Di Sản Hồ Chí Minh
Gian nan hành trình vượt sông tới trường tìm con chữ của trẻ em vùng cao
Không may mắn như nhiều học sinh ở đồng bằng, thành phố hằng ngày được bố mẹ đưa đón, những học sinh này phải đánh cược tính mạng để vượt sông… đi tìm con chữ. Nhìn con đường đến trường của các em mà sao thương đến nhói lòng!
Sống trong vùng cô lập, lại không có cầu, nhiều năm qua, các em học sinh tại thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị phải băng sông để đến trường học. Chứng kiến cảnh tượng này người ta mới hiểu hành trình theo đuổi con chữ nơi vùng quê hẻo lánh thật lắm gian nan.
Mỗi ngày, hàng trăm học sinh xã Lơ Ku và thị trấn K’bang (huyện K’bang, tỉnh Gia Lai) học tại trường THCS Lê Quý Đôn và THPT Lương Thế Vinh đều liều mình vượt sông Ba đến trường. Nhiều em nhỏ học lớp 6, lớp 7 suýt chết đuối vì bị nước cuốn trôi, như trường hợp hai em Nguyễn Thị Hằng và Lê Ngọc Sơn đều lớp 6A, trường THCS Lê Quý Đôn bị nước cuốn trôi hàng chục mét khi đang trên đường đi học về. Rất may nhờ có em Nguyễn Công Long – học sinh lớp 11A6, trường THPT Lương Thế Vinh phát hiện và cứu thoát.
Những học sinh lớn, nhỏ ở xã Sơn Bao, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) đứng ngồi chông chênh trên chiếc thuyền, bè kéo dây vượt qua sông khi dòng nước đang chảy xiết.
Hàng chục em nhỏ xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị phải trèo đèo, lội sông đi học mỗi ngày.
Để kiếm con chữ, các em học sinh xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình ngày ngày đều phải lội qua con suối này. Có nhiều khi các em còn phải mang cả quần ướt đến trường.
Học sinh xã La Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đu dây vượt sông đến trường. Có lẽ, ngày nào cũng đi như vậy nên các em cũng chẳng biết sợ nguy hiểm nữa.
Hàng ngày, tại bến sông của các thôn Đồi, Nghéo và Biện của xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), cả trăm học sinh phải tự kéo bè vượt sông đến lớp. Vào mùa lũ, dòng sông chảy xiết lắm, có hôm đang chèo bè mảng ra đến giữa sông thì bè đứt dây neo rồi bị cuốn trôi cả mấy trăm mét mất hết cặp sách, bút vở, may mà không bạn nào chết đuối.
Nhìn những bức ảnh này, chắc hẳn chẳng một ai còn muốn phàn nàn với bố mẹ vì không được mua món đồ mình yêu thích hay nhăn nhó vì chiếc cặp sách hôm nay quá nặng. Với các em nhỏ ở những vùng quê xa xôi hẻo lánh, chỉ một cây cầu bắc qua sông để đi đến trường thôi cũng là một mong ước quá đỗi xa xỉ rồi.
Vậy nên, mỗi khi bạn gặp một điều không may trong cuộc sống, hoặc buồn tủi về số phận của mình, hãy nhớ đến những đứa trẻ đang đánh cược cả mạng sống để kiên cường với ước mơ được đi học nhỏ nhoi mà trân trọng may mắn mà mình đã có.
Mong sao, con đường đến trường của các em sớm bớt gian nan…
Linh An
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Gian nan hành trình vượt sông tới trường tìm con chữ của trẻ em vùng cao
Không may mắn như nhiều học sinh ở đồng bằng, thành phố hằng ngày được bố mẹ đưa đón, những học sinh này phải đánh cược tính mạng để vượt sông… đi tìm con chữ. Nhìn con đường đến trường của các em mà sao thương đến nhói lòng!
Sống trong vùng cô lập, lại không có cầu, nhiều năm qua, các em học sinh tại thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị phải băng sông để đến trường học. Chứng kiến cảnh tượng này người ta mới hiểu hành trình theo đuổi con chữ nơi vùng quê hẻo lánh thật lắm gian nan.
Mỗi ngày, hàng trăm học sinh xã Lơ Ku và thị trấn K’bang (huyện K’bang, tỉnh Gia Lai) học tại trường THCS Lê Quý Đôn và THPT Lương Thế Vinh đều liều mình vượt sông Ba đến trường. Nhiều em nhỏ học lớp 6, lớp 7 suýt chết đuối vì bị nước cuốn trôi, như trường hợp hai em Nguyễn Thị Hằng và Lê Ngọc Sơn đều lớp 6A, trường THCS Lê Quý Đôn bị nước cuốn trôi hàng chục mét khi đang trên đường đi học về. Rất may nhờ có em Nguyễn Công Long – học sinh lớp 11A6, trường THPT Lương Thế Vinh phát hiện và cứu thoát.
Những học sinh lớn, nhỏ ở xã Sơn Bao, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) đứng ngồi chông chênh trên chiếc thuyền, bè kéo dây vượt qua sông khi dòng nước đang chảy xiết.
Hàng chục em nhỏ xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị phải trèo đèo, lội sông đi học mỗi ngày.
Để kiếm con chữ, các em học sinh xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình ngày ngày đều phải lội qua con suối này. Có nhiều khi các em còn phải mang cả quần ướt đến trường.
Học sinh xã La Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đu dây vượt sông đến trường. Có lẽ, ngày nào cũng đi như vậy nên các em cũng chẳng biết sợ nguy hiểm nữa.
Hàng ngày, tại bến sông của các thôn Đồi, Nghéo và Biện của xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), cả trăm học sinh phải tự kéo bè vượt sông đến lớp. Vào mùa lũ, dòng sông chảy xiết lắm, có hôm đang chèo bè mảng ra đến giữa sông thì bè đứt dây neo rồi bị cuốn trôi cả mấy trăm mét mất hết cặp sách, bút vở, may mà không bạn nào chết đuối.
Nhìn những bức ảnh này, chắc hẳn chẳng một ai còn muốn phàn nàn với bố mẹ vì không được mua món đồ mình yêu thích hay nhăn nhó vì chiếc cặp sách hôm nay quá nặng. Với các em nhỏ ở những vùng quê xa xôi hẻo lánh, chỉ một cây cầu bắc qua sông để đi đến trường thôi cũng là một mong ước quá đỗi xa xỉ rồi.
Vậy nên, mỗi khi bạn gặp một điều không may trong cuộc sống, hoặc buồn tủi về số phận của mình, hãy nhớ đến những đứa trẻ đang đánh cược cả mạng sống để kiên cường với ước mơ được đi học nhỏ nhoi mà trân trọng may mắn mà mình đã có.
Mong sao, con đường đến trường của các em sớm bớt gian nan…
Linh An