Nhân Vật

Gian nan như nữ cảnh sát Pakistan

Vì muốn tham gia lực lượng cảnh sát, Shazadi Gillani, nữ sĩ quan cảnh sát cấp cao nhất của một tỉnh có tư tưởng bảo thủ ở Pakistan, đã phải cãi lời cha, từ bỏ ý

 

Vì muốn tham gia lực lượng cảnh sát, Shazadi Gillani, nữ sĩ quan cảnh sát cấp cao nhất của một tỉnh có tư tưởng bảo thủ ở Pakistan, đã phải cãi lời cha, từ bỏ ý định kết hôn và phải tự chi trả cho khóa huấn luyện cơ bản.

Trong suốt 19 năm kể từ khi làm cảnh sát, Thanh tra Gillani và người cộng tác trung thành Rizwana Zafar đã tham gia các hoạt động từ chống cướp, chống phiến quân cho tới cứu hộ động đất. Rizwana Zafar được gia đình nuôi dạy như một cậu con trai sau khi cha chị giận dữ vì chị được sinh ra là con gái thứ 9 trong gia đình.

Thanh tra Shazadi Gillani và người cộng tác Rizwana Zafar tại đồn cảnh sát.

Tại tỉnh Khyber Pakhunkhwa ở phía bắc Pakistan nơi Gillani sinh sống và làm việc, lực lượng Taliban xuất hiện nhiều đến nỗi khi đi ra ngoài, chị phải mặc burqa (một tấm vải dài phủ từ đầu tới chân và có miếng lưới phủ mặt) còn Zafar đeo một bộ râu quai nón giả để hộ tống Gillani.

Nhưng thách thức lớn nhất đối với hai nữ cảnh sát này là tìm cách giúp thêm nhiều phụ nữ gia nhập lực lượng này. Hiện mới có 560 nữ cảnh sát trong tổng số 60.000 cảnh sát ở tỉnh Khyber Pakhunkhwa. Các lãnh đạo cảnh sát ở đây hi vọng sẽ tăng gấp đôi số nữ cảnh sát trong năm tới nhưng điều kiện làm việc khắc nghiệt khiến mục tiêu này trở nên rất khó khăn.

Cho tới nay, nhiệm vụ tăng cường nữ giới cho lực lượng cảnh sát ở Khyber Pakhunkhwa cũng đạt được một số thành công bước đầu dù còn nhỏ.

Đức đã viện trợ để xây dựng 3 khu kí túc xá cho nữ học viên tại 3 trường đào tạo cảnh sát. Các nữ học viên không còn phải chờ đợi trong nhiều năm để được nhập học nữa. Vào mùa hè này, tỉnh Khyber Pakhunkhwa sẽ lập riêng các bàn phản ánh cho nữ giới tại 60 đồn cảnh sát hiện chủ yếu gồm các cảnh sát nam.

Nhiều phụ nữ Pakistan bị bạo hành nghiêm trọng và giới chức nước này mong muốn ngày càng nhiều phụ nữ bị lạm dụng dũng cảm nói về hoàn cảnh của mình. Theo truyền thống, phụ nữ Pakistan không được nói chuyện với các cảnh sát nam.

Năm 1994, tỉnh Khyber Pakhunkhwa mở 2 đồn cảnh sát chỉ dành cho nữ giới nhưng đã từ lâu hai đồn này dừng hoạt động vì thiếu tài chính và tình trạng vô trách nhiệm của chính quyền.

“Chúng tôi đang tham gia vào một cuộc chiến ở chính ngay nơi làm việc. Chúng tôi đang hỗ trợ những phụ nữ mới trở thành cảnh sát. Không có ai khác hỗ trợ chúng tôi cả”, Zafar nói.

Từ nữ sinh tới nữ cảnh sát

Khi còn là nữ sinh, Gillani đã muốn gia nhập quân đội như cha mình nhưng không thể vì quân đội Pakistan không nhận nữ. Thay cho quân đội, Gillani chọn tham gia lực lượng cảnh sát và quyết định đó khiến cha và 7 anh trai chị khiếp sợ. 

“Họ nói làm cảnh sát là điều sỉ nhục đối với phụ nữ. Tôi đã bị phản đối rất nhiều”, Gillani kể.

Sau một tuần tuyệt thực và nhờ vào sự giúp đỡ của mẹ, một giảng viên đại học, thuyết phục, Gillani đã thuyết phục được cha mình. Ông đưa ra ba điều kiện cho Gillani : Phải dũng cảm, phải hết lòng với công việc và phải có một người đồng hành. Vì thế Gillani đã rủ bạn học là Zafar cùng tham gia.

Zafar cắt tóc và ăn mặc như nam giới. Chị tự học lái xe máy, dùng máy vi tính và sửa chữa máy móc. Chị đóng vai trò như một vệ sĩ, trợ lí và bạn của Gillani.

“Tôi không nấu ăn. Tôi không có chiếc váy nào cả. Tôi không sợ ai trừ Chúa. Chúng tôi bảo vệ lẫn nhau, canh gác cho nhau. Khi người này ngủ thì người kia thức”,  Zafar nói. 

Khi một nam đồng nghiệp định chui vào lều của hai chị sau khi một trận động đất làm san phẳng cả thị trấn, Zafar và Gillani cùng nhau đuổi đánh anh này.

Thanh tra Gillani trong bộ burqa truyền thống tại nhà riêng.

Các nữ cảnh sát không được tôn trọng khi Gillani bắt đầu gia nhập nhưng quân đội có vị thế rất lớn. Người cha làm thiếu tá quân đội của Gillani đã “lo lót” để chị và Zafar được tham gia khóa huấn luyện cảnh sát và chi trả mức phí 2.000 cho Gillani. Tám năm sau đó, số tiền này được hoàn trả.

Nhưng không phải ai cũng có một người cha quyền lực như Gillani.

Rozia Altaf gia nhập cảnh sát cách đây 16 năm và chị đã phải chờ 6 năm đồng thời nộp hơn 50 lá đơn để được tham gia khóa huấn luyện cơ bản.

Giờ khi đang là lãnh đạo một đồn cảnh sát toàn nữ giới ở tỉnh Peshawar, chị cho biết mọi thứ đã thay đổi chút ít.

“Trước đây chúng tôi bị bỏ rơi nhưng bây giờ các nữ cảnh sát dưới quyền tôi đang được huấn luyện và thăng chức đúng thời hạn”, chị cho biết.

Mỗi năm, đồn cảnh sát toàn nữ của tỉnh Peshawar nhận khoảng 50 lá đơn phàn nàn, thấp hơn rất nhiều so với một đồn cảnh sát do nam giới quản lý.

Tại đồn cảnh sát toàn nữ Abbottabad, lần cuối cùng một báo cáo về tội phạm (đối với phụ nữ) được gửi đến đây là vào năm 2005. Trưởng đồn, chị Samina Zafar, ngồi tại một chiếc bàn trống trơn trong một căn phòng cũng trống trơn và chỉ có một chiếc bóng đèn thắp sáng.

“Trang thiết bị chỗ chúng tôi làm việc không được tốt. Tôi muốn nơi này được trang bị giống như đồn cảnh sát của nam giới”, chị nói.

Nơi những kẻ bạo hành không bao giờ bị truy tố

Giáo sư Mangai Natarajan, người chuyên nghiên cứu về các đồn cảnh sát nữ, cho hay phụ nữ thực sự muốn giãi bày với các cảnh sát nữ hơn các cảnh sát nam.

Bà cho biết bạo hành gia đình đang chiếm 2/3 số vụ lạm dụng phụ nữ được báo cáo tại các đồn cảnh sát toàn nữ ở bang Tamil Nadu của Ấn Độ.

Nhưng ở Pakistan không có những số liệu đó.

Cứ vài ngày, bàn phản ánh cho nữ giới tại các đồn cảnh sát ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa lại nhận được một lời phàn nàn, chủ yếu là về bạo hành gia đình. Thông thường người bạo hành chỉ bị khiển trách. Các nạn nhân lo sợ nếu kiện tụng, họ sẽ bị bạo hành nghiêm trọng hơn.

Nhưng một số cảnh sát nam vẫn cho rằng phụ nữ không nên gia nhập lực lượng cảnh sát.

“Phụ nữ gia nhập lực lượng cảnh sát là những người không lo bảo vệ thanh danh của mình hoặc chẳng có chỗ nào để đến cả”, một nam sĩ quan cảnh sát bình luận.

 Gillani và Zafar tỏ ra rất tức giận trước những câu nói như vậy.

 “Nếu mọi người nhận thấy các nữ cảnh sát cũng đang làm tốt công việc của mình thì họ sẽ thay đổi suy nghĩ”, Gillani nói trong lúc đang theo dõi việc lấy dấu vân tay của một nghi phạm bắt cóc.

Mặc dù phải mặc burqa khi đi về nhà nhưng chị nhất quyết không mặc ở đồn cảnh sát.

“Nếu chúng tôi đang làm công việc của một người đàn ông thì tại sao chúng tôi không thể để lộ mặt của mình chứ? Thay đổi không phải chỉ là đòi hỏi của riêng ngành cảnh sát mà của cả xã hội”, Gillani nói.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Gian nan như nữ cảnh sát Pakistan

Vì muốn tham gia lực lượng cảnh sát, Shazadi Gillani, nữ sĩ quan cảnh sát cấp cao nhất của một tỉnh có tư tưởng bảo thủ ở Pakistan, đã phải cãi lời cha, từ bỏ ý

 

Vì muốn tham gia lực lượng cảnh sát, Shazadi Gillani, nữ sĩ quan cảnh sát cấp cao nhất của một tỉnh có tư tưởng bảo thủ ở Pakistan, đã phải cãi lời cha, từ bỏ ý định kết hôn và phải tự chi trả cho khóa huấn luyện cơ bản.

Trong suốt 19 năm kể từ khi làm cảnh sát, Thanh tra Gillani và người cộng tác trung thành Rizwana Zafar đã tham gia các hoạt động từ chống cướp, chống phiến quân cho tới cứu hộ động đất. Rizwana Zafar được gia đình nuôi dạy như một cậu con trai sau khi cha chị giận dữ vì chị được sinh ra là con gái thứ 9 trong gia đình.

Thanh tra Shazadi Gillani và người cộng tác Rizwana Zafar tại đồn cảnh sát.

Tại tỉnh Khyber Pakhunkhwa ở phía bắc Pakistan nơi Gillani sinh sống và làm việc, lực lượng Taliban xuất hiện nhiều đến nỗi khi đi ra ngoài, chị phải mặc burqa (một tấm vải dài phủ từ đầu tới chân và có miếng lưới phủ mặt) còn Zafar đeo một bộ râu quai nón giả để hộ tống Gillani.

Nhưng thách thức lớn nhất đối với hai nữ cảnh sát này là tìm cách giúp thêm nhiều phụ nữ gia nhập lực lượng này. Hiện mới có 560 nữ cảnh sát trong tổng số 60.000 cảnh sát ở tỉnh Khyber Pakhunkhwa. Các lãnh đạo cảnh sát ở đây hi vọng sẽ tăng gấp đôi số nữ cảnh sát trong năm tới nhưng điều kiện làm việc khắc nghiệt khiến mục tiêu này trở nên rất khó khăn.

Cho tới nay, nhiệm vụ tăng cường nữ giới cho lực lượng cảnh sát ở Khyber Pakhunkhwa cũng đạt được một số thành công bước đầu dù còn nhỏ.

Đức đã viện trợ để xây dựng 3 khu kí túc xá cho nữ học viên tại 3 trường đào tạo cảnh sát. Các nữ học viên không còn phải chờ đợi trong nhiều năm để được nhập học nữa. Vào mùa hè này, tỉnh Khyber Pakhunkhwa sẽ lập riêng các bàn phản ánh cho nữ giới tại 60 đồn cảnh sát hiện chủ yếu gồm các cảnh sát nam.

Nhiều phụ nữ Pakistan bị bạo hành nghiêm trọng và giới chức nước này mong muốn ngày càng nhiều phụ nữ bị lạm dụng dũng cảm nói về hoàn cảnh của mình. Theo truyền thống, phụ nữ Pakistan không được nói chuyện với các cảnh sát nam.

Năm 1994, tỉnh Khyber Pakhunkhwa mở 2 đồn cảnh sát chỉ dành cho nữ giới nhưng đã từ lâu hai đồn này dừng hoạt động vì thiếu tài chính và tình trạng vô trách nhiệm của chính quyền.

“Chúng tôi đang tham gia vào một cuộc chiến ở chính ngay nơi làm việc. Chúng tôi đang hỗ trợ những phụ nữ mới trở thành cảnh sát. Không có ai khác hỗ trợ chúng tôi cả”, Zafar nói.

Từ nữ sinh tới nữ cảnh sát

Khi còn là nữ sinh, Gillani đã muốn gia nhập quân đội như cha mình nhưng không thể vì quân đội Pakistan không nhận nữ. Thay cho quân đội, Gillani chọn tham gia lực lượng cảnh sát và quyết định đó khiến cha và 7 anh trai chị khiếp sợ. 

“Họ nói làm cảnh sát là điều sỉ nhục đối với phụ nữ. Tôi đã bị phản đối rất nhiều”, Gillani kể.

Sau một tuần tuyệt thực và nhờ vào sự giúp đỡ của mẹ, một giảng viên đại học, thuyết phục, Gillani đã thuyết phục được cha mình. Ông đưa ra ba điều kiện cho Gillani : Phải dũng cảm, phải hết lòng với công việc và phải có một người đồng hành. Vì thế Gillani đã rủ bạn học là Zafar cùng tham gia.

Zafar cắt tóc và ăn mặc như nam giới. Chị tự học lái xe máy, dùng máy vi tính và sửa chữa máy móc. Chị đóng vai trò như một vệ sĩ, trợ lí và bạn của Gillani.

“Tôi không nấu ăn. Tôi không có chiếc váy nào cả. Tôi không sợ ai trừ Chúa. Chúng tôi bảo vệ lẫn nhau, canh gác cho nhau. Khi người này ngủ thì người kia thức”,  Zafar nói. 

Khi một nam đồng nghiệp định chui vào lều của hai chị sau khi một trận động đất làm san phẳng cả thị trấn, Zafar và Gillani cùng nhau đuổi đánh anh này.

Thanh tra Gillani trong bộ burqa truyền thống tại nhà riêng.

Các nữ cảnh sát không được tôn trọng khi Gillani bắt đầu gia nhập nhưng quân đội có vị thế rất lớn. Người cha làm thiếu tá quân đội của Gillani đã “lo lót” để chị và Zafar được tham gia khóa huấn luyện cảnh sát và chi trả mức phí 2.000 cho Gillani. Tám năm sau đó, số tiền này được hoàn trả.

Nhưng không phải ai cũng có một người cha quyền lực như Gillani.

Rozia Altaf gia nhập cảnh sát cách đây 16 năm và chị đã phải chờ 6 năm đồng thời nộp hơn 50 lá đơn để được tham gia khóa huấn luyện cơ bản.

Giờ khi đang là lãnh đạo một đồn cảnh sát toàn nữ giới ở tỉnh Peshawar, chị cho biết mọi thứ đã thay đổi chút ít.

“Trước đây chúng tôi bị bỏ rơi nhưng bây giờ các nữ cảnh sát dưới quyền tôi đang được huấn luyện và thăng chức đúng thời hạn”, chị cho biết.

Mỗi năm, đồn cảnh sát toàn nữ của tỉnh Peshawar nhận khoảng 50 lá đơn phàn nàn, thấp hơn rất nhiều so với một đồn cảnh sát do nam giới quản lý.

Tại đồn cảnh sát toàn nữ Abbottabad, lần cuối cùng một báo cáo về tội phạm (đối với phụ nữ) được gửi đến đây là vào năm 2005. Trưởng đồn, chị Samina Zafar, ngồi tại một chiếc bàn trống trơn trong một căn phòng cũng trống trơn và chỉ có một chiếc bóng đèn thắp sáng.

“Trang thiết bị chỗ chúng tôi làm việc không được tốt. Tôi muốn nơi này được trang bị giống như đồn cảnh sát của nam giới”, chị nói.

Nơi những kẻ bạo hành không bao giờ bị truy tố

Giáo sư Mangai Natarajan, người chuyên nghiên cứu về các đồn cảnh sát nữ, cho hay phụ nữ thực sự muốn giãi bày với các cảnh sát nữ hơn các cảnh sát nam.

Bà cho biết bạo hành gia đình đang chiếm 2/3 số vụ lạm dụng phụ nữ được báo cáo tại các đồn cảnh sát toàn nữ ở bang Tamil Nadu của Ấn Độ.

Nhưng ở Pakistan không có những số liệu đó.

Cứ vài ngày, bàn phản ánh cho nữ giới tại các đồn cảnh sát ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa lại nhận được một lời phàn nàn, chủ yếu là về bạo hành gia đình. Thông thường người bạo hành chỉ bị khiển trách. Các nạn nhân lo sợ nếu kiện tụng, họ sẽ bị bạo hành nghiêm trọng hơn.

Nhưng một số cảnh sát nam vẫn cho rằng phụ nữ không nên gia nhập lực lượng cảnh sát.

“Phụ nữ gia nhập lực lượng cảnh sát là những người không lo bảo vệ thanh danh của mình hoặc chẳng có chỗ nào để đến cả”, một nam sĩ quan cảnh sát bình luận.

 Gillani và Zafar tỏ ra rất tức giận trước những câu nói như vậy.

 “Nếu mọi người nhận thấy các nữ cảnh sát cũng đang làm tốt công việc của mình thì họ sẽ thay đổi suy nghĩ”, Gillani nói trong lúc đang theo dõi việc lấy dấu vân tay của một nghi phạm bắt cóc.

Mặc dù phải mặc burqa khi đi về nhà nhưng chị nhất quyết không mặc ở đồn cảnh sát.

“Nếu chúng tôi đang làm công việc của một người đàn ông thì tại sao chúng tôi không thể để lộ mặt của mình chứ? Thay đổi không phải chỉ là đòi hỏi của riêng ngành cảnh sát mà của cả xã hội”, Gillani nói.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm