Di Sản Hồ Chí Minh
Hà Nội ngăn chặn biểu tình ủng hộ phán quyết Biển Đông
Gia Minh, PGĐ Ban Việt Ngữ RFA
17-7-2016
Nhóm xã hội dân sự chống ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc tại Biển Đông, No-U FC, hôm nay 17 tháng 7 có kế hoạch tiến hành cuộc biểu tình tại Hà Nội để hoan nghênh phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế – PCA công bố 5 ngày trước.
Tuy nhiên cuộc biểu tình ở thủ đô bị nhà cầm quyền Hà Nội ngăn chặn.
Thực tế ra sao và nhận định của người trong cuộc thế nào?
Chặn biểu tình
Anh Lê Dũng, một nhà hoạt động tại Hà Nội, cho biết từ sáng sớm đã có mặt tại trung tâm Hà Nội nơi dự định diễn ra cuộc biểu tình, tuần hành theo lời kêu gọi mà No-U FC đưa ra hồi trong tuần.
Anh tường thuật lại tình hình tại đó như sau:
“Tôi ra từ 6 giờ sáng chỗ Tượng Đài để quan sát, đến lúc 8 giờ kém 10 họ mang quân đến rất đông: các loại lực lượng, đeo băng đỏ, xe phá sóng. Các ngã đường vào đều bị chặn. Loa từ các xe kêu gọi du khách ở Khu Bờ Hồ giải tán.
Một số anh em mặc áo No-U và một số anh em khác ra đó thì bị bắt giữ đưa lên xe. Có xe bảy chỗ, có xe buýt bắt người đưa đi.
Lực lượng công an đông lắm.”
Thanh niên Trịnh Bá Phương, người hưởng ứng kêu gọi của No-U FC, hôm nay cũng muốn tham gia cuộc biểu tình thế nhưng bị chặn trước khi đến được khu vực dự kiến. Anh cho biết:
“Nhiều chốt được lập ra chặn tất cả các lối vào Bờ Hồ rồi. Một số người như Trịnh Bá Tư em trai của tôi, cô Đặng Bích Phượng, chú Trương Văn Dũng, cô Nguyễn Thúy Hạnh, chú Huỳnh Ngọc Chênh… bị bắt rồi.”
Nhà hoạt động nữ Đặng Bích Phượng bị khi có mặt cùng một số người khác tại Vườn hoa Lý Thái Tổ. Bà bị đưa về công an phường Cửa Nam. Vào lúc 8:55 phút sáng khi đang bị giữ tại công an Cửa Nam cho biết:
“Sáng nay tôi dắt xe đạp điện ra khỏi nhà thì các chú công an đi theo tôi; tôi dắt xe vào để đi xe buýt, họ cũng theo tôi. Khi ra đến Vườn hoa Lý Thái Tổ tôi đang đứng với một số người thì họ bắt đưa tôi lên xe về đồn công an Cửa Nam. Tôi hỏi thì họ nói đang có công an phường tôi cư trú đến đưa về!”
Nhận định
Sau khi Tòa Trọng tài Thường trực PCA ở La Haye công bố phán quyết đối với vụ Philippines kiện Trung Quốc về đường đứt khúc 9 đoạn, thường được gọi là đường lưỡi bò, nhằm tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông, phát ngôn nhân Lê Hải Bình của Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng hoan nghênh phán quyết đó.
Nhiều người Việt Nam cho rằng việc hoan nghênh như thế là đúng đắn và họ cũng muốn được bày tỏ chính kiến như thế. Tuy nhiên biện pháp chính quyền ngăn chặn đối với hoạt động biểu tình, tuần hành ủng hộ phán quyết của PCA về đường lưỡi bò khiến họ đi đến một số nhận định như của bà Đặng Bích Phượng sau đây:
“Với những động thái như thế này thì tôi thấy được lý do tại sao họ không kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế. Có rất nhiều biểu hiện để chứng minh cho việc họ bảo vệ ý kiến của họ.
Họ nói Việt Nam hoan nghênh phán quyết đó, nhưng họ ‘độc quyền’, chỉ có họ được hoan nghênh thôi chứ không cho người dân hoan nghênh.
Trong thâm tâm họ rất hiểu họ có những khuất tất nên rất sợ người dân lên tiếng.”
Và nhận định của anh Lê Dũng:
“Ai ở Việt Nam đều biết họ có những phát ngôn bên ngoài, nhưng những việc làm bên trong của họ chẳng giống ai cả. Họ làm những việc vi phạm quyền của người dân. Gì với quốc tế họ cũng cam kết hết, họ vào nhân quyền quốc tế nhưng họ bắt bất cứ ai ở Bờ Hồ, không cần lý do, không cần lệnh của tòa án.
Trên truyền thông loan Bộ Ngoại giao ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng Tài, nhưng người dân muốn có hành vi ủng hộ tuyên bố đó bằng việc in khẩu hiệu, mặc áo No-U… thì nhà nước không cho làm.
Đây là điều đặc biệt, nhà nước VN khác với những quốc gia khác. Họ không muốn người ta làm những điều mà họ không muốn. Họ không đứng trên khuôn khổ luật pháp hay quyền con người gì hết!”
Anh Trịnh Bá Phương cũng nhắc lại:
“Trước phán quyết của Tòa án Quốc tế bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc thì hôm nay người dân muốn hoan nghênh phán quyết đó. Và mang một số biểu ngữ để chúc mừng người dân Philippines.
Nội dung chính là mong muốn chính quyền Việt Nam ra tòa án quốc tế vì cả biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị Trung Quốc chiếm giữ, cướp đoạt của Việt Nam, trong khi chính phủ Việt Nam chỉ có những phản ứng mang tính chất hời hợt: đưa lên phản đối mà không có hành động gì. Trong khi đó việc chiếm đóng biển đảo của Việt Nam mà Trung Quốc thực hiện ngày càng gia tăng, rồi tấn công ngư dân Việt Nam.
Ngày hôm nay người dân muốn được bày tỏ chính kiến của mình; thế nhưng chính quyền huy động lực lượng rất đông. Tại số 1 Ngô Thì Nhậm gần 100 lực lượng đeo băng đỏ. Các nhà trọ quanh đó bị phong tỏa.
Còn tại Dương Nội, ông chủ tịch Lã Quang Thức và các ban ngành đến nhà người dân để chặn.”
Theo những người quan tâm đến tình hình đất nước như anh Lê Dũng, bà Đặng Bích Phượng thì hành xử của nhà cầm quyền trong việc ngăn chặn, thậm chí bắt bớ, những người dân lên tiếng bày tỏ chính kiến đối với những vấn đề quan trọng của đất nước như chủ quyền biển đảo, thảm họa môi trường do Formosa gây nên… sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường.
Hệ lụy đầu tiên theo những người này là dân chúng mất niềm tin vào chính phủ. Một bộ phận người dân sẽ trở nên thờ ơ trước những vấn đề lớn của đất nước.
Họ cũng cho rằng hành xử bất nhất của nhà cầm quyền cũng làm mất uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
_____
Biểu tình nhiều nơi ủng hộ phán quyết Biển Đông và yêu cầu minh bạch cá chết
17-7-2016
Người dân xã An Hoà, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã xuống đường biểu tình, đòi truy tố Formosa vào sáng 17/7/2016. Ảnh: FB Chu Vĩnh Hải
Sáng nay, 17 tháng 7, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra ở các địa điểm khác nhau, từ thủ đô Hà Nội đến Nghệ An, Sài Gòn, với mục đích hoan nghênh phán quyết mà Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế đưa ra cách đây 5 ngày, trong đó nói rõ Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử ở Biển Đông, đồng thời cũng để đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải minh bạch hơn nữa với chuyện công ty Formosa gây tai họa môi trường.
Cuộc biểu tình của nhóm xã hội dân sự chống ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc tại Biển Đông tổ chức tại Hà Nội đã bị chính quyền ngăn chặn từ lúc khởi đầu, nhiều người bị bắt giữ.
Anh Lê Dũng, một nhà hoạt động tại Hà Nội, cho biết từ sáng sớm đã có mặt tại trung tâm Hà Nội nơi dự định diễn ra cuộc biểu tình, tuần hành theo lời kêu gọi mà No-U FC đưa ra hồi trong tuần.
Anh tường thuật lại tình hình tại đó như sau:
“Tôi ra từ 6 giờ sáng chỗ Tượng Đài để quan sát, đến lúc 8 giờ kém 10 họ mang quân đến rất đông: các loại lực lượng, đeo băng đỏ, xe phá sóng. Các ngã đường vào đều bị chặn. Loa từ các xe kêu gọi du khách ở Khu Bờ Hồ giải tán.
Một số anh em mặc áo No-U và một số anh em khác ra đó thì bị bắt giữ đưa lên xe. Có xe bảy chỗ, có xe buýt bắt người đưa đi.
Lực lượng công an đông lắm.”
Thanh niên Trịnh Bá Phương, người hưởng ứng kêu gọi của No- U FC, hôm nay cũng muốn tham gia cuộc biểu tình thế nhưng bị chặn trước khi đến được khu vực dự kiến. Anh cho biết:
“Nhiều chốt được lập ra chặn tất cả các lối vào Bờ Hồ rồi. Một số người như Trịnh Bá Tư em trai của tôi, cô Đặng Bích Phượng, chú Trương Văn Dũng, cô Nguyễn Thúy Hạnh, chú Huỳnh Ngọc Chênh… bị bắt rồi.”
Lúc xế chiều hôm nay, bản tin do hãng thông tấn AP gửi đi từ Hà Nội cho biết tất cả đã được trả tự do.
Cũng tại Hà Nội sáng nay, một nhóm các nhà tranh đấu đã tập họp trước cửa Đại Sứ Quán Philippines, giơ cao những khẩu hiệu cám ơn chính phủ Phi đã nộp đơn kiện Trung Quốc trước Tòa Trọng Tài Quốc Tế, đòi hỏi chính phủ Bắc Kinh phải tuân thủ phán quyết mà Tòa đưa ra.
Tại Sài Gòn, thay vì tập họp để biểu tình, một số bạn trẻ đã dùng xe gắn máy chạy khắp mọi ngả đường trung tâm thành phố, mang theo những tấm biểu ngữ viết tay với nội dung kêu gọi chính phủ Việt Nam nên theo Philippines, kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế về tội xâm chiếm chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngoài ra, các bạn trẻ tham gia biểu tình bằng xe máy ở Sài Gòn cũng mang theo biểu ngữ đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải bảo vệ môi trường, giải quyết tận gốc rễ vụ công ty Formosa gây tai họa, ảnh hưởng lâu dài về môi trường cũng như gây thiệt hại nặng nề cho ngư dân.
Đòi hỏi phải giải quyết tận gốc rễ vụ công ty Formosa gây thiệt hại môi trường cũng là mục tiêu của cuộc biểu tình diễn ra sáng nay ở Nghệ An.
Tin tức và hình ảnh ghi nhận được qua nhiều nguồn khác nhau cho hay số người tham dự lên đến cả ngàn người, chủ yếu là giáo dân Giáo Xứ Phúc Yên, thuộc Giáo Phận Vinh.
Trong số những biểu ngữ được đoàn biểu tình đưa ra, Ban Việt Ngữ RFA ghi nhận thấy có biểu ngữ mang hàng chữ yêu cầu chính phủ Việt Nam kiện và đóng cửa công ty Formosa, hay biểu ngữ ghi hàng chữ mang nội dung người dân và ngư dân Việt Nam không cần tiền, mà cần biển sạch, ám chỉ chuyện chính phủ Việt Nam đồng ý nhận 500 triệu dollars bồi thường từ công ty Formosa, trong khi tai họa môi trường do công ty này gây nên lớn hơn khoản tiền mà chính phủ đồng ý.
Cũng liên quan đến chuyện Formosa bồi thường thiệt hại, trong thời gian gần đây xuất hiện câu “Formosa nhận lỗi, chính phủ nhận tiền, dân nhận thảm họa”. Câu này tức khắc được loan truyền thật rộng rãi trên các trang mạng xã hội, và là câu nói phổ biến trong dân gian.
____
Việt Nam câu lưu hàng chục người biểu tình chống Trung Quốc
Thanh Hà
17-7-2016
Công an ngăn chặn cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước sứ quán Philippines tại Hà Nội, ngày 17/07/2016. Ảnh: Reuters.
Năm ngày sau phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, sáng ngày 17/07/2016 hàng chục người tập hợp tại quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, phản đối Trung Quốc bác bỏ phán quyết của Tòa. Khoảng ba chục người bị công an Việt Nam câu lưu.
Theo phóng viên của hãng tin Pháp AFP nội trong buổi sáng ngày Chủ Nhật 17/07/2016 đã có khoảng 30 người tham gia biểu tình bị tạm giam. Họ bị công an bắt lên lên xe và đưa đi nơi khác trong lúc đang tìm cách đến Bờ Hồ. Một số người hô to khẩu hiệu « Đả đảo Trung Quốc xâm lăng » trong lúc họ bị bắt.
AFP nhận định : tinh thần bài Trung Quốc được phổ biến tại Việt Nam, nhưng chính quyền Hà Nội lại rất nhanh chóng trấn áp biểu tình bày tỏ phẫn nộ trước việc Bắc Kinh bành trướng ở Biển Đông. Việt Nam đề phòng nguy cơ những cuộc biểu tình đó nhắm vào chính quyền. Công an Việt Nam đã nỗ lực ngăn cản mọi cuộc tập hợp.
Các nhà hoạt động tại Hà Nội đã sử dụng các mạng lưới xã hội để kêu gọi xuống đường vào sáng hôm nay, 5 ngày sau phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực bác bỏ đòi hỏi của Trung Quốc về Biển Đông, căn cứ trên bản đồ đường 9 đoạn. Bắc Kinh tuyên bố không công nhận tính chính đáng của Tòa và không tuân thủ phán quyết của Tòa.
Vẫn theo AFP, sau cuộc tập hợp không thành tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, vào đầu giờ chiều nay, một toán 9 người đã tập hợp trước sứ quán Philippines tại Hà Nội, giương cao biểu ngữ « Cảm Ơn Philippines. Các bạn có được một chính phủ dũng cảm ». Người biểu tình sau đó đã nhanh chóng giải tán trước khi nhân viên trật tự an ninh đến hiện trường.
Ngoài ra, hình ảnh trên mạng xã hội được AFP trích dẫn cho thấy, tại thành phồ Hồ Chính Minh, tinh thần bài Trung Quốc cũng được biểu hiện qua một số các biểu ngữ chỉ trích Bắc Kinh lấn chiếm Biển Đông, bất chấp phán quyết của Tòa Án La Haye.
_____
Cảnh sát Việt Nam bắt các nhà hoạt động chống Trung Quốc
17-7-2016
Một nhân viên cảnh sát cố gắng ngăn cản người biểu tình chống Trung Quốc cầm biểu ngữ trong một cuộc biểu tình trước đại sứ quán Philippines tại Hà Nội , Việt Nam, ngày 17 Tháng 7 năm 2016. REUTERS/Kham
Một nhóm người biểu tình đã tụ tập ở thủ đô Hà Nội của Việt Nam, bày tỏ ủng hộ phán quyết của một tòa án quốc tế bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông. Họ đã bị cảnh sát bắt bớ trước khi cuộc biểu tình của họ bắt đầu.
Hôm 17/7, khi những người biểu tình đang tập trung tại Hồ Hoàn Kiếm nổi tiếng – nơi thường diễn ra các cuộc biểu tình ở Hà Nội – thì các lực lượng cảnh sát ập đến quanh họ.
Việt Nam lâu nay vẫn trấn áp các cuộc biểu tình, sợ rằng các cuộc biểu tình có thể làm dấy lên sự bất đồng.
Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye vừa ra phán quyết chống lại Trung Quốc trong vụ kiện của Philippines về việc Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền lịch sử đối với khoảng 90% diện tích Biển Đông, một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới.
Trung Quốc từ chối tham gia vào bất kỳ phiên xét xử nào và cho biết sẽ không tuân theo bất kỳ quyết định nào của tòa.
Sáu chính phủ có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền dựa vào cái gọi là “đường 9 đoạn”, đường này được nêu ra từ thời những năm 1940 và chạy bao quanh vùng trung tâm về hàng hải của khu vực Đông Nam Á, nơi có hàng trăm đảo và các rạn san hô có tranh chấp, các ngư trường nhiều cá, nhiều mỏ dầu và khí đốt.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Hà Nội ngăn chặn biểu tình ủng hộ phán quyết Biển Đông
Gia Minh, PGĐ Ban Việt Ngữ RFA
17-7-2016
Nhóm xã hội dân sự chống ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc tại Biển Đông, No-U FC, hôm nay 17 tháng 7 có kế hoạch tiến hành cuộc biểu tình tại Hà Nội để hoan nghênh phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế – PCA công bố 5 ngày trước.
Tuy nhiên cuộc biểu tình ở thủ đô bị nhà cầm quyền Hà Nội ngăn chặn.
Thực tế ra sao và nhận định của người trong cuộc thế nào?
Chặn biểu tình
Anh Lê Dũng, một nhà hoạt động tại Hà Nội, cho biết từ sáng sớm đã có mặt tại trung tâm Hà Nội nơi dự định diễn ra cuộc biểu tình, tuần hành theo lời kêu gọi mà No-U FC đưa ra hồi trong tuần.
Anh tường thuật lại tình hình tại đó như sau:
“Tôi ra từ 6 giờ sáng chỗ Tượng Đài để quan sát, đến lúc 8 giờ kém 10 họ mang quân đến rất đông: các loại lực lượng, đeo băng đỏ, xe phá sóng. Các ngã đường vào đều bị chặn. Loa từ các xe kêu gọi du khách ở Khu Bờ Hồ giải tán.
Một số anh em mặc áo No-U và một số anh em khác ra đó thì bị bắt giữ đưa lên xe. Có xe bảy chỗ, có xe buýt bắt người đưa đi.
Lực lượng công an đông lắm.”
Thanh niên Trịnh Bá Phương, người hưởng ứng kêu gọi của No-U FC, hôm nay cũng muốn tham gia cuộc biểu tình thế nhưng bị chặn trước khi đến được khu vực dự kiến. Anh cho biết:
“Nhiều chốt được lập ra chặn tất cả các lối vào Bờ Hồ rồi. Một số người như Trịnh Bá Tư em trai của tôi, cô Đặng Bích Phượng, chú Trương Văn Dũng, cô Nguyễn Thúy Hạnh, chú Huỳnh Ngọc Chênh… bị bắt rồi.”
Nhà hoạt động nữ Đặng Bích Phượng bị khi có mặt cùng một số người khác tại Vườn hoa Lý Thái Tổ. Bà bị đưa về công an phường Cửa Nam. Vào lúc 8:55 phút sáng khi đang bị giữ tại công an Cửa Nam cho biết:
“Sáng nay tôi dắt xe đạp điện ra khỏi nhà thì các chú công an đi theo tôi; tôi dắt xe vào để đi xe buýt, họ cũng theo tôi. Khi ra đến Vườn hoa Lý Thái Tổ tôi đang đứng với một số người thì họ bắt đưa tôi lên xe về đồn công an Cửa Nam. Tôi hỏi thì họ nói đang có công an phường tôi cư trú đến đưa về!”
Nhận định
Sau khi Tòa Trọng tài Thường trực PCA ở La Haye công bố phán quyết đối với vụ Philippines kiện Trung Quốc về đường đứt khúc 9 đoạn, thường được gọi là đường lưỡi bò, nhằm tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông, phát ngôn nhân Lê Hải Bình của Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng hoan nghênh phán quyết đó.
Nhiều người Việt Nam cho rằng việc hoan nghênh như thế là đúng đắn và họ cũng muốn được bày tỏ chính kiến như thế. Tuy nhiên biện pháp chính quyền ngăn chặn đối với hoạt động biểu tình, tuần hành ủng hộ phán quyết của PCA về đường lưỡi bò khiến họ đi đến một số nhận định như của bà Đặng Bích Phượng sau đây:
“Với những động thái như thế này thì tôi thấy được lý do tại sao họ không kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế. Có rất nhiều biểu hiện để chứng minh cho việc họ bảo vệ ý kiến của họ.
Họ nói Việt Nam hoan nghênh phán quyết đó, nhưng họ ‘độc quyền’, chỉ có họ được hoan nghênh thôi chứ không cho người dân hoan nghênh.
Trong thâm tâm họ rất hiểu họ có những khuất tất nên rất sợ người dân lên tiếng.”
Và nhận định của anh Lê Dũng:
“Ai ở Việt Nam đều biết họ có những phát ngôn bên ngoài, nhưng những việc làm bên trong của họ chẳng giống ai cả. Họ làm những việc vi phạm quyền của người dân. Gì với quốc tế họ cũng cam kết hết, họ vào nhân quyền quốc tế nhưng họ bắt bất cứ ai ở Bờ Hồ, không cần lý do, không cần lệnh của tòa án.
Trên truyền thông loan Bộ Ngoại giao ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng Tài, nhưng người dân muốn có hành vi ủng hộ tuyên bố đó bằng việc in khẩu hiệu, mặc áo No-U… thì nhà nước không cho làm.
Đây là điều đặc biệt, nhà nước VN khác với những quốc gia khác. Họ không muốn người ta làm những điều mà họ không muốn. Họ không đứng trên khuôn khổ luật pháp hay quyền con người gì hết!”
Anh Trịnh Bá Phương cũng nhắc lại:
“Trước phán quyết của Tòa án Quốc tế bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc thì hôm nay người dân muốn hoan nghênh phán quyết đó. Và mang một số biểu ngữ để chúc mừng người dân Philippines.
Nội dung chính là mong muốn chính quyền Việt Nam ra tòa án quốc tế vì cả biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị Trung Quốc chiếm giữ, cướp đoạt của Việt Nam, trong khi chính phủ Việt Nam chỉ có những phản ứng mang tính chất hời hợt: đưa lên phản đối mà không có hành động gì. Trong khi đó việc chiếm đóng biển đảo của Việt Nam mà Trung Quốc thực hiện ngày càng gia tăng, rồi tấn công ngư dân Việt Nam.
Ngày hôm nay người dân muốn được bày tỏ chính kiến của mình; thế nhưng chính quyền huy động lực lượng rất đông. Tại số 1 Ngô Thì Nhậm gần 100 lực lượng đeo băng đỏ. Các nhà trọ quanh đó bị phong tỏa.
Còn tại Dương Nội, ông chủ tịch Lã Quang Thức và các ban ngành đến nhà người dân để chặn.”
Theo những người quan tâm đến tình hình đất nước như anh Lê Dũng, bà Đặng Bích Phượng thì hành xử của nhà cầm quyền trong việc ngăn chặn, thậm chí bắt bớ, những người dân lên tiếng bày tỏ chính kiến đối với những vấn đề quan trọng của đất nước như chủ quyền biển đảo, thảm họa môi trường do Formosa gây nên… sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường.
Hệ lụy đầu tiên theo những người này là dân chúng mất niềm tin vào chính phủ. Một bộ phận người dân sẽ trở nên thờ ơ trước những vấn đề lớn của đất nước.
Họ cũng cho rằng hành xử bất nhất của nhà cầm quyền cũng làm mất uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
_____
Biểu tình nhiều nơi ủng hộ phán quyết Biển Đông và yêu cầu minh bạch cá chết
17-7-2016
Người dân xã An Hoà, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã xuống đường biểu tình, đòi truy tố Formosa vào sáng 17/7/2016. Ảnh: FB Chu Vĩnh Hải
Sáng nay, 17 tháng 7, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra ở các địa điểm khác nhau, từ thủ đô Hà Nội đến Nghệ An, Sài Gòn, với mục đích hoan nghênh phán quyết mà Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế đưa ra cách đây 5 ngày, trong đó nói rõ Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử ở Biển Đông, đồng thời cũng để đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải minh bạch hơn nữa với chuyện công ty Formosa gây tai họa môi trường.
Cuộc biểu tình của nhóm xã hội dân sự chống ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc tại Biển Đông tổ chức tại Hà Nội đã bị chính quyền ngăn chặn từ lúc khởi đầu, nhiều người bị bắt giữ.
Anh Lê Dũng, một nhà hoạt động tại Hà Nội, cho biết từ sáng sớm đã có mặt tại trung tâm Hà Nội nơi dự định diễn ra cuộc biểu tình, tuần hành theo lời kêu gọi mà No-U FC đưa ra hồi trong tuần.
Anh tường thuật lại tình hình tại đó như sau:
“Tôi ra từ 6 giờ sáng chỗ Tượng Đài để quan sát, đến lúc 8 giờ kém 10 họ mang quân đến rất đông: các loại lực lượng, đeo băng đỏ, xe phá sóng. Các ngã đường vào đều bị chặn. Loa từ các xe kêu gọi du khách ở Khu Bờ Hồ giải tán.
Một số anh em mặc áo No-U và một số anh em khác ra đó thì bị bắt giữ đưa lên xe. Có xe bảy chỗ, có xe buýt bắt người đưa đi.
Lực lượng công an đông lắm.”
Thanh niên Trịnh Bá Phương, người hưởng ứng kêu gọi của No- U FC, hôm nay cũng muốn tham gia cuộc biểu tình thế nhưng bị chặn trước khi đến được khu vực dự kiến. Anh cho biết:
“Nhiều chốt được lập ra chặn tất cả các lối vào Bờ Hồ rồi. Một số người như Trịnh Bá Tư em trai của tôi, cô Đặng Bích Phượng, chú Trương Văn Dũng, cô Nguyễn Thúy Hạnh, chú Huỳnh Ngọc Chênh… bị bắt rồi.”
Lúc xế chiều hôm nay, bản tin do hãng thông tấn AP gửi đi từ Hà Nội cho biết tất cả đã được trả tự do.
Cũng tại Hà Nội sáng nay, một nhóm các nhà tranh đấu đã tập họp trước cửa Đại Sứ Quán Philippines, giơ cao những khẩu hiệu cám ơn chính phủ Phi đã nộp đơn kiện Trung Quốc trước Tòa Trọng Tài Quốc Tế, đòi hỏi chính phủ Bắc Kinh phải tuân thủ phán quyết mà Tòa đưa ra.
Tại Sài Gòn, thay vì tập họp để biểu tình, một số bạn trẻ đã dùng xe gắn máy chạy khắp mọi ngả đường trung tâm thành phố, mang theo những tấm biểu ngữ viết tay với nội dung kêu gọi chính phủ Việt Nam nên theo Philippines, kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế về tội xâm chiếm chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngoài ra, các bạn trẻ tham gia biểu tình bằng xe máy ở Sài Gòn cũng mang theo biểu ngữ đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải bảo vệ môi trường, giải quyết tận gốc rễ vụ công ty Formosa gây tai họa, ảnh hưởng lâu dài về môi trường cũng như gây thiệt hại nặng nề cho ngư dân.
Đòi hỏi phải giải quyết tận gốc rễ vụ công ty Formosa gây thiệt hại môi trường cũng là mục tiêu của cuộc biểu tình diễn ra sáng nay ở Nghệ An.
Tin tức và hình ảnh ghi nhận được qua nhiều nguồn khác nhau cho hay số người tham dự lên đến cả ngàn người, chủ yếu là giáo dân Giáo Xứ Phúc Yên, thuộc Giáo Phận Vinh.
Trong số những biểu ngữ được đoàn biểu tình đưa ra, Ban Việt Ngữ RFA ghi nhận thấy có biểu ngữ mang hàng chữ yêu cầu chính phủ Việt Nam kiện và đóng cửa công ty Formosa, hay biểu ngữ ghi hàng chữ mang nội dung người dân và ngư dân Việt Nam không cần tiền, mà cần biển sạch, ám chỉ chuyện chính phủ Việt Nam đồng ý nhận 500 triệu dollars bồi thường từ công ty Formosa, trong khi tai họa môi trường do công ty này gây nên lớn hơn khoản tiền mà chính phủ đồng ý.
Cũng liên quan đến chuyện Formosa bồi thường thiệt hại, trong thời gian gần đây xuất hiện câu “Formosa nhận lỗi, chính phủ nhận tiền, dân nhận thảm họa”. Câu này tức khắc được loan truyền thật rộng rãi trên các trang mạng xã hội, và là câu nói phổ biến trong dân gian.
____
Việt Nam câu lưu hàng chục người biểu tình chống Trung Quốc
Thanh Hà
17-7-2016
Công an ngăn chặn cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước sứ quán Philippines tại Hà Nội, ngày 17/07/2016. Ảnh: Reuters.
Năm ngày sau phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, sáng ngày 17/07/2016 hàng chục người tập hợp tại quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, phản đối Trung Quốc bác bỏ phán quyết của Tòa. Khoảng ba chục người bị công an Việt Nam câu lưu.
Theo phóng viên của hãng tin Pháp AFP nội trong buổi sáng ngày Chủ Nhật 17/07/2016 đã có khoảng 30 người tham gia biểu tình bị tạm giam. Họ bị công an bắt lên lên xe và đưa đi nơi khác trong lúc đang tìm cách đến Bờ Hồ. Một số người hô to khẩu hiệu « Đả đảo Trung Quốc xâm lăng » trong lúc họ bị bắt.
AFP nhận định : tinh thần bài Trung Quốc được phổ biến tại Việt Nam, nhưng chính quyền Hà Nội lại rất nhanh chóng trấn áp biểu tình bày tỏ phẫn nộ trước việc Bắc Kinh bành trướng ở Biển Đông. Việt Nam đề phòng nguy cơ những cuộc biểu tình đó nhắm vào chính quyền. Công an Việt Nam đã nỗ lực ngăn cản mọi cuộc tập hợp.
Các nhà hoạt động tại Hà Nội đã sử dụng các mạng lưới xã hội để kêu gọi xuống đường vào sáng hôm nay, 5 ngày sau phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực bác bỏ đòi hỏi của Trung Quốc về Biển Đông, căn cứ trên bản đồ đường 9 đoạn. Bắc Kinh tuyên bố không công nhận tính chính đáng của Tòa và không tuân thủ phán quyết của Tòa.
Vẫn theo AFP, sau cuộc tập hợp không thành tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, vào đầu giờ chiều nay, một toán 9 người đã tập hợp trước sứ quán Philippines tại Hà Nội, giương cao biểu ngữ « Cảm Ơn Philippines. Các bạn có được một chính phủ dũng cảm ». Người biểu tình sau đó đã nhanh chóng giải tán trước khi nhân viên trật tự an ninh đến hiện trường.
Ngoài ra, hình ảnh trên mạng xã hội được AFP trích dẫn cho thấy, tại thành phồ Hồ Chính Minh, tinh thần bài Trung Quốc cũng được biểu hiện qua một số các biểu ngữ chỉ trích Bắc Kinh lấn chiếm Biển Đông, bất chấp phán quyết của Tòa Án La Haye.
_____
Cảnh sát Việt Nam bắt các nhà hoạt động chống Trung Quốc
17-7-2016
Một nhân viên cảnh sát cố gắng ngăn cản người biểu tình chống Trung Quốc cầm biểu ngữ trong một cuộc biểu tình trước đại sứ quán Philippines tại Hà Nội , Việt Nam, ngày 17 Tháng 7 năm 2016. REUTERS/Kham
Một nhóm người biểu tình đã tụ tập ở thủ đô Hà Nội của Việt Nam, bày tỏ ủng hộ phán quyết của một tòa án quốc tế bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông. Họ đã bị cảnh sát bắt bớ trước khi cuộc biểu tình của họ bắt đầu.
Hôm 17/7, khi những người biểu tình đang tập trung tại Hồ Hoàn Kiếm nổi tiếng – nơi thường diễn ra các cuộc biểu tình ở Hà Nội – thì các lực lượng cảnh sát ập đến quanh họ.
Việt Nam lâu nay vẫn trấn áp các cuộc biểu tình, sợ rằng các cuộc biểu tình có thể làm dấy lên sự bất đồng.
Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye vừa ra phán quyết chống lại Trung Quốc trong vụ kiện của Philippines về việc Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền lịch sử đối với khoảng 90% diện tích Biển Đông, một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới.
Trung Quốc từ chối tham gia vào bất kỳ phiên xét xử nào và cho biết sẽ không tuân theo bất kỳ quyết định nào của tòa.
Sáu chính phủ có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền dựa vào cái gọi là “đường 9 đoạn”, đường này được nêu ra từ thời những năm 1940 và chạy bao quanh vùng trung tâm về hàng hải của khu vực Đông Nam Á, nơi có hàng trăm đảo và các rạn san hô có tranh chấp, các ngư trường nhiều cá, nhiều mỏ dầu và khí đốt.