Xe cán chó
Giống Như Hải Ngoại Chia Hội A, B Rồi : Hai báo 'Tiếp Thị' ra mắt cùng một ngày
SÀI GÒN 3-3 (NV) - Hai
báo biến hình từ tờ Sài Gòn Tiếp Thị với hai ban biên tập khác nhau
nhưng nội dung và chiều hướng có thể không khác nhau mấy, vừa ra mắt và
do hai “cơ quan chủ quản” khác nhau.
Trang đầu báo Thế Giới Tiếp Thị, phụ bản của báo ngày Một Thế Giới, điện tử số ra mắt ngày 3/3/3014. (Hình: Người Việt trích từ internet) |
Ngày 3/3/2014, tờ 'Thế Giới Tiếp Thị' vừa ra mắt số đầu tiên với ban biên tập là của tờ “Sài Gòn Tiếp Thị” mới bị “cơ quan chủ quản” là TrungTâm Xúc Tiến Thương Mại và Đầu Tư của thành phố Sài Gòn nhận lệnh “ở trên” khai tử.
Nhìn cái logo của Thế Giới Tiếp Thị thấy nó cũng ná ná như cái tờ Sài Gòn Tiếp Thị mới bị chôn xuống và các mục, cụm thông tin thì vẫn có vẻ tiếp tục truyền thông cũ như Thời sự thị trường, Thế giới hội nhập, Doanh nghiệp – Doanh nhân, Nông thôn- Thị trường nông sản, Mua sắm – Tiêu dùng,- Đời sống xã hội,- Văn hóa – Lối sống,- Đời sống khoa học, Khỏe và vui, Du lịch – Ẩm thực, Gia đình…
Trong thư tòa soạn gửi bạn đọc, người ta thấy Thế Giới Tiếp Thị viết rằng “Trong thời khắc hội nhập năm 2014, nhất thiết người làm báo Tiếp Thị phải mở rộng không gian thông tin và hoạt động ra tầm thế giới; với kinh nghiệm và tình cảm đã ăn sâu gần hai mươi năm như một phần cuộc đời, đội ngũ chúng tôi lại cùng nhau gầy dựng Thế Giới Tiếp Thị với hoài vọng mở rộng thông tin, thu hút thêm nhiều cây bút uy tín, nhiều chuyên gia mới ở châu Âu, Mỹ, châu Á…”
Thế Giới Tiếp Thị có một ấn bản giấy mỗi tuần một số nhưng đồng thời có cả ấn bản điện tử (tgtt.motthegioi.vn) thấy trên mạng cho hay là “Chuyên trang doanh nghiệp – Thị trường – Người tiêu dùng” của báo điện tử Một Thế Giới. Báo Một Thế Giới có “cơ quan chủ quản” là “Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam”.
Trong chế độ Cộng sản hiện nay, tư nhân không được cấp giấy phép làm truyền thông bất cứ ngành nào. Hệ thống báo đài chính thức tại Việt Nam đều là công cụ của một tổ chức, cơ quan, trực thuộc bộ, ngành hay tỉnh thị của nhà cầm quyền. Người sống bằng nghề truyền thông gần như là một thức công chức.
Sau khi khai tử tờ Sài Gòn Tiếp Thị của Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại và Đầu Tư, nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn lại cũng cho khai sinh trở lại tờ Sài Gòn Tiếp Thị khác nhưng lại có “cơ quan chủ quản” là “Sở Công Thương” Thành phố Sài Gòn, đồng thời biến thành một bộ phận của tờ “Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn”.
Tờ Sài Gòn Tiếp Thị “mới” cũng đã được ra mắt ngày 3/3/2014 và thấy được quảng cáo trên tờ Thời báo Kinh Tế Sài Gòn. Ngày cuối tuần qua, tờ TBKTSG quảng cáo cho tờ SGTT mới là “Tên tuổi của SGTT gắn với đội ngũ những người khai sinh và gầy dựng tờ báo từ năm 1995 và SGTT đã luôn được bạn đọc tin cậy và đón nhận. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh đó”.
Nếu “luôn được bạn đọc tin cậy và đón nhận” thì sao lại đóng cửa nó
và đuổi những người làm ra nó? Sự giải thích và việc làm của những ông
"ở trên" cho thiên hạ thấy sự mâu thuẫn.
Một phụ nữ đang đứng trước sạp báo có tờ sài Gòn Tiếp Thị mới. Hình này quảng cáo trên tờ TBKTSG điện tử ngày 3/3/32014. (Hình: TBKTSG) |
Khi có tin “ở trên” mượn cớ tờ báo công nợ quá lớn nên phải dẹp, nhóm thực hiện tờ SGTT (cũ) ngày 27/12/2013 đã “xin cứu xét khẩn cấp” để họ tiếp tục (vì họ hiện không lỗ) và bán bất động sản (trụ sở tờ báo) do chính họ tạo mãi được để giải quyết nợ nần tồn tại đã lâu. Họ cam kết “hoạt động tờ báo đúng tôn chỉ mục đích để tờ báo phát triển và hoạt động có hiệu quả”, nhưng đề nghị này đã bị ông bí thư thành ủy Lê Thanh Hải bác bỏ.
Bên cạnh việc trao tờ báo SGTT cho một nhóm người khác điều hành, theo nhà cầm quyền thành phố lại vừa “đồng ý tạm ứng ngân sách gần 6 tỉ đồng để giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động của báo Sài Gòn Tiếp Thị (bộ cũ)”, theo bản tin tờ Tuổi Trẻ ngày 3/3/2014. Bản tin này còn viết rằng “UBND thành phố cũng yêu cầu số tiền tạm ứng gần 6 tỉ đồng này phải được hoàn trả cho ngân sách thành phố ngay sau khi bán được trụ sở của báo Sài Gòn Tiếp Thị (bộ cũ) tại số 25 Ngô Thời Nhiệm (P.6, Q.3).”
Như vậy, người ta nhìn thấy rõ là nhà cầm quyền thành phố theo lệnh trên chỉ có ý định dẹp đám người “cứng đầu” trong tờ SGTT khi vẫn duy trì tờ báo mà đường hướng không thay đổi, lại cũng không để cho họ bán bất động sản trả nợ.
Nay thì họ có chỗ khác dung thân thay vì chịu cảnh thất nghiệp. Vì tờ Một Thế Giới được “Vận hành và khai thác quảng cáo bởi Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên” nên có người cho rằng có cả tay ông Nguyễn Công Khế, nguyên tổng biên tập tờ Thanh Niên, hậu thuẫn cho nhóm thầy thợ SGTT cũ có chỗ làm báo tiếp.
Độc giả trong nước nhiều người viết những lời bùi ngùi khi tờ SGTT bị chôn xuống ngày 28/2/2014, sẽ có cơ hội theo dõi cả hai tờ SGTT mới và tờ TGTT xem cái “Tiếp Thị” nào hay hơn, đáng đọc hơn. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=183789&zoneid=1#.UxY13IXmKUl
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Giống Như Hải Ngoại Chia Hội A, B Rồi : Hai báo 'Tiếp Thị' ra mắt cùng một ngày
SÀI GÒN 3-3 (NV) - Hai
báo biến hình từ tờ Sài Gòn Tiếp Thị với hai ban biên tập khác nhau
nhưng nội dung và chiều hướng có thể không khác nhau mấy, vừa ra mắt và
do hai “cơ quan chủ quản” khác nhau.
Trang đầu báo Thế Giới Tiếp Thị, phụ bản của báo ngày Một Thế Giới, điện tử số ra mắt ngày 3/3/3014. (Hình: Người Việt trích từ internet) |
Ngày 3/3/2014, tờ 'Thế Giới Tiếp Thị' vừa ra mắt số đầu tiên với ban biên tập là của tờ “Sài Gòn Tiếp Thị” mới bị “cơ quan chủ quản” là TrungTâm Xúc Tiến Thương Mại và Đầu Tư của thành phố Sài Gòn nhận lệnh “ở trên” khai tử.
Nhìn cái logo của Thế Giới Tiếp Thị thấy nó cũng ná ná như cái tờ Sài Gòn Tiếp Thị mới bị chôn xuống và các mục, cụm thông tin thì vẫn có vẻ tiếp tục truyền thông cũ như Thời sự thị trường, Thế giới hội nhập, Doanh nghiệp – Doanh nhân, Nông thôn- Thị trường nông sản, Mua sắm – Tiêu dùng,- Đời sống xã hội,- Văn hóa – Lối sống,- Đời sống khoa học, Khỏe và vui, Du lịch – Ẩm thực, Gia đình…
Trong thư tòa soạn gửi bạn đọc, người ta thấy Thế Giới Tiếp Thị viết rằng “Trong thời khắc hội nhập năm 2014, nhất thiết người làm báo Tiếp Thị phải mở rộng không gian thông tin và hoạt động ra tầm thế giới; với kinh nghiệm và tình cảm đã ăn sâu gần hai mươi năm như một phần cuộc đời, đội ngũ chúng tôi lại cùng nhau gầy dựng Thế Giới Tiếp Thị với hoài vọng mở rộng thông tin, thu hút thêm nhiều cây bút uy tín, nhiều chuyên gia mới ở châu Âu, Mỹ, châu Á…”
Thế Giới Tiếp Thị có một ấn bản giấy mỗi tuần một số nhưng đồng thời có cả ấn bản điện tử (tgtt.motthegioi.vn) thấy trên mạng cho hay là “Chuyên trang doanh nghiệp – Thị trường – Người tiêu dùng” của báo điện tử Một Thế Giới. Báo Một Thế Giới có “cơ quan chủ quản” là “Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam”.
Trong chế độ Cộng sản hiện nay, tư nhân không được cấp giấy phép làm truyền thông bất cứ ngành nào. Hệ thống báo đài chính thức tại Việt Nam đều là công cụ của một tổ chức, cơ quan, trực thuộc bộ, ngành hay tỉnh thị của nhà cầm quyền. Người sống bằng nghề truyền thông gần như là một thức công chức.
Sau khi khai tử tờ Sài Gòn Tiếp Thị của Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại và Đầu Tư, nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn lại cũng cho khai sinh trở lại tờ Sài Gòn Tiếp Thị khác nhưng lại có “cơ quan chủ quản” là “Sở Công Thương” Thành phố Sài Gòn, đồng thời biến thành một bộ phận của tờ “Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn”.
Tờ Sài Gòn Tiếp Thị “mới” cũng đã được ra mắt ngày 3/3/2014 và thấy được quảng cáo trên tờ Thời báo Kinh Tế Sài Gòn. Ngày cuối tuần qua, tờ TBKTSG quảng cáo cho tờ SGTT mới là “Tên tuổi của SGTT gắn với đội ngũ những người khai sinh và gầy dựng tờ báo từ năm 1995 và SGTT đã luôn được bạn đọc tin cậy và đón nhận. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh đó”.
Nếu “luôn được bạn đọc tin cậy và đón nhận” thì sao lại đóng cửa nó
và đuổi những người làm ra nó? Sự giải thích và việc làm của những ông
"ở trên" cho thiên hạ thấy sự mâu thuẫn.
Một phụ nữ đang đứng trước sạp báo có tờ sài Gòn Tiếp Thị mới. Hình này quảng cáo trên tờ TBKTSG điện tử ngày 3/3/32014. (Hình: TBKTSG) |
Khi có tin “ở trên” mượn cớ tờ báo công nợ quá lớn nên phải dẹp, nhóm thực hiện tờ SGTT (cũ) ngày 27/12/2013 đã “xin cứu xét khẩn cấp” để họ tiếp tục (vì họ hiện không lỗ) và bán bất động sản (trụ sở tờ báo) do chính họ tạo mãi được để giải quyết nợ nần tồn tại đã lâu. Họ cam kết “hoạt động tờ báo đúng tôn chỉ mục đích để tờ báo phát triển và hoạt động có hiệu quả”, nhưng đề nghị này đã bị ông bí thư thành ủy Lê Thanh Hải bác bỏ.
Bên cạnh việc trao tờ báo SGTT cho một nhóm người khác điều hành, theo nhà cầm quyền thành phố lại vừa “đồng ý tạm ứng ngân sách gần 6 tỉ đồng để giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động của báo Sài Gòn Tiếp Thị (bộ cũ)”, theo bản tin tờ Tuổi Trẻ ngày 3/3/2014. Bản tin này còn viết rằng “UBND thành phố cũng yêu cầu số tiền tạm ứng gần 6 tỉ đồng này phải được hoàn trả cho ngân sách thành phố ngay sau khi bán được trụ sở của báo Sài Gòn Tiếp Thị (bộ cũ) tại số 25 Ngô Thời Nhiệm (P.6, Q.3).”
Như vậy, người ta nhìn thấy rõ là nhà cầm quyền thành phố theo lệnh trên chỉ có ý định dẹp đám người “cứng đầu” trong tờ SGTT khi vẫn duy trì tờ báo mà đường hướng không thay đổi, lại cũng không để cho họ bán bất động sản trả nợ.
Nay thì họ có chỗ khác dung thân thay vì chịu cảnh thất nghiệp. Vì tờ Một Thế Giới được “Vận hành và khai thác quảng cáo bởi Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên” nên có người cho rằng có cả tay ông Nguyễn Công Khế, nguyên tổng biên tập tờ Thanh Niên, hậu thuẫn cho nhóm thầy thợ SGTT cũ có chỗ làm báo tiếp.
Độc giả trong nước nhiều người viết những lời bùi ngùi khi tờ SGTT bị chôn xuống ngày 28/2/2014, sẽ có cơ hội theo dõi cả hai tờ SGTT mới và tờ TGTT xem cái “Tiếp Thị” nào hay hơn, đáng đọc hơn. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=183789&zoneid=1#.UxY13IXmKUl