Thân Hữu Tiếp Tay...
HIỆN TƯỢNG PHI NHUNG - Anh Phương Trần Văn Ngà
HIỆN TƯỢNG PHI NHUNG
Anh Phương Trần Văn Ngà
LỜI MỞ ĐẦU: Người viết tổng hợp những bài viết trên Net và xem các shows diễn có ca nghệ sĩ Phi Nhung cũng như có nghe hai buổi thuyết pháp của Thầy Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp ở Hóc Môn. Và có xem 1 clip về nữ đại gia Việt Nam NPH đã tố khổ chụp mũ mạ ly không tiếc lời cố nghệ sĩ Phi Nhung cũng như mụ "bà la sát" NPH đã xỉ nhục, chữi mắng thậm tệ nghệ sĩ Hoài Linh (đáng đời tên nghệ sĩ ưu tú của VC - ăn cơm quốc gia thờ ma CS) và lang băm NHY. Hai tên này bị mụNPH chữi thì mặc xác họ.
Người viết chỉ muốn gióng lên tiếng nói qua nhận xét các công việc từ thiện của ca nghệ sĩ Phi Nhung. Chúng ta phải bái phục, Phi Nhung từ thuở mới lọt lòng mẹ đã khổ, từ 6 tuổi dù có đi học, và bán hàng chạy phụ giúp mẹ nuôi các em. Đến 10 tuổi mẹ mất về ở với ông bà ngoại và lăn xả vào nghề học may để mưu sinh. Như vậy, về học chữ , Phi Nhung học ít mà cô lại có tính thông minh bẩm sinh. Cô tự vượt khó vuơn, ngoi lên từ chỗ thất học nghèo hèn cùng cực mà thành danh một ca nghệ sĩ ưu tú được người đời ngưỡng mộ. Lòng nhân ái của Phi Nhung bao la nuôi dạy 23 đứa con nuôi côi cút và dám hy sinh mạng sống mình vì tha nhân mới đáng kính nể trân trọng.
Bài viết này, viết trước khi tro cốt Phi Nhung đưa về Mỹ ngày 9.10.2021 và ngày 12.10 là ngày Lễ tang chánh thức của cố ca nghệ sĩ Phi Nhung được tổ chức tại chùa Huệ Quang ở Nam Cali - Hoa Kỳ.
Kinh nghiệm trường đời cho ta biết, những người nổi tiếng, người có tâm bồ tác thường làm những công việc mà người khác không làm được. Và những người có óc con muỗi con rệp chỉ biết chăm chích và thường suy bụng ta ra bụng người nên có những lời lẽ thiếu văn hóa (mất dạy) nặng lời với những người đức hạnh, tài giỏi hơn mình, đặc biệt là những người có lòng nhân ái bao la như cố ca nghệ sĩ Phi Nhung, thật đáng ngưỡng phục.
Đã gọi là hiện tượng mà lại rất đặc biệt vể cuộc đời của một nữ ca sĩ có một không hai trong giới nghệ sĩ Việt của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại và cả trong nước, cô nuôi dưỡng và cho ăn học đến 23 đứa trẻ mồ côi -. những mảnh đời rách nát của xã hội ngày nay. Ngoài giọng ca thiên phú truyền cảm trữ tình mượt mà qua các bản nhạc có giai điệu buồn tha thiết và nổi bật trong các bài dân ca và cổ nhạc "Nam Bộ" rất thích hợp với giọng ca hơi "nhão" của các ca sĩ sanh trưởng ở Miền Nam (dù PN sanh ở vùng cao nguyên). Ca sĩ Phi Nhung còn sở hữu một làn da trắng mịn, gương mặt xinh xắn với đôi mắt "buồn hiu" đen láy, Phi Nhung luôn tươi cười đem hết tiền của nghề ca diễn và tâm sức của mình nuôi dưỡng các con nuôi trong một xã hội nhiều bon chen tranh sống "vạn sự chỉ vì tiền". Và bao quanh cô khi còn ở Pleiku, hầu hết những người vùng sơn cước với nước ngâm đen có cuộc sống cùng khổ mà cô là một hiện tượng khác hẳn với họ. Hiện tượng đặc biệt nhứt của cố ca nghệ sĩ Phi Nhung là lòng nhân áí vô bờ bến với các trẻ em mồ côi và những người thiếu may mắn nghèo khổ trong mùa đại dịch COVID đang "tấn công" dữ dội vào thành phố Sài Gòn đang bị phong tỏa nghiêm ngặt. Phi Nhung đã thực hiện đúng phương châm "mình vì mọi người", một tôn chỉ mà Phi Nhưng tự đặt ra và quyết tiến tới, hy sinh tiền bạc cô kiếm được cùng cả cuộc đời son trẻ của cô để phục vụ tha nhân không màn lợi danh hay bị chống đối, ganh ghét, đố kỵ của nhiều giới giới vì cô không giống họ.
Từ một đứa trẻ không cha, sanh ở trong chùa, mẹ mất sớm lúc Phi Nhung mới 10 tuổi, cô đã phải lăn xả vào cuộc đời nghèo khổ kiếm sống để phụ giúp mẹ nuôi các em thơ dại với các nghề "bán chạy" tại các rạp hát, bến xe, chỗ đông người qua lại. Khi Má mất rồi, Phi Nhung về ở với ông bà ngoại cùng với hai em kế và ba đứa em nhỏ nhứt được dòng họ bà con nuôi dưỡng vì Ba (dượng) Phi Nhung bước thêm bước nữa. Phi Nhung xin ông bà ngoại cho học nghề may để phụ giúp gia đình nuôi em. Từ nhỏ Phi Nhung nuôi ba mộng ước lớn của đời cô:
- thứ nhứt là học nghề may mà phải trở thành một thợ may giỏi.
- khổ công luyện tập vươn lên thành một ca sĩ nổi tiếng với đời
- thành một ni cô thông minh giàu lòng nhân ái...
Ca sĩ Phi Nhung với tên đầy đủ Phạm Phi Nhung sanh năm 1970 (có người viết Phi Nhung sanh năm 1969) ở "phố núi" đất đỏ Pleiku (Gia Lai).
Thị xã Pleiku, những năm 65-70 là thành phố của lính Mỹ. Các quán bar, "nhà chứa - nhà thổ" mọc lên như nấm. Bao nhiêu cô gái Việt Nam trốn chạy chiến tranh từ các tỉnh ven biển miền Trung và kể cả ở miền Nam, về đây kiếm sống. Phi Nhung ra đời trong hoàn cảnh nghèo hèn và hỗn tạp đó tại một ngôi chùa trong thị xã Pleiku. Ông ngoại Phi Nhung cảm thấy xấu hổ vì con gái mình lấy Mỹ, muốn mẹ Phi Nhung phá thai. Vì vậy, bà phải vào chùa nương tựa cửa Phật sanh con.
Là con lai, là một vì sao lạc mà còn là ngôi sao xấu nên Phi Nhung đã chịu nhiều cay đắng "kỳ thị" khinh rẽ của xã hội thời bấy giờ, nhứt là thời niên thiếu khi đi học. Nếu là thời dưới chế độ cộng sản toàn trị, sau năm 1975, có chương trình con lai Mỹ được đi Hoa Kỳ, những đứa con lai đó trở thành những hạt ngọc, kim cương hay những cây vàng ròng mà giới có tiền của săn tìm mua bán đổi chác để "ăn theo" diện con lai sang Mỹ.
Năm 2005, Phi Nhung về Việt Nam tham gia hoạt động văn nghệ. Tài năng của cô được phát triển tột độ từ đó trong nhiều lãnh vực, ngoài ca hát tân cổ nhạc, cô còn diễn kịch, đóng phim…
Ngày 28 Tháng Chín, 2021, Phi Nhung lìa trần ra đi như một vì sao bạc phước, ngoi lên từ thân phận thấp hèn rồi mất đi khi ánh vinh quang còn sáng tỏ.
Sau hơn một tháng vướng vào bịnh Covid-19, cuối cùng Phi Nhung đã ra đi vào lúc 11 giờ 57 phút (12 giờ trưa, dễ nhớ) ngày 28 Tháng 9 năm 2021, tại bệnh viện Chợ Rẫy, thọ 51 tuổi.
Phi Nhung ra đi trong sự nuối tiếc của bao người ở khắp ba miền đất nước Nam Trung Bắc và lan tỏa ra đến các cộng đồng người Việt khắp thế giới trong lúc đại thảm họa Covid-19 hoành hành dữ dội ở trong nước, đặc biệt đang bùng phát mạnh tại trung tâm thành phố Sài Gòn - cái nôi kinh tế của cả nước Việt Nam, mọi sinh hoạt bị đứng khựng lại, không còn hoạt động nhộn nhịp như xưa.
Phi Nhung có một người con gái ruột duy nhất là Wendy Phạm, hiện ở Mỹ. Wendy không chọn con đường nghệ thuật như mẹ, mà đã tốt nghiệp ngành y tá và đã lập gia đình.
Nhà của Phi Nhung trong khu Đức An, trước đây là khu Dinh Điền, đa số người Bắc sống ở đây.
Năm 1989, Phi Nhung cùng gia đình đến Mỹ theo diện con lai.
Hình chụp tại Cam Ranh năm 1980 – Mẹ, Phi Nhung và hai em. (Hình: Đỗ Vẫn Trọn)
Đầu thập niên 90, ca sĩ Trizzie Phương Trinh tiếp đón cô em kết nghĩa Phi Nhung từ Tampa – Florida về Orange County để cô có nhiều cơ hội thật sự bước vào nghề ca hát.
Phi Nhung thành danh rất nhanh, ngay từ tiếng hát đầu tiên cất lên đã được khán giả đón nhận. Tên tuổi của Phi Nhung vang lừng, quả là một giọng hát đặc biệt và vóc dáng thanh tú xinh đẹp. Giọng ca Phi Nhung như tiếng chuông ngân nga thánh thót, diễn xuất điêu luyện tỏa sáng dưới ánh đèn sân khấu làm cho ngưởi thưởng ngoạn thêm ray rức, nao nao tấc dạ, tim cua họ đã bị Phi Nhung "đốn" rồi. Bất cứ một buổi văn nghệ nào ở trong nước mà không có Phi Nhung, dường như người ta nghe thấy thiếu vắng một điều gì đó. Phi Nhung trở thành một hiện tượng, một giọng hát đi vào lòng người và ở lại mãi trong tim họ cho đến ngày cô xa lìa trần thế.
Có người gọi Phi Nhung là “Nữ Hoàng” của nhạc tình quê hương dân tộc, thật đúng với mỹ từ này. Phi Nhung được yêu thích không những từ những khán giả hâm mộ mà trong giới nghệ sĩ cũng quý mến Phi Nhung ở tính hiền lành, tử tế không có tính cố chấp, ganh tỵ, bon chen, cô luôn tươi cười chân quê đối với mọi người...Phi Nhung có một giọng hát trữ tình sâu lắng, một đôi mắt diệu hiền, một nhân cách tuyệt đẹp rất quý hiếm.
Năm 2005, Phi Nhung về Việt Nam ca hát đi nhièu shows khắp ba miền đất nước, cô chọn quê nhà cho phần đời còn lại. Phi Nhung có mặt khắp mọi nẻo đường của đất nước, từ thành phố đến thôn quê, trên những giòng sông Cửu Long, Sông Hương, Sông Hồng cho đến tận mũi Cà Mau… lời ca của Phi Nhung vang vọng mang lại một âm hưởng quê hương và trở thành người bạn tâm giao của những người nghe nhạc.
Niềm ước mơ của Phi Nhung được mở ra từ đây. Niềm mơ ước thầm kín đó của Phi Nhung được khỏa lấp bởi tuổi thơ khốn khó nghèo khổ cùng cực – thiếu thốn tình mẫu tử của Phi Nhung được chia sẻ bằng chính tình cảm của Phi Nhung hết lòng nuôi dưỡng những đứa bé mồ côi xem như là con ruột của mình. Phi Nhung làm nhiều việc công đức, giúp đỡ người nghèo, người tàn tật, xây dựng một đại gia đình hạnh phúc với 23 người con, gọi cô tiếng “Má” nồng nàn tình mẫu, tử Má, Phi Nhung từng khao khát để luôn nghĩ về mẹ mình. Phi Nhung gọi mẹ bằng “Má”. Một âm thanh êm ả bao la mà Phi Nhung không thể nào diễn tả hết bằng tiếng hát của mình. Phi Nhung không bao giờ trách cứ Mẹ, mà còn yêu thương Má nhiều hơn nữa. Hoàn cảnh và định kiến xã hội thật khắt khe, người Mẹ phải theo chồng mới, xa con trong một thời gian bị người đời lên án.
Phi Nhung cho biết là cô ăn chay trường, nên cô có mở nhiều tiệm cơm chay "lấy công làm lời" có thêm thu nhập để nuôi dưỡng 23 đứa con côi cút. Phi Nhung còn xây nhiều ngôi nhà tình thương và bệnh xá ở Pleiku để chăm sóc miễn phí cho người nghèo.
Cố ca sĩ Phi Nhung và các con nuôi (Hình: Facebook Phi Nhung Phạm)
Khi chúng ta biết tin Phi Nhung đang lâm bịnh ngặt nghèo, COVID 19 là bịnh của thế kỷ, rất nguy hiểm, nhưng chúng ta vẫn còn tin và bấu víu vào sự nhiệm mầu của Trời Phật cứu giúp Phi Nhung thoát được bịnh hiểm nghèo nguy khốn này vì tâm của Phi Nhưng là tâm bồ đề, tâm bồ tát, chúng ta hy vọng bịnh tình của Phi Nhung rồi cũng sẽ đi qua bình an.
Tin dữ được loan truyền, sự ra đi của Phi Nhung đã đến. Vì vậy, đã nói lên giá trị lớn về sự hy sinh cao cả mà Phi Nhung chấp nhận kể cả mạng sống của mình vì tha nhân, không dễ gì mấy ai làm được. Lòng quả cảm của Phi Nhung như một chiến binh xông pha ngoài mặt trận khi Phi Nhung nhường tiêm liều vaccine trong lúc đang làm công việc chống dịch, như Thầy Thích Nhật Từ – trụ trì chùa Giác Ngộ đã nói (bài viết của Đỗ VẫnTrọn). Phi Nhung có show diễn ở Mỹ, nếu Phi Nhung trở về Mỹ thì cô cũng có cơ hội chích ngừa COVID 19 như mọi công dân Mỹ, chắc bây giờ chúng ta vẫn còn nghe giọng hát ngọt ngào của cô. Tiếc thay!.
Quả là số mệnh, sanh lão bịnh tử là tứ khổ của con người trần thế, có sinh là có tử. Đời người vô thường ngắn ngủi, nhưng sự ra đi của Phi Nhung làm nhiều người xót thương tiếc nuối.
Phi Nhung đã ở lại cùng với người dân Sài Gòn đau thương để chia sẻ niềm đau với dân Sài Gòn trong những ngày tang tóc, đại dịch lan tràn, người dân "ở đâu thì ở đó", như Thủ Tướng CS ra lệnh. Phi Nhung đã làm một việc quá phi thường.
Phi Nhung có một đức tính tuyệt đẹp, một nhân cách sống để chúng ta noi theo. Người Sài Gòn sẽ nhớ mãi cô ca sĩ có ý chí cao thượng mình vì mọi người.
Suốt hai tuần qua sau sự ra đi của Phi Nhung cho đến tận bây giờ, các trang mạng xã hội, báo chí trong và ngoài nước phủ sóng hình ảnh của cố ca nghệ sĩ Phi Nhung. Trên YouTube cùng phát lại những bài hát, những shows có sự tham dự của cô mà từ trước tới giờ chưa có một nghệ sĩ nào được danh dự người đời ngưỡng mộ như cô.
Phi Nhung với nét đẹp lai chân phương, dáng điệu mộc mạc, giọng nói đặc sệt chất "Nam Bộ" pha
lẫn sự bẩm sinh nghệ sĩ "miệt vườn" mà chinh phục được trái tim của nhiều thế hệ yêu thích giọng ca truyền cảm dễ thương của cô. Chúng ta đã có nhiều thiện cảm với tiếng hát thuần chất miền Tây (dù cô là người con của vùng sơn cước Pleiku) thật thà, chân chất của cô. Trong cái thật thà ấy lại nghe như chứa đựng một sự cam chịu phủ phàng (như nữ đại gia VN - NPhH không buông tha Phi Nhung vì "nghĩa tử nghĩa tận" đã có những lời thô lổ, hận thù, chụp mũ những chuyện xấu xa nhơ bẩn "ăn chận" tiền con nuôi Hồ Văn Cường (hay ai khác) thành danh một ca sĩ đang lên. Ai cũng biết nếu cố ca sĩ Phi Nhung sử dụng tiền của các con nuôi cùng đóng góp với "má" Phi Nhung để tiếp nuôi dưỡng 23 anh chị em đều là con nuôi của Phi Nhung, cũng rất logic, hợp tình hợp lý. Hơn nữa, các em dưới 18 tuổi không thể đứng tên một mình mở trương mục ở ngân hàng mà phải có người giám hộ. Điều này Phi Nhung đã có nói rõ, các em đều có một người quản lý cất giữ tiền trong ngân hàng, đến 18 tuổi các em được trao lại số tiền mà các em kiếm được... Còn chi phí nuôi dưỡng các trẻ, một mình Phi Nhung gánh chịu và thỉnh thoảng cũng có những bạn bè, nhà hảo tâm đóng góp thêm.
Người ta thường níu kéo dìm xuống cuộc đời Phi Nhung vì ganh tỵ, cô hơn người vì cô vốn đã đã khổ đau từ lúc mới sanh ra đời nên nay cô có điều kiện cô giúp lại đời, chỉ có thế thôi.!
Những bài dân ca, bài hát về quê hương và những bài lý, vọng cổ... truyền thống trữ tình, mộc mạc trở nên quen thuộc với tâm sự trái ngang của trường đời nhiều cay đắng qua cách cô thể hiện, diễn tả. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, chịu tất cả cái hỉ, nộ, ái, ố của cuộc đời hiển hiện ra tròn vẹn từ tiếng hát của cô" (trích bài Kalynh Ngô).
Tiếng hát Phi Nhung trong veo, thổn thức giữa những mảnh đời rách nát đói lạnh đau khổ cùng cực. Trang cá nhân của cô vẫn còn sống động những hình ảnh cô lăn xả cùng mọi người cứu giúp những ai cần giúp đỡ trong đại dịch COVID 19. Những bữa nấu ăn từ thiện ở Chùa Vĩnh Nghiêm, những ngày đi phát thực phẩm, những lời động viên bà con vượt qua khó khăn…tất cả những điều đó, dù với bất kỳ lý do nào, vẫn là một ngọn đuốc sáng. Cô đã làm được những điều tưởng như bình thường, nhưng không đơn giản chút nào cả, ít người làm được.
Chúng ta trân trọng những gì cố ca nghệ sĩ Phi Nhung và những cá nhân, tổ chức khác đã làm để dang rộng vòng tay ôm lấy Sài Gòn đang bị phong tỏa gắt gao. Bằng nhiều cách khác nhau, những người hoạt động từ thiện thật, không màu mè giả hiệu như một số đại gia "bán trời không mời thiên lôi". Phi Nhung thành tâm chia sẻ với Sài Gòn trong thời gian thảm họa đại dịch COVID 19.
Triển lãm “In America: Remember” với hơn 600 ngàn lá cờ trắng (nay trên 700 lá cờ trắng tượng trưng cho hơn 700 ngàn linh hồn bị COVID 19 cướp mất - ở Washington DC .
Là người con của Phật, sự ra đi của cô chỉ là rời cõi tạm ở thế gian này, cô vĩnh viễn bỏ ngoài tai mọi thị phi gièm pha. Phi Nhung bắt đầu thoát kiếp về một thế giới mới an bình "nhàn du tiên cảnh", không còn trầm luân trong cõi ta bà ô trượt này nữa.
Có mấy ai có tâm bồ đề như cố ca nghệ sĩ Phi Nhung, cô sử dụng tiền ca hát, đóng phim, diễn kịch mà cô đã bỏ bao công sức luyện tập để xây dựng nhà "tình thương" để nuôi dưỡng chăm sóc cho 23 đứa trẻ mồ côi bất hạnh được ăn học đàng hoàng. Phi Nhung từng nói là cô không còn muốn lập gia đình mới cho cô. Cô nguyện "ở vậy nuôi con", vì trong tình trường cô đã từng lăn lóc và chuốc lấy nhiều đau khổ.
Tiếng hát mượt mà của Phi Nhung vang vọng những âm thanh buồn bã, ghi đậm nỗi lòng nhân thế, mọi người luôn vẫn nhớ tiếng hát truyền cảm làm say đắm lòng người của Phi Nhung.
Hòa Thượng Chân Tín, trụ trì chùa Hoằng Pháp ở Hóc Môn - Sài Gòn, trong một bài giảng sau sự ra đi của ca sĩ Phi Nhung, Thầy đã đúc kết bốn đức tính siêu việt của Phi Nhung được chúng tôi tóm tắc như sau:
1 - Lòng thương kính Mẹ tuyệt đối
2 - Tình yêu cao cả đối với các em - Năm em của Phi Nhung đềư được cô tạo dựng nhà riêng.
3 - Sự quyết tâm theo đuổi thực hiện ba ước mơ cũ của cô từ hồi còn tấm bé: thợ may khéo giỏi
- ca sĩ hát điêu luyện, diễn xuất hay và chỉ có ước mơ thứ ba thành sư cô chưa thành đạt.
4 - Giàu lòng nhân ái với phương châm "Mình Vì Mọi Người", Phi Nhung hy sinh cả mạng sống
để giúp tha nhân...
Ba ước mơ của cố ca sĩ từ hồi còn bé cho tới ngày cô về đất Phật, Phi Nhung đã thực hiện được hai ước mơ trọn vẹn là thợ may giỏi đang làm công việc may với $4/giờ. Với năng xuất cao nổi trội nên cô được chủ cất nhắc lên lương $18/giờ.
Ước mơ thứ hai cũng được các ca sĩ đi trước hướng dẫn vì Phi Nhung là ca sĩ "tự phát" không qua trường lớp nào rèn luyện học hỏi. Với quyết tâm thành ca sĩ hát hay, chính Phi Nhung phải không ngừng khổ luyện vì cô đến trường học thì ít mà lăn lóc trường đời thì nhiều. Từ chưa am tường nhạc lý, diễn xuất, luyện giọng, lần lần cô cố gắng vươn lên có giọng hát điêu luyện, ngọt ngào mượt mà, truyền cảm đi sâu vào trái tim của người nghe. Phi Nhung trở thành ca sĩ ăn khách, một trong những ca sĩ ăn khách nhứt của Việt Nam.
Mơ ước thứ ba, Phi Nhung chưa trở thành sư cô mà Phi Nhung có tâm bồ đề như đa số các ni cô, thương người như thể thương thân, luôn tạo nghiệp, duyên lành để phục vụ tha nhân. Dù chưa thí phát quy y, sớm chiều kinh kệ mà Phi Nhung có những việc làm từ thiện còn đóng góp gấp bội phần công đức dâng lên Đức Phật.
Hiện tượng Phi Nhung là một hiện tượng quý hiếm, chưa có nghệ sĩ thứ hai có những hoạt động từ thiện giống như cô. Về nghề ca diễn, cô còn ca hát được từ tân nhạc đến cổ nhạc, đóng phim, đóng kịch rất xuất sắc, đều thành công vượt bực, được mọi người yêu thương.
Mỗi con người khi nhắm mắt xuôi tay về với cát bụi cũng với hai bàn trắng, giàu nghèo, sang hèn cũng thế thôi:
Tiền tài danh vọng đa tân khổ,
Thượng lộ huỳnh tuyền lưỡng thủ không.
Lời sau cùng - Người viết nguyện cầu hồng ân tam bảo độ trì linh hồn Phi Nhung và Đức Phật Tiếp Dẫn đến rước linh hồn cô về đất Phật - Nam Mô Ai Đà Phật - Amen! @
Anh Phương Trần Văn Ngà (12.10.2021)HIỆN TƯỢNG PHI NHUNG - Anh Phương Trần Văn Ngà
HIỆN TƯỢNG PHI NHUNG
Anh Phương Trần Văn Ngà
LỜI MỞ ĐẦU: Người viết tổng hợp những bài viết trên Net và xem các shows diễn có ca nghệ sĩ Phi Nhung cũng như có nghe hai buổi thuyết pháp của Thầy Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp ở Hóc Môn. Và có xem 1 clip về nữ đại gia Việt Nam NPH đã tố khổ chụp mũ mạ ly không tiếc lời cố nghệ sĩ Phi Nhung cũng như mụ "bà la sát" NPH đã xỉ nhục, chữi mắng thậm tệ nghệ sĩ Hoài Linh (đáng đời tên nghệ sĩ ưu tú của VC - ăn cơm quốc gia thờ ma CS) và lang băm NHY. Hai tên này bị mụNPH chữi thì mặc xác họ.
Người viết chỉ muốn gióng lên tiếng nói qua nhận xét các công việc từ thiện của ca nghệ sĩ Phi Nhung. Chúng ta phải bái phục, Phi Nhung từ thuở mới lọt lòng mẹ đã khổ, từ 6 tuổi dù có đi học, và bán hàng chạy phụ giúp mẹ nuôi các em. Đến 10 tuổi mẹ mất về ở với ông bà ngoại và lăn xả vào nghề học may để mưu sinh. Như vậy, về học chữ , Phi Nhung học ít mà cô lại có tính thông minh bẩm sinh. Cô tự vượt khó vuơn, ngoi lên từ chỗ thất học nghèo hèn cùng cực mà thành danh một ca nghệ sĩ ưu tú được người đời ngưỡng mộ. Lòng nhân ái của Phi Nhung bao la nuôi dạy 23 đứa con nuôi côi cút và dám hy sinh mạng sống mình vì tha nhân mới đáng kính nể trân trọng.
Bài viết này, viết trước khi tro cốt Phi Nhung đưa về Mỹ ngày 9.10.2021 và ngày 12.10 là ngày Lễ tang chánh thức của cố ca nghệ sĩ Phi Nhung được tổ chức tại chùa Huệ Quang ở Nam Cali - Hoa Kỳ.
Kinh nghiệm trường đời cho ta biết, những người nổi tiếng, người có tâm bồ tác thường làm những công việc mà người khác không làm được. Và những người có óc con muỗi con rệp chỉ biết chăm chích và thường suy bụng ta ra bụng người nên có những lời lẽ thiếu văn hóa (mất dạy) nặng lời với những người đức hạnh, tài giỏi hơn mình, đặc biệt là những người có lòng nhân ái bao la như cố ca nghệ sĩ Phi Nhung, thật đáng ngưỡng phục.
Đã gọi là hiện tượng mà lại rất đặc biệt vể cuộc đời của một nữ ca sĩ có một không hai trong giới nghệ sĩ Việt của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại và cả trong nước, cô nuôi dưỡng và cho ăn học đến 23 đứa trẻ mồ côi -. những mảnh đời rách nát của xã hội ngày nay. Ngoài giọng ca thiên phú truyền cảm trữ tình mượt mà qua các bản nhạc có giai điệu buồn tha thiết và nổi bật trong các bài dân ca và cổ nhạc "Nam Bộ" rất thích hợp với giọng ca hơi "nhão" của các ca sĩ sanh trưởng ở Miền Nam (dù PN sanh ở vùng cao nguyên). Ca sĩ Phi Nhung còn sở hữu một làn da trắng mịn, gương mặt xinh xắn với đôi mắt "buồn hiu" đen láy, Phi Nhung luôn tươi cười đem hết tiền của nghề ca diễn và tâm sức của mình nuôi dưỡng các con nuôi trong một xã hội nhiều bon chen tranh sống "vạn sự chỉ vì tiền". Và bao quanh cô khi còn ở Pleiku, hầu hết những người vùng sơn cước với nước ngâm đen có cuộc sống cùng khổ mà cô là một hiện tượng khác hẳn với họ. Hiện tượng đặc biệt nhứt của cố ca nghệ sĩ Phi Nhung là lòng nhân áí vô bờ bến với các trẻ em mồ côi và những người thiếu may mắn nghèo khổ trong mùa đại dịch COVID đang "tấn công" dữ dội vào thành phố Sài Gòn đang bị phong tỏa nghiêm ngặt. Phi Nhung đã thực hiện đúng phương châm "mình vì mọi người", một tôn chỉ mà Phi Nhưng tự đặt ra và quyết tiến tới, hy sinh tiền bạc cô kiếm được cùng cả cuộc đời son trẻ của cô để phục vụ tha nhân không màn lợi danh hay bị chống đối, ganh ghét, đố kỵ của nhiều giới giới vì cô không giống họ.
Từ một đứa trẻ không cha, sanh ở trong chùa, mẹ mất sớm lúc Phi Nhung mới 10 tuổi, cô đã phải lăn xả vào cuộc đời nghèo khổ kiếm sống để phụ giúp mẹ nuôi các em thơ dại với các nghề "bán chạy" tại các rạp hát, bến xe, chỗ đông người qua lại. Khi Má mất rồi, Phi Nhung về ở với ông bà ngoại cùng với hai em kế và ba đứa em nhỏ nhứt được dòng họ bà con nuôi dưỡng vì Ba (dượng) Phi Nhung bước thêm bước nữa. Phi Nhung xin ông bà ngoại cho học nghề may để phụ giúp gia đình nuôi em. Từ nhỏ Phi Nhung nuôi ba mộng ước lớn của đời cô:
- thứ nhứt là học nghề may mà phải trở thành một thợ may giỏi.
- khổ công luyện tập vươn lên thành một ca sĩ nổi tiếng với đời
- thành một ni cô thông minh giàu lòng nhân ái...
Ca sĩ Phi Nhung với tên đầy đủ Phạm Phi Nhung sanh năm 1970 (có người viết Phi Nhung sanh năm 1969) ở "phố núi" đất đỏ Pleiku (Gia Lai).
Thị xã Pleiku, những năm 65-70 là thành phố của lính Mỹ. Các quán bar, "nhà chứa - nhà thổ" mọc lên như nấm. Bao nhiêu cô gái Việt Nam trốn chạy chiến tranh từ các tỉnh ven biển miền Trung và kể cả ở miền Nam, về đây kiếm sống. Phi Nhung ra đời trong hoàn cảnh nghèo hèn và hỗn tạp đó tại một ngôi chùa trong thị xã Pleiku. Ông ngoại Phi Nhung cảm thấy xấu hổ vì con gái mình lấy Mỹ, muốn mẹ Phi Nhung phá thai. Vì vậy, bà phải vào chùa nương tựa cửa Phật sanh con.
Là con lai, là một vì sao lạc mà còn là ngôi sao xấu nên Phi Nhung đã chịu nhiều cay đắng "kỳ thị" khinh rẽ của xã hội thời bấy giờ, nhứt là thời niên thiếu khi đi học. Nếu là thời dưới chế độ cộng sản toàn trị, sau năm 1975, có chương trình con lai Mỹ được đi Hoa Kỳ, những đứa con lai đó trở thành những hạt ngọc, kim cương hay những cây vàng ròng mà giới có tiền của săn tìm mua bán đổi chác để "ăn theo" diện con lai sang Mỹ.
Năm 2005, Phi Nhung về Việt Nam tham gia hoạt động văn nghệ. Tài năng của cô được phát triển tột độ từ đó trong nhiều lãnh vực, ngoài ca hát tân cổ nhạc, cô còn diễn kịch, đóng phim…
Ngày 28 Tháng Chín, 2021, Phi Nhung lìa trần ra đi như một vì sao bạc phước, ngoi lên từ thân phận thấp hèn rồi mất đi khi ánh vinh quang còn sáng tỏ.
Sau hơn một tháng vướng vào bịnh Covid-19, cuối cùng Phi Nhung đã ra đi vào lúc 11 giờ 57 phút (12 giờ trưa, dễ nhớ) ngày 28 Tháng 9 năm 2021, tại bệnh viện Chợ Rẫy, thọ 51 tuổi.
Phi Nhung ra đi trong sự nuối tiếc của bao người ở khắp ba miền đất nước Nam Trung Bắc và lan tỏa ra đến các cộng đồng người Việt khắp thế giới trong lúc đại thảm họa Covid-19 hoành hành dữ dội ở trong nước, đặc biệt đang bùng phát mạnh tại trung tâm thành phố Sài Gòn - cái nôi kinh tế của cả nước Việt Nam, mọi sinh hoạt bị đứng khựng lại, không còn hoạt động nhộn nhịp như xưa.
Phi Nhung có một người con gái ruột duy nhất là Wendy Phạm, hiện ở Mỹ. Wendy không chọn con đường nghệ thuật như mẹ, mà đã tốt nghiệp ngành y tá và đã lập gia đình.
Nhà của Phi Nhung trong khu Đức An, trước đây là khu Dinh Điền, đa số người Bắc sống ở đây.
Năm 1989, Phi Nhung cùng gia đình đến Mỹ theo diện con lai.
Hình chụp tại Cam Ranh năm 1980 – Mẹ, Phi Nhung và hai em. (Hình: Đỗ Vẫn Trọn)
Đầu thập niên 90, ca sĩ Trizzie Phương Trinh tiếp đón cô em kết nghĩa Phi Nhung từ Tampa – Florida về Orange County để cô có nhiều cơ hội thật sự bước vào nghề ca hát.
Phi Nhung thành danh rất nhanh, ngay từ tiếng hát đầu tiên cất lên đã được khán giả đón nhận. Tên tuổi của Phi Nhung vang lừng, quả là một giọng hát đặc biệt và vóc dáng thanh tú xinh đẹp. Giọng ca Phi Nhung như tiếng chuông ngân nga thánh thót, diễn xuất điêu luyện tỏa sáng dưới ánh đèn sân khấu làm cho ngưởi thưởng ngoạn thêm ray rức, nao nao tấc dạ, tim cua họ đã bị Phi Nhung "đốn" rồi. Bất cứ một buổi văn nghệ nào ở trong nước mà không có Phi Nhung, dường như người ta nghe thấy thiếu vắng một điều gì đó. Phi Nhung trở thành một hiện tượng, một giọng hát đi vào lòng người và ở lại mãi trong tim họ cho đến ngày cô xa lìa trần thế.
Có người gọi Phi Nhung là “Nữ Hoàng” của nhạc tình quê hương dân tộc, thật đúng với mỹ từ này. Phi Nhung được yêu thích không những từ những khán giả hâm mộ mà trong giới nghệ sĩ cũng quý mến Phi Nhung ở tính hiền lành, tử tế không có tính cố chấp, ganh tỵ, bon chen, cô luôn tươi cười chân quê đối với mọi người...Phi Nhung có một giọng hát trữ tình sâu lắng, một đôi mắt diệu hiền, một nhân cách tuyệt đẹp rất quý hiếm.
Năm 2005, Phi Nhung về Việt Nam ca hát đi nhièu shows khắp ba miền đất nước, cô chọn quê nhà cho phần đời còn lại. Phi Nhung có mặt khắp mọi nẻo đường của đất nước, từ thành phố đến thôn quê, trên những giòng sông Cửu Long, Sông Hương, Sông Hồng cho đến tận mũi Cà Mau… lời ca của Phi Nhung vang vọng mang lại một âm hưởng quê hương và trở thành người bạn tâm giao của những người nghe nhạc.
Niềm ước mơ của Phi Nhung được mở ra từ đây. Niềm mơ ước thầm kín đó của Phi Nhung được khỏa lấp bởi tuổi thơ khốn khó nghèo khổ cùng cực – thiếu thốn tình mẫu tử của Phi Nhung được chia sẻ bằng chính tình cảm của Phi Nhung hết lòng nuôi dưỡng những đứa bé mồ côi xem như là con ruột của mình. Phi Nhung làm nhiều việc công đức, giúp đỡ người nghèo, người tàn tật, xây dựng một đại gia đình hạnh phúc với 23 người con, gọi cô tiếng “Má” nồng nàn tình mẫu, tử Má, Phi Nhung từng khao khát để luôn nghĩ về mẹ mình. Phi Nhung gọi mẹ bằng “Má”. Một âm thanh êm ả bao la mà Phi Nhung không thể nào diễn tả hết bằng tiếng hát của mình. Phi Nhung không bao giờ trách cứ Mẹ, mà còn yêu thương Má nhiều hơn nữa. Hoàn cảnh và định kiến xã hội thật khắt khe, người Mẹ phải theo chồng mới, xa con trong một thời gian bị người đời lên án.
Phi Nhung cho biết là cô ăn chay trường, nên cô có mở nhiều tiệm cơm chay "lấy công làm lời" có thêm thu nhập để nuôi dưỡng 23 đứa con côi cút. Phi Nhung còn xây nhiều ngôi nhà tình thương và bệnh xá ở Pleiku để chăm sóc miễn phí cho người nghèo.
Cố ca sĩ Phi Nhung và các con nuôi (Hình: Facebook Phi Nhung Phạm)
Khi chúng ta biết tin Phi Nhung đang lâm bịnh ngặt nghèo, COVID 19 là bịnh của thế kỷ, rất nguy hiểm, nhưng chúng ta vẫn còn tin và bấu víu vào sự nhiệm mầu của Trời Phật cứu giúp Phi Nhung thoát được bịnh hiểm nghèo nguy khốn này vì tâm của Phi Nhưng là tâm bồ đề, tâm bồ tát, chúng ta hy vọng bịnh tình của Phi Nhung rồi cũng sẽ đi qua bình an.
Tin dữ được loan truyền, sự ra đi của Phi Nhung đã đến. Vì vậy, đã nói lên giá trị lớn về sự hy sinh cao cả mà Phi Nhung chấp nhận kể cả mạng sống của mình vì tha nhân, không dễ gì mấy ai làm được. Lòng quả cảm của Phi Nhung như một chiến binh xông pha ngoài mặt trận khi Phi Nhung nhường tiêm liều vaccine trong lúc đang làm công việc chống dịch, như Thầy Thích Nhật Từ – trụ trì chùa Giác Ngộ đã nói (bài viết của Đỗ VẫnTrọn). Phi Nhung có show diễn ở Mỹ, nếu Phi Nhung trở về Mỹ thì cô cũng có cơ hội chích ngừa COVID 19 như mọi công dân Mỹ, chắc bây giờ chúng ta vẫn còn nghe giọng hát ngọt ngào của cô. Tiếc thay!.
Quả là số mệnh, sanh lão bịnh tử là tứ khổ của con người trần thế, có sinh là có tử. Đời người vô thường ngắn ngủi, nhưng sự ra đi của Phi Nhung làm nhiều người xót thương tiếc nuối.
Phi Nhung đã ở lại cùng với người dân Sài Gòn đau thương để chia sẻ niềm đau với dân Sài Gòn trong những ngày tang tóc, đại dịch lan tràn, người dân "ở đâu thì ở đó", như Thủ Tướng CS ra lệnh. Phi Nhung đã làm một việc quá phi thường.
Phi Nhung có một đức tính tuyệt đẹp, một nhân cách sống để chúng ta noi theo. Người Sài Gòn sẽ nhớ mãi cô ca sĩ có ý chí cao thượng mình vì mọi người.
Suốt hai tuần qua sau sự ra đi của Phi Nhung cho đến tận bây giờ, các trang mạng xã hội, báo chí trong và ngoài nước phủ sóng hình ảnh của cố ca nghệ sĩ Phi Nhung. Trên YouTube cùng phát lại những bài hát, những shows có sự tham dự của cô mà từ trước tới giờ chưa có một nghệ sĩ nào được danh dự người đời ngưỡng mộ như cô.
Phi Nhung với nét đẹp lai chân phương, dáng điệu mộc mạc, giọng nói đặc sệt chất "Nam Bộ" pha
lẫn sự bẩm sinh nghệ sĩ "miệt vườn" mà chinh phục được trái tim của nhiều thế hệ yêu thích giọng ca truyền cảm dễ thương của cô. Chúng ta đã có nhiều thiện cảm với tiếng hát thuần chất miền Tây (dù cô là người con của vùng sơn cước Pleiku) thật thà, chân chất của cô. Trong cái thật thà ấy lại nghe như chứa đựng một sự cam chịu phủ phàng (như nữ đại gia VN - NPhH không buông tha Phi Nhung vì "nghĩa tử nghĩa tận" đã có những lời thô lổ, hận thù, chụp mũ những chuyện xấu xa nhơ bẩn "ăn chận" tiền con nuôi Hồ Văn Cường (hay ai khác) thành danh một ca sĩ đang lên. Ai cũng biết nếu cố ca sĩ Phi Nhung sử dụng tiền của các con nuôi cùng đóng góp với "má" Phi Nhung để tiếp nuôi dưỡng 23 anh chị em đều là con nuôi của Phi Nhung, cũng rất logic, hợp tình hợp lý. Hơn nữa, các em dưới 18 tuổi không thể đứng tên một mình mở trương mục ở ngân hàng mà phải có người giám hộ. Điều này Phi Nhung đã có nói rõ, các em đều có một người quản lý cất giữ tiền trong ngân hàng, đến 18 tuổi các em được trao lại số tiền mà các em kiếm được... Còn chi phí nuôi dưỡng các trẻ, một mình Phi Nhung gánh chịu và thỉnh thoảng cũng có những bạn bè, nhà hảo tâm đóng góp thêm.
Người ta thường níu kéo dìm xuống cuộc đời Phi Nhung vì ganh tỵ, cô hơn người vì cô vốn đã đã khổ đau từ lúc mới sanh ra đời nên nay cô có điều kiện cô giúp lại đời, chỉ có thế thôi.!
Những bài dân ca, bài hát về quê hương và những bài lý, vọng cổ... truyền thống trữ tình, mộc mạc trở nên quen thuộc với tâm sự trái ngang của trường đời nhiều cay đắng qua cách cô thể hiện, diễn tả. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, chịu tất cả cái hỉ, nộ, ái, ố của cuộc đời hiển hiện ra tròn vẹn từ tiếng hát của cô" (trích bài Kalynh Ngô).
Tiếng hát Phi Nhung trong veo, thổn thức giữa những mảnh đời rách nát đói lạnh đau khổ cùng cực. Trang cá nhân của cô vẫn còn sống động những hình ảnh cô lăn xả cùng mọi người cứu giúp những ai cần giúp đỡ trong đại dịch COVID 19. Những bữa nấu ăn từ thiện ở Chùa Vĩnh Nghiêm, những ngày đi phát thực phẩm, những lời động viên bà con vượt qua khó khăn…tất cả những điều đó, dù với bất kỳ lý do nào, vẫn là một ngọn đuốc sáng. Cô đã làm được những điều tưởng như bình thường, nhưng không đơn giản chút nào cả, ít người làm được.
Chúng ta trân trọng những gì cố ca nghệ sĩ Phi Nhung và những cá nhân, tổ chức khác đã làm để dang rộng vòng tay ôm lấy Sài Gòn đang bị phong tỏa gắt gao. Bằng nhiều cách khác nhau, những người hoạt động từ thiện thật, không màu mè giả hiệu như một số đại gia "bán trời không mời thiên lôi". Phi Nhung thành tâm chia sẻ với Sài Gòn trong thời gian thảm họa đại dịch COVID 19.
Triển lãm “In America: Remember” với hơn 600 ngàn lá cờ trắng (nay trên 700 lá cờ trắng tượng trưng cho hơn 700 ngàn linh hồn bị COVID 19 cướp mất - ở Washington DC .
Là người con của Phật, sự ra đi của cô chỉ là rời cõi tạm ở thế gian này, cô vĩnh viễn bỏ ngoài tai mọi thị phi gièm pha. Phi Nhung bắt đầu thoát kiếp về một thế giới mới an bình "nhàn du tiên cảnh", không còn trầm luân trong cõi ta bà ô trượt này nữa.
Có mấy ai có tâm bồ đề như cố ca nghệ sĩ Phi Nhung, cô sử dụng tiền ca hát, đóng phim, diễn kịch mà cô đã bỏ bao công sức luyện tập để xây dựng nhà "tình thương" để nuôi dưỡng chăm sóc cho 23 đứa trẻ mồ côi bất hạnh được ăn học đàng hoàng. Phi Nhung từng nói là cô không còn muốn lập gia đình mới cho cô. Cô nguyện "ở vậy nuôi con", vì trong tình trường cô đã từng lăn lóc và chuốc lấy nhiều đau khổ.
Tiếng hát mượt mà của Phi Nhung vang vọng những âm thanh buồn bã, ghi đậm nỗi lòng nhân thế, mọi người luôn vẫn nhớ tiếng hát truyền cảm làm say đắm lòng người của Phi Nhung.
Hòa Thượng Chân Tín, trụ trì chùa Hoằng Pháp ở Hóc Môn - Sài Gòn, trong một bài giảng sau sự ra đi của ca sĩ Phi Nhung, Thầy đã đúc kết bốn đức tính siêu việt của Phi Nhung được chúng tôi tóm tắc như sau:
1 - Lòng thương kính Mẹ tuyệt đối
2 - Tình yêu cao cả đối với các em - Năm em của Phi Nhung đềư được cô tạo dựng nhà riêng.
3 - Sự quyết tâm theo đuổi thực hiện ba ước mơ cũ của cô từ hồi còn tấm bé: thợ may khéo giỏi
- ca sĩ hát điêu luyện, diễn xuất hay và chỉ có ước mơ thứ ba thành sư cô chưa thành đạt.
4 - Giàu lòng nhân ái với phương châm "Mình Vì Mọi Người", Phi Nhung hy sinh cả mạng sống
để giúp tha nhân...
Ba ước mơ của cố ca sĩ từ hồi còn bé cho tới ngày cô về đất Phật, Phi Nhung đã thực hiện được hai ước mơ trọn vẹn là thợ may giỏi đang làm công việc may với $4/giờ. Với năng xuất cao nổi trội nên cô được chủ cất nhắc lên lương $18/giờ.
Ước mơ thứ hai cũng được các ca sĩ đi trước hướng dẫn vì Phi Nhung là ca sĩ "tự phát" không qua trường lớp nào rèn luyện học hỏi. Với quyết tâm thành ca sĩ hát hay, chính Phi Nhung phải không ngừng khổ luyện vì cô đến trường học thì ít mà lăn lóc trường đời thì nhiều. Từ chưa am tường nhạc lý, diễn xuất, luyện giọng, lần lần cô cố gắng vươn lên có giọng hát điêu luyện, ngọt ngào mượt mà, truyền cảm đi sâu vào trái tim của người nghe. Phi Nhung trở thành ca sĩ ăn khách, một trong những ca sĩ ăn khách nhứt của Việt Nam.
Mơ ước thứ ba, Phi Nhung chưa trở thành sư cô mà Phi Nhung có tâm bồ đề như đa số các ni cô, thương người như thể thương thân, luôn tạo nghiệp, duyên lành để phục vụ tha nhân. Dù chưa thí phát quy y, sớm chiều kinh kệ mà Phi Nhung có những việc làm từ thiện còn đóng góp gấp bội phần công đức dâng lên Đức Phật.
Hiện tượng Phi Nhung là một hiện tượng quý hiếm, chưa có nghệ sĩ thứ hai có những hoạt động từ thiện giống như cô. Về nghề ca diễn, cô còn ca hát được từ tân nhạc đến cổ nhạc, đóng phim, đóng kịch rất xuất sắc, đều thành công vượt bực, được mọi người yêu thương.
Mỗi con người khi nhắm mắt xuôi tay về với cát bụi cũng với hai bàn trắng, giàu nghèo, sang hèn cũng thế thôi:
Tiền tài danh vọng đa tân khổ,
Thượng lộ huỳnh tuyền lưỡng thủ không.
Lời sau cùng - Người viết nguyện cầu hồng ân tam bảo độ trì linh hồn Phi Nhung và Đức Phật Tiếp Dẫn đến rước linh hồn cô về đất Phật - Nam Mô Ai Đà Phật - Amen! @
Anh Phương Trần Văn Ngà (12.10.2021)