Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Hải Đoàn Xung Phong Trợ Chiến Hành Quân 1955-56

Như đã trình bày trong số trước, Hải quân Việt Nam chính thức được thành lập bởi Dụ số 2 do Quốc trưởng Bảo Đại ký ngày 6 tháng 3 năm 1952. Sau Hiệp định Genève (20-7-1954),

Lực lượng Hải đoàn Xung phong của Hải quân VNCH trong năm 1955:
Như đã trình bày trong số trước, Hải quân Việt Nam chính thức được thành lập bởi Dụ số 2 do Quốc trưởng Bảo Đại ký ngày 6 tháng 3 năm 1952. Sau Hiệp định Genève (20-7-1954), Hải quân Pháp t chuyển giao một số chiến hạm và chiến thuyền cho Hải quân Việt Nam để bổ sung cho các Hải đoàn Xung phong. Theo tài liệu của Khối Quân sử/Phòng 5 bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH, đến 31 tháng 12 năm 1955, lực lượng Hải đoàn Xung phong của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa gồm có: Hải đoàn Xung phong số 21 (Mỹ Tho),Hải đoàn Xung phong số 23 (Vĩnh Long), Hải đoàn Xung phong số 24 (Sài Gòn), Hải đoàn Xung phong số 25 (Cần Thơ). Riêng Hải đoàn 22 Xung phong từ miền Bắc vào được lệnh sát nhập vào Hải đoàn 21 Xung phong.

Về quân số, tháng 7/1955, bảng cấp số lý thuyết được chấp thuận tăng lên 4,250 quân nhân, Hải quân Việt Nam đã có một quân số tại hàng gồm 3,858 quân nhân, được phân tích như sau:
- Hải quân chính thức có 2,567 quân nhân gồm 190 sĩ quan, 2,377 hạ sĩ quan và thủy thủ.
- Thủy quân Lục chiến có 1,291 quân nhân gồm 43 sĩ quan, 257 hạ sĩ quan và 991 binh sĩ. Đến cuối năm 1955, trước khi rút khỏi Việt Nam, Hải quân Pháp đã chuyển giao cho Hải quân Việt Nam một số giang và hải thuyền, cộng thêm với những giang thuyền của các đoàn Tuần giang sát nhập lại, Hải quân Việt Nam đã có một lực lượng về tàu như sau:
2 hải vận hạm (LMS= Landing ship medium).
3 hộ tống hạm (PCE= Patrol craft escort)
1 tàu đò nước (batiment hydrographe, gọi theo tiếng Pháp)
3 tàu vét (drageur-tiếng Pháp)
2 trợ chiến hạm (LSSL= Landing ship support large).
5 dương vận hạm (LST= Landing ship tank)
4 giang vận hạm (LCU= Landing craft utility)
2 tuần dương hạm (garde côte-tiếng Pháp)
70 quân vận đĩnh (LCM= Landing craft mechanized), trong số đó có 2 tiền phong đĩnh (LCM Monitor), 4 chỉ huy đĩnh (LCM de commandement, gọi theo tiếng Pháp), 53 quân vận đĩnh bọc thép (LCM blindé-tiếng Pháp) 11 quân vận đĩnh loại nhẹ. (LCM léger-tiếng Pháp)
95 vơ đét trong đó có 17 chiếc loại ứng chiến (Vedette d’interception), 1 vơ đét canh phòng (Vedette de surveillance), 6 chiếc loại Y, 36 chiếc loại STANC, 12 chiếc loại FOM dài 8 mét và 23 loại FOM dài 11 mét.
100 LCVP loại tàu nhỏ chở 6 người trong đó có 81 chiếc loại bình thường và 19 chiếc loại nhẹ. 15 sà lan trong đó có 1 sà lan máy, 1 sà lan chở nước và 13 sà lan thường. 3 thuyền kèm (remorquer).

http://vnafmamn.com/untoldpage/HQVN_65.jpg

* Lực lượng Hải đoàn Xung phong dự chiến và trợ chiến các cuộc hành quân quan trọng trong năm 1955 và năm 1956:
Trong năm 1955 và 6 tháng đầu năm 1956, các Hải đoàn Xung phong của Hải quân Việt Nam đã dự chiến và trợ chiến nhiều cuộc hành quân, chiến dịch quy mô tại miền Đông và Miền Tây Nam phần, trong đó có hai chiến dịch lớn: chiến dịch Hoàng Diệu và chiến dịch Nguyễn Huệ. Theo tài liệu của Khối Quân Sử/Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu, diễn tiến về hoạt động của Hải quân Việt Nam trong hai chiến dịch này được ghi nhận như sau:

- Chiến dịch Hoàng Diệu tại Rừng Sát:
Chiến dịch Hoàng Diệu khai diễn vào ngày 21 tháng 9-1955 và kết thúc ngày 24-10-55 nhằm để truy kích và tiêu diệt tàn quân Bình Xuyên. Chỉ huy trưởng chiến dịch là đại tá Dương Văn Minh (đại tướng: tháng 12/1964) chỉ huy phó là trung tá Nguyễn Khánh (đại tướng: tháng 12/1964), tham mưu trưởng là thiếu tá Nguyễn Hữu Hạnh (chuẩn tướng: 1/1/1969). Lực lượng tham chiến gồm có:

a. Về hành quân trên sông: có hai hải đoàn xung phong làm nỗ lực chính được tùng tháp bởi một số đại đội Thủy quân Lục chiến, tuần soát và chiếm cứ những đồn cũ của Bình Xuyên trên sông Lòng Tảo, chỉ huy lực lượng Hải quân tham dự chiến dịch này là Hải quân thiếu tá Hải quân Lê Quang Mỹ-Phụ tá Hải quân Tổng tham mưu trưởng (chức danh của chỉ huy trưởng Hải quân VNCH lúc bấy giờ).
b. Lực lượng xung kích: 1 Hải đoàn Xung phong giang vận và trợ chiến cuộc đổ bộ của các đơn vị xung kích sau đây:

1. Ba tiểu đoàn Nhảy Dù (tiểu đoàn 1, 5, 6) do thiếu tá Nguyễn Chánh Thi (trung tướng: 10/1965)-chỉ huy phó Liên đoàn Nhảy Dù-chỉ huy.
2. Trung đoàn Bộ binh 154 được tăng phái 2 tiểu đoàn 33 và 809 do thiếu tá Đỗ Hữu Độ-trung đoàn trưởng Trung đoàn 154- chỉ huy.
3. Tiểu đoàn 3 Pháo binh tăng cường 1 pháo đội của tiểu đoàn 34 Pháo binh và 2 đơn vị Pháo binh vị trí do đại úy Nguyễn Xuân Thịnh-tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 Pháo binh chỉ huy. (Đến đầu năm 1972, vị tiểu đoàn trưởng này thăng đến cấp trung tướng và giữ chức chỉ huy trưởng Pháo binh QL.VNCH).

c. Lực lượng án ngữ: 2 tiểu đoàn của Liên đoàn Biên Hòa, 2 tiểu đoàn của Liên đoàn Bà Rịa, mỗi liên đoàn được tăng cường 1 chi đội Thiết giáp, ngoài ra còn một đơn vị Địa phương từ Phân khu Mỹ Tho cũng được điều đến, phối hợp án ngữ ở phía Tây.
Về kế hoạch đổ bộ, sau khi các đơn vị án ngữ thiết lập xong vòng đai, lực lượng xung kích được chia thành nhiều toán, được tàu của các hải đoàn chở đến vị trí đã ấn định để đổ bộ lên vùng hành quân. Cuộc đổ bộ bằng tàu Hải quân diễn ra trong các ngày 23 và 24-9-1955 an toàn, không xảy ra đụng độ. Các đơn vị đổ bộ men theo các cánh sông tiến vào. Sự di chuyển rất khó khăn, binh sĩ di chuyển mỗi giờ không quá 500 mét vì bị sình lún quá đầu gối. Các cánh quân di chuyển sâu vào khoảng 1 hay 2 km rồi tìm chỗ cao đóng quân và kiểm soát các cửa sông lạch. Theo lệnh của bộ chỉ huy, các cánh quân phải phong tỏa sông lạch với sự yểm trợ của Hải quân. Hàng ngày, các quân này tuần tiểu sâu vào bên trong để nghe ngóng, đặt các trạm kiểm soát ở cửa sông để ngăn chận không cho bất cứ một thuyền bè nào bên ngoài được đi vào bên trong, đồng thời khám kỹ càng những thuyền bè từ trong Rừng Sát đi ra.

Ngày 27-9, trận chiến xảy ra ở Rạch Lá, quân Bình Xuyên đã dùng súng SKZ bắn vào các tàu Hải quân, một tàu trúng đạn bị chìm. Sau đó, một đơn vị Thủy quân Lục chiến đổ bộ vào chính nơi phát ra tiếng súng, và đã tiêu diệt trọn một trung đội Bình Xuyên.

Hải quân cũng đã yểm trợ về giang vận cho các đơn vị Pháo binh. Một pháo đội 105 ly được tàu LCM di chuyển tới gò An Thịt, một gò cao ráo giữa khu Rừng Sát sình lầy. Pháo đội này thiết lập vị trí Pháo binh tại gò và từ đó tác xạ khắp cả khu Rừng Sát.

http://vnafmamn.com/untoldpage/HQVN11.jpg

- Chiến dịch Nguyễn Huệ: 1-1-56 đến 31-5-1956:
Đây là một chiến dịch mà Quân lực VNCH đã huy động một lực lượng hùng hậu gồm cả Hải Lục Không quân với 4 hải đoàn Xung phong, 3 sư đoàn Khinh chiến (Sư đoàn 11, 14 và 15), 1 sư đoàn Dã chiến (Sư đoàn 4-tiền thân của Sư 7 Bộ binh sau này), 5 tiểu đoàn Pháo binh, 1 phân đội của 1 phi đội Quan sát, 3 phi cơ oanh tạc, 6 chi đoàn thám thính xa.

Nhiệm vụ chính của chiến dịch là truy kích lực lượng ly khai của ông Trần Văn Soái tại Đồng Tháp Mười và lực lượng của ông Ba Cụt tại miền Tây, ngoài ra chiến dịch còn có nhiệm vụ tiêu diệt những cơ cấu của Việt Cộng trong vùng hành quân, tái lập khai thác vùng Đồng Tháp Mười, Cà Mâu. Vùng hành quân được phân chia thành hai khu chiến và một vùng trái độn: Khu chiến Miền Tây, Khu chiến Đồng Tháp Mười, Khu trái độn thuộc Phân khu Vĩnh Long.

Tổng chỉ huy chiến dịch là thiếu tướng Dương Văn Minh (thăng thiếu tướng: 11/1955, trung tướng 12/1956), lực lượng Hải quân tham gia chiến dịch gồm hải đoàn Xung phong số 21, 22, (sau sát nhập vào hải đoàn 21), 23 và 24, được tăng cường thêm 2 trợ chiến hạm, 1 hộ tống hạm, 3 giang vận hạm. Riêng tại khu chiến Đồng Tháp dưới quyền chỉ huy tổng quát của trung tá Nguyễn Văn Là (trung tướng: 5/1968), về hành quân trên sông được phân trách nhiệm cho 3 hải đoàn, tăng cường 1 giang vận hạm và 20 xuồng M2.

Ngày 9 tháng 1/1956, bộ chỉ huy Khu chiến Đồng Tháp Mười và bộ tham mưu Sư đoàn 15 Khinh chiến di chuyển đến đặt bản doanh hành quân tại Gò Bắc Chiên. Lực lượng VNCH tại chia làm nhiều cánh, trong đó cánh A gồm hải đoàn Xung phong 21, 23 đảm trách giang vận các trung đoàn 43, 44 Khinh chiến và 1 pháo đội di chuyển lên Gò Bắc Chiên.

Ngày 24 tháng 1/1956, Hải quân trợ lực cho trung đoàn 43 Khinh chiến chia quân thành 3 cánh để chiếm địa điểm Gậy Cờ Đen: cánh 1 tiến theo rạch Bắc Chan tiến quân lên Gậy Cờ Đen, dinh điền Phước Xuyên, cánh 2 tiến theo kinh theo kinh Lagrange cũng tiến lên Gậy Cờ Đen. Cánh thứ 3 hoạt động tại ấp Bắc Chan ứng chiến.

Ngày 5 tháng 2/1956, Hải đoàn 21 Xung phong yểm trợ cho các đơn vị Sư đoàn 14 từ khởi điểm Bình Thạnh ở phía Bắc Hồng Ngự tiến quân theo trục chính rạch Sở Hạ-Cái Cái để án ngữ dọc theo biên giới Việt Nam-Căm Bốt. Trong cuộc tiến quân này, các tàu của Hải đoàn Xung phong 21 tiến theo sông để giữ an ninh sườn phía Bắc. Từ tháng 2 đến khi chiến dịch kết thúc vào ngày 31 tháng 5/1956, lực lượng Hải đoàn Xung phong của Hải quân đã liên tục trợ chiến cho các đơn vị bạn trong các cuộc đổ quân và tấn công.

vietbao.com

 

Tân Sơn Hoa

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Hải Đoàn Xung Phong Trợ Chiến Hành Quân 1955-56

Như đã trình bày trong số trước, Hải quân Việt Nam chính thức được thành lập bởi Dụ số 2 do Quốc trưởng Bảo Đại ký ngày 6 tháng 3 năm 1952. Sau Hiệp định Genève (20-7-1954),

Lực lượng Hải đoàn Xung phong của Hải quân VNCH trong năm 1955:
Như đã trình bày trong số trước, Hải quân Việt Nam chính thức được thành lập bởi Dụ số 2 do Quốc trưởng Bảo Đại ký ngày 6 tháng 3 năm 1952. Sau Hiệp định Genève (20-7-1954), Hải quân Pháp t chuyển giao một số chiến hạm và chiến thuyền cho Hải quân Việt Nam để bổ sung cho các Hải đoàn Xung phong. Theo tài liệu của Khối Quân sử/Phòng 5 bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH, đến 31 tháng 12 năm 1955, lực lượng Hải đoàn Xung phong của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa gồm có: Hải đoàn Xung phong số 21 (Mỹ Tho),Hải đoàn Xung phong số 23 (Vĩnh Long), Hải đoàn Xung phong số 24 (Sài Gòn), Hải đoàn Xung phong số 25 (Cần Thơ). Riêng Hải đoàn 22 Xung phong từ miền Bắc vào được lệnh sát nhập vào Hải đoàn 21 Xung phong.

Về quân số, tháng 7/1955, bảng cấp số lý thuyết được chấp thuận tăng lên 4,250 quân nhân, Hải quân Việt Nam đã có một quân số tại hàng gồm 3,858 quân nhân, được phân tích như sau:
- Hải quân chính thức có 2,567 quân nhân gồm 190 sĩ quan, 2,377 hạ sĩ quan và thủy thủ.
- Thủy quân Lục chiến có 1,291 quân nhân gồm 43 sĩ quan, 257 hạ sĩ quan và 991 binh sĩ. Đến cuối năm 1955, trước khi rút khỏi Việt Nam, Hải quân Pháp đã chuyển giao cho Hải quân Việt Nam một số giang và hải thuyền, cộng thêm với những giang thuyền của các đoàn Tuần giang sát nhập lại, Hải quân Việt Nam đã có một lực lượng về tàu như sau:
2 hải vận hạm (LMS= Landing ship medium).
3 hộ tống hạm (PCE= Patrol craft escort)
1 tàu đò nước (batiment hydrographe, gọi theo tiếng Pháp)
3 tàu vét (drageur-tiếng Pháp)
2 trợ chiến hạm (LSSL= Landing ship support large).
5 dương vận hạm (LST= Landing ship tank)
4 giang vận hạm (LCU= Landing craft utility)
2 tuần dương hạm (garde côte-tiếng Pháp)
70 quân vận đĩnh (LCM= Landing craft mechanized), trong số đó có 2 tiền phong đĩnh (LCM Monitor), 4 chỉ huy đĩnh (LCM de commandement, gọi theo tiếng Pháp), 53 quân vận đĩnh bọc thép (LCM blindé-tiếng Pháp) 11 quân vận đĩnh loại nhẹ. (LCM léger-tiếng Pháp)
95 vơ đét trong đó có 17 chiếc loại ứng chiến (Vedette d’interception), 1 vơ đét canh phòng (Vedette de surveillance), 6 chiếc loại Y, 36 chiếc loại STANC, 12 chiếc loại FOM dài 8 mét và 23 loại FOM dài 11 mét.
100 LCVP loại tàu nhỏ chở 6 người trong đó có 81 chiếc loại bình thường và 19 chiếc loại nhẹ. 15 sà lan trong đó có 1 sà lan máy, 1 sà lan chở nước và 13 sà lan thường. 3 thuyền kèm (remorquer).

http://vnafmamn.com/untoldpage/HQVN_65.jpg

* Lực lượng Hải đoàn Xung phong dự chiến và trợ chiến các cuộc hành quân quan trọng trong năm 1955 và năm 1956:
Trong năm 1955 và 6 tháng đầu năm 1956, các Hải đoàn Xung phong của Hải quân Việt Nam đã dự chiến và trợ chiến nhiều cuộc hành quân, chiến dịch quy mô tại miền Đông và Miền Tây Nam phần, trong đó có hai chiến dịch lớn: chiến dịch Hoàng Diệu và chiến dịch Nguyễn Huệ. Theo tài liệu của Khối Quân Sử/Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu, diễn tiến về hoạt động của Hải quân Việt Nam trong hai chiến dịch này được ghi nhận như sau:

- Chiến dịch Hoàng Diệu tại Rừng Sát:
Chiến dịch Hoàng Diệu khai diễn vào ngày 21 tháng 9-1955 và kết thúc ngày 24-10-55 nhằm để truy kích và tiêu diệt tàn quân Bình Xuyên. Chỉ huy trưởng chiến dịch là đại tá Dương Văn Minh (đại tướng: tháng 12/1964) chỉ huy phó là trung tá Nguyễn Khánh (đại tướng: tháng 12/1964), tham mưu trưởng là thiếu tá Nguyễn Hữu Hạnh (chuẩn tướng: 1/1/1969). Lực lượng tham chiến gồm có:

a. Về hành quân trên sông: có hai hải đoàn xung phong làm nỗ lực chính được tùng tháp bởi một số đại đội Thủy quân Lục chiến, tuần soát và chiếm cứ những đồn cũ của Bình Xuyên trên sông Lòng Tảo, chỉ huy lực lượng Hải quân tham dự chiến dịch này là Hải quân thiếu tá Hải quân Lê Quang Mỹ-Phụ tá Hải quân Tổng tham mưu trưởng (chức danh của chỉ huy trưởng Hải quân VNCH lúc bấy giờ).
b. Lực lượng xung kích: 1 Hải đoàn Xung phong giang vận và trợ chiến cuộc đổ bộ của các đơn vị xung kích sau đây:

1. Ba tiểu đoàn Nhảy Dù (tiểu đoàn 1, 5, 6) do thiếu tá Nguyễn Chánh Thi (trung tướng: 10/1965)-chỉ huy phó Liên đoàn Nhảy Dù-chỉ huy.
2. Trung đoàn Bộ binh 154 được tăng phái 2 tiểu đoàn 33 và 809 do thiếu tá Đỗ Hữu Độ-trung đoàn trưởng Trung đoàn 154- chỉ huy.
3. Tiểu đoàn 3 Pháo binh tăng cường 1 pháo đội của tiểu đoàn 34 Pháo binh và 2 đơn vị Pháo binh vị trí do đại úy Nguyễn Xuân Thịnh-tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 Pháo binh chỉ huy. (Đến đầu năm 1972, vị tiểu đoàn trưởng này thăng đến cấp trung tướng và giữ chức chỉ huy trưởng Pháo binh QL.VNCH).

c. Lực lượng án ngữ: 2 tiểu đoàn của Liên đoàn Biên Hòa, 2 tiểu đoàn của Liên đoàn Bà Rịa, mỗi liên đoàn được tăng cường 1 chi đội Thiết giáp, ngoài ra còn một đơn vị Địa phương từ Phân khu Mỹ Tho cũng được điều đến, phối hợp án ngữ ở phía Tây.
Về kế hoạch đổ bộ, sau khi các đơn vị án ngữ thiết lập xong vòng đai, lực lượng xung kích được chia thành nhiều toán, được tàu của các hải đoàn chở đến vị trí đã ấn định để đổ bộ lên vùng hành quân. Cuộc đổ bộ bằng tàu Hải quân diễn ra trong các ngày 23 và 24-9-1955 an toàn, không xảy ra đụng độ. Các đơn vị đổ bộ men theo các cánh sông tiến vào. Sự di chuyển rất khó khăn, binh sĩ di chuyển mỗi giờ không quá 500 mét vì bị sình lún quá đầu gối. Các cánh quân di chuyển sâu vào khoảng 1 hay 2 km rồi tìm chỗ cao đóng quân và kiểm soát các cửa sông lạch. Theo lệnh của bộ chỉ huy, các cánh quân phải phong tỏa sông lạch với sự yểm trợ của Hải quân. Hàng ngày, các quân này tuần tiểu sâu vào bên trong để nghe ngóng, đặt các trạm kiểm soát ở cửa sông để ngăn chận không cho bất cứ một thuyền bè nào bên ngoài được đi vào bên trong, đồng thời khám kỹ càng những thuyền bè từ trong Rừng Sát đi ra.

Ngày 27-9, trận chiến xảy ra ở Rạch Lá, quân Bình Xuyên đã dùng súng SKZ bắn vào các tàu Hải quân, một tàu trúng đạn bị chìm. Sau đó, một đơn vị Thủy quân Lục chiến đổ bộ vào chính nơi phát ra tiếng súng, và đã tiêu diệt trọn một trung đội Bình Xuyên.

Hải quân cũng đã yểm trợ về giang vận cho các đơn vị Pháo binh. Một pháo đội 105 ly được tàu LCM di chuyển tới gò An Thịt, một gò cao ráo giữa khu Rừng Sát sình lầy. Pháo đội này thiết lập vị trí Pháo binh tại gò và từ đó tác xạ khắp cả khu Rừng Sát.

http://vnafmamn.com/untoldpage/HQVN11.jpg

- Chiến dịch Nguyễn Huệ: 1-1-56 đến 31-5-1956:
Đây là một chiến dịch mà Quân lực VNCH đã huy động một lực lượng hùng hậu gồm cả Hải Lục Không quân với 4 hải đoàn Xung phong, 3 sư đoàn Khinh chiến (Sư đoàn 11, 14 và 15), 1 sư đoàn Dã chiến (Sư đoàn 4-tiền thân của Sư 7 Bộ binh sau này), 5 tiểu đoàn Pháo binh, 1 phân đội của 1 phi đội Quan sát, 3 phi cơ oanh tạc, 6 chi đoàn thám thính xa.

Nhiệm vụ chính của chiến dịch là truy kích lực lượng ly khai của ông Trần Văn Soái tại Đồng Tháp Mười và lực lượng của ông Ba Cụt tại miền Tây, ngoài ra chiến dịch còn có nhiệm vụ tiêu diệt những cơ cấu của Việt Cộng trong vùng hành quân, tái lập khai thác vùng Đồng Tháp Mười, Cà Mâu. Vùng hành quân được phân chia thành hai khu chiến và một vùng trái độn: Khu chiến Miền Tây, Khu chiến Đồng Tháp Mười, Khu trái độn thuộc Phân khu Vĩnh Long.

Tổng chỉ huy chiến dịch là thiếu tướng Dương Văn Minh (thăng thiếu tướng: 11/1955, trung tướng 12/1956), lực lượng Hải quân tham gia chiến dịch gồm hải đoàn Xung phong số 21, 22, (sau sát nhập vào hải đoàn 21), 23 và 24, được tăng cường thêm 2 trợ chiến hạm, 1 hộ tống hạm, 3 giang vận hạm. Riêng tại khu chiến Đồng Tháp dưới quyền chỉ huy tổng quát của trung tá Nguyễn Văn Là (trung tướng: 5/1968), về hành quân trên sông được phân trách nhiệm cho 3 hải đoàn, tăng cường 1 giang vận hạm và 20 xuồng M2.

Ngày 9 tháng 1/1956, bộ chỉ huy Khu chiến Đồng Tháp Mười và bộ tham mưu Sư đoàn 15 Khinh chiến di chuyển đến đặt bản doanh hành quân tại Gò Bắc Chiên. Lực lượng VNCH tại chia làm nhiều cánh, trong đó cánh A gồm hải đoàn Xung phong 21, 23 đảm trách giang vận các trung đoàn 43, 44 Khinh chiến và 1 pháo đội di chuyển lên Gò Bắc Chiên.

Ngày 24 tháng 1/1956, Hải quân trợ lực cho trung đoàn 43 Khinh chiến chia quân thành 3 cánh để chiếm địa điểm Gậy Cờ Đen: cánh 1 tiến theo rạch Bắc Chan tiến quân lên Gậy Cờ Đen, dinh điền Phước Xuyên, cánh 2 tiến theo kinh theo kinh Lagrange cũng tiến lên Gậy Cờ Đen. Cánh thứ 3 hoạt động tại ấp Bắc Chan ứng chiến.

Ngày 5 tháng 2/1956, Hải đoàn 21 Xung phong yểm trợ cho các đơn vị Sư đoàn 14 từ khởi điểm Bình Thạnh ở phía Bắc Hồng Ngự tiến quân theo trục chính rạch Sở Hạ-Cái Cái để án ngữ dọc theo biên giới Việt Nam-Căm Bốt. Trong cuộc tiến quân này, các tàu của Hải đoàn Xung phong 21 tiến theo sông để giữ an ninh sườn phía Bắc. Từ tháng 2 đến khi chiến dịch kết thúc vào ngày 31 tháng 5/1956, lực lượng Hải đoàn Xung phong của Hải quân đã liên tục trợ chiến cho các đơn vị bạn trong các cuộc đổ quân và tấn công.

vietbao.com

 

Tân Sơn Hoa

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm