Cà Kê Dê Ngỗng
"Hà Bá Lấy Vợ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
Xin mời quý vị đọc lại một câu chuyện loại “Ôn Cố Tri Tân” cho đỡ nản…
Riêng cá nhân tôi, sau khi đọc xong chuyện này thì thấy rõ ràng là chuyện cũ “Hà Bá Lấy Vợ” có khác gì chuyện mới “Giải Phóng Miền Nam” đâu hà? Phải chi đất nước ta có những người can đảm, sáng suốt như cỡ Tây Môn Bá, cứ ném cả lũ lãnh đạo cộng sản xuống nước thì may mắn cho đất nước Việt Nam biết mấy?!
Đã biết “Thần sông làm sao có thể lấy con gái nhân gian làm vợ chứ?” thì cũng tượng tự như: “Làm quái gì có chuyện cộng sản giải phóng dân tộc (hay dân nghèo)!” - Giởn hoài!!! Ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, đi giày không vớ... mà đòi giải phóng ai? Chỉ có đi ăn cướp thì mới đúng "quy trình..."'
Hết biết!!!
TVG
*
Vào thời Chiến quốc Trung hoa, sau khi chiếm được Trung Sơn, Vua Ngụy là Ngụy Văn Hầu phái Tây Môn Báo đến làm Thái Thú đất Nghiệp thành - Nghiệp thành thuộc giao giới của của ba nước Ngụy - Hàn - Triệu ngày trước; ngày nay thuộc huyện Lâm Chương, tỉnh Hà Nam, Trung Hoa.
Sau khi đến Nghiệp thành, Tây Môn Báo nhận thấy là nơi đây dân cư thưa thớt và quang cảnh nhìn sơ xác, lạnh lẽo, hoang vắng tiêu điều… Ông mới cho người đi dò hỏi bách tính. Khi ấy bách tính mới thuật lại rằng:
“Điều chúng tôi cảm thấy khổ nhất ở đây chính vì… ‘Hà Bá lấy vợ.’ ”
Tây Môn Báo thắc mắc hỏi:
“Hà Bá lấy vợ? Chuyện này tôi chưa từng nghe qua; mà là chuyện gì vậy?”
Một ông lão bách tính nói rằng:
“Địa phương chúng tôi đây có một con sông tên là Chương thủy. Nó là nguồn nước duy nhất của toàn khu vực. Tất cả các sinh hoạt đều phụ thuộc vào con sông này. Nó cung cấp nước nông nghiệp của chúng tôi. Chỗ chúng tôi có một bà đồng. Bà ta nói: ‘Hà Bá rất thích những cô nương đẹp, mỗi năm phải cưới một cô. Nếu không cưới vợ cho Hà Bá, hắn sẽ dâng nước lớn nhấn chìm nơi đây.’ Cho nên người dân chúng tôi sợ, và mỗi năm phải tốn rất nhiều tiền để cưới vợ cho Hà Bá.”
Tây Môn Báo hỏi:
“Thế cưới vợ cho Hà Bá tốn bao nhiều tiền?”
Lão bách tính đáp:
“Dạ thưa quan lớn, đại khái khoảng 20 đến 30 vạn quan tiền. Tiền thì chúng tôi có thể thu xếp được; nhưng khổ nỗi mỗi năm bà đồng đến từng nhà để xem hễ nhà ai có con gái đẹp là bà ta nói người đó phải làm vợ của Hà Bá.”
“Nghi thức ‘Hà Bá lấy vợ’ là phải xây một trại cúng đẹp có màn che trướng rủ ở bờ sông. Sau đó để cô gái lên một chiếc thuyền. Chiếc thuyền này được cố ý làm thật mong manh, không chắc chắn để khi thuyền trôi theo dòng nước thì chỉ một lát sau rồi chìm. Người con gái sẽ bị chết chìm dưới nước. Vì người ta không nỡ nhìn con gái họ chết chìm như vậy bèn lấy một số tiền đưa cho bà đồng, để bà đồng chọn con gái nhà khác. Cứ như thế bà đồng đã kiếm rất nhiều tiền. Những nhà nghèo khó không còn biện pháp nào khác đành phải hiến con gái họ… Ngoài bà đồng nhận tiền ra còn có Tam lão (người già chịu trách nhiệm giáo hóa trong làng), Đình duyện (tương đương thư ký trưởng địa phương), còn có Lý trưởng (người phụ trách trị an thời đó)… Những người này đã kiếm được không ít tiền.”
Tây Môn Báo nói:
“Năm nay khi ‘Hà Bá lấy vợ’ ta cũng muốn đến xem như thế nào.”
Khi đến ngày “Hà Bá Lấy Vợ,” Tây Môn Báo tự mình đến bờ sông, lúc này bà đồng cũng đến. Bà đồng coi vẻ rất kiêu ngạo. Bà ta mang theo hai nữ đệ tử; Tam lão, Đình duyện, Lý trưởng… hầu như ai ai ở địa phương cũng đến tham dự rất đông đảo.
Tây Môn Báo nói:
“Nghe nói hôm nay là đám cưới Hà Bá, để ta xem cô nương năm nay là ai.”
Thế là người nhà dẫn cô gái lại. Tây Môn Báo xem xong một lúc rồi nói:
“Ái dà! Người con gái này xem không được đẹp cho lắm. Hà Bá lấy vợ phải là cô gái thật đẹp. Với cô gái này, ta cảm thấy không phù hợp. Thôi thì thế này đi… phiền bà xuống đó nói với Hà Bá một tiếng rằng Thái Thú sẽ nhanh chóng kiếm người con gái tốt hơn để dâng cho ngài.”
Nói xong ông lệnh cho binh sĩ khiêng bà đồng ném xuống nước một cái ùm. Bà đồng vùng vẫy một lúc rồi chìm lỉm xuống nước mất dạng.
Tây Môn Báo đứng bên sông đợi một lúc rồi nói:
“Ái dà! Sao đi mãi không quay lại? Có phải vì bà đồng tuổi lớn quá nên không nói rõ được? Thế thì phiền hai nữ đệ tử trẻ của bà đồng xuống đó báo Hà Bá một tiếng mau mau vậy.”
Ông lại sai binh lính khiêng hai nữ đệ tử bà đồng ném xuống nước một lượt. Một lúc sau Tây Môn Báo lại nói:
“Ồ kìa! Xem ra đám nữ nhân làm không xong việc rồi. Hay là nhờ những người như Tam lão, Đình duyện, Lý trưởng… xuống đó nói một thêm vài tiếng xem có khá hơn không?”
Những người đó sợ đến biến sắc, muốn vãi ra quần, quỳ xuống dập đầu xuống đất đến vỡ cả trán vì họ biết rằng hễ nhảy xuống sông là sẽ chết. Tây Môn Báo không muốn nghe những lời phân trần gì cả, sai lính đem toàn bộ bọn họ ném hết xuống nước. Ném xong, Một lúc sau, Tây Môn Báo lại nói:
“Sao họ không quay lại nhỉ? Tiếp sau ta sẽ xem những người nào có máu mặt, mà khoẻ manh ở đây...”
Những người liên quan sợ quá vội quỳ xuống dập đầu, dập đầu đến mức chảy cả máu mà không dám đứng dậy.
Tây Môn Báo nói:
“Hôm nay mọi người mới biết sự việc lấy vợ cho Hà Bá là gian trá, bố láo bố lếu phải không? Sao có thể như vậy? Nước chảy cuồn cuộn, Thần sông làm sao có thể lấy con gái nhân gian làm vợ chứ?”
Thế là Tây Môn Báo đã dùng cách (“ném cả bọn xuống nước”) này để chấm dứt cái phong tục cưới vợ cho Hà Bá ở Đất Nghiệp. Thành thử từ đây dân đất Nghiệp không ai còn cả gan dám nhắc đến chuyện Hà Bá lấy vợ nữa.
Tiếp đến, Tây Môn Báo bắt đầu tu sửa hệ thống thủy lợi, kênh đào cho Đất Nghiệp. Những gì được Tây Môn Báo xây dựng thời đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
*
Lời bàn
Sự mê tín thường làm hư người, tốn của, nát nhà, có khi mất cả mạng, thật là tai hại. Khi mê tín đã thành tục, thì khó lòng mà phá nổi. Muốn phá, tất phải dụng tâm khéo làm sao mới được. Ông Tây Môn Báo sở dĩ mà phá nổi cái tục cưới vợ cho Hà Bá là vì ông biết trừ tự cái gốc rễ; tức là đám đồng cốt quàng xiên, bọn cường hào ngoan cố, xưa nay quen thói cổ hoặc quấy nhiễu dân để kiếm ăn, để cầu lợi. Trừ hai hạng ấy để cứu vớt lương dân, chỉnh đốn phong tục thật là công minh và cương quyết vậy.
* Theo “Sử ký – Hoạt kê liệt truyện” của Tư Mã Thiên… Nguyễn Văn Ngọc có ghi lại câu chuyện này trong cuốn “Cổ Học Tinh Hoa.”
Trần Văn Giang (ghi lại)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Du Ngoạn Âu Châu" - by Kông Li / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Việt hung hăng" - by Nguyễn Sinh / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Câu chuyện quốc tế : LỬNG LƠ CON CÁ VÀNG _ TRẦN THẾ KỶ
- TRUYỆN CƯỜI : Chợ nổi Bến Thành by Trần Thế Kỷ
- "Bánh mì Sài gòn theo dòng thời gian"- by Xuân Hương / Trần Văn Giang (ghi lại)
"Hà Bá Lấy Vợ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
Xin mời quý vị đọc lại một câu chuyện loại “Ôn Cố Tri Tân” cho đỡ nản…
Riêng cá nhân tôi, sau khi đọc xong chuyện này thì thấy rõ ràng là chuyện cũ “Hà Bá Lấy Vợ” có khác gì chuyện mới “Giải Phóng Miền Nam” đâu hà? Phải chi đất nước ta có những người can đảm, sáng suốt như cỡ Tây Môn Bá, cứ ném cả lũ lãnh đạo cộng sản xuống nước thì may mắn cho đất nước Việt Nam biết mấy?!
Đã biết “Thần sông làm sao có thể lấy con gái nhân gian làm vợ chứ?” thì cũng tượng tự như: “Làm quái gì có chuyện cộng sản giải phóng dân tộc (hay dân nghèo)!” - Giởn hoài!!! Ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, đi giày không vớ... mà đòi giải phóng ai? Chỉ có đi ăn cướp thì mới đúng "quy trình..."'
Hết biết!!!
TVG
*
Vào thời Chiến quốc Trung hoa, sau khi chiếm được Trung Sơn, Vua Ngụy là Ngụy Văn Hầu phái Tây Môn Báo đến làm Thái Thú đất Nghiệp thành - Nghiệp thành thuộc giao giới của của ba nước Ngụy - Hàn - Triệu ngày trước; ngày nay thuộc huyện Lâm Chương, tỉnh Hà Nam, Trung Hoa.
Sau khi đến Nghiệp thành, Tây Môn Báo nhận thấy là nơi đây dân cư thưa thớt và quang cảnh nhìn sơ xác, lạnh lẽo, hoang vắng tiêu điều… Ông mới cho người đi dò hỏi bách tính. Khi ấy bách tính mới thuật lại rằng:
“Điều chúng tôi cảm thấy khổ nhất ở đây chính vì… ‘Hà Bá lấy vợ.’ ”
Tây Môn Báo thắc mắc hỏi:
“Hà Bá lấy vợ? Chuyện này tôi chưa từng nghe qua; mà là chuyện gì vậy?”
Một ông lão bách tính nói rằng:
“Địa phương chúng tôi đây có một con sông tên là Chương thủy. Nó là nguồn nước duy nhất của toàn khu vực. Tất cả các sinh hoạt đều phụ thuộc vào con sông này. Nó cung cấp nước nông nghiệp của chúng tôi. Chỗ chúng tôi có một bà đồng. Bà ta nói: ‘Hà Bá rất thích những cô nương đẹp, mỗi năm phải cưới một cô. Nếu không cưới vợ cho Hà Bá, hắn sẽ dâng nước lớn nhấn chìm nơi đây.’ Cho nên người dân chúng tôi sợ, và mỗi năm phải tốn rất nhiều tiền để cưới vợ cho Hà Bá.”
Tây Môn Báo hỏi:
“Thế cưới vợ cho Hà Bá tốn bao nhiều tiền?”
Lão bách tính đáp:
“Dạ thưa quan lớn, đại khái khoảng 20 đến 30 vạn quan tiền. Tiền thì chúng tôi có thể thu xếp được; nhưng khổ nỗi mỗi năm bà đồng đến từng nhà để xem hễ nhà ai có con gái đẹp là bà ta nói người đó phải làm vợ của Hà Bá.”
“Nghi thức ‘Hà Bá lấy vợ’ là phải xây một trại cúng đẹp có màn che trướng rủ ở bờ sông. Sau đó để cô gái lên một chiếc thuyền. Chiếc thuyền này được cố ý làm thật mong manh, không chắc chắn để khi thuyền trôi theo dòng nước thì chỉ một lát sau rồi chìm. Người con gái sẽ bị chết chìm dưới nước. Vì người ta không nỡ nhìn con gái họ chết chìm như vậy bèn lấy một số tiền đưa cho bà đồng, để bà đồng chọn con gái nhà khác. Cứ như thế bà đồng đã kiếm rất nhiều tiền. Những nhà nghèo khó không còn biện pháp nào khác đành phải hiến con gái họ… Ngoài bà đồng nhận tiền ra còn có Tam lão (người già chịu trách nhiệm giáo hóa trong làng), Đình duyện (tương đương thư ký trưởng địa phương), còn có Lý trưởng (người phụ trách trị an thời đó)… Những người này đã kiếm được không ít tiền.”
Tây Môn Báo nói:
“Năm nay khi ‘Hà Bá lấy vợ’ ta cũng muốn đến xem như thế nào.”
Khi đến ngày “Hà Bá Lấy Vợ,” Tây Môn Báo tự mình đến bờ sông, lúc này bà đồng cũng đến. Bà đồng coi vẻ rất kiêu ngạo. Bà ta mang theo hai nữ đệ tử; Tam lão, Đình duyện, Lý trưởng… hầu như ai ai ở địa phương cũng đến tham dự rất đông đảo.
Tây Môn Báo nói:
“Nghe nói hôm nay là đám cưới Hà Bá, để ta xem cô nương năm nay là ai.”
Thế là người nhà dẫn cô gái lại. Tây Môn Báo xem xong một lúc rồi nói:
“Ái dà! Người con gái này xem không được đẹp cho lắm. Hà Bá lấy vợ phải là cô gái thật đẹp. Với cô gái này, ta cảm thấy không phù hợp. Thôi thì thế này đi… phiền bà xuống đó nói với Hà Bá một tiếng rằng Thái Thú sẽ nhanh chóng kiếm người con gái tốt hơn để dâng cho ngài.”
Nói xong ông lệnh cho binh sĩ khiêng bà đồng ném xuống nước một cái ùm. Bà đồng vùng vẫy một lúc rồi chìm lỉm xuống nước mất dạng.
Tây Môn Báo đứng bên sông đợi một lúc rồi nói:
“Ái dà! Sao đi mãi không quay lại? Có phải vì bà đồng tuổi lớn quá nên không nói rõ được? Thế thì phiền hai nữ đệ tử trẻ của bà đồng xuống đó báo Hà Bá một tiếng mau mau vậy.”
Ông lại sai binh lính khiêng hai nữ đệ tử bà đồng ném xuống nước một lượt. Một lúc sau Tây Môn Báo lại nói:
“Ồ kìa! Xem ra đám nữ nhân làm không xong việc rồi. Hay là nhờ những người như Tam lão, Đình duyện, Lý trưởng… xuống đó nói một thêm vài tiếng xem có khá hơn không?”
Những người đó sợ đến biến sắc, muốn vãi ra quần, quỳ xuống dập đầu xuống đất đến vỡ cả trán vì họ biết rằng hễ nhảy xuống sông là sẽ chết. Tây Môn Báo không muốn nghe những lời phân trần gì cả, sai lính đem toàn bộ bọn họ ném hết xuống nước. Ném xong, Một lúc sau, Tây Môn Báo lại nói:
“Sao họ không quay lại nhỉ? Tiếp sau ta sẽ xem những người nào có máu mặt, mà khoẻ manh ở đây...”
Những người liên quan sợ quá vội quỳ xuống dập đầu, dập đầu đến mức chảy cả máu mà không dám đứng dậy.
Tây Môn Báo nói:
“Hôm nay mọi người mới biết sự việc lấy vợ cho Hà Bá là gian trá, bố láo bố lếu phải không? Sao có thể như vậy? Nước chảy cuồn cuộn, Thần sông làm sao có thể lấy con gái nhân gian làm vợ chứ?”
Thế là Tây Môn Báo đã dùng cách (“ném cả bọn xuống nước”) này để chấm dứt cái phong tục cưới vợ cho Hà Bá ở Đất Nghiệp. Thành thử từ đây dân đất Nghiệp không ai còn cả gan dám nhắc đến chuyện Hà Bá lấy vợ nữa.
Tiếp đến, Tây Môn Báo bắt đầu tu sửa hệ thống thủy lợi, kênh đào cho Đất Nghiệp. Những gì được Tây Môn Báo xây dựng thời đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
*
Lời bàn
Sự mê tín thường làm hư người, tốn của, nát nhà, có khi mất cả mạng, thật là tai hại. Khi mê tín đã thành tục, thì khó lòng mà phá nổi. Muốn phá, tất phải dụng tâm khéo làm sao mới được. Ông Tây Môn Báo sở dĩ mà phá nổi cái tục cưới vợ cho Hà Bá là vì ông biết trừ tự cái gốc rễ; tức là đám đồng cốt quàng xiên, bọn cường hào ngoan cố, xưa nay quen thói cổ hoặc quấy nhiễu dân để kiếm ăn, để cầu lợi. Trừ hai hạng ấy để cứu vớt lương dân, chỉnh đốn phong tục thật là công minh và cương quyết vậy.
* Theo “Sử ký – Hoạt kê liệt truyện” của Tư Mã Thiên… Nguyễn Văn Ngọc có ghi lại câu chuyện này trong cuốn “Cổ Học Tinh Hoa.”
Trần Văn Giang (ghi lại)