Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Hạ nêu - Việt Nhân
(HNPĐ) Cây nêu, cây tre cao thẳng đẹp, trên ngọn chừa vài nhánh lá, và treo một vòng tròn nhỏ, một lá bùa, những con cá chép bằng giấy và nhất là không thể thiếu những chiếc khánh đất nung, những chiếc khánh đất sành này trong gió va đập nhau kêu lanh canh, không khác cái chuông gió ngày nay. Đây là tục xưa như truyện cổ tích được kể, gốc nêu rắc vôi bột, ngọn nêu tiếng khánh khua là để trừ ma quỷ đến khuấy phá… Ngày 23 đưa Táo quân về trời cũng là trưa ngày hôm đó dựng nêu: Cu kêu ba tiếng cu kêu, mong cho đến tết dựng nêu ăn chè.
Ngày nay cây nêu đơn giản ta vẫn thường thấy đó đã không còn, thời đại hồ chí chuột quang dzinh, mà chúng đem cờ máu treo trên ngọn nêu, thậm chí có đứa treo lồng đèn đỏ của ông thầy khựa cộng phương bắc!!! Tha hương xứ người, từng tuổi này thì có đâu chuyện mong tết đến dựng nêu, chẳng qua hôm nay mùng bảy ngày hạ nêu, mà nhớ đến những ngày mùng của tết quê nhà đã in trong trí từ lúc còn thơ… Những ngày mùng đó không là những ngày mùng của dân xã nghĩa hôm nay: Mùng một nhậu chết ở nhà, mùng hai chết chợ, mùng ba chết đường!
Một con đinh vít không làm được, nhưng uống mỗi năm mười tỷ lít, theo thống kê của các nhà máy rượu bia nhà nước An Nam cộng tự hào xác nhận, dân xã nghĩa hôm nay một năm mười hai tháng ăn nhậu, đó cũng là cái ưu, cái vượt, của một đất nước tự vỗ ngực xưng anh hùng?!
Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai cờ bạc tháng ba rượu chè
Tháng tư chưa hết lè nhè
Tháng năm Đoan ngọ ôm be rượu đầy…
Một dân tộc cần cù đi đầu nền văn minh lúa nước, nay có bác và đảng soi đường làm ăn lớn định hướng xã nghĩa, công nghệ chưa thấy có gì nhưng nông nghiệp đã rụi tàn, ruộng đồng đem bán cho người ‘lạ’ xây nhà máy. Đồng lương làm công và cái ăn chơi đã làm nên con người mới xã nghĩa, cuối năm để lấy khí thế ăn tết mà nhà nước hồ hởi phấn khởi, tổng kết đưa tin vui xuất khẩu lao động, buôn người đã là mặt mạnh đem về hàng chục tỷ đô tiền tươi, và hơn hết là năm qua lại có thêm xuất khẩu lao động ngành nông nghiệp cho xứ Nhật Bản… Đúng là bótay.com!
Nhớ ngày nào trẻ con hát đồng dao: Mồng bảy hạ nêu lêu lêu hết tết… Nay xứ người, không khí tết nơi xóm nhỏ Bolsa của ông Tư Bến Nghé còn qua mau hơn thế nữa, tết hết không đợi qua mùng mà ngay khi bánh mứt, hoa xuân theo về từng nhà riêng, đã trả lại cái bình thường cho những con phố vào chiều ba mươi. Không là đất nước mình nên người Việt ngày tết đều đi làm đó là chuyện đương nhiên, còn những hàng quán như ông Tư, nói đóng cửa để nghỉ tết, thực ra chỉ là nghỉ đôi ngày sau trọn một năm dài bận rộn.
Chuyện ăn tết xứ người như vậy, nên đã có những con hát đã hùa nhau gọi là tìm lại hương vị ngày tết, mà chúng bày trò lôi kéo gọi nhau về, trò này cũng đã thành lệ hàng năm gọi là xuân quê hương do đảng tổ chức. Vâng xin mời về, về mừng đảng trước rồi sẽ được mừng xuân, những tấm ảnh chụp cho thấy những khúc ruột ngàn dặm áo gấm về làng chụp hình đứng dưới cổng chào có treo lồng đèn đỏ… Cũng lại những chiếc lồng đèn đỏ in chữ tầu, chúng có mù mà không nhìn thấy cái lai căng đó, hay chính vì cái lai căng đó mà chúng trở về?
Vậy hỏi: Tết dân Việt có còn? Chuyện đã có từ năm năm trước, bắt đầu là Lào Cay, Hải Phòng, đến nay cái lồng đèn đỏ đã có mặt đều khắp tạo nên cái thông lệ quen mắt ngày tết, có phải dải đất hình chữ S nay đã trở thành cái đuôi của thằng chệt cộng? Phong tục dân Việt, xin thử hỏi những người già gần hết đời, xem họ nói thế nào về văn hóa Tết của người Việt, có hay không đèn lồng trong ngày trang trọng cổ truyền này, một thứ lai căng nhằm xóa bỏ văn hóa dân tộc, những chiếc lồng đèn đỏ cho thấy, bọn An Nam cộng đang mở rộng lãnh thổ cho một nước Tầu.
Quán ông Tư không một người khách, hai anh em ra ngồi ngoài hiên với ấm trà và đĩa mứt sen:
-Sao anh Hai đi gửi tiền cho con gái ông tướng Lê Văn Hưng được không?
-Có gì mà không được, thằng em đã có chữ ký nhận tiền của cô con gái ông Hưng đây thôi… ngồi chơi với ông một chút, rồi về gõ dăm chữ nhờ báo lính HNPĐ đưa tin, để có ai muốn giúp thì cũng một cách đó mà làm.
-Bên đó có nói gì không.
-Nói lời cảm ơn, nhưng đó có là cái cần đâu ông Tư, với ông cụ Fugitive kẻ làm ơn có đòi mình phải trả đâu, đây là tự ông cụ nghe chuyện mà tìm cách đền đáp thế thôi, có cái hay là hôm đi gửi tiền, ông cụ vui lắm khi nghe kể nơi gởi tiền, cô nhân viên khi nhìn địa chỉ người nhận, đã nói rằng trước đó cũng đã có vài người gửi.
-Vậy ra lòng người đâu phải là đã cạn, bản chất thuần hậu của người Việt vẫn còn.
-Chuyện những anh em phế binh coi như đã phần nào vô nề nếp, còn chuyện quả phụ hay cô nhi tử sĩ, thấy ra cũng còn nhiều cảnh khuất, nên cần lắm những bài viết như chuyện của Bà Hưng, những khó khăn được những tấm lòng sớt chia cứu giúp thì còn gì quý bằng.
Ngoài kia vuông sân cỏ cháy trước bực thềm như phủ một màu xanh mới, trước tết đã có nhiều cơn mưa, mấy hôm nay cũng lại thêm những cơn mưa nhẹ, với đất sa mạc mưa như vậy cũng gọi là nhiều. Hai anh em chúng tôi nhìn nhau cười, lòng người vui thì cảnh cũng vui dù đang phải xa xứ, vả lại chiều nay cũng còn là chiều xuân, chiều ngày mùng bảy tết hạ nêu!
VIỆT NHÂN (HNPĐ)
Hạ nêu - Việt Nhân
(HNPĐ) Cây nêu, cây tre cao thẳng đẹp, trên ngọn chừa vài nhánh lá, và treo một vòng tròn nhỏ, một lá bùa, những con cá chép bằng giấy và nhất là không thể thiếu những chiếc khánh đất nung, những chiếc khánh đất sành này trong gió va đập nhau kêu lanh canh, không khác cái chuông gió ngày nay. Đây là tục xưa như truyện cổ tích được kể, gốc nêu rắc vôi bột, ngọn nêu tiếng khánh khua là để trừ ma quỷ đến khuấy phá… Ngày 23 đưa Táo quân về trời cũng là trưa ngày hôm đó dựng nêu: Cu kêu ba tiếng cu kêu, mong cho đến tết dựng nêu ăn chè.
Ngày nay cây nêu đơn giản ta vẫn thường thấy đó đã không còn, thời đại hồ chí chuột quang dzinh, mà chúng đem cờ máu treo trên ngọn nêu, thậm chí có đứa treo lồng đèn đỏ của ông thầy khựa cộng phương bắc!!! Tha hương xứ người, từng tuổi này thì có đâu chuyện mong tết đến dựng nêu, chẳng qua hôm nay mùng bảy ngày hạ nêu, mà nhớ đến những ngày mùng của tết quê nhà đã in trong trí từ lúc còn thơ… Những ngày mùng đó không là những ngày mùng của dân xã nghĩa hôm nay: Mùng một nhậu chết ở nhà, mùng hai chết chợ, mùng ba chết đường!
Một con đinh vít không làm được, nhưng uống mỗi năm mười tỷ lít, theo thống kê của các nhà máy rượu bia nhà nước An Nam cộng tự hào xác nhận, dân xã nghĩa hôm nay một năm mười hai tháng ăn nhậu, đó cũng là cái ưu, cái vượt, của một đất nước tự vỗ ngực xưng anh hùng?!
Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai cờ bạc tháng ba rượu chè
Tháng tư chưa hết lè nhè
Tháng năm Đoan ngọ ôm be rượu đầy…
Một dân tộc cần cù đi đầu nền văn minh lúa nước, nay có bác và đảng soi đường làm ăn lớn định hướng xã nghĩa, công nghệ chưa thấy có gì nhưng nông nghiệp đã rụi tàn, ruộng đồng đem bán cho người ‘lạ’ xây nhà máy. Đồng lương làm công và cái ăn chơi đã làm nên con người mới xã nghĩa, cuối năm để lấy khí thế ăn tết mà nhà nước hồ hởi phấn khởi, tổng kết đưa tin vui xuất khẩu lao động, buôn người đã là mặt mạnh đem về hàng chục tỷ đô tiền tươi, và hơn hết là năm qua lại có thêm xuất khẩu lao động ngành nông nghiệp cho xứ Nhật Bản… Đúng là bótay.com!
Nhớ ngày nào trẻ con hát đồng dao: Mồng bảy hạ nêu lêu lêu hết tết… Nay xứ người, không khí tết nơi xóm nhỏ Bolsa của ông Tư Bến Nghé còn qua mau hơn thế nữa, tết hết không đợi qua mùng mà ngay khi bánh mứt, hoa xuân theo về từng nhà riêng, đã trả lại cái bình thường cho những con phố vào chiều ba mươi. Không là đất nước mình nên người Việt ngày tết đều đi làm đó là chuyện đương nhiên, còn những hàng quán như ông Tư, nói đóng cửa để nghỉ tết, thực ra chỉ là nghỉ đôi ngày sau trọn một năm dài bận rộn.
Chuyện ăn tết xứ người như vậy, nên đã có những con hát đã hùa nhau gọi là tìm lại hương vị ngày tết, mà chúng bày trò lôi kéo gọi nhau về, trò này cũng đã thành lệ hàng năm gọi là xuân quê hương do đảng tổ chức. Vâng xin mời về, về mừng đảng trước rồi sẽ được mừng xuân, những tấm ảnh chụp cho thấy những khúc ruột ngàn dặm áo gấm về làng chụp hình đứng dưới cổng chào có treo lồng đèn đỏ… Cũng lại những chiếc lồng đèn đỏ in chữ tầu, chúng có mù mà không nhìn thấy cái lai căng đó, hay chính vì cái lai căng đó mà chúng trở về?
Vậy hỏi: Tết dân Việt có còn? Chuyện đã có từ năm năm trước, bắt đầu là Lào Cay, Hải Phòng, đến nay cái lồng đèn đỏ đã có mặt đều khắp tạo nên cái thông lệ quen mắt ngày tết, có phải dải đất hình chữ S nay đã trở thành cái đuôi của thằng chệt cộng? Phong tục dân Việt, xin thử hỏi những người già gần hết đời, xem họ nói thế nào về văn hóa Tết của người Việt, có hay không đèn lồng trong ngày trang trọng cổ truyền này, một thứ lai căng nhằm xóa bỏ văn hóa dân tộc, những chiếc lồng đèn đỏ cho thấy, bọn An Nam cộng đang mở rộng lãnh thổ cho một nước Tầu.
Quán ông Tư không một người khách, hai anh em ra ngồi ngoài hiên với ấm trà và đĩa mứt sen:
-Sao anh Hai đi gửi tiền cho con gái ông tướng Lê Văn Hưng được không?
-Có gì mà không được, thằng em đã có chữ ký nhận tiền của cô con gái ông Hưng đây thôi… ngồi chơi với ông một chút, rồi về gõ dăm chữ nhờ báo lính HNPĐ đưa tin, để có ai muốn giúp thì cũng một cách đó mà làm.
-Bên đó có nói gì không.
-Nói lời cảm ơn, nhưng đó có là cái cần đâu ông Tư, với ông cụ Fugitive kẻ làm ơn có đòi mình phải trả đâu, đây là tự ông cụ nghe chuyện mà tìm cách đền đáp thế thôi, có cái hay là hôm đi gửi tiền, ông cụ vui lắm khi nghe kể nơi gởi tiền, cô nhân viên khi nhìn địa chỉ người nhận, đã nói rằng trước đó cũng đã có vài người gửi.
-Vậy ra lòng người đâu phải là đã cạn, bản chất thuần hậu của người Việt vẫn còn.
-Chuyện những anh em phế binh coi như đã phần nào vô nề nếp, còn chuyện quả phụ hay cô nhi tử sĩ, thấy ra cũng còn nhiều cảnh khuất, nên cần lắm những bài viết như chuyện của Bà Hưng, những khó khăn được những tấm lòng sớt chia cứu giúp thì còn gì quý bằng.
Ngoài kia vuông sân cỏ cháy trước bực thềm như phủ một màu xanh mới, trước tết đã có nhiều cơn mưa, mấy hôm nay cũng lại thêm những cơn mưa nhẹ, với đất sa mạc mưa như vậy cũng gọi là nhiều. Hai anh em chúng tôi nhìn nhau cười, lòng người vui thì cảnh cũng vui dù đang phải xa xứ, vả lại chiều nay cũng còn là chiều xuân, chiều ngày mùng bảy tết hạ nêu!
VIỆT NHÂN (HNPĐ)