Văn Học & Nghệ Thuật
Giai thoại về Câu Đối
Tương truyền hôm làm rạp để tế tướng sĩ trận vong, khi trang hoàng xong mới thấy hai bên cột chưa có câu đối,
Tương truyền hôm làm rạp để tế tướng sĩ trận vong, khi trang hoàng xong mới thấy hai bên cột chưa có câu đối, nhân lúc có đông đủ các mặt đại thần, tiền quân Nguyễn Văn Thành liền yêu cầu cử tọa nghĩ tại tịch một câu để viết và dán ngay cho kịp.
Các vị bàn tán hồi lâu, nghĩ được mấy câu, cử một người đứng ra đọc cho tiền quân chấm, xem câu nào hơn thì sẽ viết.
Tiền quân Thành nghe xong còn đương tần ngần lựa chọn vì chưa có câu nào vừa ý bỗng nhiên thấy phía ngoài, gần cửa có một thanh niên nhìn vào phía mình, miệng cười nhạt, mặt khinh khỉnh.
Ông thấy lạ cho gọi vào trách:
- Đây là chỗ đại thần nghị việc, anh từ đâu tới, dám có cử chỉ vô lễ như vậy?
Người này thưa:
- Vì câu đối nghe không được, nên bất giác có thái độ làm phật ý quan tổng trấn, dám xin ngài thứ tội.
- Ở đây toàn bậc danh nho trong nước, mà anh nghe không được, thì hỗn thật! Nay cho thử làm xem sao, nếu cũng lại không nghe được thì đừng có trách.
- Chúng tôi là thiếu niên thư sinh, đâu dám so tài với bậc tôn trưởng, chắc rằng có nghĩ ra câu nào cũng không thể nào bằng các vị đại khoa được, vậy nếu quan tổng trấn cho phép, chúng tôi xin lấy văn cổ ra ghép thành câu để trình chuộc tội.
- Kim hay cổ không sao, miễn nghe được như lời vừa nói.
- Chúng tôi xin giấy bút.
Người này cầm bút viết hai dòng trình lên:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
Nghĩa:
Bóng chiều đã ngã đầu làng cũ
Xưa nay chinh chiến mấy ai về
Tiền quân đọc lên cho các quan nghe mà không ngớt lời khen ngợi: tướng sĩ trận vong đều ở Nam, Trung ra Bắc thì hương quan xứ thị thật là hợp tình.
Chinh chiến kỷ nhân hồi là một lời thật thấm thía! Hay, hay thật!
Về sau, người này được tiền quân Thành cho mời tới phủ ngỏ ý bổ dụng một chức quan, nhưng lại khước từ. Nguyễn Văn Thành ái tài, thường đến thăm tận nhà, coi như một người bạn tâm giao.
Hai câu ghép thành đôi câu đối rút ra từ hai bài thơ này:
1 - Hoàng Hạc Lâu
Tác giả: Thôi Hiệu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuân lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Dịch nghĩa:
Lầu Hoàng Hạc
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi rồi
Lầu Hạc Vàng còn trơ lại đây.
Hạc vàng một khi đã bay đi, không trở lại nữa,
Mây trắng nghìn thu lởn vởn hoaì.
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một,
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi.
Trời tối rồi, đâu là quê hương mình?
Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến người sinh buồn!
Dịch Thơ:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa!
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bầy,
Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?
Tản Đà
2 - Lương Châu TừTác giả: Vương Hàn
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
Dịch nghĩa
Rượu bồ đào cùng với chén lưu ly
Muốn uống nhưng đàn tỳ bà đã giục lên ngựa
Say khướt nằm ở sa trường, anh chớ cười
Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về đâu.
Dịch thơ
Bồ đào rượu ngát chén lưu ly
Toan nhắp tỳ bà đã giục đi
Say khướt sa trường anh chớ mỉa
Xưa nay chinh chiến mấy ai về.
Trần Quan Trân.
***** Hoa Đào Năm Ngoái *****
Bàn ra tán vào (0)
Giai thoại về Câu Đối
Tương truyền hôm làm rạp để tế tướng sĩ trận vong, khi trang hoàng xong mới thấy hai bên cột chưa có câu đối,
Tương truyền hôm làm rạp để tế tướng sĩ trận vong, khi trang hoàng xong mới thấy hai bên cột chưa có câu đối, nhân lúc có đông đủ các mặt đại thần, tiền quân Nguyễn Văn Thành liền yêu cầu cử tọa nghĩ tại tịch một câu để viết và dán ngay cho kịp.
Các vị bàn tán hồi lâu, nghĩ được mấy câu, cử một người đứng ra đọc cho tiền quân chấm, xem câu nào hơn thì sẽ viết.
Tiền quân Thành nghe xong còn đương tần ngần lựa chọn vì chưa có câu nào vừa ý bỗng nhiên thấy phía ngoài, gần cửa có một thanh niên nhìn vào phía mình, miệng cười nhạt, mặt khinh khỉnh.
Ông thấy lạ cho gọi vào trách:
- Đây là chỗ đại thần nghị việc, anh từ đâu tới, dám có cử chỉ vô lễ như vậy?
Người này thưa:
- Vì câu đối nghe không được, nên bất giác có thái độ làm phật ý quan tổng trấn, dám xin ngài thứ tội.
- Ở đây toàn bậc danh nho trong nước, mà anh nghe không được, thì hỗn thật! Nay cho thử làm xem sao, nếu cũng lại không nghe được thì đừng có trách.
- Chúng tôi là thiếu niên thư sinh, đâu dám so tài với bậc tôn trưởng, chắc rằng có nghĩ ra câu nào cũng không thể nào bằng các vị đại khoa được, vậy nếu quan tổng trấn cho phép, chúng tôi xin lấy văn cổ ra ghép thành câu để trình chuộc tội.
- Kim hay cổ không sao, miễn nghe được như lời vừa nói.
- Chúng tôi xin giấy bút.
Người này cầm bút viết hai dòng trình lên:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
Nghĩa:
Bóng chiều đã ngã đầu làng cũ
Xưa nay chinh chiến mấy ai về
Tiền quân đọc lên cho các quan nghe mà không ngớt lời khen ngợi: tướng sĩ trận vong đều ở Nam, Trung ra Bắc thì hương quan xứ thị thật là hợp tình.
Chinh chiến kỷ nhân hồi là một lời thật thấm thía! Hay, hay thật!
Về sau, người này được tiền quân Thành cho mời tới phủ ngỏ ý bổ dụng một chức quan, nhưng lại khước từ. Nguyễn Văn Thành ái tài, thường đến thăm tận nhà, coi như một người bạn tâm giao.
Hai câu ghép thành đôi câu đối rút ra từ hai bài thơ này:
1 - Hoàng Hạc Lâu
Tác giả: Thôi Hiệu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuân lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Dịch nghĩa:
Lầu Hoàng Hạc
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi rồi
Lầu Hạc Vàng còn trơ lại đây.
Hạc vàng một khi đã bay đi, không trở lại nữa,
Mây trắng nghìn thu lởn vởn hoaì.
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một,
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi.
Trời tối rồi, đâu là quê hương mình?
Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến người sinh buồn!
Dịch Thơ:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa!
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bầy,
Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?
Tản Đà
2 - Lương Châu TừTác giả: Vương Hàn
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
Dịch nghĩa
Rượu bồ đào cùng với chén lưu ly
Muốn uống nhưng đàn tỳ bà đã giục lên ngựa
Say khướt nằm ở sa trường, anh chớ cười
Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về đâu.
Dịch thơ
Bồ đào rượu ngát chén lưu ly
Toan nhắp tỳ bà đã giục đi
Say khướt sa trường anh chớ mỉa
Xưa nay chinh chiến mấy ai về.
Trần Quan Trân.
***** Hoa Đào Năm Ngoái *****