Tham Khảo
Giết người theo nhu cầu ở Trung Quốc
Ngày 29/5 vừa qua, Đài truyền hình PBS của Mỹ đã phát sóng một tiết mục đặc biệt về vấn đề cấy ghép nội tạng. Câu hỏi được đưa ra là có hay không việc Trung Quốc đã ngừng lấy nội tạng từ các tử tù. Bản tin đã cung cấp những chứng cứ y học, những bằng chứng liên quan của các bác sĩ và nhà hoạt động nhân quyền cho thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục lấy nội tạng từ các tội phạm bị tử hình, tù nhân lương tâm và những người tập Pháp Luân Công.
Thời gian chờ đợi cấy ghép nội tạng tại Trung Quốc ngắn đến nỗi làm người ta kinh hãi. Thông thường, bệnh nhân cần chờ đợi ít nhất cũng vài tháng, hoặc vài năm thì mới có nội tạng cho tặng để cấy ghép. Tại Canada, ghép phổi phải đợi khoảng 6 tháng, ghép tim phải đợi khoảng 1 năm, thận khoảng 2 năm. Chính vì thời gian chờ đợi quá lâu nên tại Mỹ, bình quân mỗi ngày có khoảng 22 người qua đời trong khi chờ đợi để ghép tạng.
Tuy nhiên, theo tiết lộ của một bệnh nhân giấu tên tại Canada, do tuổi tác của ông và ông thuộc nhóm máu hiếm, nếu ở Canada để đợi thì ông sẽ chết trước khi có được thận cấy ghép. Và năm 2006, bệnh nhân này đến Bắc Kinh, chỉ trong vòng 1 tuần, ông đã có được một quả thận mới, chi phí cho ca phẫu thuật này vào khoảng 10.000 đô la Mỹ.
Hội trưởng Hiệp hội ghép tạng Isarel, bác sỹ khoa tim Jacob Lavee cho biết, năm 2005, một bệnh nhân của ông cảm thấy chán nản vì đợi ghép tim ở Isarel nên đã đến Trung Quốc. Trước 2 tuần, bệnh nhân này đã biết được chi tiết lịch phẫu thuật. Bác sỹ Jacob Lavee cho biết, ghép thận có thể lấy nguồn thận từ cơ thể sống, nhưng ghép tim lại không như thế được. Tức là, nếu cam kết với bệnh nhân rằng sẽ thực hiện ghép tim trong thời gian cụ thể nào đó, đồng nghĩa với việc người cam kết đó đã biết trước người cung cấp tạng sẽ chết vào lúc nào.
Bản tin cũng chỉ ra, mười mấy năm trước Trung Quốc đã bắt đầu lấy nội tạng từ những tù nhân bị thi hành án. Việc này đã bị những nhà hoạt động nhân quyền và các nhà đạo đức y học chỉ trích.
Việc lấy nội tạng từ các tử tù và tù nhân lương tâm vẫn chưa dừng lại
Luật sư David Matas nói: “Đương nhiên có rất nhiều người đang đợi ở đó, vì ghép tạng mà bị nhiều người bị giết. Họ chỉ cần lựa chọn người thích hợp để giết.”
Ông David Matas và nhà điều tra nhân quyền Ethan Gutmann đã từng làm chứng trước Quốc hội Mỹ về hệ thống ghép tạng của Trung Quốc. Ông nói: các bác sĩ Trung Quốc đã thỏa hiệp với các quan viên coi ngục, khi có bệnh nhân cần nội tạng để ghép thì phạm nhân bị đem đi xử tử.
Mặc dù vậy, từ năm 2015, chính quyền Trung Quốc tuyên bố đã ngưng sử dụng nội tạng từ các tử tù. Nhưng ông Matas và Gutmann có chứng cứ cho thấy, việc sử dụng nội tạng này vẫn đang diễn ra. Tử tù và các tù nhân lương tâm bao gồm cả người tập Pháp Luân công trở thành nguồn cung nội tạng bị cưỡng bức.
Bản tin còn dẫn lời của người tập Pháp Luân công Vương Xuân Anh và Doãn Lệ Bình cho biết, từ năm 1999 đến năm 2009, họ nhiều lần bị bắt giữ, trong thời gian giam giữ, họ bị cưỡng chế lấy máu và còn nhiều lần bị làm các thí nghiệm trên cơ thể. Họ biết rằng những việc làm đó không phải vì quan tâm đến sức khỏe của người bị giam giữ mà là để tìm nguồn tạng ghép phù hợp với bệnh nhân. Cuộc sống trong các trại lao động cưỡng bức vô cùng khắc nghiệt, chính quyền không quan tâm tới sự sống chết của người bị giam giữ. Một số tù nhân chính trị hoặc tù nhân lương tâm đến từ Tây Tạng và Tân Cương cũng bị kiểm tra tương tự như thế.
Nhà báo tự do Ethan Gutmann: Chính phủ Trung Quốc vẫn đang giết tù nhân để lấy nội tạng
Cố vấn Tổ chức Y tế Thế giới, bác sỹ Francis Delmonico cho biết: Các báo cáo cá nhân về cấy ghép tạng tại Canada, Mỹ, Trung Đông cho thấy lượng nội tạng lấy từ các tù nhân bị hành quyết của Trung Quốc có giảm, tuy nhiên không hoàn dừng lại hẳn.
Từ năm 2005, bác sỹ Francis Delmonico đã nhận thấy, chính phủ Trung Quốc có thể vì lấy nội tạng mà hành quyết người. Khi đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc Hoàng Khiết Phu cần trợ giúp nên đã mời ông Francis Delmonico đến Bắc Kinh phối hợp với Viện Y học Trung Quốc.
Ông Francis Delmonico cho biết, trong năm 2006, Trung Quốc đã thực hiện hơn 11.000 ca cấy ghép tạng. Ông nói: “Tôi không dám đảm bảo với bạn và các nước khác trên thế giới rằng việc lấy nội tạng này đã chấm dứt hoàn toàn hay chưa ? Tôi không thể.”
Cấy ghép tạng – ngành siêu lợi nhuận
Ông David Matas và Ethan Gutmann cho rằng lợi nhuận cao cũng có thể là động cơ để chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục mổ sống lấy nội tạng. Từng có bệnh viện Trung Quốc công bố chi phí cho ghép nội tạng mới, một lá gan có giá 98.000 – 130.000 đô la Mỹ, một quả tim có giá từ 130.000 – 160.000 đô.
Qua việc tìm hiểu các xuất bản phẩm về điều trị y học của Trung Quốc, số liệu trên các trang website của bệnh viện và gọi điện thoại cho bệnh viện, hai nhà điều tra Ethan Gutmann và David Matas tính toán, tại Trung Quốc, mỗi năm có thể có từ 60.000 – 100.000 ca phẫu thuật ghép tạng. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc phủ nhận điều này.
Về việc Trung Quốc vẫn tiếp tục giết người lấy nội tạng, ông Francis Delmonico cho rằng: “Điều cần làm bây giờ là cần có một ủy ban chuyên gia cấy ghép tạng quốc tế, có thể tới Trung Quốc để xác minh nguồn gốc của nội tạng được cấy ghép.”
Trí Đạt
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Giết người theo nhu cầu ở Trung Quốc
Ngày 29/5 vừa qua, Đài truyền hình PBS của Mỹ đã phát sóng một tiết mục đặc biệt về vấn đề cấy ghép nội tạng. Câu hỏi được đưa ra là có hay không việc Trung Quốc đã ngừng lấy nội tạng từ các tử tù. Bản tin đã cung cấp những chứng cứ y học, những bằng chứng liên quan của các bác sĩ và nhà hoạt động nhân quyền cho thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục lấy nội tạng từ các tội phạm bị tử hình, tù nhân lương tâm và những người tập Pháp Luân Công.
Thời gian chờ đợi cấy ghép nội tạng tại Trung Quốc ngắn đến nỗi làm người ta kinh hãi. Thông thường, bệnh nhân cần chờ đợi ít nhất cũng vài tháng, hoặc vài năm thì mới có nội tạng cho tặng để cấy ghép. Tại Canada, ghép phổi phải đợi khoảng 6 tháng, ghép tim phải đợi khoảng 1 năm, thận khoảng 2 năm. Chính vì thời gian chờ đợi quá lâu nên tại Mỹ, bình quân mỗi ngày có khoảng 22 người qua đời trong khi chờ đợi để ghép tạng.
Tuy nhiên, theo tiết lộ của một bệnh nhân giấu tên tại Canada, do tuổi tác của ông và ông thuộc nhóm máu hiếm, nếu ở Canada để đợi thì ông sẽ chết trước khi có được thận cấy ghép. Và năm 2006, bệnh nhân này đến Bắc Kinh, chỉ trong vòng 1 tuần, ông đã có được một quả thận mới, chi phí cho ca phẫu thuật này vào khoảng 10.000 đô la Mỹ.
Hội trưởng Hiệp hội ghép tạng Isarel, bác sỹ khoa tim Jacob Lavee cho biết, năm 2005, một bệnh nhân của ông cảm thấy chán nản vì đợi ghép tim ở Isarel nên đã đến Trung Quốc. Trước 2 tuần, bệnh nhân này đã biết được chi tiết lịch phẫu thuật. Bác sỹ Jacob Lavee cho biết, ghép thận có thể lấy nguồn thận từ cơ thể sống, nhưng ghép tim lại không như thế được. Tức là, nếu cam kết với bệnh nhân rằng sẽ thực hiện ghép tim trong thời gian cụ thể nào đó, đồng nghĩa với việc người cam kết đó đã biết trước người cung cấp tạng sẽ chết vào lúc nào.
Bản tin cũng chỉ ra, mười mấy năm trước Trung Quốc đã bắt đầu lấy nội tạng từ những tù nhân bị thi hành án. Việc này đã bị những nhà hoạt động nhân quyền và các nhà đạo đức y học chỉ trích.
Việc lấy nội tạng từ các tử tù và tù nhân lương tâm vẫn chưa dừng lại
Luật sư David Matas nói: “Đương nhiên có rất nhiều người đang đợi ở đó, vì ghép tạng mà bị nhiều người bị giết. Họ chỉ cần lựa chọn người thích hợp để giết.”
Ông David Matas và nhà điều tra nhân quyền Ethan Gutmann đã từng làm chứng trước Quốc hội Mỹ về hệ thống ghép tạng của Trung Quốc. Ông nói: các bác sĩ Trung Quốc đã thỏa hiệp với các quan viên coi ngục, khi có bệnh nhân cần nội tạng để ghép thì phạm nhân bị đem đi xử tử.
Mặc dù vậy, từ năm 2015, chính quyền Trung Quốc tuyên bố đã ngưng sử dụng nội tạng từ các tử tù. Nhưng ông Matas và Gutmann có chứng cứ cho thấy, việc sử dụng nội tạng này vẫn đang diễn ra. Tử tù và các tù nhân lương tâm bao gồm cả người tập Pháp Luân công trở thành nguồn cung nội tạng bị cưỡng bức.
Bản tin còn dẫn lời của người tập Pháp Luân công Vương Xuân Anh và Doãn Lệ Bình cho biết, từ năm 1999 đến năm 2009, họ nhiều lần bị bắt giữ, trong thời gian giam giữ, họ bị cưỡng chế lấy máu và còn nhiều lần bị làm các thí nghiệm trên cơ thể. Họ biết rằng những việc làm đó không phải vì quan tâm đến sức khỏe của người bị giam giữ mà là để tìm nguồn tạng ghép phù hợp với bệnh nhân. Cuộc sống trong các trại lao động cưỡng bức vô cùng khắc nghiệt, chính quyền không quan tâm tới sự sống chết của người bị giam giữ. Một số tù nhân chính trị hoặc tù nhân lương tâm đến từ Tây Tạng và Tân Cương cũng bị kiểm tra tương tự như thế.
Nhà báo tự do Ethan Gutmann: Chính phủ Trung Quốc vẫn đang giết tù nhân để lấy nội tạng
Cố vấn Tổ chức Y tế Thế giới, bác sỹ Francis Delmonico cho biết: Các báo cáo cá nhân về cấy ghép tạng tại Canada, Mỹ, Trung Đông cho thấy lượng nội tạng lấy từ các tù nhân bị hành quyết của Trung Quốc có giảm, tuy nhiên không hoàn dừng lại hẳn.
Từ năm 2005, bác sỹ Francis Delmonico đã nhận thấy, chính phủ Trung Quốc có thể vì lấy nội tạng mà hành quyết người. Khi đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc Hoàng Khiết Phu cần trợ giúp nên đã mời ông Francis Delmonico đến Bắc Kinh phối hợp với Viện Y học Trung Quốc.
Ông Francis Delmonico cho biết, trong năm 2006, Trung Quốc đã thực hiện hơn 11.000 ca cấy ghép tạng. Ông nói: “Tôi không dám đảm bảo với bạn và các nước khác trên thế giới rằng việc lấy nội tạng này đã chấm dứt hoàn toàn hay chưa ? Tôi không thể.”
Cấy ghép tạng – ngành siêu lợi nhuận
Ông David Matas và Ethan Gutmann cho rằng lợi nhuận cao cũng có thể là động cơ để chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục mổ sống lấy nội tạng. Từng có bệnh viện Trung Quốc công bố chi phí cho ghép nội tạng mới, một lá gan có giá 98.000 – 130.000 đô la Mỹ, một quả tim có giá từ 130.000 – 160.000 đô.
Qua việc tìm hiểu các xuất bản phẩm về điều trị y học của Trung Quốc, số liệu trên các trang website của bệnh viện và gọi điện thoại cho bệnh viện, hai nhà điều tra Ethan Gutmann và David Matas tính toán, tại Trung Quốc, mỗi năm có thể có từ 60.000 – 100.000 ca phẫu thuật ghép tạng. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc phủ nhận điều này.
Về việc Trung Quốc vẫn tiếp tục giết người lấy nội tạng, ông Francis Delmonico cho rằng: “Điều cần làm bây giờ là cần có một ủy ban chuyên gia cấy ghép tạng quốc tế, có thể tới Trung Quốc để xác minh nguồn gốc của nội tạng được cấy ghép.”
Trí Đạt