Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Giải oan
Mới đầu năm đã nghe đến hai vụ “giải oan”. Đầu tiên là ca khúc nổi tiếng
“Ly rượu mừng” của Phạm Đình Chương, và mới nhất là tác phẩm “Petrus Ký
– nỗi oan thế kỷ” của ông Nguyễn Đình Đầu bị cấm quảng bá.
Thực ra những chuyện này không mới, chúng chỉ tiếp nối cho cái điệp khúc “giải oan” đã có từ 40 năm nay từ miệng lưỡi chính quyền.
Đã từng có những kiểu hội thảo “đánh giá lại…” nhân vật Phan Thanh Giản, hoặc ghê gớm hơn là đánh giá cả Hoàng đế Gia Long,…
Không khó để chúng ta nhận ra những người được “đánh giá lại” hay “giải oan” đều là những vĩ nhân của dân tộc.
Trước tiên ta chưa cần nói về cái thói hợm hĩnh của những kẻ vô học, những tay giẻ rách về học vấn và đạo đức, nhờ được mùa quyền lực mà a dua làm cái trò bỉ ổi ấy, ta hãy dành sức để nói về cái tham vọng ngông cuồng của đcs VN, khi họ cố tình muốn gọt cả lịch sử cho vừa cái rọ của họ.
Một lực lượng nào đó giành được chính quyền chỉ là một hiện tượng bình thường của lịch sử, và để tồn tại và được công nhận chính danh, họ phải “hoà nhập” vào dòng chảy lịch sử của dân tộc. Ta thấy điều này xuyên suốt lịch sủ phát triển, từ Đinh, Lý, Trần, …cho đến triều Nguyễn. Bởi không ai chiếm được quyền lực để rồi đi phủ nhận lịch sử trước đó. Lịch sủ là một thực thể thuộc về tính trường tồn của dân tộc, trong khi “chế độ, chính quyền” chỉ là những giá trị ngắn hạn của một một giai đoạn, cho dù có thay tung hô “vạn tuế” bằng “muôn năm” thì chính quyền hiện tại cũng chỉ được đếm bằng một số năm nào đó mà thôi.
Tự gán cho mình cái quyền làm phán quan cho cả trường thiên lịch sử, quả là xem trời bằng vung, ngông cuồng ngạo ngược, chỉ có thể ngu dốt tận cùng mới có thể làm được.
Cho dù chỉ là một bài hát như “Ly rượu mừng” cũng đâu cần ai giải oan. Giá trị của nó nằm ngay chính trong bản thân bài hát, phụ thuộc vào sự chấp nhận của công chúng nhiều thế hệ, vậy cớ gì phải cần đến sự “giải oan” của những kẻ nào đó?
Những vĩ nhân như hoàng đế Gia Long, nhà bác học Trương Vĩnh Ký, hay cụ Phan Thanh Giản,.. công nghiệp và đạo đức của họ được ghi rõ ràng trong lịch sử dân tộc, công lao của họ ai cũng biết, vậy hà cớ gì phải cần “giải oan”?
Oan gì?
Vì sao họ vẫn cố tình tự bôi bẩn lương tri, tự trét bùn lên mắt mình, để nhìn vào lịch sử?
Có oan chăng thì chính là bọn họ, hãy tự giải oan cho lương tâm mình đi,
hãy học cách làm người cho đàng hoàng, học cách biết tôn trọng lịch sử,
tôn trọng tiền nhân, tôn trọng những giá trị văn hoá của dân tộc.
Mọi thứ rồi sẽ trôi qua nhanh chóng, chỉ những giá trị văn hoá đích thực, những vĩ nhân, mới trường tồn. Những trò bẩn bựa rồi cũng như những cơn gió xú uế bay đi,…
Nguồn Facebook Trà Đóa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Giải oan
Mới đầu năm đã nghe đến hai vụ “giải oan”. Đầu tiên là ca khúc nổi tiếng
“Ly rượu mừng” của Phạm Đình Chương, và mới nhất là tác phẩm “Petrus Ký
– nỗi oan thế kỷ” của ông Nguyễn Đình Đầu bị cấm quảng bá.
Thực ra những chuyện này không mới, chúng chỉ tiếp nối cho cái điệp khúc “giải oan” đã có từ 40 năm nay từ miệng lưỡi chính quyền.
Đã từng có những kiểu hội thảo “đánh giá lại…” nhân vật Phan Thanh Giản, hoặc ghê gớm hơn là đánh giá cả Hoàng đế Gia Long,…
Không khó để chúng ta nhận ra những người được “đánh giá lại” hay “giải oan” đều là những vĩ nhân của dân tộc.
Trước tiên ta chưa cần nói về cái thói hợm hĩnh của những kẻ vô học, những tay giẻ rách về học vấn và đạo đức, nhờ được mùa quyền lực mà a dua làm cái trò bỉ ổi ấy, ta hãy dành sức để nói về cái tham vọng ngông cuồng của đcs VN, khi họ cố tình muốn gọt cả lịch sử cho vừa cái rọ của họ.
Một lực lượng nào đó giành được chính quyền chỉ là một hiện tượng bình thường của lịch sử, và để tồn tại và được công nhận chính danh, họ phải “hoà nhập” vào dòng chảy lịch sử của dân tộc. Ta thấy điều này xuyên suốt lịch sủ phát triển, từ Đinh, Lý, Trần, …cho đến triều Nguyễn. Bởi không ai chiếm được quyền lực để rồi đi phủ nhận lịch sử trước đó. Lịch sủ là một thực thể thuộc về tính trường tồn của dân tộc, trong khi “chế độ, chính quyền” chỉ là những giá trị ngắn hạn của một một giai đoạn, cho dù có thay tung hô “vạn tuế” bằng “muôn năm” thì chính quyền hiện tại cũng chỉ được đếm bằng một số năm nào đó mà thôi.
Tự gán cho mình cái quyền làm phán quan cho cả trường thiên lịch sử, quả là xem trời bằng vung, ngông cuồng ngạo ngược, chỉ có thể ngu dốt tận cùng mới có thể làm được.
Cho dù chỉ là một bài hát như “Ly rượu mừng” cũng đâu cần ai giải oan. Giá trị của nó nằm ngay chính trong bản thân bài hát, phụ thuộc vào sự chấp nhận của công chúng nhiều thế hệ, vậy cớ gì phải cần đến sự “giải oan” của những kẻ nào đó?
Những vĩ nhân như hoàng đế Gia Long, nhà bác học Trương Vĩnh Ký, hay cụ Phan Thanh Giản,.. công nghiệp và đạo đức của họ được ghi rõ ràng trong lịch sử dân tộc, công lao của họ ai cũng biết, vậy hà cớ gì phải cần “giải oan”?
Oan gì?
Vì sao họ vẫn cố tình tự bôi bẩn lương tri, tự trét bùn lên mắt mình, để nhìn vào lịch sử?
Có oan chăng thì chính là bọn họ, hãy tự giải oan cho lương tâm mình đi,
hãy học cách làm người cho đàng hoàng, học cách biết tôn trọng lịch sử,
tôn trọng tiền nhân, tôn trọng những giá trị văn hoá của dân tộc.
Mọi thứ rồi sẽ trôi qua nhanh chóng, chỉ những giá trị văn hoá đích thực, những vĩ nhân, mới trường tồn. Những trò bẩn bựa rồi cũng như những cơn gió xú uế bay đi,…
Nguồn Facebook Trà Đóa