Mỗi Ngày Một Chuyện
HOA VÔ TƯ - CAO MỴ NHÂN
HOA
VÔ TƯ - CAO MỴ NHÂN
Buổi chiều xẫm mầu , lệch sang phía tây , e đã 2/3 vòng cung của
mặt trời rồi , tôi không còn cảm giác lạ lùng , ngó cuộc tình đầy thêm , để
chia xẻ cho một người sắp sửa bước sang bên kia thế giới .
Khi cái lý tưởng thủa thanh xuân bị bào mòn bởi chủ nghĩa xã hội , ông ta ,
người sắp chết , đứng sững sờ ngó bụi hoa giấy mầu đỏ xác pháo , rồi ngậm ngùi
thương cho đời mình dang dở công danh .
Tôi gặp ông ta ở mấy buổi tiệc thơ nơi " Xóm Phượng " Ông ta e ấp như
cậu ấm thiếu niên , không dám thở mạnh trước tách cafe bằng bạc của người anh
ruột , nguyên là vị đại sứ VNCH ở Luân Đôn về VN bị kẹt lại
Bà đại sứ là một nữ sĩ khá tiếng tăm , bà mời tôi tới nhà ăn điểm tâm ,
dùng món ăn đặc biệt của xứ Lạng Sơn xưa , bảo là món bánh " lốc bểu
" , là một thứ bánh đúc lỏng , ăn với thịt rang " ruốc
sỏi " .
Bữa điểm tâm đó chỉ có 4 người : ông bà đại sứ , ông ta nguyên là giáo sư
chuyên dạy môn " Kinh tế Chính Trị Marx Lenin " vừa
từ ngoài Bắc vô, và tôi .
Ông ta lúc nào cũng kêu ông bà đại sứ bằng " anh chị " và xưng "
em " ngon lành . Lại còn kêu ông Marx là ông tổ của ông ấy .
Tôi thủa đó chỉ ...tò mò , nhất là muốn xem điều suy nghĩ của một cán bộ già ,
ông ta bấy giờ đã 62 tuổi , họ Lê , nên tạm gọi ông Lê.
Ông Lê đang kể cho chúng tôi nghe câu chuyện con trai ông là một tiến sĩ vật lý
, tốt nghiệp ở Liên Xô đã trả thẻ đảng , để vượt biên đi Mỹ .
Cậu trai Xã hội chủ nghĩa này , khi từ Hà Nội vào Saigon , đã bị hào
quang của những giàn hoa giấy mầu xác pháo trước hiên nhà người bác , nguyên
đại sứ thuộc miền Nam VN , đánh sập cái gọi là tư duy XHCN , từ cái nôi Cộng
sản Nga ếm bùa lâu nay .
Anh ta tới trại tị nạn X , được phỏng vấn cách nào mà chỉ 3 tuần sau , Ủy hội
Quốc tế cho qua USA liền .
Sau đó một thời gian , thanh niên XHCN này , dự một kỳ thi gồm 42 người , anh
ta là một trong 3 người được tuyển dụng vào Trung Tâm NASA , làm việc
trong 2 năm .
Rồi được giới thiệu đi dạy chi đó về khí quyển không gian ở đại học H ,
sống bình thường như tất cả mọi người được Hoa Kỳ chiếu cố .
Ông ta lấy làm đắc ý lắm , vì may mà người con tới được Hoa Kỳ rồi , chứ vô
phúc bị bắt hay bị chết trên biển , thì có mà lấy mo đậy mặt .
Ông nói ở ngoài bắc , nếu mình hơn họ thì họ ganh ghét , thù hằn nữa . Còn nếu
mình thua họ ,thì mặc sức họ dèm pha , dè bỉu , chửi đổng rát cả mặt , còn đặt
chuyện hại người .
Vì thế, sau khi con ông vô Quốc tịch Mỹ , vội về ngay Hà Nội với mấy thùng đồ ,
cả trăm chiếc quần bò ( Jean ) để biếu thầy , biếu bạn , mới yên thân được
.
Tôi biết ông ở giai đoạn này . Đã chứng kiến ông thèm những thùng đồ Mỹ mà
cyclo máy , hay honda chở từ nơi cấp phát ở Phi trường TSN về . ,
Những xe vừa nêu chạy như ma đuổi trên đường phố vì sợ bị cướp giật . Tình
trạng bị cướp giật những thùng quà đã thường xẩy ra , thành gia đình nào cũng
lo lắng mất mát , nên muốn xe chạy như vậy .
Cho tới một ngày, ông được con trai đã từ bỏ đảng đó gởi về cho ông một cặp xe
honda mầu đỏ, còn trong thùng nguyên si ...để ông bán đi , lấy tiền mặt chia
cho đàn em cậu con trai quí hoá ấy . Ông mới cảm thấy mãn nguyện ...
Tôi hỏi ông tại sao con ông vừa tiếp cận miền Nam , đã chán ngấy Đảng , bỏ Đảng
đi tìm cuộc sống mới , còn ông bao nhiêu năm ở cái lồng XHCN đó không chán à ?
Ông nói ông quen sống với khó khăn , nghèo khổ rồi , già rồi , không thể có
những hành động như con trai ông được .
Nghĩ lại đoạn trường ông phải đến Trung ương Đảng khai báo việc con ông phản
bội , bỏ Đảng đi Mỹ , mà ngán quá .
Ông nói chúng cô lập tôi , may là tôi chuyên ngành kinh tế chính trị Mác Lê,
cái não của chúng nó , chúng nó vẫn phải hỏi thăm tôi về đường trường cách mạng
.
Cô có biết khi phát động phong trào cải cách ruộng đất , chúng đấu
tố phú nông như trả thù , tôi phải nhờ người đưa vợ con tôi chạy
thoát ra Hà Nội .
Gia đình tôi phải che lều tranh sống giữa Hà thành thanh lịch , cho tới
ngày chia đôi đất nước . 1954 .
Và cho tới bây giờ , giáo sư Lê đã có nhà chưa ?
Ông không trả lời, lặng lẽ ngắm giàn hoa giấy bên kiađường , mầu xác pháo ...
Buổi chiều làm lệch vạt nắng mong manh , mầu hoa giấy không còn rực rỡ , nó tím
đậm như mầu mực tím học trò , ông nói :
Tôi không mong chết , ông trầm lắng nỗi buồn , nhưng nếu chết được , cũng là
một giải pháp tốt . Bởi vì sao cô biết không , hầu hết những người mang trong
đầu cục sạn Mac Lê , đều ở thế hệ tôi , đầu thập niên 20 .
Dù sao cũng mang cái trọng trách khởi thuỷ chế độ . Riêng tôi muốn được
chấm dứt trong danh dự .
Tôi cười nhạt : " danh dự gì ? "
Thì thử nói thế cho thỏa cái tự ái . Mà cái nghề bán cháo phổi của tôi , tức
dạy học đấy , khi chết , 2 lá phổi cũng đã nát như tương rồi .
Tôi xin lỗi không đưa tập thơ tình của tôi cho ông mượn xem được . Vì trong tập
thơ , có bài viết ở một cửa Ô Hà Nội , đại khái như sau :
... Cửa Ô , ai đóng , chờ ai mở
Không có ai , ngoài gió với mây ...
( Mùa xuân của anh CMN )
Thế rồi ông trở về Hà Nội .
Vị đại sứ họ Lê , anh ruột ông qua đời lặng lẽ vì bịnh tim vào một buổi sáng
mùa hè , ở " Gác mây " hay " Lầu mây " của nữ sĩ Mộng
Tuyết Thất tiểu muội , căn lầu trên tầng thứ nhất , nơi biệt thự Úc Viên
.
Chính " Lầu Mây " này , rất bình thường như các nhà thiên hạ , nhưng
lại là một trường đình , lưu tiễn 2 gia đình tạm cư trước và sau
30-4-1975 :
Thi sĩ , giáo sư Vũ Hoàng Chương .
Sau 30/4/1975 phải dọn về nhà thi sĩ Đinh Hùng .
Luật sư , đại sứ Lê Ngọc Chấn
Dọn từ " Xóm Phượng " qua , sau khi bán nhà 1985 .
Giáo sư Lê vô lại Saigon , lần chót thăm và từ giã cái thành phố tráng lệ , huy
hoàng , mà người anh cả của ông đã suốt đời bơi trong hào quang chính trị
...
Vị luật sư đã từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng thời đệ nhất Cộng Hoà .
Tất cả những nhân vật trên ,chỉ để lại cái bóng nơi những giàn hoa giấy , loài
hoa hữu sắc vô hương , được trồng tràn lan , nhưng lại làm Saigon nổi bật giữa
nắng , rực rỡ trong nắng ...thật khó phai tàn ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
HOA VÔ TƯ - CAO MỴ NHÂN
HOA
VÔ TƯ - CAO MỴ NHÂN
Buổi chiều xẫm mầu , lệch sang phía tây , e đã 2/3 vòng cung của
mặt trời rồi , tôi không còn cảm giác lạ lùng , ngó cuộc tình đầy thêm , để
chia xẻ cho một người sắp sửa bước sang bên kia thế giới .
Khi cái lý tưởng thủa thanh xuân bị bào mòn bởi chủ nghĩa xã hội , ông ta ,
người sắp chết , đứng sững sờ ngó bụi hoa giấy mầu đỏ xác pháo , rồi ngậm ngùi
thương cho đời mình dang dở công danh .
Tôi gặp ông ta ở mấy buổi tiệc thơ nơi " Xóm Phượng " Ông ta e ấp như
cậu ấm thiếu niên , không dám thở mạnh trước tách cafe bằng bạc của người anh
ruột , nguyên là vị đại sứ VNCH ở Luân Đôn về VN bị kẹt lại
Bà đại sứ là một nữ sĩ khá tiếng tăm , bà mời tôi tới nhà ăn điểm tâm ,
dùng món ăn đặc biệt của xứ Lạng Sơn xưa , bảo là món bánh " lốc bểu
" , là một thứ bánh đúc lỏng , ăn với thịt rang " ruốc
sỏi " .
Bữa điểm tâm đó chỉ có 4 người : ông bà đại sứ , ông ta nguyên là giáo sư
chuyên dạy môn " Kinh tế Chính Trị Marx Lenin " vừa
từ ngoài Bắc vô, và tôi .
Ông ta lúc nào cũng kêu ông bà đại sứ bằng " anh chị " và xưng "
em " ngon lành . Lại còn kêu ông Marx là ông tổ của ông ấy .
Tôi thủa đó chỉ ...tò mò , nhất là muốn xem điều suy nghĩ của một cán bộ già ,
ông ta bấy giờ đã 62 tuổi , họ Lê , nên tạm gọi ông Lê.
Ông Lê đang kể cho chúng tôi nghe câu chuyện con trai ông là một tiến sĩ vật lý
, tốt nghiệp ở Liên Xô đã trả thẻ đảng , để vượt biên đi Mỹ .
Cậu trai Xã hội chủ nghĩa này , khi từ Hà Nội vào Saigon , đã bị hào
quang của những giàn hoa giấy mầu xác pháo trước hiên nhà người bác , nguyên
đại sứ thuộc miền Nam VN , đánh sập cái gọi là tư duy XHCN , từ cái nôi Cộng
sản Nga ếm bùa lâu nay .
Anh ta tới trại tị nạn X , được phỏng vấn cách nào mà chỉ 3 tuần sau , Ủy hội
Quốc tế cho qua USA liền .
Sau đó một thời gian , thanh niên XHCN này , dự một kỳ thi gồm 42 người , anh
ta là một trong 3 người được tuyển dụng vào Trung Tâm NASA , làm việc
trong 2 năm .
Rồi được giới thiệu đi dạy chi đó về khí quyển không gian ở đại học H ,
sống bình thường như tất cả mọi người được Hoa Kỳ chiếu cố .
Ông ta lấy làm đắc ý lắm , vì may mà người con tới được Hoa Kỳ rồi , chứ vô
phúc bị bắt hay bị chết trên biển , thì có mà lấy mo đậy mặt .
Ông nói ở ngoài bắc , nếu mình hơn họ thì họ ganh ghét , thù hằn nữa . Còn nếu
mình thua họ ,thì mặc sức họ dèm pha , dè bỉu , chửi đổng rát cả mặt , còn đặt
chuyện hại người .
Vì thế, sau khi con ông vô Quốc tịch Mỹ , vội về ngay Hà Nội với mấy thùng đồ ,
cả trăm chiếc quần bò ( Jean ) để biếu thầy , biếu bạn , mới yên thân được
.
Tôi biết ông ở giai đoạn này . Đã chứng kiến ông thèm những thùng đồ Mỹ mà
cyclo máy , hay honda chở từ nơi cấp phát ở Phi trường TSN về . ,
Những xe vừa nêu chạy như ma đuổi trên đường phố vì sợ bị cướp giật . Tình
trạng bị cướp giật những thùng quà đã thường xẩy ra , thành gia đình nào cũng
lo lắng mất mát , nên muốn xe chạy như vậy .
Cho tới một ngày, ông được con trai đã từ bỏ đảng đó gởi về cho ông một cặp xe
honda mầu đỏ, còn trong thùng nguyên si ...để ông bán đi , lấy tiền mặt chia
cho đàn em cậu con trai quí hoá ấy . Ông mới cảm thấy mãn nguyện ...
Tôi hỏi ông tại sao con ông vừa tiếp cận miền Nam , đã chán ngấy Đảng , bỏ Đảng
đi tìm cuộc sống mới , còn ông bao nhiêu năm ở cái lồng XHCN đó không chán à ?
Ông nói ông quen sống với khó khăn , nghèo khổ rồi , già rồi , không thể có
những hành động như con trai ông được .
Nghĩ lại đoạn trường ông phải đến Trung ương Đảng khai báo việc con ông phản
bội , bỏ Đảng đi Mỹ , mà ngán quá .
Ông nói chúng cô lập tôi , may là tôi chuyên ngành kinh tế chính trị Mác Lê,
cái não của chúng nó , chúng nó vẫn phải hỏi thăm tôi về đường trường cách mạng
.
Cô có biết khi phát động phong trào cải cách ruộng đất , chúng đấu
tố phú nông như trả thù , tôi phải nhờ người đưa vợ con tôi chạy
thoát ra Hà Nội .
Gia đình tôi phải che lều tranh sống giữa Hà thành thanh lịch , cho tới
ngày chia đôi đất nước . 1954 .
Và cho tới bây giờ , giáo sư Lê đã có nhà chưa ?
Ông không trả lời, lặng lẽ ngắm giàn hoa giấy bên kiađường , mầu xác pháo ...
Buổi chiều làm lệch vạt nắng mong manh , mầu hoa giấy không còn rực rỡ , nó tím
đậm như mầu mực tím học trò , ông nói :
Tôi không mong chết , ông trầm lắng nỗi buồn , nhưng nếu chết được , cũng là
một giải pháp tốt . Bởi vì sao cô biết không , hầu hết những người mang trong
đầu cục sạn Mac Lê , đều ở thế hệ tôi , đầu thập niên 20 .
Dù sao cũng mang cái trọng trách khởi thuỷ chế độ . Riêng tôi muốn được
chấm dứt trong danh dự .
Tôi cười nhạt : " danh dự gì ? "
Thì thử nói thế cho thỏa cái tự ái . Mà cái nghề bán cháo phổi của tôi , tức
dạy học đấy , khi chết , 2 lá phổi cũng đã nát như tương rồi .
Tôi xin lỗi không đưa tập thơ tình của tôi cho ông mượn xem được . Vì trong tập
thơ , có bài viết ở một cửa Ô Hà Nội , đại khái như sau :
... Cửa Ô , ai đóng , chờ ai mở
Không có ai , ngoài gió với mây ...
( Mùa xuân của anh CMN )
Thế rồi ông trở về Hà Nội .
Vị đại sứ họ Lê , anh ruột ông qua đời lặng lẽ vì bịnh tim vào một buổi sáng
mùa hè , ở " Gác mây " hay " Lầu mây " của nữ sĩ Mộng
Tuyết Thất tiểu muội , căn lầu trên tầng thứ nhất , nơi biệt thự Úc Viên
.
Chính " Lầu Mây " này , rất bình thường như các nhà thiên hạ , nhưng
lại là một trường đình , lưu tiễn 2 gia đình tạm cư trước và sau
30-4-1975 :
Thi sĩ , giáo sư Vũ Hoàng Chương .
Sau 30/4/1975 phải dọn về nhà thi sĩ Đinh Hùng .
Luật sư , đại sứ Lê Ngọc Chấn
Dọn từ " Xóm Phượng " qua , sau khi bán nhà 1985 .
Giáo sư Lê vô lại Saigon , lần chót thăm và từ giã cái thành phố tráng lệ , huy
hoàng , mà người anh cả của ông đã suốt đời bơi trong hào quang chính trị
...
Vị luật sư đã từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng thời đệ nhất Cộng Hoà .
Tất cả những nhân vật trên ,chỉ để lại cái bóng nơi những giàn hoa giấy , loài
hoa hữu sắc vô hương , được trồng tràn lan , nhưng lại làm Saigon nổi bật giữa
nắng , rực rỡ trong nắng ...thật khó phai tàn ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)