Cà Kê Dê Ngỗng
Giết 10.000 con chó trong lễ hội Trung Quốc
Thịt chó là món ăn truyền thống của người dân Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc trong ngày Hạ chí nhưng việc thảm sát hàng loạt loài động vật này đang bị các nhóm bảo vệ động vật lên án là sự kiện vô nhân đạo.
Ngọc Lâm là một thành phố nhỏ ở miền Nam Trung Quốc. Đã thành thông lệ, người dân ở thành phố này thường tổ chức lễ hội thịt chó
Số lượng lớn chó bị giết thịt để chuẩn bị cho ngày Hạ chí ở Ngọc Lâm. |
Vào ngày Hạ chí hàng năm (năm nay là thứ 6 ngày 21/6 dương lịch), có tới 10.000 con chó ở Ngọc Lâm bị giết thịt, chế biến thành các món ăn để người dân thưởng thức cùng rượu mạnh. Tuy nhiên, chưa năm nào bữa tiệc truyền thống của người dân thành phố lại “khó nuốt” như năm nay, khi hàng loạt tổ chức bảo vệ động vật lên tiếng bảo vệ loài chó.
Đa phần những con chó này sẽ bị giật điện tới chết, bị thiêu
Tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng dẫn lời một nhà hoạt động về động vật kể lại: “Họ sử dụng dao để giết những con chó còn sống. Sau đó, người ta làm đủ mọi cách để biến con vật đáng thương trở thành món đồ ăn”.
Thịt chó là món khoái khẩu ở các nước Á Đông. |
Đối với văn hóa Á Đông, thịt chó hoàn toàn không phải là loại thực phẩm xa lạ. Theo đông y, thịt chó được xem là thức ăn bổ dưỡng mùa đông, với tính nóng, nhiều đạm. Thậm chí, các lang y còn sử dụng thịt chó để điều trị các bệnh sinh lý như liệt dương hay bệnh lưu thông khí huyết kém.
Tuy nhiên, đối với phương Tây hay các nền văn hóa khác, ăn thịt chó được coi là hành động dã man và đáng lên án. Đối với họ, chó là loài động vật thân thiết nhất với con người. Ở hầu hết các nước phương Tây, chó được coi là người bạn thân thiết nhất của con người. Ở một số nước, bạo hành hay giết thịt chó bị coi là tội ác, có thể bị phạt tù.
Chính vì lẽ đó, nhiều nhà hoạt động bảo vệ động vật đã nỗ lực ngăn chặn việc thảm sát chó ở Ngọc Lâm trong ngày Hạ chí. Việc gửi thư ngỏ, tuyên truyền hay thậm chí là tuần hành trên đường phố nhằm ngăn chặn nạn thảm sát chó đã được đưa ra nhằm bảo vệ loài động vật này. Thậm chí, một số người còn cầu cứu Chính phủ Anh và Mỹ nhằm tác động tới chính phủ Trung Quốc nhằm hạn chế số lượng chó bị giết thịt ở Ngọc Lâm và trên cả nước.
Người tình nguyện giải cứu những con chó bị vận chuyển trái phép. |
Trong một bản kiến nghị được đăng tải trên trang web của Nhà Trắng, Mỹ, những nhà hoạt động bảo vệ động vật cầu cứu: “Xin hãy giúp chúng tôi ngăn chặn lễ hội thịt chó Ngọc Lâm ở Quảng Tây, Trung Quốc. Đó là sự kiện đẫm máu và vô cảm”. Tuy nhiên, kiến nghị
Tuy là nét văn hóa nhưng thực tế, thịt chó ở Ngọc Lâm chưa hẳn đã an toàn. Do nhu cầu thịt chó tăng đột biến trong ngày Hạ chí nên số lượng không nhỏ loài động vật này được đưa tới từ những khu vực khác. Phần lớn trong số đó là những con chó không rõ nguồn gốc, bị thất lạc hoặc bị bắt trộm. Giá thành thấp khiến chúng dễ dàng được tiêu thụ trong các nhà hàng hoặc cho người dân, với nguy cơ truyền nhiễm bệnh dại và mất an toàn thực phẩm.
Hồng Duy
Theo Infonet
http://news.zing.vn/kham-pha/giet-10000-con-cho-trong-le-hoi-trung-quoc/a328864.html#home_noibat2
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Giết 10.000 con chó trong lễ hội Trung Quốc
Thịt chó là món ăn truyền thống của người dân Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc trong ngày Hạ chí nhưng việc thảm sát hàng loạt loài động vật này đang bị các nhóm bảo vệ động vật lên án là sự kiện vô nhân đạo.
Ngọc Lâm là một thành phố nhỏ ở miền Nam Trung Quốc. Đã thành thông lệ, người dân ở thành phố này thường tổ chức lễ hội thịt chó
Số lượng lớn chó bị giết thịt để chuẩn bị cho ngày Hạ chí ở Ngọc Lâm. |
Vào ngày Hạ chí hàng năm (năm nay là thứ 6 ngày 21/6 dương lịch), có tới 10.000 con chó ở Ngọc Lâm bị giết thịt, chế biến thành các món ăn để người dân thưởng thức cùng rượu mạnh. Tuy nhiên, chưa năm nào bữa tiệc truyền thống của người dân thành phố lại “khó nuốt” như năm nay, khi hàng loạt tổ chức bảo vệ động vật lên tiếng bảo vệ loài chó.
Đa phần những con chó này sẽ bị giật điện tới chết, bị thiêu
Tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng dẫn lời một nhà hoạt động về động vật kể lại: “Họ sử dụng dao để giết những con chó còn sống. Sau đó, người ta làm đủ mọi cách để biến con vật đáng thương trở thành món đồ ăn”.
Thịt chó là món khoái khẩu ở các nước Á Đông. |
Đối với văn hóa Á Đông, thịt chó hoàn toàn không phải là loại thực phẩm xa lạ. Theo đông y, thịt chó được xem là thức ăn bổ dưỡng mùa đông, với tính nóng, nhiều đạm. Thậm chí, các lang y còn sử dụng thịt chó để điều trị các bệnh sinh lý như liệt dương hay bệnh lưu thông khí huyết kém.
Tuy nhiên, đối với phương Tây hay các nền văn hóa khác, ăn thịt chó được coi là hành động dã man và đáng lên án. Đối với họ, chó là loài động vật thân thiết nhất với con người. Ở hầu hết các nước phương Tây, chó được coi là người bạn thân thiết nhất của con người. Ở một số nước, bạo hành hay giết thịt chó bị coi là tội ác, có thể bị phạt tù.
Chính vì lẽ đó, nhiều nhà hoạt động bảo vệ động vật đã nỗ lực ngăn chặn việc thảm sát chó ở Ngọc Lâm trong ngày Hạ chí. Việc gửi thư ngỏ, tuyên truyền hay thậm chí là tuần hành trên đường phố nhằm ngăn chặn nạn thảm sát chó đã được đưa ra nhằm bảo vệ loài động vật này. Thậm chí, một số người còn cầu cứu Chính phủ Anh và Mỹ nhằm tác động tới chính phủ Trung Quốc nhằm hạn chế số lượng chó bị giết thịt ở Ngọc Lâm và trên cả nước.
Người tình nguyện giải cứu những con chó bị vận chuyển trái phép. |
Trong một bản kiến nghị được đăng tải trên trang web của Nhà Trắng, Mỹ, những nhà hoạt động bảo vệ động vật cầu cứu: “Xin hãy giúp chúng tôi ngăn chặn lễ hội thịt chó Ngọc Lâm ở Quảng Tây, Trung Quốc. Đó là sự kiện đẫm máu và vô cảm”. Tuy nhiên, kiến nghị
Tuy là nét văn hóa nhưng thực tế, thịt chó ở Ngọc Lâm chưa hẳn đã an toàn. Do nhu cầu thịt chó tăng đột biến trong ngày Hạ chí nên số lượng không nhỏ loài động vật này được đưa tới từ những khu vực khác. Phần lớn trong số đó là những con chó không rõ nguồn gốc, bị thất lạc hoặc bị bắt trộm. Giá thành thấp khiến chúng dễ dàng được tiêu thụ trong các nhà hàng hoặc cho người dân, với nguy cơ truyền nhiễm bệnh dại và mất an toàn thực phẩm.
Hồng Duy
Theo Infonet
http://news.zing.vn/kham-pha/giet-10000-con-cho-trong-le-hoi-trung-quoc/a328864.html#home_noibat2