Sức khỏe và đời sống
Giữ Cho Bệnh Tiểu Đường Ổn Định.
Hỏi :Nghe nói có những người bị tiểu đường ba, bốn chục năm, mà vẫn sống đến tám, chín mươi tuổi không bị biến chứng nặng, vẫn tương đối mạnh khỏe, hoạt động so với lứa tuổi đó. Xin cho biết làm sao để đạt được điều này?
Đáp
Dùng thuốc và đo đường đều đặn hàng ngày.
Kiểm soát mức đường máu hàng ngày đều đặn là việc tương đối phức tạp. Muốn giữ mức đường ở mức an toàn thường xuyên để tránh các biến chứng cấp tính hay mạn tính, ta cần có một lịch trình dùng thuốc, thử đường và ăn uống có kế hoạch cẩn thận.
Tuy nhiên, sự thành công không đòi hỏi ta phải từ bỏ tất cả mọi vui thú trong cuộc sống hàng ngày. Ngược lại, biết cách sắp xếp để việc điều trị hoà nhịp được với các thú vui lành mạnh hàng ngày, là chìa khóa để thành công, vì nếu chữa bệnh mà “khổ quá” thì ít ai có thể theo đuổi suốt đời được, mà việc điều trị tiểu đường, là một việc hầu như ta sẽ phải làm suốt đời (trừ trường hợp trong tương lai có một phát minh bất ngờ nào giúp chữa khỏi hẳn được bệnh).
Mặc dù lúc đầu có thể hơi khó khăn trong việc thành lập một thói quen tốt, một thời khóa biểu mới kết hợp được tất cả những việc cần thiết nói trên (dùng thuốc, thử máu, ăn uống thích hợp), rất nhiều bệnh nhân tiểu đường đã thực hiện được điều này, biến nó thành một “bản năng” thứ hai của mình, và sống vui với bệnh.
Lúc đầu, thường ta cần phải viết ra một thời khóa biểu và kế hoạch dùng thuốc, ăn uống, thử máu hàng ngày, cho tới khi các kế hoạch, thời khóa biểu này đã thành một thói quen, đã thẩm thấu vào trí nhớ, não trạng của mình. Bên cạnh kế hoạch chính, ta nên có sẵn vài phương án dự phòng, dành cho những tình huống bất ngờ, ví dụ như có bạn ghé qua mời đi ăn, tập thể dục nhiều hơn bình thường bị hạ đường máu, bị cảm không ăn uống được như bình thường, vân vân (sẽ phải tăng giảm liều thuốc như thế nào, nên ăn thứ gì,...)
Người bệnh tiểu đường có thể (thường) phải dùng nhiều thuốc khác nhau cho các bệnh khác nhau (ví dụ như cao huyết áp, cao cholesterol, thuốc để phòng các biến chứng tim mạch như aspirin). Tất cả các thuốc này đều quan trọng trong việc duy trì sức khỏe trong trường kỳ, tránh các biến chứng. Do đó, kết hợp tất cả các thuốc men, phương pháp điều trị vào kế hoạch hàng ngày, theo đúng những điều cần thiết được bác sĩ dặn dò là điều quan trọng.
Trong việc dùng thuốc, một hộp đựng thuốc hàng ngày (pills organizer) có thể rất hữu ích. Nó giúp ta chỉ cần một lần mỗi tuần bỏ thuốc vào ngăn , sau đó đến giờ cứ mở ngăn ra lấy thuốc mà dùng, nếu quên, lần kế, nhìn thấy thuốc còn trong ngăn, ta sẽ biết là mình đã quên, và như vậy, ngày sẽ càng ít quên hơn.
Kiểm soát bàn chân hàng ngày
Tiểu đường có thể gây ra các biến chứng ở bàn chân, và ta có thể không phát hiện kịp thời cho đến khi chúng đã trở thành trầm trọng. Do đó người bị bệnh tiểu đường nên, tập thành thói quen kiểm soát bàn chân mình hàng ngày. Tốt nhất là vào một giờ cố định, ví dụ như lúc mang giày đi làm, lúc đi tắm, khi thức dậy vào buổi sáng hay trước khi đi ngủ... Việc này chỉ tốn khoảng một phút mỗi ngày, nhưng có thể sẽ được trả giá bằng cả bàn chân của ta.
Ta cần kiểm soát cả bàn chân của mình, cả gan bàn chân, mu bàn chân, kẻ các ngón chân. Cần xem xét kỹ xem có bi bị rách da, lở loét, nổi bóng nước, da khô, bị các cục chai, hay bất thường gì khác hay không. Nếu thấy bất thường, nên đi khám và báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt. Ta phải chữa sớm vì các vết thương ở người bệnh tiểu đường thường rất khó lành, khi đã trể, khó khăn sẽ càng tăng gấp bội.
Đi khám bác sĩ thường xuyên
Tập thành các thói quen mới cho cuộc sống hàng ngày nhằm thích nghi tình trạng mới (bệnh tiểu đường) của mình (như đã nêu trên), là điều rất tốt và rất cần thiết. Tuy nhiên, các thói quen mới nhằm tự chăm sóc mình không thể thay thế được việc được theo dõi thường xuyên bỡi bác sĩ.
Các buổi thăm khám thường xuyên sẽ giúp bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc men, phát hiện sớm các biến chứng, thực hiện các xét nghiệm thường quy để theo dõi tình trạng bệnh tiểu đường, các biến chứng, và các bệnh có liên quan.
Cần nhớ rằng, các vấn đề sức khỏe thường được chữa có hiệu quả nhất là vào lúc nó còn nhẹ, đôi khi còn chưa có triệu chứng.
Một trong những điều quan trọng khác góp phần vào sự thành công của việc chữa trị là “lắng nghe” cơ thể của mình, để phát hiện sớm các bất thường, và nên báo bác sĩ sớm, không cần phải đợi đến ngày hẹn thường quy.
Trong việc chữa trị tiểu đường, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc theo dõi với bác sĩ gia đình, nội khoa tổng quát, hay với bác sĩ chuyên về nội tiết (endocrinologist) đem lại kết quả không khác nhau. Điều quyết định là sự chủ động của bệnh nhân, sự làm việc cẩn thận, thường xuyên theo dõi của bác sĩ.
Tóm lại, điều cần nhớ là phòng bệnh hơn chữa bệnh, khi đã bệnh thì chữa kịp thời lúc càng nhẹ, sẽ càng dễ chữa và ít tốn kém tiền bạc cũng như hao mòn sức khỏe, cơ thể của ta hơn.
Thân mến,
Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng--
Trương Kim Anh chuyển
Giữ Cho Bệnh Tiểu Đường Ổn Định.
Hỏi :Nghe nói có những người bị tiểu đường ba, bốn chục năm, mà vẫn sống đến tám, chín mươi tuổi không bị biến chứng nặng, vẫn tương đối mạnh khỏe, hoạt động so với lứa tuổi đó. Xin cho biết làm sao để đạt được điều này?
Đáp
Dùng thuốc và đo đường đều đặn hàng ngày.
Kiểm soát mức đường máu hàng ngày đều đặn là việc tương đối phức tạp. Muốn giữ mức đường ở mức an toàn thường xuyên để tránh các biến chứng cấp tính hay mạn tính, ta cần có một lịch trình dùng thuốc, thử đường và ăn uống có kế hoạch cẩn thận.
Tuy nhiên, sự thành công không đòi hỏi ta phải từ bỏ tất cả mọi vui thú trong cuộc sống hàng ngày. Ngược lại, biết cách sắp xếp để việc điều trị hoà nhịp được với các thú vui lành mạnh hàng ngày, là chìa khóa để thành công, vì nếu chữa bệnh mà “khổ quá” thì ít ai có thể theo đuổi suốt đời được, mà việc điều trị tiểu đường, là một việc hầu như ta sẽ phải làm suốt đời (trừ trường hợp trong tương lai có một phát minh bất ngờ nào giúp chữa khỏi hẳn được bệnh).
Mặc dù lúc đầu có thể hơi khó khăn trong việc thành lập một thói quen tốt, một thời khóa biểu mới kết hợp được tất cả những việc cần thiết nói trên (dùng thuốc, thử máu, ăn uống thích hợp), rất nhiều bệnh nhân tiểu đường đã thực hiện được điều này, biến nó thành một “bản năng” thứ hai của mình, và sống vui với bệnh.
Lúc đầu, thường ta cần phải viết ra một thời khóa biểu và kế hoạch dùng thuốc, ăn uống, thử máu hàng ngày, cho tới khi các kế hoạch, thời khóa biểu này đã thành một thói quen, đã thẩm thấu vào trí nhớ, não trạng của mình. Bên cạnh kế hoạch chính, ta nên có sẵn vài phương án dự phòng, dành cho những tình huống bất ngờ, ví dụ như có bạn ghé qua mời đi ăn, tập thể dục nhiều hơn bình thường bị hạ đường máu, bị cảm không ăn uống được như bình thường, vân vân (sẽ phải tăng giảm liều thuốc như thế nào, nên ăn thứ gì,...)
Người bệnh tiểu đường có thể (thường) phải dùng nhiều thuốc khác nhau cho các bệnh khác nhau (ví dụ như cao huyết áp, cao cholesterol, thuốc để phòng các biến chứng tim mạch như aspirin). Tất cả các thuốc này đều quan trọng trong việc duy trì sức khỏe trong trường kỳ, tránh các biến chứng. Do đó, kết hợp tất cả các thuốc men, phương pháp điều trị vào kế hoạch hàng ngày, theo đúng những điều cần thiết được bác sĩ dặn dò là điều quan trọng.
Trong việc dùng thuốc, một hộp đựng thuốc hàng ngày (pills organizer) có thể rất hữu ích. Nó giúp ta chỉ cần một lần mỗi tuần bỏ thuốc vào ngăn , sau đó đến giờ cứ mở ngăn ra lấy thuốc mà dùng, nếu quên, lần kế, nhìn thấy thuốc còn trong ngăn, ta sẽ biết là mình đã quên, và như vậy, ngày sẽ càng ít quên hơn.
Kiểm soát bàn chân hàng ngày
Tiểu đường có thể gây ra các biến chứng ở bàn chân, và ta có thể không phát hiện kịp thời cho đến khi chúng đã trở thành trầm trọng. Do đó người bị bệnh tiểu đường nên, tập thành thói quen kiểm soát bàn chân mình hàng ngày. Tốt nhất là vào một giờ cố định, ví dụ như lúc mang giày đi làm, lúc đi tắm, khi thức dậy vào buổi sáng hay trước khi đi ngủ... Việc này chỉ tốn khoảng một phút mỗi ngày, nhưng có thể sẽ được trả giá bằng cả bàn chân của ta.
Ta cần kiểm soát cả bàn chân của mình, cả gan bàn chân, mu bàn chân, kẻ các ngón chân. Cần xem xét kỹ xem có bi bị rách da, lở loét, nổi bóng nước, da khô, bị các cục chai, hay bất thường gì khác hay không. Nếu thấy bất thường, nên đi khám và báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt. Ta phải chữa sớm vì các vết thương ở người bệnh tiểu đường thường rất khó lành, khi đã trể, khó khăn sẽ càng tăng gấp bội.
Đi khám bác sĩ thường xuyên
Tập thành các thói quen mới cho cuộc sống hàng ngày nhằm thích nghi tình trạng mới (bệnh tiểu đường) của mình (như đã nêu trên), là điều rất tốt và rất cần thiết. Tuy nhiên, các thói quen mới nhằm tự chăm sóc mình không thể thay thế được việc được theo dõi thường xuyên bỡi bác sĩ.
Các buổi thăm khám thường xuyên sẽ giúp bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc men, phát hiện sớm các biến chứng, thực hiện các xét nghiệm thường quy để theo dõi tình trạng bệnh tiểu đường, các biến chứng, và các bệnh có liên quan.
Cần nhớ rằng, các vấn đề sức khỏe thường được chữa có hiệu quả nhất là vào lúc nó còn nhẹ, đôi khi còn chưa có triệu chứng.
Một trong những điều quan trọng khác góp phần vào sự thành công của việc chữa trị là “lắng nghe” cơ thể của mình, để phát hiện sớm các bất thường, và nên báo bác sĩ sớm, không cần phải đợi đến ngày hẹn thường quy.
Trong việc chữa trị tiểu đường, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc theo dõi với bác sĩ gia đình, nội khoa tổng quát, hay với bác sĩ chuyên về nội tiết (endocrinologist) đem lại kết quả không khác nhau. Điều quyết định là sự chủ động của bệnh nhân, sự làm việc cẩn thận, thường xuyên theo dõi của bác sĩ.
Tóm lại, điều cần nhớ là phòng bệnh hơn chữa bệnh, khi đã bệnh thì chữa kịp thời lúc càng nhẹ, sẽ càng dễ chữa và ít tốn kém tiền bạc cũng như hao mòn sức khỏe, cơ thể của ta hơn.
Thân mến,
Bác sĩ Nguyễn Trần Hoàng--
Trương Kim Anh chuyển