không bàn lại khía cạnh này làm gì.

Trong phạm vi một bài viết, tôi chỉ muốn bàn đến khái niệm “Giáo dục khai phóng” (Liberal Arts Education), khái niệm được sử dụng một cách rất rộng rãi, nếu không muốn nói là một “trào lưu” của các trường đại học (tại Việt Nam) trong thời gian gần đây. (Vậy nghĩa là nền giáo dục trước đây của ta không “khai phóng” à?). Nhưng trước tiên, ta phải biết thế nào là “Giáo dục khai phóng” (Liberal Arts Education).

Cụm từ này xuất hiện lần đầu tiên vào thời kỳ cổ đại. Đó là khi nền văn minh đỉnh cao của phương Tây được hình thành và phát triển. Điển hình nhất là Hy Lạp và La Mã. Giai đoạn ấy, các môn học khai phóng (Liberal Arts) bao gồm Ngữ pháp, Hùng biện và Logic. Sau đó dần mở rộng ra các môn khoa học khác như Số học, Hình học, Thiên văn học, và Âm nhạc. Triết lý đằng sau nó rất đơn giản; giáo dục là rất cần thiết để tạo ra con người tự do (“essential for a free person”). Chính vì thế mà từ “Liberty, liberal” xuất phát từ chữ Latin “liberalis”; nghĩa là “worthy of a free person” (những phẩm chất của một con người tự do). Như vậy, triết lý đằng sau nó rất rõ ràng “tự do, dân chủ, phát triển”. Đó là trách nhiệm đào tạo của giáo dục đối với người học. Đây là một triết lý xuyên suốt trong lịch sử phát triển của phương Tây, từ đại diện của nó là Hy Lạp, La Mã, và hậu duệ thời hiện đại là các nước Châu Âu, Hoa Kỳ, hay là Úc. Triết lý “khai phóng” (Liberal) được thể hiện ở khắp mọi khía cạnh của đời sống xã hội các quốc gia ấy, từ việc trị nước, lập pháp, hành pháp, giáo dục, cho đến quy tắc cư xử giữa người với người.

Vậy liệu một chuẩn mực về giáo dục và đào tạo như vậy có thể nào được áp dụng vào một nền văn hoá mang đậm chất Á Đông như Việt Nam? Đây là câu hỏi chưa có lời đáp. Vì họ (Nhà nước, bộ Giáo dục Đào tạo, các lãnh đạo trường học…) chưa hề đưa ra lộ trình, phương thức thực hiện, khảo sát đánh giá cho “giáo dục khai phóng”. Cũng có thể nói cách khác, rằng triết lý này tại Việt Nam chỉ vẫn nằm trên giấy tờ, khẩu hiệu, băng rôn, biểu ngữ…

Lịch sử của một nền giáo dục hiện đại ở Việt Nam hình thành nên từ một hệ thống dạy và học sáo rỗng, đi vào lối mòn. Học sinh sinh viên Việt Nam tiếp cận với kiến thức, sự kiện qua sách giáo khoa, qua những bài giảng được lặp đi lặp lại, “tái bản” đến lần thứ mười mấy. Bạn đến lớp, bạn ghi chép lời của thầy cô, bạn về nhà học thuộc lòng các công thức, thậm chí là các tư tưởng, giá trị nhân văn một cách sáo rỗng, rập khuôn. Đó là lúc mà mọi sự sáng tạo, mọi câu hỏi phản biện, mọi sự tranh luận đều không có chỗ cho bạn thực hành, nếu không muốn nói là bị cấm tuyệt đối. Thì để chuyển đổi qua một tư duy giáo dục “khai phóng”, là một điều không hề dễ dàng. Cái vết bánh xe đổ này không chỉ là ngày một ngày hai có thể thay đổi được. Nó phải là cả một cuộc cách mạng, hay cả một chiến dịch thay đổi từ trong ra ngoài giữa Nhà nước, người dân, công nhân viên, giảng viên, và học sinh sinh viên. Và lẽ dĩ nhiên, nó phải mất hàng (mấy chục) năm trời mới có thể thay đổi được. Và tại Việt Nam, cuộc cách mạng này vẫn chưa bắt đầu. Tất cả mọi thứ chỉ nằm ở tính hình thức; đó là những dòng hoa mỹ “Giáo dục khai phóng” nằm trên các website giới thiệu về các trường đại học, hay là những bài phát biểu, bài phỏng vấn các vị hiệu trưởng ấy.

Dĩ nhiên mọi sự thay đổi đều đáng trân trọng, nhưng để từ ý tưởng chuyển thành hiện thực phải là một quá trình được tính toán và lên kế hoạch thận trọng. Nói cách khác, “giáo dục khai phóng” phải là một chiến lược quốc gia. Nó phải là một chương trình nghị sự, tập hợp ý kiến của nhiều nhóm xã hội chính trị. Nó phải là sự thống nhất về giá trị triết lý của các nhà làm giáo dục và tư duy giảng dạy của các giáo viên, giảng viên trong toàn hệ thống giáo dục. Mọi khó khăn trong việc hiện thực hoá một cuộc cách mạng trong giáo dục giải quyết được khi và chỉ khi lãnh đạo quốc gia thực sự mong muốn, và phát triển bằng chính sách. Đó là một câu hỏi lớn và một mục tiêu “to tát” mà nhà nước Việt Nam chưa có một động thái nào để guồng quay thực sự lăn bánh. Hoặc “giáo dục khai phóng” sẽ chỉ là một cuộc cách mạng trên giấy.

* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

16x9 Image

Cao Huy Huân

Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm