Nhân Vật
HỦY BỎ BIỂU TÌNH CỦA TRÊN 5,000 THANH NIÊN NAM NỮ TRẦN TRUỒNG ĐÓN TT BARACK OBAMA VỀ THĂM QUÊ NỘI TẠI KENYA
(23-7-2015): TT Barack Obama sẽ lên đường đi Phi Châu để đọc diễn văn khai mạc Hội Nghị Thượng Đĩnh Các Doanh Nghiệp Toàn Cầu (Global Entrepreneurship Summit - GES)
VietPress USA
(23-7-2015): TT Barack Obama sẽ lên đường đi Phi Châu để đọc diễn văn khai mạc
Hội Nghị Thượng Đĩnh Các Doanh Nghiệp Toàn Cầu (Global Entrepreneurship Summit
- GES) kỳ thứ 4 sẽ được tổ chức trong hai ngày 26 và 27-7-2015 tại Nairobi,
Kenya thuộc miền đông châu Phi.
TT Barack Obama an tâm vì trên 5,000 nam nữ biểu tình trần truồng sẽ không thực hiện vào hôm nay khi TT Obama đi Phi châu Hội nghị GES và về thăm quê nội ở Kenya |
Một cô gái Kenya đang chờ mong TT Barack Obama về thăm quê nội tại làng Kogelo. |
GES được thành
lập từ năm 2009 để luân phiên họp Thượng Đĩnh mỗi năm một lần tại các quốc
gia thành viên với mục đích nối kết các nhà oanh nghiệp lớn, các công ty đầu
tư, các tập đoàn kinh doanh, sản xuất, dịch vụ và các Chính phủ nhằm giúp phát
triển áp dụng các công nghệ kỹ thuật cao, huấn luyện và giúp đỡ các nhà
kinh doanh, sản xuất mở rộng thị trường, tiếp cận với các nguồn vốn và nhận
được các giúp đỡ của từng chính phủ hay vốn đa quốc gia.
Đây là lần đâu
tiên Hội Nghị Thượng Đĩnh GES được tổ chức tại vùng sub-Sahara của châu
Phi và
do chính quyền Kenya cùng bảo trợ. Hội nghị GES năm 2015 sẽ mở rộng
thành qủa của Hội nghị Thượng đĩnh các nhà lãnh đạo Mỹ - Phi châu vào
tháng 8-2014 (U.S.
- Africa Leaders Summit) và giúp thăng tiến các quốc gia trong khu vực
Sub-Sahara
và Kenya về kinh tế, an ninh và nhân quyền, dân chủ.
Đây cũng là lần đầu tiên TT Barack Obama đi về quê nội của ông ở Kenya với tư cách là
một vị Tổng Thống của Hoa Kỳ đứng vị thế cường quốc số 1 của Thế giới. Nhưng
chuyến đi lần nầy là chuyến thứ tư của TT Obama đến Phi châu. Chuyến mới đây
nhất vào năm 2013, TT Obama đến Phi châu dự tang lễ của ông Nelson Mandela.
Trong mùa hè năm 2013, TT Obama cũng đã đi đến Senegal, Nam Phi và Tanzania để
dự hằng loạt các sự kiện theo những cam kết mà Hoa Kỳ dành cho việc phát triển
kinh tế tại các quốc gia Phi châu.
Thân
sinh của TT Barack Obama là ông Barack Obama Sr. được sinh ra và lớn lên tại
Kenya. Ông đã đến sinh sống tại Hoa Kỳ vào các thập niên 1950 và thập niên
1960 và sau đó trở về lại Kenya rồi bị tai nạn xe hơi chết năm 1982. Năm 1995,
lúc trẻ, TT Barack Obama đã về Kenya tìm lại cội nguồn và ông viết cuốn
hồi ký "Dreams From My Father" (Những giấc mơ từ Cha tôi). Khi vào
Google để tìm kiếm chữ "Obama Kenya" thì sẽ thấy có tên Barack
Obama
sinh ra tại Kenya.. Nhiều người không biết rằng thân sinh của TT Barack
Obama
cũng mang tên là Barack Obama nhưng chỉ khác chữ cuối thêm vào là "Jr.".
Chính vì vậy mà nhiều người, kể cả ông Donald Trump đang là ứng viên
tranh cử TT Hoa Kỳ năm 2016 của đảng Cộng Hòa cứ xách đơn đi kiện nói
rằng khai sinh TT Obama là giả vì TT Obama sinh tại Kenya và như thế
không thể ra
tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ!
Quê nội của TT Barack Obama là một làng nhỏ, nghèo tên là Kogelo và
thân phụ của TT Barack Obama là ông Barack Obama Senior (viết tắt là Sr. có
nghĩa là người lớn) đã được sinh ra và lớn lên. Sau đó ông Barack Obama Sr.
đi qua Mỹ học và ông quen biết, yêu rồi cưới một cô gái Mỹ trắng đó là mẹ ruột
của TT Barack Obama tên là Ann Dunham, là người vợ thứ nhì trong
tổng số 4 bà
vợ của ông Barack Obama Sr.. Sau đó ông ly dị trở về Kenya lấy vợ thứ 3,
rồi vợ thứ tư và bị tai nạn xe hơi chết. Mẹ ruột của TT Barack Obama
tái giá, lấy người chồng gốc Indonesia là Lolo Soetoro
và đưa Barack Obama theo bố dượng qua học 2 năm sơ cấp tại Djakarta. Mẹ
của Barack Obama chết vì ung thư buồng trứng và bà ngoại đã nuôi dạy
Barack Obama cho đến còn 2 ngày nữa Barack Obama đắc cử Tổng Thống thì
bà lâm bệnh chết tại Hawaii !
Ông
nội của TT Barack Obama là cụ ông Hussein Onyango (Habiba Akumu Hussein) thuộc bộ tộc Luo ở làng Kogelo và bà nội kế là cụ bà Arah Obama hiện vẫn còn sống tại làng Kogelo. Bà còn nhớ rất rõ là người cháu nội là
Barack Obama đã về thăm làng Kogelo vào năm 1987.
"Barack đã đi vào làng mà chẳng ai biết cả. Chúng tôi lúc đó đi
Nairobi bằng xe buýt nhỏ, đi vào những khu vực ổ chuột, nhảy qua các ống cống
và không ai biết cả.." Một người họ hàng kể như vậy.
Năm 2006 khi còn là Thượng Nghị sĩ
Hoa Kỳ, TT Obama đã về thăm Kenya một lần thứ nhì.. Lúc TT Barack Obama
đắc cử thì cả nước Kenya hân hoan múa hát và mừng quá như điên lên.
Khi
ông Obama đi vào chính trường thì có một số người lưu ý đến gia phả gốc ở
làng Kogelo và cuộc đua tìm kiến các chi tiết về nguồn gốc của TT
Barack Obama đã làm cho làng quê Kogelo nỗi tiếng khắp năm châu. Nhưng
đến khi Barack Obama trở thành Tổng thống Hoa Kỳ
thì ngôi làng nhỏ Kogelo đã thực sự trở thành "Ngôi làng Quyền
lực" và trở thành địa điểm mà mọi người dân Kenya mơ ước được đến thăm
một lần.
Hàng trước (từ trái): Auma Obama (chị khác mẹ của TT Obama), Kezia Obama (Mẹ kế của TT Obama), Sarah Hussein Onyango Obama (vợ thứ 3 của ông nội TT Obama), Zeituni Onyango (Cô của TT Obama). Hàng sau (từ trái): Sayid Obama (Chú của TT Obama), TT Barack Obama khi còn sinh viên Abongo [Roy] Obama (anh cùng cha khác mẹ của TT Obama), Một phụ nữ không biết là ai, Bernard Obama (anh cùng cha của TT Obama), Abo Obama (anh cùng cha của TT Obama). |
Thiên hạ khắp Kenya múa hát suốt
ngày đêm và ăn nhậu khi TT Barack Obama tái đắc cử nhiệm kỳ 2 vào năm
2012. Mọi người mừng và họ quên mất rằng TT Barack Obama không phải là
người Kenya mà là
người Mỹ.
Tuy
thế, sau khi TT Barack Obama đắc cử và nhiệm kỳ đầu thì ngôi làng nhỏ bé
nghèo nàn lạc hậu đã
tự nhiên thay đổi như trong một giấc mơ thần thoại. Tự nhiên chính quyền
Kenya cho xe xúc xe ủi về làm
đường trải nhựa và cho bắt ống dẫn nước uống vào tận mỗi gia đình. Những
ngôi
nhà lá xơ xác đều được chính phủ giúp cho mượn tiền để tân trang xây
dựng hay sừa chữa. Rồi các hãng du lịch nước ngoài đưa tiền bạc vào đầu
tư lập
khu nghỉ mát sang trọng, khách sạn,nhà nghỉ để du khách ngoại quốc đến
du ịlch. Một trạm Cảnh Sát cũng được thiết lập tại làng Kogelo để lo an
ninh và bảo vệ dân chúng cũng như du khách đến thăm làng.
Cả
làng Kogelo hiện nay có khoảng 3,000 dân và ai cũng phát sốt vì mong được gặp
TT Barack Obama bằng xương bằng thịt. Không biết TT Obama có ghé về thăm ngôi
làng Kogelo quê nội lần nầy hay không; nhưng chính phủ Kenya đã đưa các toán an ninh
đặc biệt đến bảo vệ. Mọi dân làng đang chờ đợi. Bà nội kế Srah Obama nay
đã 94 tuổi nhưng rất khỏe mạnh minh mẫn là tộc trưởng theo mẫu hệ của gia đình
kể rằng cả làng ùa tới nhà bà để chúc mừng khi TT Barack Obama tái đắc cử năm
2012 và giờ mọi người đang chờ chắc chắn TT Barack Obama sẽ đến thăm bà trong
ngôi làng Kogelo nầy.
Bà
Sarah nói "Tôi sẽ chào đón cháu nội của tôi là cháu Barack Obama sẽ nói
tiếng Kenya với tôi là "Idhi nade, dani?'" có nghĩa là "How are
you, granny?". Tôi sẽ cầm tay cháu nội tôi và trả lời "'Adhi maber,
nyakwara," có nghĩa là "I'm fine, my grandson."
Bà nội kế Sarah Obama 94 tuổi đang chờ gặp cháu nội là TT Barack Obama tại làng Kogelo |
Nicholas
Rajula là chủ nhân khu du lịch nghỉ mát Kogelo Viilage Resort là khu khách sạn
nay mở rộng để tiếp đón du khách thập phương đến, đã nói rằng "TT Barack
Obama đã thay đổi mọi thứ tại làng quê nghèo nàn nầy kể từ khi ông đắc cửa Tổng
Thống Hoa Kỳ". Chính quyền Kenya tự động biến làng quê chỉ trong thời gian
ngắn thành ra một xứ thần tiên, có lưới điện, Internet, nước máy, và có cả một
đồn Cảnh Sát lo an ninh toàn khu vực nữa. Và ngôi làng nhỏ Kogelo được gọi tên
là "Obamaland".
Chủ nhân khu Resort nói rằng "Chúng tôi luôn
hãnh diện với ý nghĩ ấm áp rằng TT Obama là người làng của Kogelo và khi ông ấy
đi vắng để làm nhiệm vụ Tổng Thống đại cường quốc Hoa Kỳ, bảo vệ toàn thế giới,
thì tôi thay mặt ông ấy để đón tất cả bạn bè khắp nơi về đây thăm
Obamaland". Rajula nói rằng làng Kogelo nay trở thành nới
"thánh địa".. Tất cả mọi người dân Kenya đều mơ ước một lần đến thăm
Kogela. Ông nói "Cũng giống như nay đã hơn 2,000 năm rồi, nhưng biết bao
nhiêu người vẫn đến Jerusalem để tưởng nhớ về Chúa Giê-su. Cũng như thế, sau
khi TT Barack Obama hết nhiệm kỳ nhưng huyền thoại người con da đen của làng quê
Kogelo đã làm vẽ vang nước Mỹ và vang danh Thế giới vẫn còn và vẫn thu hút mọi
người đến thăm viếng ngôi làng nhỏ mà nay là "Obamaland" theo như mọi
người thương yêu gọi tên như thế".
Trong
khi đó anh chàng Hosea Owuor 30 tuổi chuyên bán áo quần cũ, nay cho biết vừa in
ra 400 chiếc áo thung có hình TT Barack Obama đang tươi cười để kịp tung ra vào
cuối tuần nầy khi TT Hoa Kỳ đến thăm làng Kogelo. Hosea Owuor tiếc hùi hụi vì
không ngờ số lượng in ít quá mà nay những Thành phố khác khắp Kenya cũng đặt
mua.. Ông nói "TT Barack Obama là thương hiệu bán chạy nhất ở đất nước
Kenya của chúng tôi".
Trong lúc dân chúng Kenya và khoảng 3,000 dân làng Kogelo đang
chuẩn bị đón TT Barack Obama bằng tâm tình và sự hãnh diện như thế; thì ngược
lại đảng Cộng Hòa Tự Do (The Republican Liberty Party - RLP" của Kenya
đang hô hào một cuộc tập hợp tối thiểu 5,000 thanh niên nam nữ thoát y trần
truồng biểu tình tại Công viên Uhuru Park thuộc khu vực "Góc Tự Do" (Freedom Corner) của
Thành phố Nairobi. Vụ phô diễn trần truồng tập thể nầy sẽ bắt đầu từ 10:00AM
sáng Thứ Năm để chống lại chủ trương của TT Barack Obama công nhận Hôn
nhân đồng tính (Same Sex Wedding).
Luật pháp Kenya tuyệt đối không cho
"đồng tính luyến ái"
được quyền kết hôn. Đảng chính trị chống Đồng tính Luyến ái (Anti
Homosexual)
hô hào cuộc biểu tình trần truồng như nhộng nầy để phản đối TT Barack
Obama đã hỗ trợ
cho việc khuyến khích và chấp thuận bằng phán quyết của Tòa án cho các
cặp đồng
phái tình cưới nhau như vợ chồng. Lãnh đạo đảng RLP nói rằng họ phải tập
trung
ít nhất 5,000 thanh niên nam nữ hoàn toàn ở truồng để cho TT Barack
Obama có thể nhìn thấy rõ và phân biệt được cơ thể người nam và người nũ
khác nhau. Hôn nhân
theo định nghĩa tự nhiên là một nam và một nữ lấy nhau để có hạnh phúc
thể xác
nhưng mục đích là lan truyền nói giống hầu xây dựng tương lai của đất
nước và dân
tộc từng mỗi Quốc gia.
Khi Tòa án Tối Cao Hoa Kỳ phán quyết chấp thuận Luật hôn nhân đồng
tính thì Phó Tổng Thống Kenya là William
Ruto đã tuyên bố rằng "Những ai liên quan đến luật chấp thuận Hôn nhân
Đồng phái tính thì hãy đi chỗ khác đừng đến quốc gia Kenya c3a chúng tôi"!
Ông nầy nói ám chỉ chuyến thăm của TT Barack Obama đến Kenya vào cuối tuần nầy.
Hình
phạt của Tòa án Kenya sẽ xử
tù tới 14 năm cho những ai vi phạm tội đồng tính luyến ái, hoặc có hành
vi móc
nối, xúi dục kẻ khác phạm tội đồng tính lấy nhau. Cuộc biểu tình đã có
trên 5,000 người ghi tên gồm thanh niên nam nữ từ trên 18 tuổi và có một
số khác là
đàn ông đàn bà đứng tuổi hay lớn tuổi nữa.
Thế nhưng vào rạng sáng hôm nay
Thứ Năm 23-7-2015, Chủ tịch đảng RLP là Vincent Kidala thông báo hủy bỏ cuộc biểu tình trần như
nhộng nầy vì lúc 2:00M đích thân Tổng Thống Kenya là Uhuru Kenyatta cam
kết sẽ không thảo luận với TT Barack Obama về vấn đề Hôn nhân Đồng tính
trong cuộc họp Thượng đĩnh Song phương giữa hai Tổng Thống Hoa Kỳ và
Kenya.
Trước đó ông Vincent Kidala cho
biết Hội đồng An ninh Quốc gia Kenya cũng gọi điện thoại dấu số máy đã cho biết
lệnh báo động có khủng bố đang được ban hành và không muốn cuộc tập hợp trần
truồng nầy sẽ trở thành nguyên cớ cho tụi khủng bố ra tay.
Hôm đầu tuần, ông Kidaha tuyên bố
rằng những kẻ đồng tính và chuyển giới tính sẽ "Không có Nhân Quyền và
đáng bị ném đá hay bị treo cổ!". Lời tuyên bố nầy gặp nhiều chỉ trích,
nhất là từ phía Anh quốc nên Kidaha nói "
Lãnh tụ Kidaha nói thêm: "Ở
Anh quốc những người đồng tính có quyền. Ở Phi châu thì không! Những người đồng
tính không có nhân quyền. Các bạn không thể làm tình với thứ người đó vì sẽ
không thích hợp cho giá trị đạo đức gia đình tại Phi châu". Ông Kidaha nói
rằng "Tôi không muốn làm đau những kẻ đồng tính; nhưng nếu tôi là thành
viên của những người Đồng tính hay chuyển giới tính thì thà là tôi chết
đi!".
Bản tin của UPI
sáng nay nói rằng
TT Barack Obama chắc an tâm vì chuyến đi Phi châu và về thăm quê nội của
ông sẽ thoải mái hơn vì cuộc biểu tình 5,000 nam nữ thoát y hoàn toàn đã
bị hủy bỏ. Tình hình an ninh tại Phi châu lúc nầy khá phức tạp nên
Hoa Kỳ cũng đã có các đơn vị đặc nhiệm đến Kenya và vùng Sub-Sahara để
đảm bảo
vấn đế an ninh cho Tổng Thống Barack Obama và hội nghị Thượng đĩnh Song
phương
giữa TT Hoa Kỳ và lãnh đạo các quốc gia Phi châu cũng như Hội nghị
Thượng đĩnh GES.
Hạnh Dương, dịch và tổng hợp.
www.vietpressusa.com
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
HỦY BỎ BIỂU TÌNH CỦA TRÊN 5,000 THANH NIÊN NAM NỮ TRẦN TRUỒNG ĐÓN TT BARACK OBAMA VỀ THĂM QUÊ NỘI TẠI KENYA
(23-7-2015): TT Barack Obama sẽ lên đường đi Phi Châu để đọc diễn văn khai mạc Hội Nghị Thượng Đĩnh Các Doanh Nghiệp Toàn Cầu (Global Entrepreneurship Summit - GES)
TT Barack Obama an tâm vì trên 5,000 nam nữ biểu tình trần truồng sẽ không thực hiện vào hôm nay khi TT Obama đi Phi châu Hội nghị GES và về thăm quê nội ở Kenya |
Một cô gái Kenya đang chờ mong TT Barack Obama về thăm quê nội tại làng Kogelo. |
GES được thành
lập từ năm 2009 để luân phiên họp Thượng Đĩnh mỗi năm một lần tại các quốc
gia thành viên với mục đích nối kết các nhà oanh nghiệp lớn, các công ty đầu
tư, các tập đoàn kinh doanh, sản xuất, dịch vụ và các Chính phủ nhằm giúp phát
triển áp dụng các công nghệ kỹ thuật cao, huấn luyện và giúp đỡ các nhà
kinh doanh, sản xuất mở rộng thị trường, tiếp cận với các nguồn vốn và nhận
được các giúp đỡ của từng chính phủ hay vốn đa quốc gia.
Đây là lần đâu
tiên Hội Nghị Thượng Đĩnh GES được tổ chức tại vùng sub-Sahara của châu
Phi và
do chính quyền Kenya cùng bảo trợ. Hội nghị GES năm 2015 sẽ mở rộng
thành qủa của Hội nghị Thượng đĩnh các nhà lãnh đạo Mỹ - Phi châu vào
tháng 8-2014 (U.S.
- Africa Leaders Summit) và giúp thăng tiến các quốc gia trong khu vực
Sub-Sahara
và Kenya về kinh tế, an ninh và nhân quyền, dân chủ.
Đây cũng là lần đầu tiên TT Barack Obama đi về quê nội của ông ở Kenya với tư cách là
một vị Tổng Thống của Hoa Kỳ đứng vị thế cường quốc số 1 của Thế giới. Nhưng
chuyến đi lần nầy là chuyến thứ tư của TT Obama đến Phi châu. Chuyến mới đây
nhất vào năm 2013, TT Obama đến Phi châu dự tang lễ của ông Nelson Mandela.
Trong mùa hè năm 2013, TT Obama cũng đã đi đến Senegal, Nam Phi và Tanzania để
dự hằng loạt các sự kiện theo những cam kết mà Hoa Kỳ dành cho việc phát triển
kinh tế tại các quốc gia Phi châu.
Thân
sinh của TT Barack Obama là ông Barack Obama Sr. được sinh ra và lớn lên tại
Kenya. Ông đã đến sinh sống tại Hoa Kỳ vào các thập niên 1950 và thập niên
1960 và sau đó trở về lại Kenya rồi bị tai nạn xe hơi chết năm 1982. Năm 1995,
lúc trẻ, TT Barack Obama đã về Kenya tìm lại cội nguồn và ông viết cuốn
hồi ký "Dreams From My Father" (Những giấc mơ từ Cha tôi). Khi vào
Google để tìm kiếm chữ "Obama Kenya" thì sẽ thấy có tên Barack
Obama
sinh ra tại Kenya.. Nhiều người không biết rằng thân sinh của TT Barack
Obama
cũng mang tên là Barack Obama nhưng chỉ khác chữ cuối thêm vào là "Jr.".
Chính vì vậy mà nhiều người, kể cả ông Donald Trump đang là ứng viên
tranh cử TT Hoa Kỳ năm 2016 của đảng Cộng Hòa cứ xách đơn đi kiện nói
rằng khai sinh TT Obama là giả vì TT Obama sinh tại Kenya và như thế
không thể ra
tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ!
Quê nội của TT Barack Obama là một làng nhỏ, nghèo tên là Kogelo và
thân phụ của TT Barack Obama là ông Barack Obama Senior (viết tắt là Sr. có
nghĩa là người lớn) đã được sinh ra và lớn lên. Sau đó ông Barack Obama Sr.
đi qua Mỹ học và ông quen biết, yêu rồi cưới một cô gái Mỹ trắng đó là mẹ ruột
của TT Barack Obama tên là Ann Dunham, là người vợ thứ nhì trong
tổng số 4 bà
vợ của ông Barack Obama Sr.. Sau đó ông ly dị trở về Kenya lấy vợ thứ 3,
rồi vợ thứ tư và bị tai nạn xe hơi chết. Mẹ ruột của TT Barack Obama
tái giá, lấy người chồng gốc Indonesia là Lolo Soetoro
và đưa Barack Obama theo bố dượng qua học 2 năm sơ cấp tại Djakarta. Mẹ
của Barack Obama chết vì ung thư buồng trứng và bà ngoại đã nuôi dạy
Barack Obama cho đến còn 2 ngày nữa Barack Obama đắc cử Tổng Thống thì
bà lâm bệnh chết tại Hawaii !
Ông
nội của TT Barack Obama là cụ ông Hussein Onyango (Habiba Akumu Hussein) thuộc bộ tộc Luo ở làng Kogelo và bà nội kế là cụ bà Arah Obama hiện vẫn còn sống tại làng Kogelo. Bà còn nhớ rất rõ là người cháu nội là
Barack Obama đã về thăm làng Kogelo vào năm 1987.
"Barack đã đi vào làng mà chẳng ai biết cả. Chúng tôi lúc đó đi
Nairobi bằng xe buýt nhỏ, đi vào những khu vực ổ chuột, nhảy qua các ống cống
và không ai biết cả.." Một người họ hàng kể như vậy.
Năm 2006 khi còn là Thượng Nghị sĩ
Hoa Kỳ, TT Obama đã về thăm Kenya một lần thứ nhì.. Lúc TT Barack Obama
đắc cử thì cả nước Kenya hân hoan múa hát và mừng quá như điên lên.
Khi
ông Obama đi vào chính trường thì có một số người lưu ý đến gia phả gốc ở
làng Kogelo và cuộc đua tìm kiến các chi tiết về nguồn gốc của TT
Barack Obama đã làm cho làng quê Kogelo nỗi tiếng khắp năm châu. Nhưng
đến khi Barack Obama trở thành Tổng thống Hoa Kỳ
thì ngôi làng nhỏ Kogelo đã thực sự trở thành "Ngôi làng Quyền
lực" và trở thành địa điểm mà mọi người dân Kenya mơ ước được đến thăm
một lần.
Hàng trước (từ trái): Auma Obama (chị khác mẹ của TT Obama), Kezia Obama (Mẹ kế của TT Obama), Sarah Hussein Onyango Obama (vợ thứ 3 của ông nội TT Obama), Zeituni Onyango (Cô của TT Obama). Hàng sau (từ trái): Sayid Obama (Chú của TT Obama), TT Barack Obama khi còn sinh viên Abongo [Roy] Obama (anh cùng cha khác mẹ của TT Obama), Một phụ nữ không biết là ai, Bernard Obama (anh cùng cha của TT Obama), Abo Obama (anh cùng cha của TT Obama). |
Thiên hạ khắp Kenya múa hát suốt
ngày đêm và ăn nhậu khi TT Barack Obama tái đắc cử nhiệm kỳ 2 vào năm
2012. Mọi người mừng và họ quên mất rằng TT Barack Obama không phải là
người Kenya mà là
người Mỹ.
Tuy
thế, sau khi TT Barack Obama đắc cử và nhiệm kỳ đầu thì ngôi làng nhỏ bé
nghèo nàn lạc hậu đã
tự nhiên thay đổi như trong một giấc mơ thần thoại. Tự nhiên chính quyền
Kenya cho xe xúc xe ủi về làm
đường trải nhựa và cho bắt ống dẫn nước uống vào tận mỗi gia đình. Những
ngôi
nhà lá xơ xác đều được chính phủ giúp cho mượn tiền để tân trang xây
dựng hay sừa chữa. Rồi các hãng du lịch nước ngoài đưa tiền bạc vào đầu
tư lập
khu nghỉ mát sang trọng, khách sạn,nhà nghỉ để du khách ngoại quốc đến
du ịlch. Một trạm Cảnh Sát cũng được thiết lập tại làng Kogelo để lo an
ninh và bảo vệ dân chúng cũng như du khách đến thăm làng.
Cả
làng Kogelo hiện nay có khoảng 3,000 dân và ai cũng phát sốt vì mong được gặp
TT Barack Obama bằng xương bằng thịt. Không biết TT Obama có ghé về thăm ngôi
làng Kogelo quê nội lần nầy hay không; nhưng chính phủ Kenya đã đưa các toán an ninh
đặc biệt đến bảo vệ. Mọi dân làng đang chờ đợi. Bà nội kế Srah Obama nay
đã 94 tuổi nhưng rất khỏe mạnh minh mẫn là tộc trưởng theo mẫu hệ của gia đình
kể rằng cả làng ùa tới nhà bà để chúc mừng khi TT Barack Obama tái đắc cử năm
2012 và giờ mọi người đang chờ chắc chắn TT Barack Obama sẽ đến thăm bà trong
ngôi làng Kogelo nầy.
Bà
Sarah nói "Tôi sẽ chào đón cháu nội của tôi là cháu Barack Obama sẽ nói
tiếng Kenya với tôi là "Idhi nade, dani?'" có nghĩa là "How are
you, granny?". Tôi sẽ cầm tay cháu nội tôi và trả lời "'Adhi maber,
nyakwara," có nghĩa là "I'm fine, my grandson."
Bà nội kế Sarah Obama 94 tuổi đang chờ gặp cháu nội là TT Barack Obama tại làng Kogelo |
Nicholas
Rajula là chủ nhân khu du lịch nghỉ mát Kogelo Viilage Resort là khu khách sạn
nay mở rộng để tiếp đón du khách thập phương đến, đã nói rằng "TT Barack
Obama đã thay đổi mọi thứ tại làng quê nghèo nàn nầy kể từ khi ông đắc cửa Tổng
Thống Hoa Kỳ". Chính quyền Kenya tự động biến làng quê chỉ trong thời gian
ngắn thành ra một xứ thần tiên, có lưới điện, Internet, nước máy, và có cả một
đồn Cảnh Sát lo an ninh toàn khu vực nữa. Và ngôi làng nhỏ Kogelo được gọi tên
là "Obamaland".
Chủ nhân khu Resort nói rằng "Chúng tôi luôn
hãnh diện với ý nghĩ ấm áp rằng TT Obama là người làng của Kogelo và khi ông ấy
đi vắng để làm nhiệm vụ Tổng Thống đại cường quốc Hoa Kỳ, bảo vệ toàn thế giới,
thì tôi thay mặt ông ấy để đón tất cả bạn bè khắp nơi về đây thăm
Obamaland". Rajula nói rằng làng Kogelo nay trở thành nới
"thánh địa".. Tất cả mọi người dân Kenya đều mơ ước một lần đến thăm
Kogela. Ông nói "Cũng giống như nay đã hơn 2,000 năm rồi, nhưng biết bao
nhiêu người vẫn đến Jerusalem để tưởng nhớ về Chúa Giê-su. Cũng như thế, sau
khi TT Barack Obama hết nhiệm kỳ nhưng huyền thoại người con da đen của làng quê
Kogelo đã làm vẽ vang nước Mỹ và vang danh Thế giới vẫn còn và vẫn thu hút mọi
người đến thăm viếng ngôi làng nhỏ mà nay là "Obamaland" theo như mọi
người thương yêu gọi tên như thế".
Trong
khi đó anh chàng Hosea Owuor 30 tuổi chuyên bán áo quần cũ, nay cho biết vừa in
ra 400 chiếc áo thung có hình TT Barack Obama đang tươi cười để kịp tung ra vào
cuối tuần nầy khi TT Hoa Kỳ đến thăm làng Kogelo. Hosea Owuor tiếc hùi hụi vì
không ngờ số lượng in ít quá mà nay những Thành phố khác khắp Kenya cũng đặt
mua.. Ông nói "TT Barack Obama là thương hiệu bán chạy nhất ở đất nước
Kenya của chúng tôi".
Trong lúc dân chúng Kenya và khoảng 3,000 dân làng Kogelo đang
chuẩn bị đón TT Barack Obama bằng tâm tình và sự hãnh diện như thế; thì ngược
lại đảng Cộng Hòa Tự Do (The Republican Liberty Party - RLP" của Kenya
đang hô hào một cuộc tập hợp tối thiểu 5,000 thanh niên nam nữ thoát y trần
truồng biểu tình tại Công viên Uhuru Park thuộc khu vực "Góc Tự Do" (Freedom Corner) của
Thành phố Nairobi. Vụ phô diễn trần truồng tập thể nầy sẽ bắt đầu từ 10:00AM
sáng Thứ Năm để chống lại chủ trương của TT Barack Obama công nhận Hôn
nhân đồng tính (Same Sex Wedding).
Luật pháp Kenya tuyệt đối không cho
"đồng tính luyến ái"
được quyền kết hôn. Đảng chính trị chống Đồng tính Luyến ái (Anti
Homosexual)
hô hào cuộc biểu tình trần truồng như nhộng nầy để phản đối TT Barack
Obama đã hỗ trợ
cho việc khuyến khích và chấp thuận bằng phán quyết của Tòa án cho các
cặp đồng
phái tình cưới nhau như vợ chồng. Lãnh đạo đảng RLP nói rằng họ phải tập
trung
ít nhất 5,000 thanh niên nam nữ hoàn toàn ở truồng để cho TT Barack
Obama có thể nhìn thấy rõ và phân biệt được cơ thể người nam và người nũ
khác nhau. Hôn nhân
theo định nghĩa tự nhiên là một nam và một nữ lấy nhau để có hạnh phúc
thể xác
nhưng mục đích là lan truyền nói giống hầu xây dựng tương lai của đất
nước và dân
tộc từng mỗi Quốc gia.
Khi Tòa án Tối Cao Hoa Kỳ phán quyết chấp thuận Luật hôn nhân đồng
tính thì Phó Tổng Thống Kenya là William
Ruto đã tuyên bố rằng "Những ai liên quan đến luật chấp thuận Hôn nhân
Đồng phái tính thì hãy đi chỗ khác đừng đến quốc gia Kenya c3a chúng tôi"!
Ông nầy nói ám chỉ chuyến thăm của TT Barack Obama đến Kenya vào cuối tuần nầy.
Hình
phạt của Tòa án Kenya sẽ xử
tù tới 14 năm cho những ai vi phạm tội đồng tính luyến ái, hoặc có hành
vi móc
nối, xúi dục kẻ khác phạm tội đồng tính lấy nhau. Cuộc biểu tình đã có
trên 5,000 người ghi tên gồm thanh niên nam nữ từ trên 18 tuổi và có một
số khác là
đàn ông đàn bà đứng tuổi hay lớn tuổi nữa.
Thế nhưng vào rạng sáng hôm nay
Thứ Năm 23-7-2015, Chủ tịch đảng RLP là Vincent Kidala thông báo hủy bỏ cuộc biểu tình trần như
nhộng nầy vì lúc 2:00M đích thân Tổng Thống Kenya là Uhuru Kenyatta cam
kết sẽ không thảo luận với TT Barack Obama về vấn đề Hôn nhân Đồng tính
trong cuộc họp Thượng đĩnh Song phương giữa hai Tổng Thống Hoa Kỳ và
Kenya.
Trước đó ông Vincent Kidala cho
biết Hội đồng An ninh Quốc gia Kenya cũng gọi điện thoại dấu số máy đã cho biết
lệnh báo động có khủng bố đang được ban hành và không muốn cuộc tập hợp trần
truồng nầy sẽ trở thành nguyên cớ cho tụi khủng bố ra tay.
Hôm đầu tuần, ông Kidaha tuyên bố
rằng những kẻ đồng tính và chuyển giới tính sẽ "Không có Nhân Quyền và
đáng bị ném đá hay bị treo cổ!". Lời tuyên bố nầy gặp nhiều chỉ trích,
nhất là từ phía Anh quốc nên Kidaha nói "
Lãnh tụ Kidaha nói thêm: "Ở
Anh quốc những người đồng tính có quyền. Ở Phi châu thì không! Những người đồng
tính không có nhân quyền. Các bạn không thể làm tình với thứ người đó vì sẽ
không thích hợp cho giá trị đạo đức gia đình tại Phi châu". Ông Kidaha nói
rằng "Tôi không muốn làm đau những kẻ đồng tính; nhưng nếu tôi là thành
viên của những người Đồng tính hay chuyển giới tính thì thà là tôi chết
đi!".
Bản tin của UPI
sáng nay nói rằng
TT Barack Obama chắc an tâm vì chuyến đi Phi châu và về thăm quê nội của
ông sẽ thoải mái hơn vì cuộc biểu tình 5,000 nam nữ thoát y hoàn toàn đã
bị hủy bỏ. Tình hình an ninh tại Phi châu lúc nầy khá phức tạp nên
Hoa Kỳ cũng đã có các đơn vị đặc nhiệm đến Kenya và vùng Sub-Sahara để
đảm bảo
vấn đế an ninh cho Tổng Thống Barack Obama và hội nghị Thượng đĩnh Song
phương
giữa TT Hoa Kỳ và lãnh đạo các quốc gia Phi châu cũng như Hội nghị
Thượng đĩnh GES.
Hạnh Dương, dịch và tổng hợp.
www.vietpressusa.com