Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Giải mã những tiên tri kinh ngạc sau mấy trăm năm của Trạng Trình
(VTC News) - Cho đến những đời sau, khi sự việc xảy ra, người ta mới giật mình bởi độ chính xác đến kinh ngạc của những câu sấm truyền.
Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585), người mà dân gian quen là Trạng Trình là một nhà văn hóa lỗi lạc của Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được người đời biết đến với tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam - Bắc triều cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.
Ông không chỉ nổi tiếng về văn chương, chính sự mà còn rất nổi tiếng về tài dự đoán. Trong cuốn Phả ký Nguyễn Bỉnh Khiêm được viết vào năm 1743, Vũ Khâm Lân đã nhận xét: “Ông là người khôi ngô anh tuấn, học hết các kinh sách lại rất tinh tế về nghĩa lý Kinh Dịch. Phàm việc mưa nắng, lụt hạn, họa phúc, điềm dữ, điềm lành, cơ suy, cơ thịnh... việc gì cũng biết trước”.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có những dự đoán tương lai bí ẩn, thường gọi là Sấm Trạng Trình, mà cho đến những đời sau, khi sự việc xảy ra người ta mới giật mình bởi độ chính xác đến kinh ngạc.
Vào những năm cuối cùng của thế kỷ 19, nhà sư Vương Quốc Chính, người xã Cổ Am (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), phát động phong trào chống Pháp đô hộ. Trước đó, trong dân gian đã lan truyền khá rộng câu sấm của Trạng: “Thầy tăng mở nước trời không bảo”. Nghĩa đen đã khá rõ, không có trời nào giúp nhà sư, vì đã là người xuất gia tu theo Phật mà còn mưu đồ bá vương.
Các nhà nho thời ấy lại giải thích theo một nghĩa khác, theo họ thì chữ “thầy tăng” ở đây, Trạng nói kín chỉ “thằng Tây” đến cướp nước ta, đô hộ dân ta thì trời không dung thứ. Ngày ấy, chính quyền đô hộ và tay sai rất sợ sấm ký và uy tín của Trạng nên bắt bớ và khủng bố dã man những người đã truyền bá, lưu giữ sấm Trạng.
Cho đến nay, rất tiếc là Sấm Trạng Trình vốn chỉ còn lại ở dạng truyền miệng, chỉ có số ít lưu giữ dưới dạng chép tay. Tuy nhiên, trong những tập sấm ký mà người đời sau sưu tầm được, khó có thể do những ai hiếu sự đã đặt ra, bởi nó đã được cố định hóa trước những sự kiện lịch sử hàng chục, hàng trăm năm, lại được lan truyền rộng rãi trong dân gian.
Nam Đàn sinh Thánh
Đã từ lâu, ở nhiều địa phương trên cả nước, nhất là vùng Nghệ Tĩnh, người ta đã lưu truyền những câu sấm của Trạng Trình như sau: “Đụn Sơn phân giải/ Bò Đái thất thanh/ Thủy đáo Lam thành/ Nam Đàn sinh thánh”. Tạm dịch nghĩa là: “Khi núi Đụn chẻ đôi, khe Bò Đái mất tiếng, sông Lam khoét vào chân núi Lam Thành, đất Nam Đàn sẽ sinh ra bậc thánh nhân”.
Nhà sử học Ngô Đăng Lợi (Hải Phòng), người chuyên nghiên cứu về Sấm Trạng cho biết, sau khi thực dân Pháp đàn áp tàn khốc phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, câu sấm này lại được bàn tán trao đổi rộng với niềm khát khao mong chờ vị thánh nhân xuất thế. Lúc đó, khe Bò Đái cũng đã ngừng chảy, tiếng suối chảy ở khe không còn nghe được nữa, do đó người dân càng tin và càng chờ đợi.
Trong một cuộc gặp giữa cụ Phan Bội Châu, học giả Đào Duy Anh, và nhà nho Trần Lê Hữu, nội dung cuộc đối thoại chỉ xoay quanh tình thế nước nhà và tương lai sẽ ra sao, Trần Lê Hữu có hỏi: "Thưa cụ Phan, “Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh thánh” chẳng phải là cụ hay sao? Cụ còn thất bại nữa là người khác!". Phan Bội Châu đáp: "Kể cái nghề cử tử xưa kia tôi cũng có tiếng thật. Dân ra thường có thói trọng người văn học và gán cho người ta tiếng nọ tiếng kia.".
MM chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Giải mã những tiên tri kinh ngạc sau mấy trăm năm của Trạng Trình
(VTC News) - Cho đến những đời sau, khi sự việc xảy ra, người ta mới giật mình bởi độ chính xác đến kinh ngạc của những câu sấm truyền.
Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585), người mà dân gian quen là Trạng Trình là một nhà văn hóa lỗi lạc của Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được người đời biết đến với tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam - Bắc triều cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.
Ông không chỉ nổi tiếng về văn chương, chính sự mà còn rất nổi tiếng về tài dự đoán. Trong cuốn Phả ký Nguyễn Bỉnh Khiêm được viết vào năm 1743, Vũ Khâm Lân đã nhận xét: “Ông là người khôi ngô anh tuấn, học hết các kinh sách lại rất tinh tế về nghĩa lý Kinh Dịch. Phàm việc mưa nắng, lụt hạn, họa phúc, điềm dữ, điềm lành, cơ suy, cơ thịnh... việc gì cũng biết trước”.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có những dự đoán tương lai bí ẩn, thường gọi là Sấm Trạng Trình, mà cho đến những đời sau, khi sự việc xảy ra người ta mới giật mình bởi độ chính xác đến kinh ngạc.
Vào những năm cuối cùng của thế kỷ 19, nhà sư Vương Quốc Chính, người xã Cổ Am (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), phát động phong trào chống Pháp đô hộ. Trước đó, trong dân gian đã lan truyền khá rộng câu sấm của Trạng: “Thầy tăng mở nước trời không bảo”. Nghĩa đen đã khá rõ, không có trời nào giúp nhà sư, vì đã là người xuất gia tu theo Phật mà còn mưu đồ bá vương.
Các nhà nho thời ấy lại giải thích theo một nghĩa khác, theo họ thì chữ “thầy tăng” ở đây, Trạng nói kín chỉ “thằng Tây” đến cướp nước ta, đô hộ dân ta thì trời không dung thứ. Ngày ấy, chính quyền đô hộ và tay sai rất sợ sấm ký và uy tín của Trạng nên bắt bớ và khủng bố dã man những người đã truyền bá, lưu giữ sấm Trạng.
Cho đến nay, rất tiếc là Sấm Trạng Trình vốn chỉ còn lại ở dạng truyền miệng, chỉ có số ít lưu giữ dưới dạng chép tay. Tuy nhiên, trong những tập sấm ký mà người đời sau sưu tầm được, khó có thể do những ai hiếu sự đã đặt ra, bởi nó đã được cố định hóa trước những sự kiện lịch sử hàng chục, hàng trăm năm, lại được lan truyền rộng rãi trong dân gian.
Nam Đàn sinh Thánh
Đã từ lâu, ở nhiều địa phương trên cả nước, nhất là vùng Nghệ Tĩnh, người ta đã lưu truyền những câu sấm của Trạng Trình như sau: “Đụn Sơn phân giải/ Bò Đái thất thanh/ Thủy đáo Lam thành/ Nam Đàn sinh thánh”. Tạm dịch nghĩa là: “Khi núi Đụn chẻ đôi, khe Bò Đái mất tiếng, sông Lam khoét vào chân núi Lam Thành, đất Nam Đàn sẽ sinh ra bậc thánh nhân”.
Nhà sử học Ngô Đăng Lợi (Hải Phòng), người chuyên nghiên cứu về Sấm Trạng cho biết, sau khi thực dân Pháp đàn áp tàn khốc phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, câu sấm này lại được bàn tán trao đổi rộng với niềm khát khao mong chờ vị thánh nhân xuất thế. Lúc đó, khe Bò Đái cũng đã ngừng chảy, tiếng suối chảy ở khe không còn nghe được nữa, do đó người dân càng tin và càng chờ đợi.
Trong một cuộc gặp giữa cụ Phan Bội Châu, học giả Đào Duy Anh, và nhà nho Trần Lê Hữu, nội dung cuộc đối thoại chỉ xoay quanh tình thế nước nhà và tương lai sẽ ra sao, Trần Lê Hữu có hỏi: "Thưa cụ Phan, “Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh thánh” chẳng phải là cụ hay sao? Cụ còn thất bại nữa là người khác!". Phan Bội Châu đáp: "Kể cái nghề cử tử xưa kia tôi cũng có tiếng thật. Dân ra thường có thói trọng người văn học và gán cho người ta tiếng nọ tiếng kia.".
MM chuyển