Nhân Vật

Giáo Sư Phạm Biểu Tâm, người thầy y khoa gương mẫu

Như mùi bánh Madelaine thơm phức đã đánh thức Marcel Proust “đi tìm lại thời gian đã mất,” tập san với những trang giấy trắng mới còn thơm mùi mực đã đánh thức những kỷ niệm trong tôi về thời gian đi học trường Y,

Việt Nguyên

Tập San Y Sĩ của hội Y Sĩ Việt Nam tại Gia Nã Ðại đến với tôi qua hai đàn anh y khoa, bác sĩ Nghiêm Ðạo Ðại và Lê Quang Dũng, là tập san đặc biệt tưởng niệm Giáo Sư Phạm Biểu Tâm một người thầy đáng kính của nền Y Khoa Việt Nam. Tập san tổng hợp nhiều cây viết và tiếng nói qua các đàn em, bạn và đồng nghiệp của ông như các Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, Ðào Ðức Hoành, Ðào Hữu Anh, Vũ Quí Ðài, Nguyễn Khắc Minh, Bác Sĩ Trần Văn Tích, Bác Sĩ Nghiêm Thị Thuần cùng những học trò đã nổi danh trong ngành phẫu thuật như các Bác Sĩ Nghiêm Ðạo Ðại, Trần Xuân Ninh, Văn Kỳ Chương, Ðặng Phú Ân, Lê Quang Dũng, đã vẽ lại đầy đủ chân dung và cuộc đời của Giáo Sư Phạm Biểu Tâm.



Giáo Sư Phạm Biểu Tâm (ngoài cùng bên trái) đứng cảnh tổng thống Ngô Ðình Diệm trong ngày khánh thành trường Y Nha Khoa năm 1963.

Như mùi bánh Madelaine thơm phức đã đánh thức Marcel Proust “đi tìm lại thời gian đã mất,” tập san với những trang giấy trắng mới còn thơm mùi mực đã đánh thức những kỷ niệm trong tôi về thời gian đi học trường Y, những kỷ niệm với thầy cũ trường xưa đổ về như “để tưởng nhớ một mùi hương” ( Mai Thảo ) nhưng mùi thơm của tập sách đã gợi về hai mùi hương thời gian khác biệt, một mùi thơm của ngôi trường Y Nha Khoa mới, kiến trúc mới ở đường Hồng Bàng Chợ Lớn với mùi gạch mới, tường vôi mới, gỗ mới, khuôn viên mới, được xây lên năm 1962 do Kiến Trúc Sư Ngô Viết Thụ, được Giáo Sư Phạm Biểu Tâm khánh thành cùng với Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và một mùi “đặc biệt” của bệnh viện Bình Dân Sài Gòn nằm trên đường Phan Thanh Giản gần góc đường Cao Thắng quận ba, do nhiều mùi khác nhau từ những khu bệnh giải phẫu, chỉnh trực, ung thư, ngoài da, tai mũi họng, mắt, răng hàm mặt, tiết niệu, quang tuyến hòa lẫn, bệnh viện với Bác Sĩ Phạm Biểu Tâm làm giám đốc năm 1954 sau ngày di cư, hậu thân của bệnh viện Phủ Doãn Hà Nội.

Hình ảnh thầy Phạm Biểu Tâm luôn có mặt trong những bài viết của tôi về các thầy cũ, Giáo Sư Ðào Ðức Hoành, Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, cùng những kỷ niệm về Bệnh Viện Bình Dân mặc dầu tôi không phải là học trò của thầy như các bạn cùng lớp với tôi, Phan Thượng Hải, Nguyễn Nho Ðức, Nguyễn Quảng Ðức, Soma Ganesan, Trần Ðông Giang nội trú khu ngoại khoa tổng quát.

Trong đời tôi có những cơ duyên với những người thầy đáng kính. Tôi biết Giáo Sư Phạm Biểu Tâm và Giáo Sư Trần Quang Ðệ trước khi tôi vào học y khoa năm 1968. Hai người thầy, đại Giáo Sư phẫu thuật tổng quát của trường Y Khoa Sài Gòn, là hai khác biệt. Giáo Sư Phạm Biểu Tâm sinh tại Huế, từ trường tiểu học Huế lên học trung học ở Vinh khi cha ông làm quan Bố Chính tỉnh Thanh Hóa, sáng lập “lò” giải phẫu Bình Dân, còn Giáo Sư Trần Quang Ðệ người Nam, cựu viện trưởng viện đại học Sài Gòn, sáng lập “lò” giải phẫu Chợ Rẫy. Bình Dân đa số gốc Bắc, Chợ Rẫy đa số gốc Nam. Giáo Sư Tâm nhỏ người ăn nói nhỏ nhẹ, Giáo Sư Ðệ cao lớn ăn nói giọng oai vệ, khi tôi mới gặp, hai ông đều nói tiếng Tây, tôi chỉ nể mà không hiểu hai ông bác sĩ nói gì. Năm tôi năm tuổi, trước khi đi học, cha tôi đem tôi vào bệnh viện Chợ Rẫy để cắt ngón tay thừa bên cạnh ngón tay cái bàn tay phải, ngón tay vướng víu khi cầm viết. Bạn của cha tôi là ông y tá Huệ, phụ tá số một của Bác Sĩ Trần Quang Ðệ trong phòng mổ, (bác Huệ là ba của Nguyễn Hoàng Tuấn bạn học y khoa cùng lớp với tôi) đã đem tôi vào bệnh viện Chợ Rẫy. Hồi năm tuổi tôi không biết là cậu nhỏ được vinh dự giải phẫu bởi đại giáo sư giải phẫu sau khi nằm ở bệnh viện Chợ Rẫy hai ngày. Những năm học tiểu học, vào những ngày cuối tuần, tôi hay theo cha mẹ tôi đi dự hội Trung Việt Ái Hữu ở ngã ba Ông Tạ. Cha tôi trong ban quản trị, Giáo Sư Phạm Biểu Tâm trong thành phần cố vấn của hội. Tôi biết ông qua cặp mắt kính nể của cha tôi và các chú bác trong hội mặc dù ông kém cha tôi mười tuổi. Ông là một hãnh diện của hội, một cựu học sinh trường Vinh, cha làm quan ở Thanh Hóa, là một dân chính gốc Thanh Nghệ Tĩnh! Ông đã làm vẻ vang dân Trung vì đậu trường thuốc ở Hà Nội và đậu thạc sĩ y khoa ở Pháp năm 1948. Ở những năm 1950, bác sĩ y khoa hiếm và được quý trọng trong xã hội. Bác Sĩ Phạm Biểu Tâm , về sau khi tôi lớn lên mới hiểu hết, được các chú các bác bạn cha tôi trong hội quý trọng là vì nhân cách của ông ngoài nghề y khoa. Cứ mỗi năm, hội Trung Việt Ái Hữu tổ chức cây mùa Xuân và phát phần thưởng cho con em học giỏi. Năm lớp nhất, tôi được sắp hàng trong đám học sinh trường tiểu học Phan Ðình Phùng vào Dinh Ðộc Lập để nhận phần thưởng từ tay Tổng Thống Ngô Ðình Diệm (mặc dù thất vọng, năm ấy tổng thống bận phải để Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ thay mặt) sau đó ngày chúa nhật ở hội Trung Việt Ái Hữu, tôi được nhận phần thưởng từ tay Bác Sĩ Phạm Biểu Tâm. Giọng nói nhẹ nhàng từ con người nhỏ nhắn của Bác Sĩ Tâm ngày tôi mười một tuổi gây khiến tôi kính phục.

Bảy năm sau tôi vào y khoa. Năm 1968 Mậu Thân là một năm lịch sử. Vào trường y khoa sau cái Tết biến động, thế hệ chúng tôi được xem là thế hệ y khoa do Hoa Kỳ đào tạo. Giáo Sư Phạm Biểu Tâm, người thầy y khoa nhiều thế hệ, đối với chúng tôi cao vời vợi và khoảng cách giữa thầy và chúng tôi như cha và con. Năm 1968 đem đến nhiều thay đổi nhưng đối với người thầy của chúng tôi năm 1967 trước đó đã đánh dấu khúc quanh của cuộc đời người thầy tận tâm cho y học. Sau khi đậu Thạc Sĩ Y Khoa Pháp năm 1948, ông dạy Y Khoa Ðại Học Hà Nội từ 1949 đến 1954, đồng thời kiêm nhiệm giám đốc Bệnh Viện Yersin Hà Nội (nhà thương Phủ Doãn). Vào Nam sau di cư ông vẫn tiếp tục được cử làm Khoa Trưởng Ðại Học Y Dược và giám đốc Bệnh Viện Bình Dân. Nhưng năm 1967, chính phủ “cách mạng” của chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ làm một cuộc đảo chính, lật đổ Khoa Trưởng Phạm Biểu Tâm, lập hội đồng khoa mới, lý do là các thầy theo hệ thống Pháp không chịu chuyển ngữ dạy tiếng Việt. Thiếu tướng cảnh sát Nguyễn Ngọc Loan theo lệnh ông Nguyễn Cao Kỳ làm cuộc đảo chính đưa quân vào trường trái với tinh thần tự trị của viện đại học. Số phận của giáo sư y khoa Phạm Biểu Tâm may mắn hơn là số phận của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm.

Bốn mươi bảy năm sau nhìn lại thì cuộc “cách mạng” của ông Kỳ là cuộc cách mạng có tính cách “biểu diễn.” Tài liệu qua nhiều nhân vật trong tập san y sĩ kỳ này cho thấy các thầy thuộc thế hệ được đào tạo thời Pháp đang chuẩn bị một sự thay đổi từ từ như chấp nhận kỳ thi trắc nghiệm và giảng dậy bằng tiếng Việt. Cách mạng của ông Kỳ cũng như cách mạng cộng sản của Hồ Chí Minh là một cuộc “chiến tranh vô ích.” Những cuộc cách mạng đập phá ấy khác với tinh thần của Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ khi ông nói trước nhân viên bệnh viên Phủ Doãn sau khi cộng sản nắm chính quyền năm 1954: “Cách mạng có nghĩa là phải làm việc nhiều và tốt hơn nữa.”

Sinh viên y khoa lớp chúng tôi chỉ bắt đầu gặp Giáo Sư Pham Biểu Tâm vào năm thứ hai, sau năm dự bị và năm thứ nhất, khi được đi thực tập lâm sàng và được thầy giảng môn triệu chứng học trong giảng đường. Ông giản dị, từ tốn, giọng nhỏ nhẹ nhưng thâm thúy, người ông trông không có gì hấp dẫn khi mới tiếp xúc, người ốm, mặt gầy, tóc quăn (Bác Sĩ Nguyễn Chấn Hùng nói những người tóc quăn thông minh, đàn anh của tôi cũng tóc quăn!) dạy trong giảng đường chừng mực, cái vẽ thông thái của ông khác với vẽ thông thái của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh.

Ở bệnh viện Bình Dân, chúng tôi chỉ được gặp ông sau khi đi qua các giảng nghiệm viên khu giải phẫu tổng quát, Bác Sĩ Nguyễn Khắc Lân, Bác Sĩ Nguyễn Minh Tuyến, Tôi còn nhớ ông dạy lâm sàng, dặn dò phải “xem bệnh nhân như người nhà, nếu bệnh nhân lớn tuổi xem họ như cha mẹ.” Ông đã dạy chúng tôi cách khám bệnh “nghe, sờ, gõ,” xin phép bệnh nhân được cởi áo trước khi khám bệnh. “Phút đầu gặp gỡ ấy” với bệnh nhân phòng 8 bệnh viện Bình Dân bên cạnh người thầy là những giây phút không quên trong đời. Cách khám bệnh nhân ấy rất nhân bản. Ông kính trọng bệnh nhân, thực hành những lời ông đã dặn học trò, và ông đã săn sóc bệnh nhân với tấm lòng nhân ái, có lẽ vì bản thân ông cũng đã là một bài học cho chính ông. Năm 2000, Giáo Sư Nguyễn Khắc Minh có ghé nhà tôi ở Galveston, ông đã được mẹ vợ tôi, “chị Vân Anh” y tá trưởng phòng dụng cụ lâu đời ở bệnh viện Phủ Doãn và Bình Dân, kể lại câu chuyện thầy Phạm Biểu Tâm đau ruột dư để lâu ngày mới mổ, khi đánh thuốc mê áp huyết bị xuống thấp và gần ngưng thở phải được cấp cứu bằng phương pháp Sylvester. Năm ngoái, sau bài viết về Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, tôi qua California được thầy Ninh và sau đó cũng được Bác Sĩ Nghiêm Ðạo Ðại kể lại thầy Tâm đã khóc sau khi con thầy mất vì bệnh lao màng óc, một căn bệnh ngặt nghèo không chữa được bằng thuốc Steptomycin chích bởi tay Giáo Sư Ninh.

Năm thứ nhất y khoa, tôi vào bệnh viện Bình Dân đi theo các anh nội trú Nguyễn Chấn Hùng, Nguyễn Lương Truyền, Ðặng Phú Ân, Nguyễn Văn Quang để học mổ và phụ mổ, sống và thức khuya để học như những con chuột cống trực gác trong nhà thương buổi tối. Tôi đã chứng kiến những cái nhìn kính trọng của các anh nội trú với thầy, chưa được thấy thầy mổ nhưng bà mẹ vợ tương lai cũng đã khuyên tôi “nếu muốn theo ngành giải phẫu con nên theo thầy Tâm, ông mổ cẩn thận.” Cách mổ của các học trò ruột của thầy vào lúc ấy như Bác Sĩ Nghiêm Ðạo Ðại (sau 1975 là Giáo Sư giải phẫu đại học Pittsburgh) Bác Sĩ Lê Quang Dũng, Bác Sĩ Nguyễn Khắc Lân, Bác Sĩ Nguyễn Minh Tuyến, Bác Sĩ Văn Kỳ Chương cho thấy đức tính cẩn thận của thầy đã truyền cho học trò. Ông luôn luôn nhắc nhở các nội trú bệnh viện Bình Dân không nên ham mổ. Năm 1975, tôi đã tận mắt nhìn thấy kinh nghiêm giảng dạy của thầy. Một đêm tháng sáu năm 1975 tôi đưa cha tôi vào bệnh viện Bình Dân sau khi ông lên cơn đau bụng. Khoảng thời gian này là những năm tháng cuối của cha tôi. Ông bị nhiều chứng bệnh nặng. Bác Sĩ Phan Văn Tường hôm ấy trực đã khám cho cha tôi, định bệnh viêm ruột dư định đưa lên bàn mổ nhưng vẫn phải đợi thầy Tâm vào xem lại. Mười giờ đêm thầy Tâm vào thăm bệnh cho cha tôi, sau khi khám lại kỹ lưỡng ông nói với tôi: “Anh nên hội chẩn với Hồ Hội, tôi nghĩ ông cụ đau bụng vì bệnh nội thương.” Bác Sĩ Hồ Hội (trên tôi một năm) đã chuyển cha tôi về bệnh viện Chợ Quán để chữa bệnh gan. Hình ảnh và giọng nói của thầy Phạm Biểu Tâm đứng cạnh cha tôi trên giường bệnh đúng 39 năm sau vẫn không phai mờ trong ký ức tôi.

Năm thứ năm y khoa, tôi đậu kỳ thi nội trú các bệnh viện, về làm nội trú khu ung thư với Giáo Sư Ðào Ðức Hoành (đáng lẽ tôi phải chọn làm nội trú khu giải phẫu tổng quát trước khi làm nội trú khu ung thư mới đúng con đường giải phẫu). Vì vậy cái duyên giữa tôi với thầy cũng chỉ là cái duyên “Kính nhi viễn chi” cho đến ngày ba mươi tháng 4 năm 1975, cái ngày đổi đời của cả đất nước thì tôi mới có duyên gần gũi với thầy.

Ngày 1 tháng 5, trước khi ủy ban quân quản tiếp thu bệnh viện Bình Dân, Giáo Sư Phạm Biểu Tâm tập hợp nội trú vá các bác sĩ điều trị, ông thay Giáo Sư Ðào Ðức Hoành giám đốc bệnh viện đã di tản, bằng giọng nói nhỏ nhẹ ông kết luận bài nói chuyện ngắn bằng câu cay đắng: “ Nay cách mạng thành công, trong đây có anh đã đạt được mục đích, nếu thấy tôi có lỗi cứ lên đây tát tai tôi.” Tôi không hiểu ông muốn ám chỉ ai lúc đó, trong số bác sĩ và nhân viên bệnh viện không ai là cán bộ nằm vùng, về sau chỉ một số theo ngọn gió 30 tháng 4 đổi chiều quay lại đạp những giá trị cũ để tiến lên, hay là vì ông đã có nhiều kinh nghiệm trong đời ngay cả trước khi Việt cộng vào Sài Gòn. Năm 1967 ông bị đảo chính vì bị xem là thành phần thủ cựu thân Pháp nhưng cộng sản vào ông có thể bị kết tội thân Mỹ vì ông đã mời Giáo Sư Henry Bahnson đại học Pittsburg cộng tác chương trình hậu đại học phẫu khoa ở Bệnh Viện Bình Dân từ năm 1972. Ông đã phải đối đầu với sinh viên, những sinh viên quá khích, như năm 1972 sinh viên chống chương trình nội trú, đòi bỏ chế độ nội trú như Pháp để có một chương trình nội trú cho tất cả sinh viên như ở Hoa Kỳ. Sinh viên Bùi Trọng Hậu (em ruột Bác Sĩ Bùi Mộng Hùng học trò giải phẫu của ông) đã bước lên sân khấu cầm micro chỉ mặt ông đang ngồi hàng đầu la mắng ông là người không biết cải thiện. Năm đó sinh viên chống thi nội trú một phần cũng vì chống giáo sư Khoa Trưởng Ðặng Văn Chiếu. Ông đã điềm đạm cầm micro đáp lại anh Hậu “sở dĩ chưa có chương trình nội trú cho mọi người vì ngân khoản bộ y tế hạn hẹp chưa có thể thực hiện được.” Một lần khác, vào đêm thứ năm ở Bệnh Viện Bình Dân, đêm học hỏi với những trường hợp bệnh lý, bàn thảo giữa các sinh viên, giáo sư và giảng nghiệm viên. Ðêm hôm đó một lần nữa, ông lại bị nội trú nội khoa Nguyễn Xuân Ngãi, một sinh viên xuất sắc chuyên về ngành nội khoa cầm micro dạy cho giáo sư giải phẫu nổi tiếng Phạm Biểu Tâm một bài học: “Thầy là người cổ lỗ sĩ, không học cái mới, thủng ruột vì sốt thương hàn bây giờ Mỹ không mổ chỉ cho trụ sinh và đặt ống hút.” Ông trả lời nhã nhặn “chúng tôi đã già nếu có gì mới các anh xin chỉ bảo.” Ðêm hôm ấy bạn tôi Soma Ganesan nổi nóng nói với tôi “mày chặn cửa sau, tao chặn cửa hông cho thằng Ngãi một bài học” chuyện đánh nhau không xảy ra nhưng tôi cố đọc sách và qua Mỹ củng cố hỏi các bác sĩ giải phẫu mà không tìm ra câu trả lời chữa nội khoa cho bệnh thủng ruột do biến chứng bệnh sốt thương hàn.

Tư cách của ông được học trò kính nể, ông là người có tinh thần dân chủ. Một sáng ông đến bệnh viện, văn phòng ông nằm bên tay phải, phòng cấp cứu với phòng may vá khẩn cấp nằm bên tay trái, trước khi đến văn phòng ông đến xem sinh viên làm việc như thế nào. Một sinh viên năm thứ hai thấy ông mặc áo trắng thắt cà vạt đã đuổi ông ra vì ông không mang mặt nạ và không đội mũ theo đúng luật của phòng tiểu giải phẫu. Ông về văn phòng, sau đó trở lại với khẩu trang và mũ. Cậu sinh viên biết đại giáo sư đã lo sợ nhưng ông không la lối mắng mỏ, tôn trọng luật và tinh thần dân chủ của ông ít có giáo sư nào so sánh được. Ông có tiếng thẳng thắn trong thập niên 1960 khi ông không nhận cô Ngô Ðình Lệ Thủy con ông cố vấn Ngô Ðình Nhu vào trường y khoa vì không đủ điểm cũng như em ruột của ông học đến năm thứ tư vẫn bị đánh rớt, là khoa trưởng ông không can thiệp, em ông phải đi trợ y.

Ông là người đã “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi.” Qua lời của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, năm 1946, quân Pháp đột nhập bệnh viện Phủ Doãn cầm đầu là một viên Trung Úy cố tìm thủ phạm đã phá hủy thân thể một phụ nữ Pháp bằng thủ thuật, thủ phạm như vậy phải là một bác sĩ giải phẫu. Giáo Sư Phạm Biểu Tâm đã trả lời vững vàng điềm tĩnh đối thoại với viên trung úy như một người Pháp chính cống. Triết lý sống cũng đã giúp ông qua thời kỳ Bác Sĩ Meynard (được ủy ban quân quản Pháp cử đến làm giám đốc bệnh viện Phủ Doãn) cho đến khi Giáo Sư Huard người thầy của ông đến.

Sau 30 tháng 4, con người của Giáo Sư Phạm Biểu Tâm không đổi. Riêng cá nhân tôi, tôi kính trọng hai vị thầy khả kính đã đứng thẳng người sau cơn bão mặc dù hai người với hai cá tính. Giáo Sư Phạm Biểu Tâm thận trọng, biết nhiều chính trị nhưng không hoạt động chính trị, con người thâm trầm cân nhắc lời nói. Giáo Sư Trần Ngọc Ninh phê bình thẳng thừng đôi khi châm chọc. Cả hai ông đều đúng là trí thức, sống với chính mình. Sau ba mươi tháng 4, bệnh viện Bình Dân giống như các bệnh viện khác, là sân khấu của những vở kịch khôi hài cười ra nước mắt. Mỗi sáng các giáo sư thạc sĩ ngồi trong buổi giao ban được y sĩ Năm Lực giảng dạy cách mổ. Giám đốc Mười Nhâm tư cách hơn, chỉ lo thủ tục hành chính. Các giáo sư được gọi là anh, mọi người được bình đẳng trên phương diện lao động, các thầy cũng giống như mọi ngươi, đi xe đạp và lãnh nhu yếu phẩm, mỗi sáng bác sĩ chùi nhà chùi cầu tiêu dưới cặp mắt ái ngại của ông “chủ mới của chế độ” anh Ðược y công của bệnh viện. Thầy Tâm đi chùi nhà, đổ rác mặc dù học trò nói thầy đừng làm, té bầm tay thầy than với chúng tôi “có hai lần đổi đời 54 và 75, hồi 54 tôi còn trẻ bây giờ tôi già rồi!”

Tình trạng thay đổi khi Giáo Sư Tôn Thất Tùng vào Nam. Các ông Năm Lực, Mười Nhâm được chỉ thị gọi các giáo sư bằng thầy. Lãnh đạo miền Bắc thay đổi cũng nhờ việc tham quan của giáo sư giải phẫu Tôn Thất Tùng đàn anh của Giáo Sư Phạm Biểu Tâm và Trần Ngọc Ninh. Giống như các ngành khác, Giáo Sư Tôn Thất Tùng được thần tượng hóa, thần thoại hóa qua phẫu thuật cắt gan như là đại giáo sư quốc tế sắp đoạt giải Nobel về y học. Ngày Giáo Sư Tùng đi thăm bệnh viện giáo sư Tâm đã mời ông mổ cho nội trú học, Giáo Sư Tùng đã trả lời ông không mổ vì đã xem “nội trú trong Nam mổ giỏi hơn ngoài Bắc.” Giáo Sư Tùng là người có tư cách khi trả lời Giáo Sư Tâm như vậy. Giáo Sư T.N. Ninh đã viết Giáo Sư Tôn Thất Tùng như là bác sĩ riêng của ông Hồ Chí Minh và huyền thoại ngoài Bắc vẫn nói Bác Sĩ T T Tùng ngồi cạnh ông Hồ Chí Minh khi ông Hồ mất nhưng năm 1994 qua Houston học, giáo sư nội khoa Ðặng Văn Chung nói cho tôi biết ông chính là người săn sóc và ngồi cạnh ông Hồ Chí Minh khi ông này mất.)

Năm 1976, học trò cũ của ông là Bác Sĩ Bùi Mộng Hùng từ Pháp cùng với vợ về VN đến thăm bệnh viện Bình Dân. Bác Sĩ Bùi Mộng Hùng là chủ tịch hội y sĩ Việt Kiều Yêu Nước tại Pháp, vào lúc tranh tối tranh sáng không ai lúc ấy biết ông Hùng qua Pháp chỉ làm giải phẫu thực nghiệm không hành nghề giải phẫu. Trong cảnh “hàng thần lơ láo” Giáo Sư Tâm đã đón tiếp ông học trò rất nhã nhặn bằng giọng rất “thâm” của anh đồ Nghệ để hỏi thăm học trò về tình hình chính trị bên ngoài và trong nước.

Bác Sĩ Trần Xuân Ninh đã có mặt trong buổi họp Hội Trí Thức Yêu Nước với sự có mặt của Tướng Võ Nguyên Giáp. Những trí thức ba mươi tháng tư đã có bộ mặt sợ hãi nịnh bợ nhưng “uy vũ bất năng khuất,” Giáo Sư Phạm Biểu Tâm phát biểu đàng hoàng chừng mực, vắn tắt, nhẹ nhàng không ca tụng chế độ hay nịnh bợ. Ông có tài nói chuyện thâm trầm đâm vào tim óc người nghe nhưng ông không dùng chữ hai nghĩa đôi lời nhiều ẩn dụ như những người đã sống lâu trong chế độ cộng sản.

Giáo Sư Trần Ngọc Ninh viết, sở dĩ Giáo Sư Phạm Biểu Tâm hành xử thẳng thắn (như lần ông qua bệnh viện Cộng Hòa cũ với Bác Sĩ Ðặng Phú Ân mai mỉa chế độ ưu đãi cho cán bộ cao cấp trong khi ở bệnh viện Bình Dân hai bệnh nhân nằm chung giường) là vì có “tâm của y sĩ phẫu khoa.” Tôi nhỏ hơn các thầy, nhìn lên, tôi thấy thầy là kết quả của hai nền giáo dục kim cổ, con người còn giữ tinh thần “kẻ sĩ” của tổ phụ, tinh thần nho giáo từ đời ông Tổ là Tổng Binh Phạm Tấn không thay đổi, dù ông theo Tây học, con người ấy thẳng thắn hơn nhờ tinh thầy Hướng Ðạo. Ông là cựu tráng sinh đoàn Lam Sơn Hà Nội với tráng trưởng Hoàng Ðạo Thúy.

Trưởng Mai Liệu nay 96 tuổi, lớn tuổi không về dự trại Thẳng Tiến 10 toàn thế giới ở Houston năm nay, thường hay kể cho chúng tôi nghe về Bác Sĩ Phạm Biểu Tâm.

Tên ông có trong danh sách cố vấn hội Hướng Ðạo Việt Nam trước 1975. Trại toàn quốc lần chót ở Suối Tiên năm 1972 cũng có tên ông trong ban cố vấn. Các Bác Sĩ trưởng Hướng Ðạo như Bác Sĩ Trần Tiễn Huyến tổng ủy viên Hướng Ðạo, Bác sĩ Trần Bình Chi đạo trưởng hải đoàn Bạch Ðằng cũng thường nhắc đến trưởng Phạm Biểu Tâm trong những lần họp trại mặc dù tôi chưa được thấy ông mặc đồng phục Hướng Ðạo lại trong những năm 1970. Bác Sĩ Nguyễn Văn Thơ chủ tịch hội Hướng Ðạo cũng như trưởng Nghiêm Văn Thạch (ở Pháp) nhắc đến ông 12 năm trước ngày trại Thẳng Tiến 7 tổ chức ở Houston. Tôi cố tìm tên rừng của ông nhưng không ai nhớ. Tráng sinh lên đường là người trưởng thành, buổi tối mang ba lô vào rừng đi cắm trại một mình, tay cầm cây gậy từ cành cây chĩa đôi, hai con đường đi một chính một tà, người tráng sinh tự chọn và tráng sinh Phạm Biểu Tâm đã chọn đúng con đường Baden Powell ông tổ phong trào Hướng Ðạo vạch ra. Người Hướng Ðạo không làm chính trị, yêu nước với 3 lời hứa và giữ 10 điều luật. Người Hướng Ðạo có con đường tâm linh, không vô thần nên cho đến nay Hướng Ðạo quốc doanh của CSVN không được phong trào thế giới công nhận. Ngày trưởng Hướng Ðạo Thúy, tác giả cuốn “Ðội của tôi” cẩm nang cầm đội của các đội trưởng, theo ông Hồ Chí Minh làm giám đốc trường sĩ quan “Tông” triệu tập Ðại Hội Hướng Ðạo Việt Nam tại Hà Nội để thành lập “Hướng đạo cứu quốc” thuộc mặt trận Việt Minh, trưởng Võ Thành Minh (người thổi sáo bên bờ hồ Genève Thụy Sĩ ngày Hiệp Ðịnh Genève chia cắt đất nước) đã phản đối cùng với tráng sinh Phạm Biểu Tâm (Bạch Mã tráng khóa 5 tại Huế). Tráng sinh Tâm đã tuyên bố: “Không phải gia nhập cứu quốc mới là yêu nước. Hướng đạo là người yêu nước từ lúc tuyên hứa.”

Năm 1975, một lần nữa “yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa,” các cán bộ cộng sản biết tiếng tăm của Giáo Sư Phạm Biểu Tâm đã đưa ông vào đại biểu thành phố, hội trí thức yêu nước khiến mọi người hiểu lầm con người Thanh Nghệ Tĩnh ấy là người cộng sản. Sự thật là tên tuổi ông được dùng vì người học trò cũ, Bác Sĩ Vân, cũng như Trưởng Khuê đạo trưởng Ðạo Cửu Long (Giáo Sư Tâm là trưởng ban bảo trợ Tráng đoàn Bạch Ðằng). Các hội viện hội Trung Việt Ái Hữu cũng đóng phần vào việc đưa tên tuổi ông vào các tổ chức gọi là yêu nước của cộng sản, hội trưởng Nguyễn Khắc Quyến là người hoạt động cho cộng sản bị Tổng Thống Ngô Ðình Diệm bắt khi chở gạo qua vĩ tuyến 18 tiếp tế khi VNCH cấm vận. Trong hội có những người Thanh Nghệ Tĩnh quốc gia như có Bác Sĩ Phạm Biểu Tâm, Bác Sĩ Phan Huy Quát, Bác Sĩ Phan Quang Ðán nhưng một số khác hoạt động cho cộng sản.

Bác sĩ Trần Xuân Ninh kể chuyện một lần “láo” với thầy Phạm Biểu Tâm khi Bác Sĩ Ninh xem thường khu “răng hàm mặt” làm tôi nhớ đến một lần cũng “ngổ ngáo” sau ngày 30 tháng 4, 1975. Giáo sư Ðào Ðức Hoành di tản, Bác Sĩ Trần Ngọc Quang giảng nghiệm viên đi Pháp, Bác Sĩ Nguyễn Quang Huấn và Bác Sĩ Nguyễn Chấn Hùng đi tù cải tạo. Giáo Sư Phạm Biểu Tâm đứng ra trông coi khu ung thư với chị Nguyễn Thị Thanh Thảo nội trú trên tôi một lớp điều hợp công việc. Một hôm trong phòng mổ tôi được sắp ca mổ tuyến giáp trạng với nội trú Nguyễn Tấn Lộc phụ mổ. Sau khi mổ xong tôi tự khoác lác khoe tài “chỉ có khu ung thư mới mổ tuyến giáp trạng đẹp như vầy,” nói xong tôi thấy Lộc và bà Phòng đánh thuốc mê im lặng không lên tiếng phụ họa, phòng mổ không một tiếng động, Lộc nhìn sau lưng tôi, quay lưng lại tôi mới biết thầy Tâm đứng sau lưng tôi không nói xem tôi mổ từ đầu! Ông im lặng không mắng tôi, không phê bình, quả thật là một người thầy đáng kính, mà có lẽ trong đời trên 30 năm dạy học ông cũng hiểu nội trú giải phẫu bệnh viện Bình Dân đa số ngông nghênh?

Năm 1989, Giáo Sư Phạm Biểu Tâm qua Mỹ, tôi không gặp lại thầy từ ngày thầy định cư đến ngày ông mất 10 năm sau. Hội Y Sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ năm ấy do Bác Sĩ Trương Ngọc Tích là chủ tịch đã đến thăm thầy với số tiền giúp thầy định cư nhưng thầy từ chối ngược lại thầy đã nhận số tiền nhỏ của tôi với bức thư trả lời của thầy gởi cho người học trò cũ. Ông đã vui vẻ viết về những chuyện xưa khi trong thơ tôi nhắc lại “những người cùng quê Thanh Nghệ Tĩnh đã xem thầy là đại ân nhân của họ” vì thầy đã chữa bệnh không lấy tiền ở bệnh viện St. Paul ngay cả những người phải giải phẫu. Thầy không làm phòng mạch tư nhưng làm việc thêm ở bệnh viện St. Paul. Thời buổi khó khăn trong những năm chiến tranh ông cũng giống như các bác sĩ khác phải kiếm sống để đắp thêm tiền lương công chức nhưng ông đã luôn giữ tư cách không để công tư lẫn lộn.

Năm 1995 tôi có dịp về thăm bệnh viện Bình Dân, ở phòng làm việc cũ của thầy nay là phòng làm việc của Bác Sĩ Văn Tần có treo hình thầy. Bác Sĩ Văn Tần treo hình ngay ngày thầy đi qua Hoa Kỳ đoàn tụ trong khoảng thời gian mà cả nước chỉ được treo hình Hồ Chí Minh. Tôi không phục Bác Sĩ Văn Tần vì ông không chính gốc Bình Dân, về Bình Dân từ quân đội để học hậu đại học phẫu khoa, nhưng hành động của ông đã thay đổi tình cảm của tôi dành cho ông. Thái độ quân tử thẳng thắn của thầy đã truyền qua người học trò nối tiếp con đường giải phẫu ngoại khoa tổng quát bệnh viện Bình Dân và trường Y khoa Sài Gòn .

Năm ngoái, sau bài viết về giáo sư Trần Ngọc Ninh, tôi nhận được điện thư của một người đàn em đồng nghiệp, thế hệ đàn em y khoa sau 1975 Bác Sĩ Hồng Minh đã viết: “may mắn em vẫn còn được học một số thầy ở Bình Dân và trường y khoa Sài Gòn . Ðược hưởng tình thâm thầy trò huynh đệ của gia đình y khoa mình thật là hạnh phúc, trong em tấm lòng và hình ảnh yêu thương người bệnh và học trò của các thầy cô đã giữ lại trong suốt thời gian còn lại tuy em chỉ được học với số ít thầy trong thời gian dài nhưng chỉ bao nhiêu đó cũng hình thành tính cách chung của gia đình y khoa Sài Gòn mà tận đến bây giờ em vẫn tự hào.” Tinh thần ấy của trường y khoa Sài Gòn đã có nhờ công của các giáo sư thành lập trường từ năm 1954 trong đó công của Giáo Sư Phạm Biểu Tâm rất lớn. Ðời người ngắn ngủi, trăm năm chỉ còn lại một tấm lòng và học trò y khoa qua bao thế hệ biển dâu vẫn không quên tấm lòng của người thầy giản dị khiêm nhượng Phạm Biểu Tâm.

( Song Phương chuyển )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Giáo Sư Phạm Biểu Tâm, người thầy y khoa gương mẫu

Như mùi bánh Madelaine thơm phức đã đánh thức Marcel Proust “đi tìm lại thời gian đã mất,” tập san với những trang giấy trắng mới còn thơm mùi mực đã đánh thức những kỷ niệm trong tôi về thời gian đi học trường Y,

Việt Nguyên

Tập San Y Sĩ của hội Y Sĩ Việt Nam tại Gia Nã Ðại đến với tôi qua hai đàn anh y khoa, bác sĩ Nghiêm Ðạo Ðại và Lê Quang Dũng, là tập san đặc biệt tưởng niệm Giáo Sư Phạm Biểu Tâm một người thầy đáng kính của nền Y Khoa Việt Nam. Tập san tổng hợp nhiều cây viết và tiếng nói qua các đàn em, bạn và đồng nghiệp của ông như các Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, Ðào Ðức Hoành, Ðào Hữu Anh, Vũ Quí Ðài, Nguyễn Khắc Minh, Bác Sĩ Trần Văn Tích, Bác Sĩ Nghiêm Thị Thuần cùng những học trò đã nổi danh trong ngành phẫu thuật như các Bác Sĩ Nghiêm Ðạo Ðại, Trần Xuân Ninh, Văn Kỳ Chương, Ðặng Phú Ân, Lê Quang Dũng, đã vẽ lại đầy đủ chân dung và cuộc đời của Giáo Sư Phạm Biểu Tâm.



Giáo Sư Phạm Biểu Tâm (ngoài cùng bên trái) đứng cảnh tổng thống Ngô Ðình Diệm trong ngày khánh thành trường Y Nha Khoa năm 1963.

Như mùi bánh Madelaine thơm phức đã đánh thức Marcel Proust “đi tìm lại thời gian đã mất,” tập san với những trang giấy trắng mới còn thơm mùi mực đã đánh thức những kỷ niệm trong tôi về thời gian đi học trường Y, những kỷ niệm với thầy cũ trường xưa đổ về như “để tưởng nhớ một mùi hương” ( Mai Thảo ) nhưng mùi thơm của tập sách đã gợi về hai mùi hương thời gian khác biệt, một mùi thơm của ngôi trường Y Nha Khoa mới, kiến trúc mới ở đường Hồng Bàng Chợ Lớn với mùi gạch mới, tường vôi mới, gỗ mới, khuôn viên mới, được xây lên năm 1962 do Kiến Trúc Sư Ngô Viết Thụ, được Giáo Sư Phạm Biểu Tâm khánh thành cùng với Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và một mùi “đặc biệt” của bệnh viện Bình Dân Sài Gòn nằm trên đường Phan Thanh Giản gần góc đường Cao Thắng quận ba, do nhiều mùi khác nhau từ những khu bệnh giải phẫu, chỉnh trực, ung thư, ngoài da, tai mũi họng, mắt, răng hàm mặt, tiết niệu, quang tuyến hòa lẫn, bệnh viện với Bác Sĩ Phạm Biểu Tâm làm giám đốc năm 1954 sau ngày di cư, hậu thân của bệnh viện Phủ Doãn Hà Nội.

Hình ảnh thầy Phạm Biểu Tâm luôn có mặt trong những bài viết của tôi về các thầy cũ, Giáo Sư Ðào Ðức Hoành, Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, cùng những kỷ niệm về Bệnh Viện Bình Dân mặc dầu tôi không phải là học trò của thầy như các bạn cùng lớp với tôi, Phan Thượng Hải, Nguyễn Nho Ðức, Nguyễn Quảng Ðức, Soma Ganesan, Trần Ðông Giang nội trú khu ngoại khoa tổng quát.

Trong đời tôi có những cơ duyên với những người thầy đáng kính. Tôi biết Giáo Sư Phạm Biểu Tâm và Giáo Sư Trần Quang Ðệ trước khi tôi vào học y khoa năm 1968. Hai người thầy, đại Giáo Sư phẫu thuật tổng quát của trường Y Khoa Sài Gòn, là hai khác biệt. Giáo Sư Phạm Biểu Tâm sinh tại Huế, từ trường tiểu học Huế lên học trung học ở Vinh khi cha ông làm quan Bố Chính tỉnh Thanh Hóa, sáng lập “lò” giải phẫu Bình Dân, còn Giáo Sư Trần Quang Ðệ người Nam, cựu viện trưởng viện đại học Sài Gòn, sáng lập “lò” giải phẫu Chợ Rẫy. Bình Dân đa số gốc Bắc, Chợ Rẫy đa số gốc Nam. Giáo Sư Tâm nhỏ người ăn nói nhỏ nhẹ, Giáo Sư Ðệ cao lớn ăn nói giọng oai vệ, khi tôi mới gặp, hai ông đều nói tiếng Tây, tôi chỉ nể mà không hiểu hai ông bác sĩ nói gì. Năm tôi năm tuổi, trước khi đi học, cha tôi đem tôi vào bệnh viện Chợ Rẫy để cắt ngón tay thừa bên cạnh ngón tay cái bàn tay phải, ngón tay vướng víu khi cầm viết. Bạn của cha tôi là ông y tá Huệ, phụ tá số một của Bác Sĩ Trần Quang Ðệ trong phòng mổ, (bác Huệ là ba của Nguyễn Hoàng Tuấn bạn học y khoa cùng lớp với tôi) đã đem tôi vào bệnh viện Chợ Rẫy. Hồi năm tuổi tôi không biết là cậu nhỏ được vinh dự giải phẫu bởi đại giáo sư giải phẫu sau khi nằm ở bệnh viện Chợ Rẫy hai ngày. Những năm học tiểu học, vào những ngày cuối tuần, tôi hay theo cha mẹ tôi đi dự hội Trung Việt Ái Hữu ở ngã ba Ông Tạ. Cha tôi trong ban quản trị, Giáo Sư Phạm Biểu Tâm trong thành phần cố vấn của hội. Tôi biết ông qua cặp mắt kính nể của cha tôi và các chú bác trong hội mặc dù ông kém cha tôi mười tuổi. Ông là một hãnh diện của hội, một cựu học sinh trường Vinh, cha làm quan ở Thanh Hóa, là một dân chính gốc Thanh Nghệ Tĩnh! Ông đã làm vẻ vang dân Trung vì đậu trường thuốc ở Hà Nội và đậu thạc sĩ y khoa ở Pháp năm 1948. Ở những năm 1950, bác sĩ y khoa hiếm và được quý trọng trong xã hội. Bác Sĩ Phạm Biểu Tâm , về sau khi tôi lớn lên mới hiểu hết, được các chú các bác bạn cha tôi trong hội quý trọng là vì nhân cách của ông ngoài nghề y khoa. Cứ mỗi năm, hội Trung Việt Ái Hữu tổ chức cây mùa Xuân và phát phần thưởng cho con em học giỏi. Năm lớp nhất, tôi được sắp hàng trong đám học sinh trường tiểu học Phan Ðình Phùng vào Dinh Ðộc Lập để nhận phần thưởng từ tay Tổng Thống Ngô Ðình Diệm (mặc dù thất vọng, năm ấy tổng thống bận phải để Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ thay mặt) sau đó ngày chúa nhật ở hội Trung Việt Ái Hữu, tôi được nhận phần thưởng từ tay Bác Sĩ Phạm Biểu Tâm. Giọng nói nhẹ nhàng từ con người nhỏ nhắn của Bác Sĩ Tâm ngày tôi mười một tuổi gây khiến tôi kính phục.

Bảy năm sau tôi vào y khoa. Năm 1968 Mậu Thân là một năm lịch sử. Vào trường y khoa sau cái Tết biến động, thế hệ chúng tôi được xem là thế hệ y khoa do Hoa Kỳ đào tạo. Giáo Sư Phạm Biểu Tâm, người thầy y khoa nhiều thế hệ, đối với chúng tôi cao vời vợi và khoảng cách giữa thầy và chúng tôi như cha và con. Năm 1968 đem đến nhiều thay đổi nhưng đối với người thầy của chúng tôi năm 1967 trước đó đã đánh dấu khúc quanh của cuộc đời người thầy tận tâm cho y học. Sau khi đậu Thạc Sĩ Y Khoa Pháp năm 1948, ông dạy Y Khoa Ðại Học Hà Nội từ 1949 đến 1954, đồng thời kiêm nhiệm giám đốc Bệnh Viện Yersin Hà Nội (nhà thương Phủ Doãn). Vào Nam sau di cư ông vẫn tiếp tục được cử làm Khoa Trưởng Ðại Học Y Dược và giám đốc Bệnh Viện Bình Dân. Nhưng năm 1967, chính phủ “cách mạng” của chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ làm một cuộc đảo chính, lật đổ Khoa Trưởng Phạm Biểu Tâm, lập hội đồng khoa mới, lý do là các thầy theo hệ thống Pháp không chịu chuyển ngữ dạy tiếng Việt. Thiếu tướng cảnh sát Nguyễn Ngọc Loan theo lệnh ông Nguyễn Cao Kỳ làm cuộc đảo chính đưa quân vào trường trái với tinh thần tự trị của viện đại học. Số phận của giáo sư y khoa Phạm Biểu Tâm may mắn hơn là số phận của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm.

Bốn mươi bảy năm sau nhìn lại thì cuộc “cách mạng” của ông Kỳ là cuộc cách mạng có tính cách “biểu diễn.” Tài liệu qua nhiều nhân vật trong tập san y sĩ kỳ này cho thấy các thầy thuộc thế hệ được đào tạo thời Pháp đang chuẩn bị một sự thay đổi từ từ như chấp nhận kỳ thi trắc nghiệm và giảng dậy bằng tiếng Việt. Cách mạng của ông Kỳ cũng như cách mạng cộng sản của Hồ Chí Minh là một cuộc “chiến tranh vô ích.” Những cuộc cách mạng đập phá ấy khác với tinh thần của Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ khi ông nói trước nhân viên bệnh viên Phủ Doãn sau khi cộng sản nắm chính quyền năm 1954: “Cách mạng có nghĩa là phải làm việc nhiều và tốt hơn nữa.”

Sinh viên y khoa lớp chúng tôi chỉ bắt đầu gặp Giáo Sư Pham Biểu Tâm vào năm thứ hai, sau năm dự bị và năm thứ nhất, khi được đi thực tập lâm sàng và được thầy giảng môn triệu chứng học trong giảng đường. Ông giản dị, từ tốn, giọng nhỏ nhẹ nhưng thâm thúy, người ông trông không có gì hấp dẫn khi mới tiếp xúc, người ốm, mặt gầy, tóc quăn (Bác Sĩ Nguyễn Chấn Hùng nói những người tóc quăn thông minh, đàn anh của tôi cũng tóc quăn!) dạy trong giảng đường chừng mực, cái vẽ thông thái của ông khác với vẽ thông thái của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh.

Ở bệnh viện Bình Dân, chúng tôi chỉ được gặp ông sau khi đi qua các giảng nghiệm viên khu giải phẫu tổng quát, Bác Sĩ Nguyễn Khắc Lân, Bác Sĩ Nguyễn Minh Tuyến, Tôi còn nhớ ông dạy lâm sàng, dặn dò phải “xem bệnh nhân như người nhà, nếu bệnh nhân lớn tuổi xem họ như cha mẹ.” Ông đã dạy chúng tôi cách khám bệnh “nghe, sờ, gõ,” xin phép bệnh nhân được cởi áo trước khi khám bệnh. “Phút đầu gặp gỡ ấy” với bệnh nhân phòng 8 bệnh viện Bình Dân bên cạnh người thầy là những giây phút không quên trong đời. Cách khám bệnh nhân ấy rất nhân bản. Ông kính trọng bệnh nhân, thực hành những lời ông đã dặn học trò, và ông đã săn sóc bệnh nhân với tấm lòng nhân ái, có lẽ vì bản thân ông cũng đã là một bài học cho chính ông. Năm 2000, Giáo Sư Nguyễn Khắc Minh có ghé nhà tôi ở Galveston, ông đã được mẹ vợ tôi, “chị Vân Anh” y tá trưởng phòng dụng cụ lâu đời ở bệnh viện Phủ Doãn và Bình Dân, kể lại câu chuyện thầy Phạm Biểu Tâm đau ruột dư để lâu ngày mới mổ, khi đánh thuốc mê áp huyết bị xuống thấp và gần ngưng thở phải được cấp cứu bằng phương pháp Sylvester. Năm ngoái, sau bài viết về Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, tôi qua California được thầy Ninh và sau đó cũng được Bác Sĩ Nghiêm Ðạo Ðại kể lại thầy Tâm đã khóc sau khi con thầy mất vì bệnh lao màng óc, một căn bệnh ngặt nghèo không chữa được bằng thuốc Steptomycin chích bởi tay Giáo Sư Ninh.

Năm thứ nhất y khoa, tôi vào bệnh viện Bình Dân đi theo các anh nội trú Nguyễn Chấn Hùng, Nguyễn Lương Truyền, Ðặng Phú Ân, Nguyễn Văn Quang để học mổ và phụ mổ, sống và thức khuya để học như những con chuột cống trực gác trong nhà thương buổi tối. Tôi đã chứng kiến những cái nhìn kính trọng của các anh nội trú với thầy, chưa được thấy thầy mổ nhưng bà mẹ vợ tương lai cũng đã khuyên tôi “nếu muốn theo ngành giải phẫu con nên theo thầy Tâm, ông mổ cẩn thận.” Cách mổ của các học trò ruột của thầy vào lúc ấy như Bác Sĩ Nghiêm Ðạo Ðại (sau 1975 là Giáo Sư giải phẫu đại học Pittsburgh) Bác Sĩ Lê Quang Dũng, Bác Sĩ Nguyễn Khắc Lân, Bác Sĩ Nguyễn Minh Tuyến, Bác Sĩ Văn Kỳ Chương cho thấy đức tính cẩn thận của thầy đã truyền cho học trò. Ông luôn luôn nhắc nhở các nội trú bệnh viện Bình Dân không nên ham mổ. Năm 1975, tôi đã tận mắt nhìn thấy kinh nghiêm giảng dạy của thầy. Một đêm tháng sáu năm 1975 tôi đưa cha tôi vào bệnh viện Bình Dân sau khi ông lên cơn đau bụng. Khoảng thời gian này là những năm tháng cuối của cha tôi. Ông bị nhiều chứng bệnh nặng. Bác Sĩ Phan Văn Tường hôm ấy trực đã khám cho cha tôi, định bệnh viêm ruột dư định đưa lên bàn mổ nhưng vẫn phải đợi thầy Tâm vào xem lại. Mười giờ đêm thầy Tâm vào thăm bệnh cho cha tôi, sau khi khám lại kỹ lưỡng ông nói với tôi: “Anh nên hội chẩn với Hồ Hội, tôi nghĩ ông cụ đau bụng vì bệnh nội thương.” Bác Sĩ Hồ Hội (trên tôi một năm) đã chuyển cha tôi về bệnh viện Chợ Quán để chữa bệnh gan. Hình ảnh và giọng nói của thầy Phạm Biểu Tâm đứng cạnh cha tôi trên giường bệnh đúng 39 năm sau vẫn không phai mờ trong ký ức tôi.

Năm thứ năm y khoa, tôi đậu kỳ thi nội trú các bệnh viện, về làm nội trú khu ung thư với Giáo Sư Ðào Ðức Hoành (đáng lẽ tôi phải chọn làm nội trú khu giải phẫu tổng quát trước khi làm nội trú khu ung thư mới đúng con đường giải phẫu). Vì vậy cái duyên giữa tôi với thầy cũng chỉ là cái duyên “Kính nhi viễn chi” cho đến ngày ba mươi tháng 4 năm 1975, cái ngày đổi đời của cả đất nước thì tôi mới có duyên gần gũi với thầy.

Ngày 1 tháng 5, trước khi ủy ban quân quản tiếp thu bệnh viện Bình Dân, Giáo Sư Phạm Biểu Tâm tập hợp nội trú vá các bác sĩ điều trị, ông thay Giáo Sư Ðào Ðức Hoành giám đốc bệnh viện đã di tản, bằng giọng nói nhỏ nhẹ ông kết luận bài nói chuyện ngắn bằng câu cay đắng: “ Nay cách mạng thành công, trong đây có anh đã đạt được mục đích, nếu thấy tôi có lỗi cứ lên đây tát tai tôi.” Tôi không hiểu ông muốn ám chỉ ai lúc đó, trong số bác sĩ và nhân viên bệnh viện không ai là cán bộ nằm vùng, về sau chỉ một số theo ngọn gió 30 tháng 4 đổi chiều quay lại đạp những giá trị cũ để tiến lên, hay là vì ông đã có nhiều kinh nghiệm trong đời ngay cả trước khi Việt cộng vào Sài Gòn. Năm 1967 ông bị đảo chính vì bị xem là thành phần thủ cựu thân Pháp nhưng cộng sản vào ông có thể bị kết tội thân Mỹ vì ông đã mời Giáo Sư Henry Bahnson đại học Pittsburg cộng tác chương trình hậu đại học phẫu khoa ở Bệnh Viện Bình Dân từ năm 1972. Ông đã phải đối đầu với sinh viên, những sinh viên quá khích, như năm 1972 sinh viên chống chương trình nội trú, đòi bỏ chế độ nội trú như Pháp để có một chương trình nội trú cho tất cả sinh viên như ở Hoa Kỳ. Sinh viên Bùi Trọng Hậu (em ruột Bác Sĩ Bùi Mộng Hùng học trò giải phẫu của ông) đã bước lên sân khấu cầm micro chỉ mặt ông đang ngồi hàng đầu la mắng ông là người không biết cải thiện. Năm đó sinh viên chống thi nội trú một phần cũng vì chống giáo sư Khoa Trưởng Ðặng Văn Chiếu. Ông đã điềm đạm cầm micro đáp lại anh Hậu “sở dĩ chưa có chương trình nội trú cho mọi người vì ngân khoản bộ y tế hạn hẹp chưa có thể thực hiện được.” Một lần khác, vào đêm thứ năm ở Bệnh Viện Bình Dân, đêm học hỏi với những trường hợp bệnh lý, bàn thảo giữa các sinh viên, giáo sư và giảng nghiệm viên. Ðêm hôm đó một lần nữa, ông lại bị nội trú nội khoa Nguyễn Xuân Ngãi, một sinh viên xuất sắc chuyên về ngành nội khoa cầm micro dạy cho giáo sư giải phẫu nổi tiếng Phạm Biểu Tâm một bài học: “Thầy là người cổ lỗ sĩ, không học cái mới, thủng ruột vì sốt thương hàn bây giờ Mỹ không mổ chỉ cho trụ sinh và đặt ống hút.” Ông trả lời nhã nhặn “chúng tôi đã già nếu có gì mới các anh xin chỉ bảo.” Ðêm hôm ấy bạn tôi Soma Ganesan nổi nóng nói với tôi “mày chặn cửa sau, tao chặn cửa hông cho thằng Ngãi một bài học” chuyện đánh nhau không xảy ra nhưng tôi cố đọc sách và qua Mỹ củng cố hỏi các bác sĩ giải phẫu mà không tìm ra câu trả lời chữa nội khoa cho bệnh thủng ruột do biến chứng bệnh sốt thương hàn.

Tư cách của ông được học trò kính nể, ông là người có tinh thần dân chủ. Một sáng ông đến bệnh viện, văn phòng ông nằm bên tay phải, phòng cấp cứu với phòng may vá khẩn cấp nằm bên tay trái, trước khi đến văn phòng ông đến xem sinh viên làm việc như thế nào. Một sinh viên năm thứ hai thấy ông mặc áo trắng thắt cà vạt đã đuổi ông ra vì ông không mang mặt nạ và không đội mũ theo đúng luật của phòng tiểu giải phẫu. Ông về văn phòng, sau đó trở lại với khẩu trang và mũ. Cậu sinh viên biết đại giáo sư đã lo sợ nhưng ông không la lối mắng mỏ, tôn trọng luật và tinh thần dân chủ của ông ít có giáo sư nào so sánh được. Ông có tiếng thẳng thắn trong thập niên 1960 khi ông không nhận cô Ngô Ðình Lệ Thủy con ông cố vấn Ngô Ðình Nhu vào trường y khoa vì không đủ điểm cũng như em ruột của ông học đến năm thứ tư vẫn bị đánh rớt, là khoa trưởng ông không can thiệp, em ông phải đi trợ y.

Ông là người đã “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi.” Qua lời của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, năm 1946, quân Pháp đột nhập bệnh viện Phủ Doãn cầm đầu là một viên Trung Úy cố tìm thủ phạm đã phá hủy thân thể một phụ nữ Pháp bằng thủ thuật, thủ phạm như vậy phải là một bác sĩ giải phẫu. Giáo Sư Phạm Biểu Tâm đã trả lời vững vàng điềm tĩnh đối thoại với viên trung úy như một người Pháp chính cống. Triết lý sống cũng đã giúp ông qua thời kỳ Bác Sĩ Meynard (được ủy ban quân quản Pháp cử đến làm giám đốc bệnh viện Phủ Doãn) cho đến khi Giáo Sư Huard người thầy của ông đến.

Sau 30 tháng 4, con người của Giáo Sư Phạm Biểu Tâm không đổi. Riêng cá nhân tôi, tôi kính trọng hai vị thầy khả kính đã đứng thẳng người sau cơn bão mặc dù hai người với hai cá tính. Giáo Sư Phạm Biểu Tâm thận trọng, biết nhiều chính trị nhưng không hoạt động chính trị, con người thâm trầm cân nhắc lời nói. Giáo Sư Trần Ngọc Ninh phê bình thẳng thừng đôi khi châm chọc. Cả hai ông đều đúng là trí thức, sống với chính mình. Sau ba mươi tháng 4, bệnh viện Bình Dân giống như các bệnh viện khác, là sân khấu của những vở kịch khôi hài cười ra nước mắt. Mỗi sáng các giáo sư thạc sĩ ngồi trong buổi giao ban được y sĩ Năm Lực giảng dạy cách mổ. Giám đốc Mười Nhâm tư cách hơn, chỉ lo thủ tục hành chính. Các giáo sư được gọi là anh, mọi người được bình đẳng trên phương diện lao động, các thầy cũng giống như mọi ngươi, đi xe đạp và lãnh nhu yếu phẩm, mỗi sáng bác sĩ chùi nhà chùi cầu tiêu dưới cặp mắt ái ngại của ông “chủ mới của chế độ” anh Ðược y công của bệnh viện. Thầy Tâm đi chùi nhà, đổ rác mặc dù học trò nói thầy đừng làm, té bầm tay thầy than với chúng tôi “có hai lần đổi đời 54 và 75, hồi 54 tôi còn trẻ bây giờ tôi già rồi!”

Tình trạng thay đổi khi Giáo Sư Tôn Thất Tùng vào Nam. Các ông Năm Lực, Mười Nhâm được chỉ thị gọi các giáo sư bằng thầy. Lãnh đạo miền Bắc thay đổi cũng nhờ việc tham quan của giáo sư giải phẫu Tôn Thất Tùng đàn anh của Giáo Sư Phạm Biểu Tâm và Trần Ngọc Ninh. Giống như các ngành khác, Giáo Sư Tôn Thất Tùng được thần tượng hóa, thần thoại hóa qua phẫu thuật cắt gan như là đại giáo sư quốc tế sắp đoạt giải Nobel về y học. Ngày Giáo Sư Tùng đi thăm bệnh viện giáo sư Tâm đã mời ông mổ cho nội trú học, Giáo Sư Tùng đã trả lời ông không mổ vì đã xem “nội trú trong Nam mổ giỏi hơn ngoài Bắc.” Giáo Sư Tùng là người có tư cách khi trả lời Giáo Sư Tâm như vậy. Giáo Sư T.N. Ninh đã viết Giáo Sư Tôn Thất Tùng như là bác sĩ riêng của ông Hồ Chí Minh và huyền thoại ngoài Bắc vẫn nói Bác Sĩ T T Tùng ngồi cạnh ông Hồ Chí Minh khi ông Hồ mất nhưng năm 1994 qua Houston học, giáo sư nội khoa Ðặng Văn Chung nói cho tôi biết ông chính là người săn sóc và ngồi cạnh ông Hồ Chí Minh khi ông này mất.)

Năm 1976, học trò cũ của ông là Bác Sĩ Bùi Mộng Hùng từ Pháp cùng với vợ về VN đến thăm bệnh viện Bình Dân. Bác Sĩ Bùi Mộng Hùng là chủ tịch hội y sĩ Việt Kiều Yêu Nước tại Pháp, vào lúc tranh tối tranh sáng không ai lúc ấy biết ông Hùng qua Pháp chỉ làm giải phẫu thực nghiệm không hành nghề giải phẫu. Trong cảnh “hàng thần lơ láo” Giáo Sư Tâm đã đón tiếp ông học trò rất nhã nhặn bằng giọng rất “thâm” của anh đồ Nghệ để hỏi thăm học trò về tình hình chính trị bên ngoài và trong nước.

Bác Sĩ Trần Xuân Ninh đã có mặt trong buổi họp Hội Trí Thức Yêu Nước với sự có mặt của Tướng Võ Nguyên Giáp. Những trí thức ba mươi tháng tư đã có bộ mặt sợ hãi nịnh bợ nhưng “uy vũ bất năng khuất,” Giáo Sư Phạm Biểu Tâm phát biểu đàng hoàng chừng mực, vắn tắt, nhẹ nhàng không ca tụng chế độ hay nịnh bợ. Ông có tài nói chuyện thâm trầm đâm vào tim óc người nghe nhưng ông không dùng chữ hai nghĩa đôi lời nhiều ẩn dụ như những người đã sống lâu trong chế độ cộng sản.

Giáo Sư Trần Ngọc Ninh viết, sở dĩ Giáo Sư Phạm Biểu Tâm hành xử thẳng thắn (như lần ông qua bệnh viện Cộng Hòa cũ với Bác Sĩ Ðặng Phú Ân mai mỉa chế độ ưu đãi cho cán bộ cao cấp trong khi ở bệnh viện Bình Dân hai bệnh nhân nằm chung giường) là vì có “tâm của y sĩ phẫu khoa.” Tôi nhỏ hơn các thầy, nhìn lên, tôi thấy thầy là kết quả của hai nền giáo dục kim cổ, con người còn giữ tinh thần “kẻ sĩ” của tổ phụ, tinh thần nho giáo từ đời ông Tổ là Tổng Binh Phạm Tấn không thay đổi, dù ông theo Tây học, con người ấy thẳng thắn hơn nhờ tinh thầy Hướng Ðạo. Ông là cựu tráng sinh đoàn Lam Sơn Hà Nội với tráng trưởng Hoàng Ðạo Thúy.

Trưởng Mai Liệu nay 96 tuổi, lớn tuổi không về dự trại Thẳng Tiến 10 toàn thế giới ở Houston năm nay, thường hay kể cho chúng tôi nghe về Bác Sĩ Phạm Biểu Tâm.

Tên ông có trong danh sách cố vấn hội Hướng Ðạo Việt Nam trước 1975. Trại toàn quốc lần chót ở Suối Tiên năm 1972 cũng có tên ông trong ban cố vấn. Các Bác Sĩ trưởng Hướng Ðạo như Bác Sĩ Trần Tiễn Huyến tổng ủy viên Hướng Ðạo, Bác sĩ Trần Bình Chi đạo trưởng hải đoàn Bạch Ðằng cũng thường nhắc đến trưởng Phạm Biểu Tâm trong những lần họp trại mặc dù tôi chưa được thấy ông mặc đồng phục Hướng Ðạo lại trong những năm 1970. Bác Sĩ Nguyễn Văn Thơ chủ tịch hội Hướng Ðạo cũng như trưởng Nghiêm Văn Thạch (ở Pháp) nhắc đến ông 12 năm trước ngày trại Thẳng Tiến 7 tổ chức ở Houston. Tôi cố tìm tên rừng của ông nhưng không ai nhớ. Tráng sinh lên đường là người trưởng thành, buổi tối mang ba lô vào rừng đi cắm trại một mình, tay cầm cây gậy từ cành cây chĩa đôi, hai con đường đi một chính một tà, người tráng sinh tự chọn và tráng sinh Phạm Biểu Tâm đã chọn đúng con đường Baden Powell ông tổ phong trào Hướng Ðạo vạch ra. Người Hướng Ðạo không làm chính trị, yêu nước với 3 lời hứa và giữ 10 điều luật. Người Hướng Ðạo có con đường tâm linh, không vô thần nên cho đến nay Hướng Ðạo quốc doanh của CSVN không được phong trào thế giới công nhận. Ngày trưởng Hướng Ðạo Thúy, tác giả cuốn “Ðội của tôi” cẩm nang cầm đội của các đội trưởng, theo ông Hồ Chí Minh làm giám đốc trường sĩ quan “Tông” triệu tập Ðại Hội Hướng Ðạo Việt Nam tại Hà Nội để thành lập “Hướng đạo cứu quốc” thuộc mặt trận Việt Minh, trưởng Võ Thành Minh (người thổi sáo bên bờ hồ Genève Thụy Sĩ ngày Hiệp Ðịnh Genève chia cắt đất nước) đã phản đối cùng với tráng sinh Phạm Biểu Tâm (Bạch Mã tráng khóa 5 tại Huế). Tráng sinh Tâm đã tuyên bố: “Không phải gia nhập cứu quốc mới là yêu nước. Hướng đạo là người yêu nước từ lúc tuyên hứa.”

Năm 1975, một lần nữa “yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa,” các cán bộ cộng sản biết tiếng tăm của Giáo Sư Phạm Biểu Tâm đã đưa ông vào đại biểu thành phố, hội trí thức yêu nước khiến mọi người hiểu lầm con người Thanh Nghệ Tĩnh ấy là người cộng sản. Sự thật là tên tuổi ông được dùng vì người học trò cũ, Bác Sĩ Vân, cũng như Trưởng Khuê đạo trưởng Ðạo Cửu Long (Giáo Sư Tâm là trưởng ban bảo trợ Tráng đoàn Bạch Ðằng). Các hội viện hội Trung Việt Ái Hữu cũng đóng phần vào việc đưa tên tuổi ông vào các tổ chức gọi là yêu nước của cộng sản, hội trưởng Nguyễn Khắc Quyến là người hoạt động cho cộng sản bị Tổng Thống Ngô Ðình Diệm bắt khi chở gạo qua vĩ tuyến 18 tiếp tế khi VNCH cấm vận. Trong hội có những người Thanh Nghệ Tĩnh quốc gia như có Bác Sĩ Phạm Biểu Tâm, Bác Sĩ Phan Huy Quát, Bác Sĩ Phan Quang Ðán nhưng một số khác hoạt động cho cộng sản.

Bác sĩ Trần Xuân Ninh kể chuyện một lần “láo” với thầy Phạm Biểu Tâm khi Bác Sĩ Ninh xem thường khu “răng hàm mặt” làm tôi nhớ đến một lần cũng “ngổ ngáo” sau ngày 30 tháng 4, 1975. Giáo sư Ðào Ðức Hoành di tản, Bác Sĩ Trần Ngọc Quang giảng nghiệm viên đi Pháp, Bác Sĩ Nguyễn Quang Huấn và Bác Sĩ Nguyễn Chấn Hùng đi tù cải tạo. Giáo Sư Phạm Biểu Tâm đứng ra trông coi khu ung thư với chị Nguyễn Thị Thanh Thảo nội trú trên tôi một lớp điều hợp công việc. Một hôm trong phòng mổ tôi được sắp ca mổ tuyến giáp trạng với nội trú Nguyễn Tấn Lộc phụ mổ. Sau khi mổ xong tôi tự khoác lác khoe tài “chỉ có khu ung thư mới mổ tuyến giáp trạng đẹp như vầy,” nói xong tôi thấy Lộc và bà Phòng đánh thuốc mê im lặng không lên tiếng phụ họa, phòng mổ không một tiếng động, Lộc nhìn sau lưng tôi, quay lưng lại tôi mới biết thầy Tâm đứng sau lưng tôi không nói xem tôi mổ từ đầu! Ông im lặng không mắng tôi, không phê bình, quả thật là một người thầy đáng kính, mà có lẽ trong đời trên 30 năm dạy học ông cũng hiểu nội trú giải phẫu bệnh viện Bình Dân đa số ngông nghênh?

Năm 1989, Giáo Sư Phạm Biểu Tâm qua Mỹ, tôi không gặp lại thầy từ ngày thầy định cư đến ngày ông mất 10 năm sau. Hội Y Sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ năm ấy do Bác Sĩ Trương Ngọc Tích là chủ tịch đã đến thăm thầy với số tiền giúp thầy định cư nhưng thầy từ chối ngược lại thầy đã nhận số tiền nhỏ của tôi với bức thư trả lời của thầy gởi cho người học trò cũ. Ông đã vui vẻ viết về những chuyện xưa khi trong thơ tôi nhắc lại “những người cùng quê Thanh Nghệ Tĩnh đã xem thầy là đại ân nhân của họ” vì thầy đã chữa bệnh không lấy tiền ở bệnh viện St. Paul ngay cả những người phải giải phẫu. Thầy không làm phòng mạch tư nhưng làm việc thêm ở bệnh viện St. Paul. Thời buổi khó khăn trong những năm chiến tranh ông cũng giống như các bác sĩ khác phải kiếm sống để đắp thêm tiền lương công chức nhưng ông đã luôn giữ tư cách không để công tư lẫn lộn.

Năm 1995 tôi có dịp về thăm bệnh viện Bình Dân, ở phòng làm việc cũ của thầy nay là phòng làm việc của Bác Sĩ Văn Tần có treo hình thầy. Bác Sĩ Văn Tần treo hình ngay ngày thầy đi qua Hoa Kỳ đoàn tụ trong khoảng thời gian mà cả nước chỉ được treo hình Hồ Chí Minh. Tôi không phục Bác Sĩ Văn Tần vì ông không chính gốc Bình Dân, về Bình Dân từ quân đội để học hậu đại học phẫu khoa, nhưng hành động của ông đã thay đổi tình cảm của tôi dành cho ông. Thái độ quân tử thẳng thắn của thầy đã truyền qua người học trò nối tiếp con đường giải phẫu ngoại khoa tổng quát bệnh viện Bình Dân và trường Y khoa Sài Gòn .

Năm ngoái, sau bài viết về giáo sư Trần Ngọc Ninh, tôi nhận được điện thư của một người đàn em đồng nghiệp, thế hệ đàn em y khoa sau 1975 Bác Sĩ Hồng Minh đã viết: “may mắn em vẫn còn được học một số thầy ở Bình Dân và trường y khoa Sài Gòn . Ðược hưởng tình thâm thầy trò huynh đệ của gia đình y khoa mình thật là hạnh phúc, trong em tấm lòng và hình ảnh yêu thương người bệnh và học trò của các thầy cô đã giữ lại trong suốt thời gian còn lại tuy em chỉ được học với số ít thầy trong thời gian dài nhưng chỉ bao nhiêu đó cũng hình thành tính cách chung của gia đình y khoa Sài Gòn mà tận đến bây giờ em vẫn tự hào.” Tinh thần ấy của trường y khoa Sài Gòn đã có nhờ công của các giáo sư thành lập trường từ năm 1954 trong đó công của Giáo Sư Phạm Biểu Tâm rất lớn. Ðời người ngắn ngủi, trăm năm chỉ còn lại một tấm lòng và học trò y khoa qua bao thế hệ biển dâu vẫn không quên tấm lòng của người thầy giản dị khiêm nhượng Phạm Biểu Tâm.

( Song Phương chuyển )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm