Tham Khảo
Giọt nước tràn ly khiến Trump tức giận cách chức giám đốc FBI
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Trump, Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions và Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein đã muốn được biết trước những gì James Comey sẽ nói tại buổi điều trần ngày 3/5, về việc xử lý cuộc điều tra bê bối email cá nhân của Hillary Clinton.
Sự tức giận của Trump với Comey đã tích tụ trong nhiều tháng và khi Comey từ chối đáp ứng yêu cầu, Trump và phụ tá coi đó là hành động bất phục tùng. Đây là giọt nước tràn ly dẫn đến việc Trump hạ lệnh cách chức Comey, theo Reuters.
"Việc đó tạo ra ấn tượng rằng ông ấy không còn khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình", một quan chức cho biết. Việc để cấp trên xem trước nội dung điều trần trước quốc hội thường được coi là hành động thể hiện sự tôn trọng.
Chính quyền Trump ngày 9/5 nói rằng Comey bị sa thải vì cách xử lý của ông trong bê bối email Clinton và nói rằng ông không còn khả năng dẫn dắt cục hiệu quả.
Trước khi sa thải Comey, Trump đã công khai bày tỏ sự thất vọng với FBI và cuộc điều tra về cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ. Moscow bác bỏ có tác động đến cuộc bầu cử và chính quyền Trump cũng bác bỏ cáo buộc 'đi đêm' với Nga.
Trump nói về quyết định sa thải giám đốc FBI
Một cựu cố vấn của Trump nói rằng ông Trump cũng tức giận vì Comey chưa bao giờ công khai ông Trump không có dính líu gì mờ ám khi FBI điều tra các cuộc liên lạc giữa đại sứ Nga tại Mỹ, Sergei Kislyak và các cố vấn chiến dịch Trump vào năm ngoái.
Theo cựu cố vấn này, phiên điều trần của Comey càng khiến Trump củng cố suy nghĩ rằng "Comey chống lại ông". Ông Trump đã rất khó chịu khi Comey nói rằng ông "buồn nôn" khi nghĩ rằng việc xử lý bê bối email đã tác động đến kết quả bầu cử, theo NYTimes. Hillary Clinton cho rằng việc Comey công bố điều tra những email mới phát hiện chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử là yếu tố khiến bà thất bại trước Trump.
"Ông ấy hối tiếc về những gì ông ấy đã làm với Hillary nhưng không mảy may để ý đến những gì ông ấy đã làm với ông Trump", cựu cố vấn của Trump nói về Comey.
Theo NYTimes, Trump đã bày tỏ sự tức giận về Comey với các phụ tá thân cận gồm Phó tổng thống Mỹ Mike Pence, cố vấn pháp lý Nhà Trắng Donald McGahn, họ đều ủng hộ ông sa thải giám đốc FBI.
Phụ tá của Trump cho biết ông đã hành động nhanh chóng sau khi nhận được đề nghị sa thải Comey từ Rosenstein, người bắt đầu xem xét tình hình tại FBI ngay sau khi nhậm chức cách đây hai tuần.
Động thái của Trump quá đột ngột khiến nhân viên Nhà Trắng, dù đã quen với phong cách ngẫu hứng của ông, cũng không phản ứng kịp. Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer thông báo cho các phóng viên trong bóng tối vào tối 9/5, gần một bụi cây cách Cánh Tây vài bước chân.
Con đường dẫn tới quyết định Trump trảm tướng FBI. Đồ họa: Việt Chung - Vũ Hoàng (Click vào hình để xem chi tiết) |
Thực tế, khi nhìn lại, đã có những dấu hiệu báo trước cho quyết định sa thải từ rất sớm. 5 ngày sau khi đắc cử, Trump nói trong cuộc phỏng vấn với CBS rằng ông chưa quyết có giữ lại Comey hay không. Ông Comey cũng bày tỏ nghi ngờ về tương lai của mình. Comey tin rằng việc không sẵn lòng đặt lòng trung thành với Trump cao hơn vai trò giám đốc FBI có thể dẫn đến cái kết không có hậu cho mình.
"Với một tổng thống dường như đặt lòng trung thành cá nhân cao hơn tất cả và một giám đốc cam kết tuyệt đối với hiến pháp, theo đuổi điều tra dựa trên bằng chứng, thì sự va chạm là điều tất yếu xảy ra", Daniel C. Richman, một cố vấn thân thiết của Comey, nói.
Roger J. Stone, cố vấn không chính thức lâu năm của ông Trump ủng hộ quyết định của Tổng thống Mỹ. "Tại Nhà Trắng, mọi người suy nghĩ rằng để ông ấy (Comey) là quá đủ rồi".
Phương Vũ
VN Express
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Giọt nước tràn ly khiến Trump tức giận cách chức giám đốc FBI
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Trump, Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions và Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein đã muốn được biết trước những gì James Comey sẽ nói tại buổi điều trần ngày 3/5, về việc xử lý cuộc điều tra bê bối email cá nhân của Hillary Clinton.
Sự tức giận của Trump với Comey đã tích tụ trong nhiều tháng và khi Comey từ chối đáp ứng yêu cầu, Trump và phụ tá coi đó là hành động bất phục tùng. Đây là giọt nước tràn ly dẫn đến việc Trump hạ lệnh cách chức Comey, theo Reuters.
"Việc đó tạo ra ấn tượng rằng ông ấy không còn khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình", một quan chức cho biết. Việc để cấp trên xem trước nội dung điều trần trước quốc hội thường được coi là hành động thể hiện sự tôn trọng.
Chính quyền Trump ngày 9/5 nói rằng Comey bị sa thải vì cách xử lý của ông trong bê bối email Clinton và nói rằng ông không còn khả năng dẫn dắt cục hiệu quả.
Trước khi sa thải Comey, Trump đã công khai bày tỏ sự thất vọng với FBI và cuộc điều tra về cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ. Moscow bác bỏ có tác động đến cuộc bầu cử và chính quyền Trump cũng bác bỏ cáo buộc 'đi đêm' với Nga.
Trump nói về quyết định sa thải giám đốc FBI
Một cựu cố vấn của Trump nói rằng ông Trump cũng tức giận vì Comey chưa bao giờ công khai ông Trump không có dính líu gì mờ ám khi FBI điều tra các cuộc liên lạc giữa đại sứ Nga tại Mỹ, Sergei Kislyak và các cố vấn chiến dịch Trump vào năm ngoái.
Theo cựu cố vấn này, phiên điều trần của Comey càng khiến Trump củng cố suy nghĩ rằng "Comey chống lại ông". Ông Trump đã rất khó chịu khi Comey nói rằng ông "buồn nôn" khi nghĩ rằng việc xử lý bê bối email đã tác động đến kết quả bầu cử, theo NYTimes. Hillary Clinton cho rằng việc Comey công bố điều tra những email mới phát hiện chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử là yếu tố khiến bà thất bại trước Trump.
"Ông ấy hối tiếc về những gì ông ấy đã làm với Hillary nhưng không mảy may để ý đến những gì ông ấy đã làm với ông Trump", cựu cố vấn của Trump nói về Comey.
Theo NYTimes, Trump đã bày tỏ sự tức giận về Comey với các phụ tá thân cận gồm Phó tổng thống Mỹ Mike Pence, cố vấn pháp lý Nhà Trắng Donald McGahn, họ đều ủng hộ ông sa thải giám đốc FBI.
Phụ tá của Trump cho biết ông đã hành động nhanh chóng sau khi nhận được đề nghị sa thải Comey từ Rosenstein, người bắt đầu xem xét tình hình tại FBI ngay sau khi nhậm chức cách đây hai tuần.
Động thái của Trump quá đột ngột khiến nhân viên Nhà Trắng, dù đã quen với phong cách ngẫu hứng của ông, cũng không phản ứng kịp. Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer thông báo cho các phóng viên trong bóng tối vào tối 9/5, gần một bụi cây cách Cánh Tây vài bước chân.
Con đường dẫn tới quyết định Trump trảm tướng FBI. Đồ họa: Việt Chung - Vũ Hoàng (Click vào hình để xem chi tiết) |
Thực tế, khi nhìn lại, đã có những dấu hiệu báo trước cho quyết định sa thải từ rất sớm. 5 ngày sau khi đắc cử, Trump nói trong cuộc phỏng vấn với CBS rằng ông chưa quyết có giữ lại Comey hay không. Ông Comey cũng bày tỏ nghi ngờ về tương lai của mình. Comey tin rằng việc không sẵn lòng đặt lòng trung thành với Trump cao hơn vai trò giám đốc FBI có thể dẫn đến cái kết không có hậu cho mình.
"Với một tổng thống dường như đặt lòng trung thành cá nhân cao hơn tất cả và một giám đốc cam kết tuyệt đối với hiến pháp, theo đuổi điều tra dựa trên bằng chứng, thì sự va chạm là điều tất yếu xảy ra", Daniel C. Richman, một cố vấn thân thiết của Comey, nói.
Roger J. Stone, cố vấn không chính thức lâu năm của ông Trump ủng hộ quyết định của Tổng thống Mỹ. "Tại Nhà Trắng, mọi người suy nghĩ rằng để ông ấy (Comey) là quá đủ rồi".
Phương Vũ
VN Express