Thân Hữu Tiếp Tay...
Giải pháp tối ưu cho Việt Nam hiện nay trước Trung Quốc: Xoá bỏ hệ thống chính trị đương thời. Nhưng bằng cách nào?
Trên Facebook khi một bạn đọc lập luận rằng nếu không có Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) thì VN làm sao thống nhất đất nước, thoát khỏi nô lệ Pháp, Mỹ và có ngày nay, tôi đã phản ứng bằng hình tượng hoá ĐCSVN trong một câu chuyện đơn giản:
Căn nhà của bạn bị cướp, một người đứng ra đuổi tên cướp đó, nhưng chỉ ít lâu sau, người này bỗng trở mặt, chiếm nhà bạn làm sở hữu riêng, cưỡng hiếp, đánh đập vợ con bạn tàn nhẫn hơn cả tên cướp ban đầu, rồi còn kéo cả đồng đảng đến chiếm ao vườn nhà bạn, bức hiếp gia đình bạn thêm, liệu bạn sẽ ôm mãi ơn huệ với tên cướp/"ân nhân" ấy?
Câu chuyện trên tương tự với dân tộc Ba Lan thoát khỏi ách phát xít Đức thì rơi vào ách cai trị của chế độ máu sắt khác, đó là hệ thống độc tài toàn trị do Liên Xô đứng đầu mà cuối cùng họ phải vùng lên xoá bỏ vào năm 1989.
Để thống nhất VN, thực hiện mục tiêu giành độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội, tức là nhuộm đỏ ý thức hệ CS trên cả nước, ĐCSVN đã phát động cuộc cách mạng bạo lực, làm 3 đến 5 triệu người chết, hàng triệu người tàn tật và bị thương trong một cuộc chiến gây tàn phá nhất của lịch sử VN.
Nghịch chướng trong cảnh phò Trung Quốc
Sau chiến tranh, ĐCSVN thực thi chính sách cải tạo công thương nghiệp, di dân tới vùng kinh tế mới và cải tạo giam giữ không xét xử hàng trăm ngàn quân, dân, cán chính của Việt Nam Cộng Hoà khiến hàng triệu người đã phải bỏ nước ra đi với hàng chục ngàn bị chết trên biển cả, đã làm những chia rẽ sâu sắc vốn có từ chiến tranh càng bị khoét sâu hơn, chưa biết bao giờ nguôi ngoai.
Tổn thất, tất nhiên, bất kỳ cuộc chiến tranh nào cũng có, nhưng tiến hành chiến tranh mà dân tộc phải trả giá quá đắt mà hậu quả lại tệ hại, thì ý nghĩa của nó cần phải được mổ xẻ.
L. Kolakowski, triết gia Ba Lan, một trong số ít triết gia Đông Âu giành được sự thừa nhận ở đỉnh cao tri thức ở châu Âu và thế giới nói:
"Nhiều người đã chết với tên của Stalin trên môi, có nghĩa rằng họ đã chết với niềm tin rằng, Stalin là lãnh tụ vĩ đại dẫn dắt thế giới tới một ngày mai tốt đẹp hơn. Thế nhưng thật ngạc nhiên khi nói rằng, niềm tin vào sự trung thành đối với Stalin là sự thật để có thể vì nó mà chết".
Điều này giống như hàng triệu người con của Việt Nam đã chết với khẩu hiệu trên môi "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", nhưng "sự thật" mà vì nó họ đã ngã xuống để có lãnh thổ thống nhất hôm nay ra sao?
Thiết nghĩ nên để những người gắn bó với chế độ, từng dấn thân quên mình vì chế độ, hiện sống trong nước, nhận định sẽ thuyết phục hơn:
- "Rõ ràng là nhân dân VN, dân tộc VN đã hi sinh biết bao xương máu để đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc nhưng nền độc lập, tự chủ đó đang bị nhà cầm quyền Bắc Kinh đe dọa nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực. Lũng đoạn về chính trị, kinh tế, gây hấn ở Biển Đông. Nhân dân VN trải qua biết bao hi sinh của các thế hệ để mong ước có một chế độ xã hội tốt đẹp hơn nhưng nay lại có nhiều điều còn tồi tệ hơn các chế độ cũ. Con thuyền VN đang bị lái chệch hướng vào con đường của thời kỳ chủ nghĩa tư bản nguyên thủy, tư bản man rợ chỉ biết đấu đá, giẫm đạp lên nhau mà sống bất kể những tiếng kêu thấu trời của quần chúng. Họ đã quên những mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội để biến cải đất nước ta thành một nước phát triển, văn minh, công bằng và tiến bộ xã hội, hòa nhập vào xu thế chung không thể đảo ngược hiện nay của thời đại. Họ đặt lợi ích của Đảng mà thực chất là lợi ích của cá nhân, của gia đình các nhóm lợi ích lên trên lợi ích của quần chúng, của xã hội, lên trên sự tồn vong của đất nước, của Tổ quốc" - Luật gia Lê Hiếu Đằng, cựu Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc VN tại TPHCM.[1]
- "Nếu không có cuộc chiến tranh tương tàn giữa hai miền trước 1975 thì dân tộc này không có cái bất hạnh, đau khổ như ngày hôm nay. Bây giờ nhìn lại, con đường chúng tôi đã đi trước 1975 là một con đường sai lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó của chúng tôi đã đem lại bất hạnh hơn là hạnh phúc cho dân tộc" - Huỳnh Nhật Hải, cựu Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên.
- "Tôi còn nhớ trong lá đơn xin ra khỏi Đảng lúc đó tôi có viết một câu: “Tôi không tin ĐCSVN có thể lãnh đạo đưa đất nước đạt được những điều tốt đẹp như Đảng thường nói. Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay. Và nếu xét về những căn bản để bảo đảm tự do cho nhân dân và độc lập cho dân tộc thì tôi cũng đã vô tình góp công sức đưa những người mang danh là “cách mạng” nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ một chế độ đã được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam VN" - Huỳnh Nhật Tấn, cựu Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng.[2]
- "Đã sống qua thời VN còn chịu ách cai trị của phong kiến, ách đô hộ của thực dân, phát-xít, đã hoạt động hậu địch trong kháng chiến, đã xem phim ảnh, nghe kể lại hoặc trực tiếp chứng kiến hàng trăm, hàng ngàn vụ chính quyền "của dân, do dân, vì dân" cưỡng chế, thu hồi đất đai, nhà cửa, tài sản đối với người dân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, song tôi chưa bao giờ thấy người dân bị đàn áp một cách man rợ đến như thế, với quy mô lớn như thế". Bà Lê Hiền Đức, công dân chống tham nhũng và bảo vệ dân oan nổi tiếng, viết trong bài "Phản cách mạng rõ ràng".[3]
Chúng ta có thể trích dẫn thêm rất nhiều nữa những nhận định của các nhà văn, nhà thơ, của các vị nhân sĩ, trí thức, hay của các vị lão thành cách mạng về sự trở mặt, sự phản bội và hệ thống chính trị thối nát vì tham nhũng của tập đoàn lãnh đạo CSVN, thời của cái Ác đè bẹp cái Thiện, "thời đểu cáng lên ngôi" tới tận cùng của sự lưu manh, côn đồ và hèn hạ. Thời mà người phụ nữ Việt Nam vì bị khủng bố tinh thần, bị chiếm nguồn sống, uất ức đến mức phải phản kháng bằng hình thức cởi truồng hay tự thiêu.
Một người VN bình thường cũng có thể đặt câu hỏi vì sao hơn 90% tổng thầu EPC các dự án quốc gia lớn quan trọng như khai thác bô-xít, xây dựng thủy điện, nhiệt điện, hoá chất, làm các tuyến đường huyết mạch và nhiều dự án xây dựng cơ bản khác đã dễ dàng lọt vào tay Trung Quốc? Tại sao tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN lại đưa nền kinh tế và an ninh của đất nước lâm vào thế lệ thuộc lâu dài vào Trung Quốc?
Trung Quốc đã và đang xâm thực VN bằng mọi cách nham hiểm nhất với sự tiếp tay thầm lặng của tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN. Người Hoa được quyền quản lý và sử dụng gần 300 ngàn hécta rừng đầu nguồn tới 50 năm. Theo thống kê năm 2009 của Tổng cục 3, Bộ Công an, thì có ít nhất 35 ngàn lao động Trung Quốc tại VN, chưa kể số nhập cư trái phép, giả vờ đi du lịch rồi tìm cách gia hạn ở lại VN làm việc. 20 tỷ đôla hàng hoá từ Trung Quốc (năm 2011) trong đó nhiều mặt hàng phẩm chất kém và độc hại không thể kiểm soát tràn ngập thị trường VN. Vì sao lực lượng quản lý an ninh VN không kiểm soát được trong khi họ có dư lực lượng chìm nổi khổng lồ trên khắp ba miền theo dõi sát mỗi bước chân của từng người tham gia biểu tình yêu nước?
Tình trạng phò Trung Quốc không phải diễn ra gần đây mà có hệ thống, bắt đầu từ hội nghị Thành Đô năm 1990 sau khi hệ thống cộng sản tại châu Âu sụp đổ, buộc tập đoàn lãnh đạo CSVN phải bám vào Trung Quốc trên thế yếu.
- Tờ Hà Nội Mới, cơ quan ngôn luận của Đảng bộ CS Hà Nội ngày 19/8/2008 đã đăng bài báo ca ngợi Hứa Thế Hữu, tướng chỉ huy đội quân Trung Quốc đánh chiếm Lạng Sơn và Cao Bằng trong năm 1979.[4]
- Hà Nội dời ngày 10/10 đã lên kế hoạch để kỷ niệm Lễ Ngàn năm Thăng Long vào đúng ngày 1/10, ngày quốc Khánh Trung Quốc, trong năm 2010. Phụ hoạ thêm cho màn hợp xướng này, tỉnh Lào Cai đã âm thầm sửa ngày tái thành lập tỉnh, cũng để kỷ niệm đúng vào ngày 1/10 tràn ngập màu sắc Trung Hoa trong năm 2011.
- Trong khi vào ngày 17/2/2012, báo chí của ĐCSVN lặng câm, không ai từ phía lãnh đạo nói tới hoặc thắp một nét hương tưởng niệm hơn 10 ngàn quân nhân 6 tỉnh phía Bắc đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc trong chiến tranh năm 1979, thì ngày 27/7/2012, người đứng đầu quân đội CSVN làm lễ kỷ niệm hoành tráng mừng ngày thành lập quân đội Trung Quốc và "ghi nhớ công ơn" Trung Quốc.
Còn vô số nghịch chướng khác nữa diễn ra trong khi Trung Quốc đã gây tội ác, đánh chiếm đảo Hoàng Sa (năm 1974), một phần Trường Sa (năm 1988), khiêu khích thô bạo, chặt cáp tàu dân sự của VN, bắt giữ, cướp đoạt, xua đuổi ngư dân VN, đặc biệt gần đây leo thang nghiêm trọng: thành lập thành phố Tam Sa, cho đấu thầu khai thác tài nguyên thuộc vùng kinh tế VN và xua hàng chục ngàn tàu đánh cá (không loại trừ khả năng có vũ trang) tràn ngập vùng biển thuộc chủ quyền của VN.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Trung viết:
"Tổng hợp tình hình hơn 20 năm qua, thực tế đang diễn ra là quan hệ Việt – Trung càng phát triển, thì Việt Nam càng lệ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về kinh tế và chính trị, bị uy hiếp nhiều hơn về đối ngoại và quốc phòng. Thực tế này, cùng với ảnh hưởng chính trị nói chung của Trung Quốc vào đối nội của Việt Nam một mặt đang kìm hãm nghiêm trọng toàn bộ sự phát triển của Việt Nam nói chung, mặt khác gây ly tán đến mức nguy hiểm giữa nhân dân và lãnh đạo đất nước, khiến cho trấn áp và mất dân chủ trong đối nội phải gia tăng, đồng thời thực tế này cũng khuyến khích tham nhũng tiêu cực phát triển. Những vụ trấn áp biểu tình vừa qua chống yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông nói lên nhiều điều và càng đổ dầu thêm vào lửa bức xúc trong nhân dân".[5]
Ông Hạ Đình Nguyên, cựu tù chính trị Côn Đảo, cựu Chủ tịch Ủy ban Hành động của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, phẫn nộ trước cảnh "nhà nước VN kiên nhẫn và chịu nhục công khai" đã gọi kẻ bỡ đợ Tàu, vu khống, bôi nhọ người biểu tình yêu nước là "sai nha tầm thường" và viết:
"Các vấn đề lớn nhỏ của đất nước, thay cho một xã hội, bị thâu tóm trong tay một nhóm người có quyền lực, chỉ biết vơ vét làm cho xã hội ngày càng tồi tệ, tham nhũng hoành hành, giặc cướp đã vào trước cửa, mà trong nhà cuộc đỏ đen vẫn còn náo nhiệt!".[6]
Trong bài "Trung cộng sợ nhất ở Việt Nam điều gì?" trên trang Bauxite VN, tác giả Nguyễn Hữu Quý nhắm thẳng vào tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN:
"Trong điều kiện đất nước đang trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” như hiện nay, ta không thể không cảnh báo đến các vị có trách nhiệm, rằng: Nếu không tỉnh ngộ, thì rất có thể các vị sẽ là danh sách nối dài của những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, để lịch sử nguyền rủa muôn đời".[7]
Thực sự tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN không thể nào tỉnh ngộ được nữa, vì hai thứ lợi ích sống còn đã gắn chặt vào máu thịt họ: Lợi ích duy trì độc quyền cai trị và lợi ích kinh tế riêng từ hàng loạt các dự án khổng lồ đã trao cho Trung Quốc.
Vậy thì có giải pháp nào cho Việt Nam không?
Nhà văn Thuỳ Linh viết:
"Lời thần Kim Qui: “Giặc chính là người ngồi sau lưng ngươi đó”. Trảm giặc ngoài biên ải cũng quan trọng như phải trảm giặc đang hoành hành ngay trong lòng Tổ quốc này".[8]
Với tất cả những dữ kiện trên, rõ ràng sơn hà nguy biến, ĐCSVN đã mất hoàn toàn khả năng đoàn kết nhân dân, trong bối cảnh nông dân, lực lượng đã gửi con em ra mặt trận nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh, ý thức rằng, máu của con em họ không thể tiếp tục đổ xuống như đã đổ để dựng nên chế độ bất công ngút trời hôm nay.
Giải pháp tối ưu
Phải giải quyết tận gốc nguyên nhân của mọi vấn đề hôm nay là, dân tộc VN chỉ có thể tự cứu mình bằng một cuộc cách mạng xoá bỏ hệ thống chính trị đương thời, xây dựng một thể chế dân chủ thực sự do dân và vì dân.
Một khi VN là nước tự do, dân chủ chắc chắn VN sẽ là bạn của cộng đồng các quốc gia dân chủ đông đảo và văn minh bao gồm Hoa Kỳ, 27 quốc gia của Liên minh Âu châu (EU), Canada, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, New Zealand, Ấn Độ, v.v... và tiến tới có thể trở thành đồng minh chiến lược của các nước này tại khu vục châu Á-Thái Bình Dương.
Khó có ai có thể kết bạn với chế độ CSVN, vì không thể có tình bạn tin cậy khi không có chung các giá trị dân chủ, đạo đức và nhân quyền. Ngoài ra, bản thân chế độ CSVN được biết đến như là một tay chơi lèo lái, đu giây láu cá.
Tiến sĩ Walter Lohman, giám đốc Nghiên cứu Châu Á của Quỹ Heritage, một think thank có ảnh hưởng lớn tại Hoa Kỳ nói: "VN rất muốn mua vũ khí của Hoa Kỳ nhưng hiện tại luật pháp Hoa Kỳ lại không cho phép họ mua các loại vũ khí sát thương. Nhưng trở ngại hiện nay chính là vấn đề nhân quyền mà Chính phủ Hoa Kỳ vẫn đang rất quan tâm. Tuy nhiên, theo tôi đánh giá thì vấn đề lớn nhất lại nằm ở vấn đề hợp tác chiến lược của VN với Hoa Kỳ vẫn không rõ ràng, chúng tôi thực sự không biết là ĐCSVN có toàn tâm toàn ý liên kết với Hoa Kỳ trước sự đe doạ của Trung Quốc hay không. Tôi nghĩ chính vì lý do đó mà vấn đề mua bán vũ khí vẫn bị đình lại".[9]
Nếu là một thành viên của cộng đồng các quốc gia dân chủ, VN sẽ có vị thế mạnh mẽ khi đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ra trọng tài quốc tế, giống như Phillipines đang chuẩn bị, để ngăn chặn âm mưu xâm chiếm bằng vũ lực bất hợp pháp của Trung Quốc.
Trong bối cảnh quốc tế hôm nay, Trung Quốc không dễ dàng đơn phương mở cuộc chiến xâm lược VN bất hợp pháp. Vấn đề can thiệp quân sự của nước ngoài vào Libya đã phải tìm được sự đồng thuận của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và các định chế quốc tế khác, cho thấy điều này. Ở Syria cũng tương tự.
Nhưng, kể cả trường hợp Trung Quốc tuyên bố chiến tranh thì cũng không có gì phải sợ hãi. Tôi tin rằng, bành trướng Bắc Kinh không xua quân xâm lược VN trên bộ vì tinh thần chống giặc phương Bắc của người Việt đã ngấm vào máu thịt ngàn đời, kiểu gì quân Trung Quốc cũng sẽ lãnh đủ, mọi vật dụng đều có thể trở thành vũ khí đánh trả giặc xâm lược.
Nhưng nếu Trung Quốc tấn công chiếm nốt phần còn lại của Trường Sa nhằm xây dựng tiền đồn kiểm soát giao thông hàng hải và khai thác tài nguyên? Thực lực hải quân VN non kém hơn nhiều, đối đầu trực tiếp trên biển sẽ thất bại. Nhưng khi VN là nước dân chủ bị xâm lược, có thể mua và nhận chi viện vũ khí của Hoa Kỳ và EU. Thiết nghĩ, đủ một số lượng cần thiết tên lửa patriot đối không và hệ thống hoả tiễn Tomahawk đối hạm được dẫn đường bằng radar với tầm hoạt động 1.350 hải lý đặt trên bờ biển tỉnh Quảng Ngãi, chúng ta có thể nướng chảy bất cứ tàu nào xâm lược biển đảo VN và đánh bại các cuộc tấn công đất liền từ trên không.
Nhưng lấy tiền đâu mua vũ khí hiện đại tốn kém này? Một tập đoàn cai trị yếu kém, tham nhũng, đã sẵn sàng chi 60 tỷ đôla cho dự án đường tàu cao tốc hay ông cựu y tá Nguyễn Tấn Dũng kiếm ra số tiền 69-70 tỷ đôla cho giai đoạn 2011-2015 và 110-120 tỷ đôla cho "tầm nhìn" 2016-2020 để quy hoạch mở rộng Hà Nội, thì lẽ nào chúng ta không kiếm ra một số tiền tuơng đương cho việc trang bị vũ khí bảo vệ an ninh chủ quyền đất nước?
Một cuộc cách mạng thay đổi thể chế, thậm chí qua tranh đấu bất bạo động cũng khó tránh đuợc đổ máu, chỉ là ít hay nhiều từ sự đàn áp của chế độ độc tài. Tuy nhiên một cuộc cách mạng lại ít tổn thất nhân mạng nhất, tối ưu hiện nay cho nhân dân VN, tránh được hỗn loạn xã hội chỉ có thể là cuộc cách mạng đường phố song song với một cuộc cách mạng nổ ra ngay từ trong lòng chế độ.
Tôi có kịch bản: Một (hay nhiều) sư đoàn thiện chiến với xe tăng và thiết giáp bao vây các cơ quan đầu não của tập đoàn lãnh đạo CSVN tại Hà Nội, buộc họ đầu hàng và trao lại quyền lực cho nhân dân. Tôi không phải là nhà quân sự để có thể vạch kế hoạch tác chiến, nhưng tôi tin rằng có nhiều sĩ quan quân đội đủ kinh nghiệm và tài ba để thực hiện vai trò chỉ huy.
Một hội đồng quân sự cứu nuớc được thành lập, qua đài truyền hình và phát thanh, sẽ ra thông báo trấn an dân chúng, cam kết từ bỏ hoàn toàn ý thức hệ mác-xít cộng sản ngoại lai, vong bản, đưa đất nước vào lộ trình dân chủ trên cơ sở sự ủng hộ và tham vấn của toàn xã hội qua các bước: thay đổi hiến pháp, tiến hành bầu cử tự do, xây dựng các định chế dân chủ bền vững để kiểm soát hoạt động của nhà nước, tránh lạm quyền, đặc biệt thực thi triệt để quyền tự do ngôn luận với truyền thông báo chí tự do.
Tôi tin rằng người Việt có đủ trí tuệ sáng suốt tìm được cho VN một lộ trình dân chủ phù hợp với thực tế, tránh cho VN rơi vào một hệ thống chuyên chế khác như nước Nga của Putin.
Tôi không cho kịch bản trên là ảo tưởng, bởi vì ở thời nào, quốc gia nào trong lịch sử ta cũng đã thấy có những người lính yêu nước, trước hôn quân nhu nhược vẫn luôn có những vị tướng tài, khảng khái và can đảm.
VN không thể là ngoại lệ của quy luật này. Từ bé chúng ta đã được học câu nói nổi tiếng trong sách sử: "Bệ hạ muốn đầu hàng trước hết hãy chém đầu tôi đã" của Hưng Đạo Vương. Đã có nhiều sĩ quan quân đội Nhân dân VN lên tiếng công khai về tình trạng thoái hoá của hệ thống chính trị hiện nay và sự tồn vong của dân tộc như cố trung tướng Trần Độ, trung ướng Nguyễn Quốc Thước, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, đại tá Phạm Đình Trọng, v.v...
Trong một lần tâm tình với tôi, một bạn học cũ hiện đang giữ chức vụ cao ở Hà Nội nói rằng, nếu VN có một "Boris Jeltsin", không những chỉ quần chúng, mà đông đảo đảng viên trong ĐCSVN cũng sẽ ủng hộ. Đây là mong muốn và hy vọng của nhiều người Việt có khát vọng thay đổi.
Tôi tin rằng trong quân đội VN hiện tại không thiếu những tầm vóc "Boris Jeltsin", nhưng điều kiện để xuất hiện chưa đủ.
Điều kiện tiên quyết cần và đủ cho sự xuất hiện một "Boris Jeltsin VN" là sự hậu thuẫn mạnh mẽ của quần chúng, của một cao trào xuống đường tranh đấu làm rung động ý thức xã hội, đủ thuyết phục để những người lính tuân theo lệnh vị chỉ huy rằng, họ cầm súng là đứng về phía nhân dân, chĩa súng vào những kẻ phản bội và như thế thì cũng mới thu phục được lực lượng trung thành với chế độ, ngăn ngừa thảm kịch xung đột vũ trang.
Một Boris Jeltsin VN chắc chắn sẽ được tôn vinh là anh hùng với nét son đậm trong trang sử bi kịch của dân tộc Việt, sẽ được nhìn nhận với lòng kính trọng giống như tướng Thein Sein của Miến Điện, người được Time bầu chọn trong năm 2012 là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới.
Với các định chế và nguyên tắc dân chủ, VN vừa có thể củng cố vị thế mạnh hơn trong quan hệ quốc tế và trong cuộc chơi bình đẳng với các cường quốc, vừa có thể mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế.
Sau khi chế độ CS bị sụp đổ, Ba Lan đã được các nước dân chủ xoá hơn 20 tỷ đôla nợ. Miến Điện bước vào lộ trình dân chủ đã được Nhật Bản xoá nợ 4,6 tỷ đôla và tiếp tục được hỗ trợ tín dụng xây dựng đất nước. Không có lý do gì nhà nước dân chủ VN lại không hy vọng một sự hỗ trợ kinh tế tương tự từ cộng đồng các quốc gia dân chủ.
Tôi đồng ý với nhận định của André Menras Hồ Cương Quyết trong một bài được nhà văn Nguyên Ngọc dịch:
"Thật khủng khiếp cho nhân dân Việt Nam khi không còn lựa chọn nào khác ngoài cách hoặc là co rúm lại trong sợ hãi và hổ thẹn, hoặc là bước vào kháng cự, một cuộc kháng chiến lần thứ ba sau hai cuộc chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa thực dân mới. Những người yêu nước dấn mình vào cuộc kháng chiến này và sẽ dấn mình vào ngày càng đông, theo gương tổ tiên và tự dọn mình cho những hy sinh mới chống lại kẻ thù bên ngoài và bên trong. Quả là tấn bi kịch của Việt Nam phải sống bên cạnh Trung Hoa!".
"Dù muốn dù không cuộc chiến đấu yêu nước hôm nay đã đi đến chỗ hòa làm một với cuộc chiến đấu chống tham nhũng và vì dân chủ, để một lần nữa cứu đất nước. Tất cả các cuộc chiến đấu đó gắn liền với nhau như môi với răng. Nếu thái độ của những người lãnh đạo Việt Nam xứng đáng với tên gọi đó, nếu các lực lượng trong sạch và yêu nước trong ĐCSVN, công an, quân đội không tỉnh thức để nhổ tận rễ đám cỏ dại sinh ra từ cộng tác với Trung Quốc và được nó nuôi dưỡng, nếu lực lượng đó không gắn chặt với nhân dân để chặn đứng những hành xử gần như mafia đang tồn tại trên hàng chục khu vực vô pháp luật của lãnh thổ đất nước, thì Việt Nam sẽ đi vào một thời kỳ chia xé đau đớn. Đã đến lúc thực hiện cuộc cách mạng của sự tinh sạch và sáng tỏ dân chủ!".[10]
Vâng, một Boris Jeltsin VN sẽ xuất hiện như một vị cứu tinh chỉ có thể trong bối cảnh toàn dân vùng lên làm cách mạng, một cuộc cách mạng mà Andres Hồ Cương Quyết gọi chính xác là "cuộc kháng chiến lần thứ ba sau hai cuộc chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa thực dân mới".
Lời dưới đây trong bài ca "Xuống đường" của nhạc sĩ Huỳnh Minh Siêng phổ biến thời chiến tranh chống Mỹ ở miền Bắc, hơn lúc nào hết phải là của hôm nay:
"Xuống đường, xuống đường đập tan mọi xích xiềng, quyết kết đoàn tiến lên giành chính quyền. Giành lấy chính quyền về tay nhân dân"!
© Lê Diễn Đức - RFA Blog
---------------------------------------------
Tư liệu dẫn trong bài:
[1]: http://boxitvn.blogspot.com/2012/05/ai-bien-chat-chinh-tri-va-ai-la-nguoi.html
[2]: http://www.procontra.asia/?p=544
[3]: http://lhdtt.blogspot.com/2012/05/phan-cach-mang-ro-rang.html
[4]; Bài "Thu phục tướng tài" của Hà Nội Mới có thể đọc ở dạng PDF của Viet-studies tại link: http://www.viet-studies.info/kinhte/HuaTheHuu_HaNoiMoi.pdf
[5]: http://anhbasam.wordpress.com/2012/08/11/1200-phai-chan-dung-nguy-co-tai-dien-kich-ban-thanh-do-1990/
[6]: http://www.boxitvn.net/bai/39873
[7]: http://boxitvn.blogspot.com/2012/08/trung-cong-so-nhat-o-viet-nam-ieu-gi.html
[8]: http://www.buudoan.com/2012/07/ung-loi-dung-nhan-dan.html
[9]: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-vn-defense-relations-vh-07272012161219.html
[10]: http://www.boxitvn.net/bai/40176
Giải pháp tối ưu cho Việt Nam hiện nay trước Trung Quốc: Xoá bỏ hệ thống chính trị đương thời. Nhưng bằng cách nào?
Trên Facebook khi một bạn đọc lập luận rằng nếu không có Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) thì VN làm sao thống nhất đất nước, thoát khỏi nô lệ Pháp, Mỹ và có ngày nay, tôi đã phản ứng bằng hình tượng hoá ĐCSVN trong một câu chuyện đơn giản:
Căn nhà của bạn bị cướp, một người đứng ra đuổi tên cướp đó, nhưng chỉ ít lâu sau, người này bỗng trở mặt, chiếm nhà bạn làm sở hữu riêng, cưỡng hiếp, đánh đập vợ con bạn tàn nhẫn hơn cả tên cướp ban đầu, rồi còn kéo cả đồng đảng đến chiếm ao vườn nhà bạn, bức hiếp gia đình bạn thêm, liệu bạn sẽ ôm mãi ơn huệ với tên cướp/"ân nhân" ấy?
Câu chuyện trên tương tự với dân tộc Ba Lan thoát khỏi ách phát xít Đức thì rơi vào ách cai trị của chế độ máu sắt khác, đó là hệ thống độc tài toàn trị do Liên Xô đứng đầu mà cuối cùng họ phải vùng lên xoá bỏ vào năm 1989.
Để thống nhất VN, thực hiện mục tiêu giành độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội, tức là nhuộm đỏ ý thức hệ CS trên cả nước, ĐCSVN đã phát động cuộc cách mạng bạo lực, làm 3 đến 5 triệu người chết, hàng triệu người tàn tật và bị thương trong một cuộc chiến gây tàn phá nhất của lịch sử VN.
Nghịch chướng trong cảnh phò Trung Quốc
Sau chiến tranh, ĐCSVN thực thi chính sách cải tạo công thương nghiệp, di dân tới vùng kinh tế mới và cải tạo giam giữ không xét xử hàng trăm ngàn quân, dân, cán chính của Việt Nam Cộng Hoà khiến hàng triệu người đã phải bỏ nước ra đi với hàng chục ngàn bị chết trên biển cả, đã làm những chia rẽ sâu sắc vốn có từ chiến tranh càng bị khoét sâu hơn, chưa biết bao giờ nguôi ngoai.
Tổn thất, tất nhiên, bất kỳ cuộc chiến tranh nào cũng có, nhưng tiến hành chiến tranh mà dân tộc phải trả giá quá đắt mà hậu quả lại tệ hại, thì ý nghĩa của nó cần phải được mổ xẻ.
L. Kolakowski, triết gia Ba Lan, một trong số ít triết gia Đông Âu giành được sự thừa nhận ở đỉnh cao tri thức ở châu Âu và thế giới nói:
"Nhiều người đã chết với tên của Stalin trên môi, có nghĩa rằng họ đã chết với niềm tin rằng, Stalin là lãnh tụ vĩ đại dẫn dắt thế giới tới một ngày mai tốt đẹp hơn. Thế nhưng thật ngạc nhiên khi nói rằng, niềm tin vào sự trung thành đối với Stalin là sự thật để có thể vì nó mà chết".
Điều này giống như hàng triệu người con của Việt Nam đã chết với khẩu hiệu trên môi "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", nhưng "sự thật" mà vì nó họ đã ngã xuống để có lãnh thổ thống nhất hôm nay ra sao?
Thiết nghĩ nên để những người gắn bó với chế độ, từng dấn thân quên mình vì chế độ, hiện sống trong nước, nhận định sẽ thuyết phục hơn:
- "Rõ ràng là nhân dân VN, dân tộc VN đã hi sinh biết bao xương máu để đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc nhưng nền độc lập, tự chủ đó đang bị nhà cầm quyền Bắc Kinh đe dọa nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực. Lũng đoạn về chính trị, kinh tế, gây hấn ở Biển Đông. Nhân dân VN trải qua biết bao hi sinh của các thế hệ để mong ước có một chế độ xã hội tốt đẹp hơn nhưng nay lại có nhiều điều còn tồi tệ hơn các chế độ cũ. Con thuyền VN đang bị lái chệch hướng vào con đường của thời kỳ chủ nghĩa tư bản nguyên thủy, tư bản man rợ chỉ biết đấu đá, giẫm đạp lên nhau mà sống bất kể những tiếng kêu thấu trời của quần chúng. Họ đã quên những mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội để biến cải đất nước ta thành một nước phát triển, văn minh, công bằng và tiến bộ xã hội, hòa nhập vào xu thế chung không thể đảo ngược hiện nay của thời đại. Họ đặt lợi ích của Đảng mà thực chất là lợi ích của cá nhân, của gia đình các nhóm lợi ích lên trên lợi ích của quần chúng, của xã hội, lên trên sự tồn vong của đất nước, của Tổ quốc" - Luật gia Lê Hiếu Đằng, cựu Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc VN tại TPHCM.[1]
- "Nếu không có cuộc chiến tranh tương tàn giữa hai miền trước 1975 thì dân tộc này không có cái bất hạnh, đau khổ như ngày hôm nay. Bây giờ nhìn lại, con đường chúng tôi đã đi trước 1975 là một con đường sai lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó của chúng tôi đã đem lại bất hạnh hơn là hạnh phúc cho dân tộc" - Huỳnh Nhật Hải, cựu Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên.
- "Tôi còn nhớ trong lá đơn xin ra khỏi Đảng lúc đó tôi có viết một câu: “Tôi không tin ĐCSVN có thể lãnh đạo đưa đất nước đạt được những điều tốt đẹp như Đảng thường nói. Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay. Và nếu xét về những căn bản để bảo đảm tự do cho nhân dân và độc lập cho dân tộc thì tôi cũng đã vô tình góp công sức đưa những người mang danh là “cách mạng” nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ một chế độ đã được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam VN" - Huỳnh Nhật Tấn, cựu Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng.[2]
- "Đã sống qua thời VN còn chịu ách cai trị của phong kiến, ách đô hộ của thực dân, phát-xít, đã hoạt động hậu địch trong kháng chiến, đã xem phim ảnh, nghe kể lại hoặc trực tiếp chứng kiến hàng trăm, hàng ngàn vụ chính quyền "của dân, do dân, vì dân" cưỡng chế, thu hồi đất đai, nhà cửa, tài sản đối với người dân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, song tôi chưa bao giờ thấy người dân bị đàn áp một cách man rợ đến như thế, với quy mô lớn như thế". Bà Lê Hiền Đức, công dân chống tham nhũng và bảo vệ dân oan nổi tiếng, viết trong bài "Phản cách mạng rõ ràng".[3]
Chúng ta có thể trích dẫn thêm rất nhiều nữa những nhận định của các nhà văn, nhà thơ, của các vị nhân sĩ, trí thức, hay của các vị lão thành cách mạng về sự trở mặt, sự phản bội và hệ thống chính trị thối nát vì tham nhũng của tập đoàn lãnh đạo CSVN, thời của cái Ác đè bẹp cái Thiện, "thời đểu cáng lên ngôi" tới tận cùng của sự lưu manh, côn đồ và hèn hạ. Thời mà người phụ nữ Việt Nam vì bị khủng bố tinh thần, bị chiếm nguồn sống, uất ức đến mức phải phản kháng bằng hình thức cởi truồng hay tự thiêu.
Một người VN bình thường cũng có thể đặt câu hỏi vì sao hơn 90% tổng thầu EPC các dự án quốc gia lớn quan trọng như khai thác bô-xít, xây dựng thủy điện, nhiệt điện, hoá chất, làm các tuyến đường huyết mạch và nhiều dự án xây dựng cơ bản khác đã dễ dàng lọt vào tay Trung Quốc? Tại sao tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN lại đưa nền kinh tế và an ninh của đất nước lâm vào thế lệ thuộc lâu dài vào Trung Quốc?
Trung Quốc đã và đang xâm thực VN bằng mọi cách nham hiểm nhất với sự tiếp tay thầm lặng của tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN. Người Hoa được quyền quản lý và sử dụng gần 300 ngàn hécta rừng đầu nguồn tới 50 năm. Theo thống kê năm 2009 của Tổng cục 3, Bộ Công an, thì có ít nhất 35 ngàn lao động Trung Quốc tại VN, chưa kể số nhập cư trái phép, giả vờ đi du lịch rồi tìm cách gia hạn ở lại VN làm việc. 20 tỷ đôla hàng hoá từ Trung Quốc (năm 2011) trong đó nhiều mặt hàng phẩm chất kém và độc hại không thể kiểm soát tràn ngập thị trường VN. Vì sao lực lượng quản lý an ninh VN không kiểm soát được trong khi họ có dư lực lượng chìm nổi khổng lồ trên khắp ba miền theo dõi sát mỗi bước chân của từng người tham gia biểu tình yêu nước?
Tình trạng phò Trung Quốc không phải diễn ra gần đây mà có hệ thống, bắt đầu từ hội nghị Thành Đô năm 1990 sau khi hệ thống cộng sản tại châu Âu sụp đổ, buộc tập đoàn lãnh đạo CSVN phải bám vào Trung Quốc trên thế yếu.
- Tờ Hà Nội Mới, cơ quan ngôn luận của Đảng bộ CS Hà Nội ngày 19/8/2008 đã đăng bài báo ca ngợi Hứa Thế Hữu, tướng chỉ huy đội quân Trung Quốc đánh chiếm Lạng Sơn và Cao Bằng trong năm 1979.[4]
- Hà Nội dời ngày 10/10 đã lên kế hoạch để kỷ niệm Lễ Ngàn năm Thăng Long vào đúng ngày 1/10, ngày quốc Khánh Trung Quốc, trong năm 2010. Phụ hoạ thêm cho màn hợp xướng này, tỉnh Lào Cai đã âm thầm sửa ngày tái thành lập tỉnh, cũng để kỷ niệm đúng vào ngày 1/10 tràn ngập màu sắc Trung Hoa trong năm 2011.
- Trong khi vào ngày 17/2/2012, báo chí của ĐCSVN lặng câm, không ai từ phía lãnh đạo nói tới hoặc thắp một nét hương tưởng niệm hơn 10 ngàn quân nhân 6 tỉnh phía Bắc đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc trong chiến tranh năm 1979, thì ngày 27/7/2012, người đứng đầu quân đội CSVN làm lễ kỷ niệm hoành tráng mừng ngày thành lập quân đội Trung Quốc và "ghi nhớ công ơn" Trung Quốc.
Còn vô số nghịch chướng khác nữa diễn ra trong khi Trung Quốc đã gây tội ác, đánh chiếm đảo Hoàng Sa (năm 1974), một phần Trường Sa (năm 1988), khiêu khích thô bạo, chặt cáp tàu dân sự của VN, bắt giữ, cướp đoạt, xua đuổi ngư dân VN, đặc biệt gần đây leo thang nghiêm trọng: thành lập thành phố Tam Sa, cho đấu thầu khai thác tài nguyên thuộc vùng kinh tế VN và xua hàng chục ngàn tàu đánh cá (không loại trừ khả năng có vũ trang) tràn ngập vùng biển thuộc chủ quyền của VN.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Trung viết:
"Tổng hợp tình hình hơn 20 năm qua, thực tế đang diễn ra là quan hệ Việt – Trung càng phát triển, thì Việt Nam càng lệ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về kinh tế và chính trị, bị uy hiếp nhiều hơn về đối ngoại và quốc phòng. Thực tế này, cùng với ảnh hưởng chính trị nói chung của Trung Quốc vào đối nội của Việt Nam một mặt đang kìm hãm nghiêm trọng toàn bộ sự phát triển của Việt Nam nói chung, mặt khác gây ly tán đến mức nguy hiểm giữa nhân dân và lãnh đạo đất nước, khiến cho trấn áp và mất dân chủ trong đối nội phải gia tăng, đồng thời thực tế này cũng khuyến khích tham nhũng tiêu cực phát triển. Những vụ trấn áp biểu tình vừa qua chống yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông nói lên nhiều điều và càng đổ dầu thêm vào lửa bức xúc trong nhân dân".[5]
Ông Hạ Đình Nguyên, cựu tù chính trị Côn Đảo, cựu Chủ tịch Ủy ban Hành động của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, phẫn nộ trước cảnh "nhà nước VN kiên nhẫn và chịu nhục công khai" đã gọi kẻ bỡ đợ Tàu, vu khống, bôi nhọ người biểu tình yêu nước là "sai nha tầm thường" và viết:
"Các vấn đề lớn nhỏ của đất nước, thay cho một xã hội, bị thâu tóm trong tay một nhóm người có quyền lực, chỉ biết vơ vét làm cho xã hội ngày càng tồi tệ, tham nhũng hoành hành, giặc cướp đã vào trước cửa, mà trong nhà cuộc đỏ đen vẫn còn náo nhiệt!".[6]
Trong bài "Trung cộng sợ nhất ở Việt Nam điều gì?" trên trang Bauxite VN, tác giả Nguyễn Hữu Quý nhắm thẳng vào tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN:
"Trong điều kiện đất nước đang trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” như hiện nay, ta không thể không cảnh báo đến các vị có trách nhiệm, rằng: Nếu không tỉnh ngộ, thì rất có thể các vị sẽ là danh sách nối dài của những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, để lịch sử nguyền rủa muôn đời".[7]
Thực sự tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN không thể nào tỉnh ngộ được nữa, vì hai thứ lợi ích sống còn đã gắn chặt vào máu thịt họ: Lợi ích duy trì độc quyền cai trị và lợi ích kinh tế riêng từ hàng loạt các dự án khổng lồ đã trao cho Trung Quốc.
Vậy thì có giải pháp nào cho Việt Nam không?
Nhà văn Thuỳ Linh viết:
"Lời thần Kim Qui: “Giặc chính là người ngồi sau lưng ngươi đó”. Trảm giặc ngoài biên ải cũng quan trọng như phải trảm giặc đang hoành hành ngay trong lòng Tổ quốc này".[8]
Với tất cả những dữ kiện trên, rõ ràng sơn hà nguy biến, ĐCSVN đã mất hoàn toàn khả năng đoàn kết nhân dân, trong bối cảnh nông dân, lực lượng đã gửi con em ra mặt trận nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh, ý thức rằng, máu của con em họ không thể tiếp tục đổ xuống như đã đổ để dựng nên chế độ bất công ngút trời hôm nay.
Giải pháp tối ưu
Phải giải quyết tận gốc nguyên nhân của mọi vấn đề hôm nay là, dân tộc VN chỉ có thể tự cứu mình bằng một cuộc cách mạng xoá bỏ hệ thống chính trị đương thời, xây dựng một thể chế dân chủ thực sự do dân và vì dân.
Một khi VN là nước tự do, dân chủ chắc chắn VN sẽ là bạn của cộng đồng các quốc gia dân chủ đông đảo và văn minh bao gồm Hoa Kỳ, 27 quốc gia của Liên minh Âu châu (EU), Canada, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, New Zealand, Ấn Độ, v.v... và tiến tới có thể trở thành đồng minh chiến lược của các nước này tại khu vục châu Á-Thái Bình Dương.
Khó có ai có thể kết bạn với chế độ CSVN, vì không thể có tình bạn tin cậy khi không có chung các giá trị dân chủ, đạo đức và nhân quyền. Ngoài ra, bản thân chế độ CSVN được biết đến như là một tay chơi lèo lái, đu giây láu cá.
Tiến sĩ Walter Lohman, giám đốc Nghiên cứu Châu Á của Quỹ Heritage, một think thank có ảnh hưởng lớn tại Hoa Kỳ nói: "VN rất muốn mua vũ khí của Hoa Kỳ nhưng hiện tại luật pháp Hoa Kỳ lại không cho phép họ mua các loại vũ khí sát thương. Nhưng trở ngại hiện nay chính là vấn đề nhân quyền mà Chính phủ Hoa Kỳ vẫn đang rất quan tâm. Tuy nhiên, theo tôi đánh giá thì vấn đề lớn nhất lại nằm ở vấn đề hợp tác chiến lược của VN với Hoa Kỳ vẫn không rõ ràng, chúng tôi thực sự không biết là ĐCSVN có toàn tâm toàn ý liên kết với Hoa Kỳ trước sự đe doạ của Trung Quốc hay không. Tôi nghĩ chính vì lý do đó mà vấn đề mua bán vũ khí vẫn bị đình lại".[9]
Nếu là một thành viên của cộng đồng các quốc gia dân chủ, VN sẽ có vị thế mạnh mẽ khi đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ra trọng tài quốc tế, giống như Phillipines đang chuẩn bị, để ngăn chặn âm mưu xâm chiếm bằng vũ lực bất hợp pháp của Trung Quốc.
Trong bối cảnh quốc tế hôm nay, Trung Quốc không dễ dàng đơn phương mở cuộc chiến xâm lược VN bất hợp pháp. Vấn đề can thiệp quân sự của nước ngoài vào Libya đã phải tìm được sự đồng thuận của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và các định chế quốc tế khác, cho thấy điều này. Ở Syria cũng tương tự.
Nhưng, kể cả trường hợp Trung Quốc tuyên bố chiến tranh thì cũng không có gì phải sợ hãi. Tôi tin rằng, bành trướng Bắc Kinh không xua quân xâm lược VN trên bộ vì tinh thần chống giặc phương Bắc của người Việt đã ngấm vào máu thịt ngàn đời, kiểu gì quân Trung Quốc cũng sẽ lãnh đủ, mọi vật dụng đều có thể trở thành vũ khí đánh trả giặc xâm lược.
Nhưng nếu Trung Quốc tấn công chiếm nốt phần còn lại của Trường Sa nhằm xây dựng tiền đồn kiểm soát giao thông hàng hải và khai thác tài nguyên? Thực lực hải quân VN non kém hơn nhiều, đối đầu trực tiếp trên biển sẽ thất bại. Nhưng khi VN là nước dân chủ bị xâm lược, có thể mua và nhận chi viện vũ khí của Hoa Kỳ và EU. Thiết nghĩ, đủ một số lượng cần thiết tên lửa patriot đối không và hệ thống hoả tiễn Tomahawk đối hạm được dẫn đường bằng radar với tầm hoạt động 1.350 hải lý đặt trên bờ biển tỉnh Quảng Ngãi, chúng ta có thể nướng chảy bất cứ tàu nào xâm lược biển đảo VN và đánh bại các cuộc tấn công đất liền từ trên không.
Nhưng lấy tiền đâu mua vũ khí hiện đại tốn kém này? Một tập đoàn cai trị yếu kém, tham nhũng, đã sẵn sàng chi 60 tỷ đôla cho dự án đường tàu cao tốc hay ông cựu y tá Nguyễn Tấn Dũng kiếm ra số tiền 69-70 tỷ đôla cho giai đoạn 2011-2015 và 110-120 tỷ đôla cho "tầm nhìn" 2016-2020 để quy hoạch mở rộng Hà Nội, thì lẽ nào chúng ta không kiếm ra một số tiền tuơng đương cho việc trang bị vũ khí bảo vệ an ninh chủ quyền đất nước?
Một cuộc cách mạng thay đổi thể chế, thậm chí qua tranh đấu bất bạo động cũng khó tránh đuợc đổ máu, chỉ là ít hay nhiều từ sự đàn áp của chế độ độc tài. Tuy nhiên một cuộc cách mạng lại ít tổn thất nhân mạng nhất, tối ưu hiện nay cho nhân dân VN, tránh được hỗn loạn xã hội chỉ có thể là cuộc cách mạng đường phố song song với một cuộc cách mạng nổ ra ngay từ trong lòng chế độ.
Tôi có kịch bản: Một (hay nhiều) sư đoàn thiện chiến với xe tăng và thiết giáp bao vây các cơ quan đầu não của tập đoàn lãnh đạo CSVN tại Hà Nội, buộc họ đầu hàng và trao lại quyền lực cho nhân dân. Tôi không phải là nhà quân sự để có thể vạch kế hoạch tác chiến, nhưng tôi tin rằng có nhiều sĩ quan quân đội đủ kinh nghiệm và tài ba để thực hiện vai trò chỉ huy.
Một hội đồng quân sự cứu nuớc được thành lập, qua đài truyền hình và phát thanh, sẽ ra thông báo trấn an dân chúng, cam kết từ bỏ hoàn toàn ý thức hệ mác-xít cộng sản ngoại lai, vong bản, đưa đất nước vào lộ trình dân chủ trên cơ sở sự ủng hộ và tham vấn của toàn xã hội qua các bước: thay đổi hiến pháp, tiến hành bầu cử tự do, xây dựng các định chế dân chủ bền vững để kiểm soát hoạt động của nhà nước, tránh lạm quyền, đặc biệt thực thi triệt để quyền tự do ngôn luận với truyền thông báo chí tự do.
Tôi tin rằng người Việt có đủ trí tuệ sáng suốt tìm được cho VN một lộ trình dân chủ phù hợp với thực tế, tránh cho VN rơi vào một hệ thống chuyên chế khác như nước Nga của Putin.
Tôi không cho kịch bản trên là ảo tưởng, bởi vì ở thời nào, quốc gia nào trong lịch sử ta cũng đã thấy có những người lính yêu nước, trước hôn quân nhu nhược vẫn luôn có những vị tướng tài, khảng khái và can đảm.
VN không thể là ngoại lệ của quy luật này. Từ bé chúng ta đã được học câu nói nổi tiếng trong sách sử: "Bệ hạ muốn đầu hàng trước hết hãy chém đầu tôi đã" của Hưng Đạo Vương. Đã có nhiều sĩ quan quân đội Nhân dân VN lên tiếng công khai về tình trạng thoái hoá của hệ thống chính trị hiện nay và sự tồn vong của dân tộc như cố trung tướng Trần Độ, trung ướng Nguyễn Quốc Thước, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, đại tá Phạm Đình Trọng, v.v...
Trong một lần tâm tình với tôi, một bạn học cũ hiện đang giữ chức vụ cao ở Hà Nội nói rằng, nếu VN có một "Boris Jeltsin", không những chỉ quần chúng, mà đông đảo đảng viên trong ĐCSVN cũng sẽ ủng hộ. Đây là mong muốn và hy vọng của nhiều người Việt có khát vọng thay đổi.
Tôi tin rằng trong quân đội VN hiện tại không thiếu những tầm vóc "Boris Jeltsin", nhưng điều kiện để xuất hiện chưa đủ.
Điều kiện tiên quyết cần và đủ cho sự xuất hiện một "Boris Jeltsin VN" là sự hậu thuẫn mạnh mẽ của quần chúng, của một cao trào xuống đường tranh đấu làm rung động ý thức xã hội, đủ thuyết phục để những người lính tuân theo lệnh vị chỉ huy rằng, họ cầm súng là đứng về phía nhân dân, chĩa súng vào những kẻ phản bội và như thế thì cũng mới thu phục được lực lượng trung thành với chế độ, ngăn ngừa thảm kịch xung đột vũ trang.
Một Boris Jeltsin VN chắc chắn sẽ được tôn vinh là anh hùng với nét son đậm trong trang sử bi kịch của dân tộc Việt, sẽ được nhìn nhận với lòng kính trọng giống như tướng Thein Sein của Miến Điện, người được Time bầu chọn trong năm 2012 là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới.
Với các định chế và nguyên tắc dân chủ, VN vừa có thể củng cố vị thế mạnh hơn trong quan hệ quốc tế và trong cuộc chơi bình đẳng với các cường quốc, vừa có thể mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế.
Sau khi chế độ CS bị sụp đổ, Ba Lan đã được các nước dân chủ xoá hơn 20 tỷ đôla nợ. Miến Điện bước vào lộ trình dân chủ đã được Nhật Bản xoá nợ 4,6 tỷ đôla và tiếp tục được hỗ trợ tín dụng xây dựng đất nước. Không có lý do gì nhà nước dân chủ VN lại không hy vọng một sự hỗ trợ kinh tế tương tự từ cộng đồng các quốc gia dân chủ.
Tôi đồng ý với nhận định của André Menras Hồ Cương Quyết trong một bài được nhà văn Nguyên Ngọc dịch:
"Thật khủng khiếp cho nhân dân Việt Nam khi không còn lựa chọn nào khác ngoài cách hoặc là co rúm lại trong sợ hãi và hổ thẹn, hoặc là bước vào kháng cự, một cuộc kháng chiến lần thứ ba sau hai cuộc chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa thực dân mới. Những người yêu nước dấn mình vào cuộc kháng chiến này và sẽ dấn mình vào ngày càng đông, theo gương tổ tiên và tự dọn mình cho những hy sinh mới chống lại kẻ thù bên ngoài và bên trong. Quả là tấn bi kịch của Việt Nam phải sống bên cạnh Trung Hoa!".
"Dù muốn dù không cuộc chiến đấu yêu nước hôm nay đã đi đến chỗ hòa làm một với cuộc chiến đấu chống tham nhũng và vì dân chủ, để một lần nữa cứu đất nước. Tất cả các cuộc chiến đấu đó gắn liền với nhau như môi với răng. Nếu thái độ của những người lãnh đạo Việt Nam xứng đáng với tên gọi đó, nếu các lực lượng trong sạch và yêu nước trong ĐCSVN, công an, quân đội không tỉnh thức để nhổ tận rễ đám cỏ dại sinh ra từ cộng tác với Trung Quốc và được nó nuôi dưỡng, nếu lực lượng đó không gắn chặt với nhân dân để chặn đứng những hành xử gần như mafia đang tồn tại trên hàng chục khu vực vô pháp luật của lãnh thổ đất nước, thì Việt Nam sẽ đi vào một thời kỳ chia xé đau đớn. Đã đến lúc thực hiện cuộc cách mạng của sự tinh sạch và sáng tỏ dân chủ!".[10]
Vâng, một Boris Jeltsin VN sẽ xuất hiện như một vị cứu tinh chỉ có thể trong bối cảnh toàn dân vùng lên làm cách mạng, một cuộc cách mạng mà Andres Hồ Cương Quyết gọi chính xác là "cuộc kháng chiến lần thứ ba sau hai cuộc chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa thực dân mới".
Lời dưới đây trong bài ca "Xuống đường" của nhạc sĩ Huỳnh Minh Siêng phổ biến thời chiến tranh chống Mỹ ở miền Bắc, hơn lúc nào hết phải là của hôm nay:
"Xuống đường, xuống đường đập tan mọi xích xiềng, quyết kết đoàn tiến lên giành chính quyền. Giành lấy chính quyền về tay nhân dân"!
© Lê Diễn Đức - RFA Blog
---------------------------------------------
Tư liệu dẫn trong bài:
[1]: http://boxitvn.blogspot.com/2012/05/ai-bien-chat-chinh-tri-va-ai-la-nguoi.html
[2]: http://www.procontra.asia/?p=544
[3]: http://lhdtt.blogspot.com/2012/05/phan-cach-mang-ro-rang.html
[4]; Bài "Thu phục tướng tài" của Hà Nội Mới có thể đọc ở dạng PDF của Viet-studies tại link: http://www.viet-studies.info/kinhte/HuaTheHuu_HaNoiMoi.pdf
[5]: http://anhbasam.wordpress.com/2012/08/11/1200-phai-chan-dung-nguy-co-tai-dien-kich-ban-thanh-do-1990/
[6]: http://www.boxitvn.net/bai/39873
[7]: http://boxitvn.blogspot.com/2012/08/trung-cong-so-nhat-o-viet-nam-ieu-gi.html
[8]: http://www.buudoan.com/2012/07/ung-loi-dung-nhan-dan.html
[9]: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-vn-defense-relations-vh-07272012161219.html
[10]: http://www.boxitvn.net/bai/40176