Thân Hữu Tiếp Tay...

HOA DẠI VÀ TÂM THẾ CỦA THI SĨ _ PHẠM ĐỨC NHÌ

XXX


PhamDucNhi
HOA DẠI VÀ TÂM THẾ CỦA THI SĨ

 

HOA DẠI

 

(Tâm sự một nhà thơ)

 

Tôi là loài hoa dại

mọc bên đường

tỏa sắc hương

dịu lòng những ông bố

trên đường đến xưởng

những bà mẹ

đi thăm ruộng trở về

 

Tôi thêm nét vui tươi

cho cô gái quê

xách làn đi chợ

 

Các cô cậu học trò

mặt mày hớn hở

cười với tôi mỗi buổi đến trường

 

Tôi đứng đây

mở lòng đón gió bốn phương

để thêm sắc thêm hương

cho người đời thêm đẹp dạ

 

Bạn đừng tưởng đời tôi êm ả

như mặt nước hồ

tôi đã bao phen nghiêng ngả

trước những trận gió to

 

Có lúc thân tôi xác xơ

tả tơi từng cánh

lá rụng phấn bay

lịm dần trong đêm lạnh

nhưng nghĩ đến ngày mai

tôi gượng dậy mỉm cười

 

Tuy nhiên

nếu lúc này bạn ngỏ ý mời tôi

đến một ngôi nhà sang trọng

dành cho tôi

chỗ ngồi ấm cúng

có kẻ chăm lo trẩy lá tỉa cành

tôi vẫn lắc đầu

nhìn dưới chân mình

mảnh đất nhỏ

tôi vô cùng yêu mến

 

Tôi sống

không phải để riêng ai âu yếm

sắc hương này

tôi muốn sẻ chia

cho tất cả mọi người

từ em bé ngây thơ

đến các cụ già trăm tuổi

 

Và nếu nơi đây

nước dâng bão nổi

tấm thân này

tan nát cuốn muôn nơi

tôi vẫn vui

bởi phấn nhụy của tôi

sẽ mọc lên                                                      

trăm ngàn cây hoa mới

 

(Phạm Đức Nhì)

 

Thơ tôi viết có một phần khá lớn sử dụng phép ẩn dụ trong đó có gần hai chục bài bàn về Lý Thuyết Thơ được bạn bè xếp vào loại “Những Bài Thơ Về Thơ”. Hoa Dại là bài thơ thuộc loại này.

Tứ: Tác giả nói lên tâm sự của một loài hoa dại.

Ý: Bóng gió nói đến tâm sự của chính tác giả - một nhà thơ

 

Giải Thích Thêm Về “Tứ Thơ”

 

Khi nghe nói hoa dại người đọc sẽ có thể nghĩ đến một loại hoa khác với loại “hoa nhà” được con người trồng, như một cách trang trí, ở trong nhà hay ngoài vườn.

Nếu đem so sánh sẽ có một số khác biệt như sau:

 

1/ Môi Trường

 

     a/ Hoa Dại: Mọc ở môi trường tự nhiên, ven đường, ven rừng, chịu đựng nắng mưa, sương gió, có khi cả bão lụt - bất trắc xảy đến bất cứ lúc nào.

     b/ Hoa Nhà: Được con người trồng trong vườn hoặc ở trong nhà, được lên luống, chăm bón, tưới tắm, bắt sâu, tỉa lá, bẻ cành, trong một môi trường được kiểm soát, “nuông chiều” và dĩ nhiên, an toàn.

 

2/ Tự Do

 

     a/ Hoa Dại: Gió thổi hạt đến đâu có thể mọc cây ở đó, cảnh quan trước mắt rộng rãi, thoáng đãng, tầm nhìn bao la.

     b/ Hoa Nhà: Chỉ được trồng hoặc trưng bày ở nơi người chủ nhà muốn, bị tù túng trong khung cảnh chật hẹp.

 

3/ Đối Tượng Phục Vụ:

 

     a/ Hoa Dại: Phục vụ tất cả những người qua lại

 

     b/ Hoa Nhà: Phục vụ những người trong gia đình chủ nhà và khách khứa, bạn bè của họ

 

Từ Tứ Suy Ra Ý - Nghĩa Bóng

 

Sau đây là nghĩa bóng (ý) của bài thơ, liên quan đến nhân cách của thi sĩ. Bài thơ muốn nói đến hai loại thi sĩ: Thi Sĩ Hoa Dại và Thi Sĩ Hoa Nhà.

 

1/ Môi Trường

 

     a/ Thi Sĩ Hoa Dại: Không chức vụ (trong chính quyền), không đặc quyền đặc lợi, không được che chắn, bảo vệ. Thơ là tiếng lòng chân thật nên dễ đụng chạm, sóng gió có thể ập đến bất cứ lúc nào – nghĩa là Thi Sĩ Hoa Dại phải có cái tính “ngông”, coi thơ trọng hơn một cuộc sống no ấm, an bình.

 

     b/ Thi Sĩ Hoa Nhà: Bám vào hoặc dựa dẫm quyền hành để được chữ “an thân”, được quyền lợi vật chất cho mình và gia đình, thường được gọi là “nhà thơ cung đình” (của chế độ), coi sự chân thật trong thơ, hồn thơ nhẹ hơn danh lợi.

 

2/ Tự Do

 

     a/ Thi Sĩ Hoa Dại: Viết tự do, thoải mái, không chịu áp lực, kiểm soát từ người có chức, quyền, tiền bạc, tứ thơ hướng đến một khung trời rộng hơn, một chân trời xa hơn, giọng điệu cao sang hơn.

 

     b/ Thi Sĩ Hoa Nhà: Viết theo “đơn đặt hàng” (trực tiếp hoặc gián tiếp) của những người có quyền chức cao, bạc tiền nhiều nên đề tài bó buộc, lúc nào cũng

nơm nớp lo sợ, viết không vừa lòng chủ thì sẽ “mất” hết, tứ thơ chật hẹp, giọng điệu ít nhiều có tính nịnh bợ, hèn kém.

 

3/ Đối Tượng Phục Vụ:

 

     a/ Thi Sĩ Hoa Dại: Phục vụ tất cả mọi người, toàn thể nhân loại, nhờ thế nhân cách cao đẹp.

 

     b/ Thi Sĩ Hoa Nhà: Phục vụ một thiểu số có chức quyền, tiền bạc nên nhân cách hèn kém.

 

Những tính xấu như tham quyền, tham danh lợi, thích được an nhàn không những làm tâm hồn của thi sĩ mờ đục mà ngay chính thơ của Ngài cũng thiếu trong sáng, tươi mát. Thi sĩ kiểu ấy xã hội nào cũng có và thường chiếm số khá đông.

 

Kết Luận

 

Cho nên khi làm thơ, nếu mang cái tâm thế của loài Hoa Dại sẽ được Nàng Thơ chào đón niềm nở và thân tình hơn.

 

Phạm Đức Nhì

 

nhidpham@gmail.com 

https://lythuyetthoabc.blogspot.com/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

HOA DẠI VÀ TÂM THẾ CỦA THI SĨ _ PHẠM ĐỨC NHÌ

XXX


PhamDucNhi
HOA DẠI VÀ TÂM THẾ CỦA THI SĨ

 

HOA DẠI

 

(Tâm sự một nhà thơ)

 

Tôi là loài hoa dại

mọc bên đường

tỏa sắc hương

dịu lòng những ông bố

trên đường đến xưởng

những bà mẹ

đi thăm ruộng trở về

 

Tôi thêm nét vui tươi

cho cô gái quê

xách làn đi chợ

 

Các cô cậu học trò

mặt mày hớn hở

cười với tôi mỗi buổi đến trường

 

Tôi đứng đây

mở lòng đón gió bốn phương

để thêm sắc thêm hương

cho người đời thêm đẹp dạ

 

Bạn đừng tưởng đời tôi êm ả

như mặt nước hồ

tôi đã bao phen nghiêng ngả

trước những trận gió to

 

Có lúc thân tôi xác xơ

tả tơi từng cánh

lá rụng phấn bay

lịm dần trong đêm lạnh

nhưng nghĩ đến ngày mai

tôi gượng dậy mỉm cười

 

Tuy nhiên

nếu lúc này bạn ngỏ ý mời tôi

đến một ngôi nhà sang trọng

dành cho tôi

chỗ ngồi ấm cúng

có kẻ chăm lo trẩy lá tỉa cành

tôi vẫn lắc đầu

nhìn dưới chân mình

mảnh đất nhỏ

tôi vô cùng yêu mến

 

Tôi sống

không phải để riêng ai âu yếm

sắc hương này

tôi muốn sẻ chia

cho tất cả mọi người

từ em bé ngây thơ

đến các cụ già trăm tuổi

 

Và nếu nơi đây

nước dâng bão nổi

tấm thân này

tan nát cuốn muôn nơi

tôi vẫn vui

bởi phấn nhụy của tôi

sẽ mọc lên                                                      

trăm ngàn cây hoa mới

 

(Phạm Đức Nhì)

 

Thơ tôi viết có một phần khá lớn sử dụng phép ẩn dụ trong đó có gần hai chục bài bàn về Lý Thuyết Thơ được bạn bè xếp vào loại “Những Bài Thơ Về Thơ”. Hoa Dại là bài thơ thuộc loại này.

Tứ: Tác giả nói lên tâm sự của một loài hoa dại.

Ý: Bóng gió nói đến tâm sự của chính tác giả - một nhà thơ

 

Giải Thích Thêm Về “Tứ Thơ”

 

Khi nghe nói hoa dại người đọc sẽ có thể nghĩ đến một loại hoa khác với loại “hoa nhà” được con người trồng, như một cách trang trí, ở trong nhà hay ngoài vườn.

Nếu đem so sánh sẽ có một số khác biệt như sau:

 

1/ Môi Trường

 

     a/ Hoa Dại: Mọc ở môi trường tự nhiên, ven đường, ven rừng, chịu đựng nắng mưa, sương gió, có khi cả bão lụt - bất trắc xảy đến bất cứ lúc nào.

     b/ Hoa Nhà: Được con người trồng trong vườn hoặc ở trong nhà, được lên luống, chăm bón, tưới tắm, bắt sâu, tỉa lá, bẻ cành, trong một môi trường được kiểm soát, “nuông chiều” và dĩ nhiên, an toàn.

 

2/ Tự Do

 

     a/ Hoa Dại: Gió thổi hạt đến đâu có thể mọc cây ở đó, cảnh quan trước mắt rộng rãi, thoáng đãng, tầm nhìn bao la.

     b/ Hoa Nhà: Chỉ được trồng hoặc trưng bày ở nơi người chủ nhà muốn, bị tù túng trong khung cảnh chật hẹp.

 

3/ Đối Tượng Phục Vụ:

 

     a/ Hoa Dại: Phục vụ tất cả những người qua lại

 

     b/ Hoa Nhà: Phục vụ những người trong gia đình chủ nhà và khách khứa, bạn bè của họ

 

Từ Tứ Suy Ra Ý - Nghĩa Bóng

 

Sau đây là nghĩa bóng (ý) của bài thơ, liên quan đến nhân cách của thi sĩ. Bài thơ muốn nói đến hai loại thi sĩ: Thi Sĩ Hoa Dại và Thi Sĩ Hoa Nhà.

 

1/ Môi Trường

 

     a/ Thi Sĩ Hoa Dại: Không chức vụ (trong chính quyền), không đặc quyền đặc lợi, không được che chắn, bảo vệ. Thơ là tiếng lòng chân thật nên dễ đụng chạm, sóng gió có thể ập đến bất cứ lúc nào – nghĩa là Thi Sĩ Hoa Dại phải có cái tính “ngông”, coi thơ trọng hơn một cuộc sống no ấm, an bình.

 

     b/ Thi Sĩ Hoa Nhà: Bám vào hoặc dựa dẫm quyền hành để được chữ “an thân”, được quyền lợi vật chất cho mình và gia đình, thường được gọi là “nhà thơ cung đình” (của chế độ), coi sự chân thật trong thơ, hồn thơ nhẹ hơn danh lợi.

 

2/ Tự Do

 

     a/ Thi Sĩ Hoa Dại: Viết tự do, thoải mái, không chịu áp lực, kiểm soát từ người có chức, quyền, tiền bạc, tứ thơ hướng đến một khung trời rộng hơn, một chân trời xa hơn, giọng điệu cao sang hơn.

 

     b/ Thi Sĩ Hoa Nhà: Viết theo “đơn đặt hàng” (trực tiếp hoặc gián tiếp) của những người có quyền chức cao, bạc tiền nhiều nên đề tài bó buộc, lúc nào cũng

nơm nớp lo sợ, viết không vừa lòng chủ thì sẽ “mất” hết, tứ thơ chật hẹp, giọng điệu ít nhiều có tính nịnh bợ, hèn kém.

 

3/ Đối Tượng Phục Vụ:

 

     a/ Thi Sĩ Hoa Dại: Phục vụ tất cả mọi người, toàn thể nhân loại, nhờ thế nhân cách cao đẹp.

 

     b/ Thi Sĩ Hoa Nhà: Phục vụ một thiểu số có chức quyền, tiền bạc nên nhân cách hèn kém.

 

Những tính xấu như tham quyền, tham danh lợi, thích được an nhàn không những làm tâm hồn của thi sĩ mờ đục mà ngay chính thơ của Ngài cũng thiếu trong sáng, tươi mát. Thi sĩ kiểu ấy xã hội nào cũng có và thường chiếm số khá đông.

 

Kết Luận

 

Cho nên khi làm thơ, nếu mang cái tâm thế của loài Hoa Dại sẽ được Nàng Thơ chào đón niềm nở và thân tình hơn.

 

Phạm Đức Nhì

 

nhidpham@gmail.com 

https://lythuyetthoabc.blogspot.com/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm