Tham Khảo
Hai Lúa bàn về bài “Bà Diêu Vân Trúc, vị tướng đanh thép” trên blog Thụy My
Hôm nay cuối tuần và đã giữ đúng lời hứa là Lúa tui lặn đúng 1 tuần, xin phép có ý kiến về bài dịch đăng trên trang Thụy My RFI, ca ngợi bà Bà Diêu Vân Trúc (Yao Yunzhu) 59 tuổi của cây bút Sylvie Kauffmann, giám đốc biên tập Le Monde, đăng trên số báo đề ngày 04/06/2013.
Sau đó Thụy My đưa ra lời nhận xét “Cái nhìn của tờ báo uy tín Pháp về đội ngũ « đem chuông đi đánh xứ người » của Trung Quốc chỉ khiến thêm bùi ngùi « trông người lại nghĩ đến ta » Lúa tôi cho rằng, việc viết ra một bài báo có cái nhìn lệch lạc là phần đáng trách khi tác giả Sylvie Kauffmann không đứng trên quan điểm công tâm, khách quan về tầm ảnh hưởng cũng như thế mạnh của TQ với các nước khác thì việc dịch bài báo trên của Thụy My đưa thông tin đến cộng đồng người Việt lên tiếng cổ súy cho bài báo lại đáng trách nhiều hơn.
Xưa nay, chỉ có những kẻ mạnh, những nước mạnh dựa vào sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế để hiếp đáp, bắt nạt kẻ yếu nước yếu. Các nước nhỏ và yếu thì chỉ mong có sự công bằng, không bao giờ dám lấn lướt hiếp đáp hay chơi bẩn các nước mạnh. Bà tướng của TQ Diêu Vân Trúc (Yao Yunzhu) 59 tuổi, là người có bằng tiến sĩ, nếu đúng là một nhà khoa học, một trí thức chân chính, bà ta phải biết một điều mà ngay người dân TQ lương thiện cũng biết là TQ đã dùng vũ lực để xâm chiếm và tấn công nhiều nước làng giềng bé nhỏ hơn bằng sức mạnh quân sự, thâu tóm và mua chuộc nhiều nước không có tranh chấp để đưa ra những phát ngôn trái với công ước quốc tế.
Việc bà ta là đại diện của một nước lớn, lên tiếng chất vấn ông TT Việt Nam khi đặt câu hỏi: “Ông có thể nêu một ví dụ cụ thể về vi phạm luật quốc tế không ? ” chẳng có gì là xuất sắc với một tình huống như thế, chỉ để gài thế bí hoặc có thể dẫn tới một động thái TQ sẽ bỏ về nếu ông Dũng trả lời thẳng tưng về vi phạm luật biển của TQ theo công ước COC.
Câu hỏi thứ hai mà được tác giả Sylvie Kauffmann dùng để chỉ ra sự “đanh thép sắc sảo” của bà Diêu khi lên tiếng cho sự thẳng thắn vạch trần thái độ hung hăng của TQ của đại diện lầu Năm Góc Chuck Hagel là:
« Cám ơn ông đã nêu tên Trung Quốc thường xuyên đến thế ! . Ông nói rằng chiến dịch tái cân bằng, chuyển dịch sang châu Á-Thái Bình Dương không nhằm mục đích kìm chế Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không cảm thấy thuyết phục. Tại sao trong trường hợp này lại phải triển khai lực lượng mạnh như thế trong khu vực ? »
Xét về mặt logic, đây không có gì thể hiện sự xuất sắc trong câu hỏi mà nó thể hiện sự ngoan cố cứng đầu, không thừa nhận dư luận quốc tế lên án TQ trong chiến dịch xâm chiếm gây hấn trên biển Đông. Nó giống như câu nói như thế này: “Chúng mày lên án tao, bảo tao là sai trái vô đạo nhưng tao không cho là thế”. Chủ thể mà bà Diêu dùng để công nhận “chân lý” cũng chính là đối tượng bị kết án, không có sức thuyết phục.
Ngay trong lịch sử và văn hóa TQ, sách vở cũng ghi nhận và được người dân TQ ca ngợi về khả năng “uốn lưỡi/thuyết khách” của kẻ yếu, dùng lý lẽ của mình để chinh phục kẻ mạnh, chứ không bao giờ ca ngợi khả năng “đanh thép/khôn ngoan” của kẻ mạnh dùng để bắt nạt người yếu thế.
Bà ta là đại diện của kẻ mạnh nhưng bất minh, bất đạo, chứ không đại diện cho đạo lý, cho lẽ phải; vị trí bà ta đứng là vị trí thượng phong, một kẻ có sức mạnh về quân sự và kinh tế để uy hiếp kẻ khác dù những hành động của họ bị cả thế giới lên án.
Và chính cái ông nhà báo Sylvie Kauffmann danh tiếng kia cũng nên học lại văn hóa thuyết khách/ngoại giao trước khi có bài viết này. Ông ta không phải là người VN để hiểu được những áp lực mà VN phải chịu đựng.
Chúng ta, những người lên tiếng vì sự tiến bộ, dân chủ cho VN, tìm kiếm những tiếng nói của công luận quốc tế để đưa đến cho người dân hiểu, nhưng không phải cái gì cũng đưa, cái gì cũng cổ súy. Chúng ta phải biết chọn lọc, phải có đánh giá đúng mức quan điểm của họ, đồng thời phải biết phản biện nếu cần thiết.
Lúa tui muốn nghe phản biện từ nhà bác Thụy My.
blogger Hai Lúa, ngày 7/6/2013.
—
Mời đọc bài viết trên blog Thụy My:
Bà Diêu Vân Trúc, vị tướng đanh thép
Bà Diêu Vân Trúc tại hội nghị Singapore ngày 01/06/2013. |
LND : Xin giới thiệu với bạn đọc ghi chép về Đối thoại Shangri-La của cây bút Sylvie Kauffmann, giám đốc biên tập Le Monde, đăng trên số báo đề ngày 04/06/2013. Cái nhìn của tờ báo uy tín Pháp về đội ngũ « đem chuông đi đánh xứ người » của Trung Quốc chỉ khiến thêm bùi ngùi « trông người lại nghĩ đến ta »…
Bà Diêu Vân Trúc (Yao Yunzhu) 59 tuổi nhưng trông trẻ hơn, đôi mắt lấp lánh sau cặp kính cận gọng vàng, mái tóc ngắn uốn quăn và nụ cười thân mật. Bà nói một thứ tiếng Anh rất chuẩn. Buổi tối, nếu tham gia một bữa tiệc làm việc, bà thường chọn lựa kiểu trang phục mà người Trung Quốc rất thích : một chiếc váy đen với chiếc áo cánh kim sa màu đen.
Ban ngày, bà Diêu mang dáng vẻ có hơi khác : bà mặc đồng phục. Bộ đồng phục gồm áo vét và quần dài – chính là quân phục màu xanh ve chai của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, với những ngôi sao mạ vàng trên cầu vai và đầy những huy chương trên ngực. Ban ngày, bà Diêu trở thành thiếu tướng Diêu. Bà có bằng ngoại ngữ và bằng tiến sĩ về « khoa học quân sự ». Chính bà là người được Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc chọn lựa để lãnh đạo một nhóm sĩ quan phụ trách việc so gươm với các diễn giả khác trong Đối thoại Shangri-La 2013.
Cuộc hội nghị thường niên về an ninh tại châu Á-Thái Bình Dương, do International Institute for Strategic Studies tổ chức tại Singapore, sau mười hai năm đã trở thành điểm hẹn bắt buộc của các vị Bộ trưởng Quốc phòng và các chuyên gia trong lãnh vực này. Sự tham gia của Trung Quốc, cấp bậc và số lượng các đại biểu của họ mỗi năm đều được các thành viên khác nghiên cứu kỹ lưỡng và phân tích cặn kẽ.
Năm nay, Bắc Kinh gởi đến tướng Thích Kiến Quốc (Qi Jianguo), Phó tổng tham mưu trưởng dẫn đầu đoàn đại biểu – một sự nâng cấp so với năm 2012. Nhưng chính giàn hợp xướng của các sĩ quan được tướng Diêu Vân Trúc dẫn dắt một cách nhẹ nhàng đã gây được ấn tượng. Theo trí nhớ của các nhà Trung Quốc học, thì chưa bao giờ họ chứng kiến một kịch bản như thế.
Chiến lược dựa vào việc phản ứng kịch liệt từng bài diễn văn của mỗi diễn giả quan trọng, trong khoảng thời gian dành cho hỏi-đáp. Theo kiểu Mỹ, kiểu Anh, rất lịch sự, với các câu diễn đạt ngắn gọn, cụ thể. Tấn công thẳng vào mục tiêu, nhưng một cách thoải mái : người ta cảm nhận được phía sau đó là những giờ media training. Việc phản công cũng theo tôn ti trật tự – cấp bậc của các sĩ quan Trung Quốc đứng lên phát biểu tương ứng với sự quan trọng của diễn giả mà họ phải phản bác.
Như vậy cũng là điều tự nhiên khi tướng Diêu Vân Trúc là người khai hỏa vào tối thứ Sáu 31/5, sau bài diễn văn khai mạc của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng – mà trong những lời phát biểu không hề giấu giếm sự hoài nghi đối với thái độ của Bắc Kinh tại Biển Đông. « Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền » - vị lãnh đạo Việt Nam đã dám nói như thế.
Ông vừa mới chấm dứt thì bà Diêu đã giơ tay xin nói : « Ông có thể nêu một ví dụ cụ thể về vi phạm luật quốc tế không ? ». Thận trọng, ông Dũng ẩn náu trong ngôn từ sáo rỗng. Một cách lịch sự, bà ta đã chuyển đi cái thông điệp mà sau đó đô đốc Li Ji đã nói với chúng tôi thẳng thắn hơn, khi chúng tôi hỏi nghĩ gì về bài diễn văn của Thủ tướng Việt Nam :« Phần nói về Trung Quốc không làm tôi hài lòng một chút nào hết ! »
Giới hạn của chiến dịch tấn công quyến rũ
Thứ Bảy 1/6, đến lượt người đứng đầu Lầu Năm Góc là Chuck Hagel phát biểu trên diễn đàn. Một bài diễn văn không thật sự hiếu chiến, nhưng gọi đúng tên sự việc (nguyên văn : « appeler un chat un chat » – gọi con mèo là con mèo), và một cuộc tấn công tin học là một cuộc tấn công tin học…Trung Quốc.
Một lần nữa, tướng Diêu Vân Trúc lại lên tuyến đầu. « Cám ơn đã nêu tên Trung Quốc thường xuyên đến thế ! » (Tiếng cười trong cử tọa). Rồi bà ta chuyển sang nghiêm túc hơn.« Ông nói rằng chiến dịch tái cân bằng, chuyển dịch sang châu Á-Thái Bình Dương không nhằm mục đích kìm chế Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không cảm thấy thuyết phục. Tại sao trong trường hợp này lại phải triển khai lực lượng mạnh như thế trong khu vực ? »
Lão luyện về phản biện hơn Thủ tướng Việt Nam, Chuck Hagel vẫn tươi tỉnh, nhưng phải tự hài lòng với một câu trả lời mang tính ngoại giao.
Theo tôn ti trật tự của Bắc Kinh, về phía các Bộ trưởng châu Âu, họ chỉ hân hạnh được các đại tá đối đáp, thậm chí trung tá. Những người này trẻ hơn, có cả nam lẫn nữ, đôi khi đọc từ máy tính bảng các câu hỏi hay lời bình luận, luôn luôn được sắp đặt một cách hoàn hảo.
Rồi đến lượt trưởng phái đoàn, tướng Thích Kiến Quốc lên diễn đàn hôm Chủ nhật. Căng thẳng xung quanh Trung Quốc dâng cao từ ba ngày qua tại hội nghị. Các quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản rất lo ngại về yêu sách lãnh thổ và các hành động của Bắc Kinh tại Biển Đông cũng như Biển Hoa Đông, và không hề giấu diếm điều đó.
Vị tướng Trung Quốc lại làm ngạc nhiên tất cả mọi người lần nữa. Ông ta đọc một bài diễn văn thiên thần dễ xúc động, toàn bộ tập trung cho chiến lược « phát triển hòa bình » của Bắc Kinh, cho « tôn trọng lẫn nhau », chủ trương đối thoại và« phát triển đôi bên cùng có lợi », về « giấc mộng Trung Hoa, không phải là một giấc mơ chỉ cho người Trung Quốc mà còn cho toàn bộ châu Á-Thái Bình Dương ». Chỉ có điều ông ta quanh co thêm vào một câu « đối thoại và tham vấn không có nghĩa là thỏa hiệp vô điều kiện ».
Một loạt các câu hỏi thẳng thừng và trực tiếp đã buộc tướng Thích Kiến Quốc đánh rơi chiếc mặt nạ, tuy vẫn thích thú vì đã gợi ra được nhiều câu hỏi hơn ông Chuck Hagel. Ông ta tuyên bố là việc các tàu Trung Quốc tuần tra trên Biển Đông « hoàn toàn hợp pháp và không thể tranh cãi vì đó-là-lãnh-thổ-của-Trung-Quốc ! ».
Lệnh truyền của vị lãnh chúa kết thúc tại đây. Chiến dịch quyến rũ có những giới hạn của nó. Cũng như câu nói thẳng của bà Diêu Vân Trúc : « Để trả lời các câu hỏi của quý vị, tôi cần phải được phép. Và tôi lại không có phép ».
« Một cái cây không làm nên khu rừng, một chồi non không làm được mùa xuân » - một ngạn ngữ Trung Hoa nói thế. Chính tướng Thích Kiến Quốc đã dẫn ra câu này. Và như vậy thì còn phải chờ đợi mùa xuân.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Hai Lúa bàn về bài “Bà Diêu Vân Trúc, vị tướng đanh thép” trên blog Thụy My
Hôm nay cuối tuần và đã giữ đúng lời hứa là Lúa tui lặn đúng 1 tuần, xin phép có ý kiến về bài dịch đăng trên trang Thụy My RFI, ca ngợi bà Bà Diêu Vân Trúc (Yao Yunzhu) 59 tuổi của cây bút Sylvie Kauffmann, giám đốc biên tập Le Monde, đăng trên số báo đề ngày 04/06/2013.
Sau đó Thụy My đưa ra lời nhận xét “Cái nhìn của tờ báo uy tín Pháp về đội ngũ « đem chuông đi đánh xứ người » của Trung Quốc chỉ khiến thêm bùi ngùi « trông người lại nghĩ đến ta » Lúa tôi cho rằng, việc viết ra một bài báo có cái nhìn lệch lạc là phần đáng trách khi tác giả Sylvie Kauffmann không đứng trên quan điểm công tâm, khách quan về tầm ảnh hưởng cũng như thế mạnh của TQ với các nước khác thì việc dịch bài báo trên của Thụy My đưa thông tin đến cộng đồng người Việt lên tiếng cổ súy cho bài báo lại đáng trách nhiều hơn.
Xưa nay, chỉ có những kẻ mạnh, những nước mạnh dựa vào sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế để hiếp đáp, bắt nạt kẻ yếu nước yếu. Các nước nhỏ và yếu thì chỉ mong có sự công bằng, không bao giờ dám lấn lướt hiếp đáp hay chơi bẩn các nước mạnh. Bà tướng của TQ Diêu Vân Trúc (Yao Yunzhu) 59 tuổi, là người có bằng tiến sĩ, nếu đúng là một nhà khoa học, một trí thức chân chính, bà ta phải biết một điều mà ngay người dân TQ lương thiện cũng biết là TQ đã dùng vũ lực để xâm chiếm và tấn công nhiều nước làng giềng bé nhỏ hơn bằng sức mạnh quân sự, thâu tóm và mua chuộc nhiều nước không có tranh chấp để đưa ra những phát ngôn trái với công ước quốc tế.
Việc bà ta là đại diện của một nước lớn, lên tiếng chất vấn ông TT Việt Nam khi đặt câu hỏi: “Ông có thể nêu một ví dụ cụ thể về vi phạm luật quốc tế không ? ” chẳng có gì là xuất sắc với một tình huống như thế, chỉ để gài thế bí hoặc có thể dẫn tới một động thái TQ sẽ bỏ về nếu ông Dũng trả lời thẳng tưng về vi phạm luật biển của TQ theo công ước COC.
Câu hỏi thứ hai mà được tác giả Sylvie Kauffmann dùng để chỉ ra sự “đanh thép sắc sảo” của bà Diêu khi lên tiếng cho sự thẳng thắn vạch trần thái độ hung hăng của TQ của đại diện lầu Năm Góc Chuck Hagel là:
« Cám ơn ông đã nêu tên Trung Quốc thường xuyên đến thế ! . Ông nói rằng chiến dịch tái cân bằng, chuyển dịch sang châu Á-Thái Bình Dương không nhằm mục đích kìm chế Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không cảm thấy thuyết phục. Tại sao trong trường hợp này lại phải triển khai lực lượng mạnh như thế trong khu vực ? »
Xét về mặt logic, đây không có gì thể hiện sự xuất sắc trong câu hỏi mà nó thể hiện sự ngoan cố cứng đầu, không thừa nhận dư luận quốc tế lên án TQ trong chiến dịch xâm chiếm gây hấn trên biển Đông. Nó giống như câu nói như thế này: “Chúng mày lên án tao, bảo tao là sai trái vô đạo nhưng tao không cho là thế”. Chủ thể mà bà Diêu dùng để công nhận “chân lý” cũng chính là đối tượng bị kết án, không có sức thuyết phục.
Ngay trong lịch sử và văn hóa TQ, sách vở cũng ghi nhận và được người dân TQ ca ngợi về khả năng “uốn lưỡi/thuyết khách” của kẻ yếu, dùng lý lẽ của mình để chinh phục kẻ mạnh, chứ không bao giờ ca ngợi khả năng “đanh thép/khôn ngoan” của kẻ mạnh dùng để bắt nạt người yếu thế.
Bà ta là đại diện của kẻ mạnh nhưng bất minh, bất đạo, chứ không đại diện cho đạo lý, cho lẽ phải; vị trí bà ta đứng là vị trí thượng phong, một kẻ có sức mạnh về quân sự và kinh tế để uy hiếp kẻ khác dù những hành động của họ bị cả thế giới lên án.
Và chính cái ông nhà báo Sylvie Kauffmann danh tiếng kia cũng nên học lại văn hóa thuyết khách/ngoại giao trước khi có bài viết này. Ông ta không phải là người VN để hiểu được những áp lực mà VN phải chịu đựng.
Chúng ta, những người lên tiếng vì sự tiến bộ, dân chủ cho VN, tìm kiếm những tiếng nói của công luận quốc tế để đưa đến cho người dân hiểu, nhưng không phải cái gì cũng đưa, cái gì cũng cổ súy. Chúng ta phải biết chọn lọc, phải có đánh giá đúng mức quan điểm của họ, đồng thời phải biết phản biện nếu cần thiết.
Lúa tui muốn nghe phản biện từ nhà bác Thụy My.
blogger Hai Lúa, ngày 7/6/2013.
—
Mời đọc bài viết trên blog Thụy My:
Bà Diêu Vân Trúc, vị tướng đanh thép
Bà Diêu Vân Trúc tại hội nghị Singapore ngày 01/06/2013. |
LND : Xin giới thiệu với bạn đọc ghi chép về Đối thoại Shangri-La của cây bút Sylvie Kauffmann, giám đốc biên tập Le Monde, đăng trên số báo đề ngày 04/06/2013. Cái nhìn của tờ báo uy tín Pháp về đội ngũ « đem chuông đi đánh xứ người » của Trung Quốc chỉ khiến thêm bùi ngùi « trông người lại nghĩ đến ta »…
Bà Diêu Vân Trúc (Yao Yunzhu) 59 tuổi nhưng trông trẻ hơn, đôi mắt lấp lánh sau cặp kính cận gọng vàng, mái tóc ngắn uốn quăn và nụ cười thân mật. Bà nói một thứ tiếng Anh rất chuẩn. Buổi tối, nếu tham gia một bữa tiệc làm việc, bà thường chọn lựa kiểu trang phục mà người Trung Quốc rất thích : một chiếc váy đen với chiếc áo cánh kim sa màu đen.
Ban ngày, bà Diêu mang dáng vẻ có hơi khác : bà mặc đồng phục. Bộ đồng phục gồm áo vét và quần dài – chính là quân phục màu xanh ve chai của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, với những ngôi sao mạ vàng trên cầu vai và đầy những huy chương trên ngực. Ban ngày, bà Diêu trở thành thiếu tướng Diêu. Bà có bằng ngoại ngữ và bằng tiến sĩ về « khoa học quân sự ». Chính bà là người được Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc chọn lựa để lãnh đạo một nhóm sĩ quan phụ trách việc so gươm với các diễn giả khác trong Đối thoại Shangri-La 2013.
Cuộc hội nghị thường niên về an ninh tại châu Á-Thái Bình Dương, do International Institute for Strategic Studies tổ chức tại Singapore, sau mười hai năm đã trở thành điểm hẹn bắt buộc của các vị Bộ trưởng Quốc phòng và các chuyên gia trong lãnh vực này. Sự tham gia của Trung Quốc, cấp bậc và số lượng các đại biểu của họ mỗi năm đều được các thành viên khác nghiên cứu kỹ lưỡng và phân tích cặn kẽ.
Năm nay, Bắc Kinh gởi đến tướng Thích Kiến Quốc (Qi Jianguo), Phó tổng tham mưu trưởng dẫn đầu đoàn đại biểu – một sự nâng cấp so với năm 2012. Nhưng chính giàn hợp xướng của các sĩ quan được tướng Diêu Vân Trúc dẫn dắt một cách nhẹ nhàng đã gây được ấn tượng. Theo trí nhớ của các nhà Trung Quốc học, thì chưa bao giờ họ chứng kiến một kịch bản như thế.
Chiến lược dựa vào việc phản ứng kịch liệt từng bài diễn văn của mỗi diễn giả quan trọng, trong khoảng thời gian dành cho hỏi-đáp. Theo kiểu Mỹ, kiểu Anh, rất lịch sự, với các câu diễn đạt ngắn gọn, cụ thể. Tấn công thẳng vào mục tiêu, nhưng một cách thoải mái : người ta cảm nhận được phía sau đó là những giờ media training. Việc phản công cũng theo tôn ti trật tự – cấp bậc của các sĩ quan Trung Quốc đứng lên phát biểu tương ứng với sự quan trọng của diễn giả mà họ phải phản bác.
Như vậy cũng là điều tự nhiên khi tướng Diêu Vân Trúc là người khai hỏa vào tối thứ Sáu 31/5, sau bài diễn văn khai mạc của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng – mà trong những lời phát biểu không hề giấu giếm sự hoài nghi đối với thái độ của Bắc Kinh tại Biển Đông. « Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền » - vị lãnh đạo Việt Nam đã dám nói như thế.
Ông vừa mới chấm dứt thì bà Diêu đã giơ tay xin nói : « Ông có thể nêu một ví dụ cụ thể về vi phạm luật quốc tế không ? ». Thận trọng, ông Dũng ẩn náu trong ngôn từ sáo rỗng. Một cách lịch sự, bà ta đã chuyển đi cái thông điệp mà sau đó đô đốc Li Ji đã nói với chúng tôi thẳng thắn hơn, khi chúng tôi hỏi nghĩ gì về bài diễn văn của Thủ tướng Việt Nam :« Phần nói về Trung Quốc không làm tôi hài lòng một chút nào hết ! »
Giới hạn của chiến dịch tấn công quyến rũ
Thứ Bảy 1/6, đến lượt người đứng đầu Lầu Năm Góc là Chuck Hagel phát biểu trên diễn đàn. Một bài diễn văn không thật sự hiếu chiến, nhưng gọi đúng tên sự việc (nguyên văn : « appeler un chat un chat » – gọi con mèo là con mèo), và một cuộc tấn công tin học là một cuộc tấn công tin học…Trung Quốc.
Một lần nữa, tướng Diêu Vân Trúc lại lên tuyến đầu. « Cám ơn đã nêu tên Trung Quốc thường xuyên đến thế ! » (Tiếng cười trong cử tọa). Rồi bà ta chuyển sang nghiêm túc hơn.« Ông nói rằng chiến dịch tái cân bằng, chuyển dịch sang châu Á-Thái Bình Dương không nhằm mục đích kìm chế Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không cảm thấy thuyết phục. Tại sao trong trường hợp này lại phải triển khai lực lượng mạnh như thế trong khu vực ? »
Lão luyện về phản biện hơn Thủ tướng Việt Nam, Chuck Hagel vẫn tươi tỉnh, nhưng phải tự hài lòng với một câu trả lời mang tính ngoại giao.
Theo tôn ti trật tự của Bắc Kinh, về phía các Bộ trưởng châu Âu, họ chỉ hân hạnh được các đại tá đối đáp, thậm chí trung tá. Những người này trẻ hơn, có cả nam lẫn nữ, đôi khi đọc từ máy tính bảng các câu hỏi hay lời bình luận, luôn luôn được sắp đặt một cách hoàn hảo.
Rồi đến lượt trưởng phái đoàn, tướng Thích Kiến Quốc lên diễn đàn hôm Chủ nhật. Căng thẳng xung quanh Trung Quốc dâng cao từ ba ngày qua tại hội nghị. Các quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản rất lo ngại về yêu sách lãnh thổ và các hành động của Bắc Kinh tại Biển Đông cũng như Biển Hoa Đông, và không hề giấu diếm điều đó.
Vị tướng Trung Quốc lại làm ngạc nhiên tất cả mọi người lần nữa. Ông ta đọc một bài diễn văn thiên thần dễ xúc động, toàn bộ tập trung cho chiến lược « phát triển hòa bình » của Bắc Kinh, cho « tôn trọng lẫn nhau », chủ trương đối thoại và« phát triển đôi bên cùng có lợi », về « giấc mộng Trung Hoa, không phải là một giấc mơ chỉ cho người Trung Quốc mà còn cho toàn bộ châu Á-Thái Bình Dương ». Chỉ có điều ông ta quanh co thêm vào một câu « đối thoại và tham vấn không có nghĩa là thỏa hiệp vô điều kiện ».
Một loạt các câu hỏi thẳng thừng và trực tiếp đã buộc tướng Thích Kiến Quốc đánh rơi chiếc mặt nạ, tuy vẫn thích thú vì đã gợi ra được nhiều câu hỏi hơn ông Chuck Hagel. Ông ta tuyên bố là việc các tàu Trung Quốc tuần tra trên Biển Đông « hoàn toàn hợp pháp và không thể tranh cãi vì đó-là-lãnh-thổ-của-Trung-Quốc ! ».
Lệnh truyền của vị lãnh chúa kết thúc tại đây. Chiến dịch quyến rũ có những giới hạn của nó. Cũng như câu nói thẳng của bà Diêu Vân Trúc : « Để trả lời các câu hỏi của quý vị, tôi cần phải được phép. Và tôi lại không có phép ».
« Một cái cây không làm nên khu rừng, một chồi non không làm được mùa xuân » - một ngạn ngữ Trung Hoa nói thế. Chính tướng Thích Kiến Quốc đã dẫn ra câu này. Và như vậy thì còn phải chờ đợi mùa xuân.