Văn Học & Nghệ Thuật
HẢI PHÒNG NGÀY XA XƯA ẤY - CAO MỴ NHÂN
HẢI PHÒNG NGÀY XA XƯA ẤY - CAO MỴ
NHÂN
Khi nhìn tấm hình cũ,còn nguyên mầu ố vàng, từ thời Tây thuộc, chụp hình cái
nhà hát lớn của thành phố: Haiphong - Le theatre, tôi
hơi hờn nhị ca Lính Dù, sao ông ấy không vẽ một trái
tim đặt trên bờ Biển Dại, cho cái bài thêm sóng gió trùng
khơi.
Nhưng rồi tôi bỗng vui thích như gặp lại tôi và người thân, bạn
quen cũ, tưởng đâu mới vắng nhau thôi.
Nơi cái nhà hát lớn ấy, những ngày trước cuộc di cư một triệu người
vô nam, thường chiếu những cuốn phim: cái lưới tình, vũ điệu trong bóng
mờ, phim tây, người phu xe, áo người trinh nữ, phim Nhật.
Đặc biệt là Ban hợp ca Gió Nam sau đổi là ban hợp ca Thăng Long từ
trong nam ra trình diễn, với các ca sĩ tên tuổi: Thái Thanh, Thái
Hằng, Khánh Ngọc, Hoài Trung, Hoài Bắc, có cả nhạc sĩ Phạm Duy trình
bầy các bài hát thật xưa như Hò leo núi, Đoàn lữ nhạc,
Thuyền viễn xứ, gần di cư có bài mới nhất Tình ca của Phạm Duy.
Hai con đường ở 2 bên cạnh nhà hát lớn đó là hai phố tây thật đẹp,
thật sạch.
Trên đường bên trái nhà hát lớn, theo ảnh minh hoạ, có một
xe hoành thánh mì, mà chị em tôi cứ mong cho hết phim, để được
ba tôi cho ăn mì trước khi về nhà.
Vẫn trên đường này, nếu đi thẳng xuống phía cuối phố, sẽ gặp nhà thờ Hải
Phòng, có hàng rào song sắt mà mỗi lần đi ngang, hay vô hẳn nhà thờ,
tôi hay trèo lên bờ tường rào ấy, để ...chơi.
Con đường bên này có những cửa hiệu tây sáng sủa. Trái lại con
đường bên phải nhà hát lớn, cũng theo ảnh, thì lại xẫm mầu vì có
nhiều cây cao, tàng lá rậm rạp, phần nhiều là villa của người
Pháp.
Có thể nói đó là 2 đường đẹp kiểu nắng ấm, người người
tản bộ vui vẻ. Phố tây đại để vậy, nếu qua hẳn phía trái nữa, là
phố Tàu. Phố Tàu thuần Tàu như Chợ Lớn Saigon, từ lâu
đời được mang tên Phố Khách, tức con đường mà hầu hết là nhà của
Khách trú.
Phố Khách Hải Phòng giống y một đường nhỏ trong Chợ
Lớn, lòng đường hẹp, 2 lề đường lượn theo thế đất, 2 dãy nhà
san sát cao tầng, ở Hải Phòng thủa ấy, nhà 4 tầng là đã chất
ngất rồi, nhà buôn bán nào cũng có cửa sắt phòng trộm cướp.
Cận cuối phía trái là chợ Sắt. Ngó chợ biết ngay già nửa số quán, sạp
trong chợ là của người Khách trú, thí dụ: sạp bán nhang
đèn, đồ mã, tủ bán thịt quay, xá xíu ...nhưng đặc biệt nhất vẫn
là các sạp tạp hoá mà hàng khô với hàng tươi luôn lẫn lộn. 10 sạp thì
đủ 10 hàng họ giống nhau, và chẳng bao giờ sạp thiếu món cà la thầu tức
củ cài muối. ..
Ra khỏi chợ một quãng để lên cái cầu Quay, ngày xưa tôi sợ nhất cái
cảnh vừa bước tới đoạn giữa, thì đoạn cầu đó quay ngang ra, phải chờ tầu
hàng qua khỏi khúc sông đó, rồi cầu quay trở lại như cũ, mới đi tiếp được.
Tất nhiên có nhiều đường khác, và vì ảnh hưởng của Tây đô
hộ, nên việc xây cất, phối trí phố xá cũng không khác mấy
các thành phố thủa xưa.
Đường Cầu Đất có lẽ là đại lộ chính của Hải Phòng, nên tập trung hầu
hết sinh hoạt buôn bán của Hải Phòng, là cái xương sống của
thành phố Cảng, nên các con đường ngang và rẽ các hướng khác thì
thủa đó các đường này toàn nhà ở, không mấy hàng quán.
Toàn thành phố, thời tôi, trước 1954, chỉ có mấy trường học gồm:
Tiểu học : Nam ở
phố ngõ Nghề, nữ tiểu học Lệ Hải ở ngã tư đường Cát Dài
và đường Cát Cụt. Tôi là nữ sinh trường này.
Trung học: công lập Ngô Quyền, tư thục Trí Tri. Sau
thêm tư thục Phùng Hưng gần Trí Tri. Rồi thêm trường vừa
dạy học, vừa dạy nghề như đánh máy ... của giáo sư Chu Văn
Bình, tức nhà văn Chu Tử.
Một điều không ai có thể ...chối cãi được, Hải Phòng là
thành phố của phượng vĩ mọc khắp nơi, từ giữa "down
town" tới bờ sông, bãi biển (Đồ Sơn), nên nhớ về Hải Phòng, là
nhớ những tàng hoa phượng đỏ rực cả một trời mùa hạ.
Riêng với tôi, thủa niên thiếu ấy, chưa cảm nhận được tiếng sóng
dội buồn xa của sóng nước cận kề thành phố. Cũng chưa thích thú nghe
tiếng ve kêu sầu não giữa trưa hè nắng gắt.
Nhưng có một giọng thương ca thăm thẳm nỗi muộn phiền của người
khách trú mặc y bộ đồ Tàu, đội mũ lác rộng vành, gánh 2 cái
giỏ mây ủ 2 nồi cao cổ: Một nồi đựng chè đậu xanh, một
nồi đựng chè mè đen, tay ông ta cầm 2 thanh gỗ nhỏ,
mồ hôi đã khiến vật dụng ấy bóng nhẫy để gõ nhịp, người khách
rao như hát sau mỗi nhịp gõ khô khan :
Lục tàu...xá ..,chí mà...phù , bên thay là
...lục tàu ...xá ..., chí mà ...phu ...ù ...ù
...bán rong các phố, độ nhật.
Lục tàu xá là chè đậu xanh, chí mà phù là chè mè đen, thì ai cũng biết
rồi, chỉ có 2 chữ "bên thay" là chi, cho tới
bây giờ tôi vẫn chưa biết nghĩa thế nào, may ra nhân vật
Bùi Hiên có thời ở Hải Phòng mới rõ được, phải
không thưa bạn Hải Phòng Ngày xa xưa ấy . ..
CAO MỴ NHÂN(HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
HẢI PHÒNG NGÀY XA XƯA ẤY - CAO MỴ NHÂN
HẢI PHÒNG NGÀY XA XƯA ẤY - CAO MỴ
NHÂN
Khi nhìn tấm hình cũ,còn nguyên mầu ố vàng, từ thời Tây thuộc, chụp hình cái
nhà hát lớn của thành phố: Haiphong - Le theatre, tôi
hơi hờn nhị ca Lính Dù, sao ông ấy không vẽ một trái
tim đặt trên bờ Biển Dại, cho cái bài thêm sóng gió trùng
khơi.
Nhưng rồi tôi bỗng vui thích như gặp lại tôi và người thân, bạn
quen cũ, tưởng đâu mới vắng nhau thôi.
Nơi cái nhà hát lớn ấy, những ngày trước cuộc di cư một triệu người
vô nam, thường chiếu những cuốn phim: cái lưới tình, vũ điệu trong bóng
mờ, phim tây, người phu xe, áo người trinh nữ, phim Nhật.
Đặc biệt là Ban hợp ca Gió Nam sau đổi là ban hợp ca Thăng Long từ
trong nam ra trình diễn, với các ca sĩ tên tuổi: Thái Thanh, Thái
Hằng, Khánh Ngọc, Hoài Trung, Hoài Bắc, có cả nhạc sĩ Phạm Duy trình
bầy các bài hát thật xưa như Hò leo núi, Đoàn lữ nhạc,
Thuyền viễn xứ, gần di cư có bài mới nhất Tình ca của Phạm Duy.
Hai con đường ở 2 bên cạnh nhà hát lớn đó là hai phố tây thật đẹp,
thật sạch.
Trên đường bên trái nhà hát lớn, theo ảnh minh hoạ, có một
xe hoành thánh mì, mà chị em tôi cứ mong cho hết phim, để được
ba tôi cho ăn mì trước khi về nhà.
Vẫn trên đường này, nếu đi thẳng xuống phía cuối phố, sẽ gặp nhà thờ Hải
Phòng, có hàng rào song sắt mà mỗi lần đi ngang, hay vô hẳn nhà thờ,
tôi hay trèo lên bờ tường rào ấy, để ...chơi.
Con đường bên này có những cửa hiệu tây sáng sủa. Trái lại con
đường bên phải nhà hát lớn, cũng theo ảnh, thì lại xẫm mầu vì có
nhiều cây cao, tàng lá rậm rạp, phần nhiều là villa của người
Pháp.
Có thể nói đó là 2 đường đẹp kiểu nắng ấm, người người
tản bộ vui vẻ. Phố tây đại để vậy, nếu qua hẳn phía trái nữa, là
phố Tàu. Phố Tàu thuần Tàu như Chợ Lớn Saigon, từ lâu
đời được mang tên Phố Khách, tức con đường mà hầu hết là nhà của
Khách trú.
Phố Khách Hải Phòng giống y một đường nhỏ trong Chợ
Lớn, lòng đường hẹp, 2 lề đường lượn theo thế đất, 2 dãy nhà
san sát cao tầng, ở Hải Phòng thủa ấy, nhà 4 tầng là đã chất
ngất rồi, nhà buôn bán nào cũng có cửa sắt phòng trộm cướp.
Cận cuối phía trái là chợ Sắt. Ngó chợ biết ngay già nửa số quán, sạp
trong chợ là của người Khách trú, thí dụ: sạp bán nhang
đèn, đồ mã, tủ bán thịt quay, xá xíu ...nhưng đặc biệt nhất vẫn
là các sạp tạp hoá mà hàng khô với hàng tươi luôn lẫn lộn. 10 sạp thì
đủ 10 hàng họ giống nhau, và chẳng bao giờ sạp thiếu món cà la thầu tức
củ cài muối. ..
Ra khỏi chợ một quãng để lên cái cầu Quay, ngày xưa tôi sợ nhất cái
cảnh vừa bước tới đoạn giữa, thì đoạn cầu đó quay ngang ra, phải chờ tầu
hàng qua khỏi khúc sông đó, rồi cầu quay trở lại như cũ, mới đi tiếp được.
Tất nhiên có nhiều đường khác, và vì ảnh hưởng của Tây đô
hộ, nên việc xây cất, phối trí phố xá cũng không khác mấy
các thành phố thủa xưa.
Đường Cầu Đất có lẽ là đại lộ chính của Hải Phòng, nên tập trung hầu
hết sinh hoạt buôn bán của Hải Phòng, là cái xương sống của
thành phố Cảng, nên các con đường ngang và rẽ các hướng khác thì
thủa đó các đường này toàn nhà ở, không mấy hàng quán.
Toàn thành phố, thời tôi, trước 1954, chỉ có mấy trường học gồm:
Tiểu học : Nam ở
phố ngõ Nghề, nữ tiểu học Lệ Hải ở ngã tư đường Cát Dài
và đường Cát Cụt. Tôi là nữ sinh trường này.
Trung học: công lập Ngô Quyền, tư thục Trí Tri. Sau
thêm tư thục Phùng Hưng gần Trí Tri. Rồi thêm trường vừa
dạy học, vừa dạy nghề như đánh máy ... của giáo sư Chu Văn
Bình, tức nhà văn Chu Tử.
Một điều không ai có thể ...chối cãi được, Hải Phòng là
thành phố của phượng vĩ mọc khắp nơi, từ giữa "down
town" tới bờ sông, bãi biển (Đồ Sơn), nên nhớ về Hải Phòng, là
nhớ những tàng hoa phượng đỏ rực cả một trời mùa hạ.
Riêng với tôi, thủa niên thiếu ấy, chưa cảm nhận được tiếng sóng
dội buồn xa của sóng nước cận kề thành phố. Cũng chưa thích thú nghe
tiếng ve kêu sầu não giữa trưa hè nắng gắt.
Nhưng có một giọng thương ca thăm thẳm nỗi muộn phiền của người
khách trú mặc y bộ đồ Tàu, đội mũ lác rộng vành, gánh 2 cái
giỏ mây ủ 2 nồi cao cổ: Một nồi đựng chè đậu xanh, một
nồi đựng chè mè đen, tay ông ta cầm 2 thanh gỗ nhỏ,
mồ hôi đã khiến vật dụng ấy bóng nhẫy để gõ nhịp, người khách
rao như hát sau mỗi nhịp gõ khô khan :
Lục tàu...xá ..,chí mà...phù , bên thay là
...lục tàu ...xá ..., chí mà ...phu ...ù ...ù
...bán rong các phố, độ nhật.
Lục tàu xá là chè đậu xanh, chí mà phù là chè mè đen, thì ai cũng biết
rồi, chỉ có 2 chữ "bên thay" là chi, cho tới
bây giờ tôi vẫn chưa biết nghĩa thế nào, may ra nhân vật
Bùi Hiên có thời ở Hải Phòng mới rõ được, phải
không thưa bạn Hải Phòng Ngày xa xưa ấy . ..
CAO MỴ NHÂN(HNPD)