Đoạn Đường Chiến Binh
Hải Quân Việt-mỹ: Trận Chiến Vùng 1 Duyên Hải
Lược ghi về Lực lượng Hải quân VNCH tại Vùng 1 Duyên hải
Theo phối trí và kế hoạch phát triển Hải quân của bộ Tổng tham mưu QL/VNCH, từ 1969, bộ chỉ huy Duyên khu được cải danh thành bộ Tư lệnh Vùng Duyên hải và đặt dưới quyền điều động của các Tư lệnh Quân đoàn/Quân khu trong các hoạt động yểm trợ hải pháo, hải vận, hành quân thủy bộ trong vùng trách nhiệm. Tại Quân khu 1 (trước năm 1971 gọi là Vùng 1 chiến thuật), bộ Tư lệnh Vùng 1 Duyên hải đặt tại Đà Nẵng, và trong những năm 1969, 1970, 1971, Hải quân Vùng 1 Duyên hải đã yểm trợ hữu hiệu cho các Sư đoàn 1, 2, 3BB, các đơn vị đặc nhiệm trong các cuộc hành quân ven biển, nhất là về hỏa lực hải pháo.
Khi cuộc chiến Mùa Hè bùng nổ tại Quảng Trị vào cuối tháng 3/1972, Hải quân VNCH tại Vùng 1 duyên hải đã tập trung lực lượng yểm trợ mạnh mẽ cho các đơn vị bộ chiến hoạt động tại vùng ven biển của hai quận Hải Lăng và Triệu Phong, nhưng đến khi các cuộc giao tranh diễn ra ở mức độ ác liệt trên một chiến trường rộng lớn cách xa tầm hỏa yểm của các chiến hạm Hải quân VNCH, thì các đơn vị bộ chiến phải trông cậy phần lớn vào sự yểm trợ của Không lực và Hải lực Hoa Kỳ.
* Phối trí lực lượng Hải-Lục-Không quân tại Quân khu 1
Theo tài liệu của Ủy ban Quân sử Hoa Kỳ và các bài viết của của cựu trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh cuối cùng của Quân đoàn 1, nguyên tư lệnh Sư đoàn 1 BB kiêm tư lệnh Khu 11 Chiến thuật (Quảng Trị-Thừa Thiên) từ giữa năm 1966 đến tháng 8/1970, phối trí lực lượng tại Trị Thiên được ghi như sau.
Trước năm 1970, để bảo vệ tuyến đầu Quảng Trị và Cố đô Huế, lực lượng VNCH tại hai tỉnh cực Bắc là Quảng Trị và Thừa Thiên có khi đã được tăng cường đến 3 sư đoàn của lực lượng Hoa Kỳ. Từ năm 1970 đến cuối tháng 2/1972, theo kế hoạch của Tổng thống Nixon, các đơn vị Hoa Kỳ lần lượt rút khỏi chiến trường giới tuyến. Tới tháng 3/1972, đơn vị bộ chiến độc nhất của Hoa Kỳ tại Quân khu 1 là Lữ đoàn 196 Bộ binh, lữ đoàn này được lệnh rời khỏi tuyến đầu để về bố trí phòng thủ phi trường Đà Nẵng trong khi chờ đợi trở về Hoa Kỳ vào tháng 6/1972. Từ đó, các trách nhiệm phòng thủ trận địa hoàn toàn do lực lượng VNCH đảm nhận với sự yểm trợ của Không quân chiến thuật và Hải pháo của Hải quân Hoa Kỳ.
Phía Bắc đèo Hải Vân, trước 1970, có khi đến 85 ngàn lính Mỹ dàn quân khai triển đội hình cùng một lúc. Đến tháng 3/1972, chỉ còn 2 sư đoàn BB được yểm trợ với 2 thiết đoàn Kỵ binh và 8 tiểu đoàn Pháo binh. Trong giai đoạn từ tháng 4/1972 đến cuối tháng 1/1973, Hải quân Mỹ đã yểm trợ hữu hiệu về hỏa lực hải pháo cho các đơn vị bộ chiến VNCH hoạt động trong tầm tác xạ yểm trợ của hải pháo.
* Hải quân Vùng 1 Duyên hải và cuộc hành quân tái chiếm Sa Huỳnh
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27-1-1973 và có hiệu lực kể từ 8 giờ sáng ngày 28-1-1973, CSBV vẫn tiếp tục gây chiến và vi phạm các điều khoản của Hiệp định. Trong tình đó, lực lượng VNCH buộc phải phản công tự vệ, và Hải quân VNCH tại Vùng 1 Duyên hải đã đóng góp đáng kể vào chiến thắng chung của QL/VNCH trong cuộc hành quân tổng phản công tái chiếm Sa Huỳnh vào tháng 2/1973. Chi tiết về sự yểm trợ của Hải quân tại trận chiến này được ghi nhận như sau.
Như VB đã trình bày trong tổng hợp về trận Sa Huỳnh, sau 11 ngày của cuộc phản công tái chiếm Sa Huỳnh, Quảng Ngãi (thương cảng bị CQ đánh chiếm vào ngày 28 tháng 1/1973 ngay sau khi Hiệp định ngưng bắn có hiệu lực), ngày 9 tháng 2/1973, lực lượng Pháo binh Sư đoàn 2 BB đã tập trung hỏa lực để mở các trận hỏa công yểm trợ cho các đơn vị bạn tiến quân nhanh chóng tái chiếm mục tiêu.
Cùng với nỗ lực của các tiểu đoàn Pháo binh Sư đoàn 2 BB, được sự tăng cường một số chiến hạm Hải quân VNCH thuộc Vùng 1 duyên hải, bộ Tư lệnh Sư đoàn 2 BB đã thực hiện một cuộc hành quân thủy bộ nghi binh với thành phần đặc nhiệm gồm có một số tàu đổ bộ, tiểu đoàn 1/5 BB và 1 chi đoàn Thiết quân vận thuộc thiết đoàn 4 Kỵ binh. Mục đích của cuộc hành quân này là đánh lạc hướng phán đoán của CQ. Theo phối trí, bộ chỉ huy lực lượng đặc nhiệm đặt trên 1 tuần dương hạm do 1 Hải quân đại tá chỉ huy để điều động cuộc đổ quân nghi binh với tiểu đoàn 1/5 BB và chi đoàn Thiết quân vận. Để đối phương tưởng rằng lực lượng đặc nhiệm sẽ đổ bộ xuống Sa Huỳnh, hải pháo từ chiến hạm đã bắn vào các mục tiêu để yểm trợ đơn vị bạn, trận hỏa tập bằng hải pháo vừa triệt hạ được một số công sự tác chiến của CQ, đồng thời là kế nghi binh khiến cho CQ phải rút phần lớn lực lượng ở khu vực phía Tây chuyển về lập tuyến phòng thủ tại khu vực Đông Nam Sa Huỳnh, nhờ thế hai cánh quân của Sư đoàn 2 BB ở phía Tây Bắc đã nhanh chóng tiến chiếm các mục tiêu để tiến về Sa Huỳnh.
* Hạm đội 7 và các trận hỏa yểm bằng hải pháo tại trận Quảng Trị
Trong cuộc chiến Mùa Hè 1972 tại Quảng Trị , hải pháo từ Hạm đội 7 đã làm chậm bước tiến của CQ trong cuộc tổng tấn công vào cụm phòng tuyến phía Bắc Quảng Trị, nhất là trong những ngày thời tiết xấu vắng bóng khu trục cơ, oanh tạc cơ. Rất nhiều xe lội nước PT-76 của CSBV đã bị hải pháo làm tê liệt. Khi trận chiến vừa bùng nổ vào cuối tháng 3/1972, tại căn cứ A-2 gần Quốc lộ 1 ở phía Bắc Đông Hà có 1 toán liên lạc điều chỉnh hải pháo gồm 5 quân nhân TQLC Hoa Kỳ, toán này có phương tiện liên lạc với chiến hạm ngoài khơi, xin yểm trợ cho toàn vùng phía Bắc Gio Linh-cách Đông Hà khoảng 10 km đường chim bay.
Ngoài toán liên lạc nói trên còn có toán liên lạc Không Hải pháo đã được gửi đến bộ tư lệnh Sư đoàn 3 BB, đồng thời là bộ Tư lệnh chiến trường Quảng Trị, nhờ thế việc yểm trợ hải pháo đã được thực hiện trực tiếp từ trung tâm Hành quân Sư đoàn 3 BB đến các chiến hạm của hạm đội 7 ở ngoài khơi, từ đó, những hoạt động của Hải quân được báo cáo về bộ Tư lệnh Hải quân vùng Thái Bình Dương đặt ở Hạ Uy Di. Sự kiện này đã khiến cho đại tướng Abrams, tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại VN, tức giận vì vị tướng 4 sao này không có đầy đủ thông tin về mặt trận Quảng Trị.
Sau khi lực lượng bộ chiến VNCH triệt thoái khỏi Quảng Trị vào đầu tháng 5/1972, trong thời gian từ 2 tháng 5/1972 đến tháng 9/1972, Hạm đội 7 đã yểm trợ hải pháo và hải vận cho các đơn vị VNCH tổ chức một số cuộc hành quân trọng yếu như sau.
-Hành quân Sóng Thần 6-72: khai diễn vào 7 giờ sáng ngày 24 tháng 5/1972, hải pháo của Hạm đội 7 đã yểm trợ cho cuộc đổ quân của tiểu đoàn 7 TQLC đổ bộ vào khu vực duyên hải quận Hải Lăng, gần địa danh chiến sử Dãy phố buồn thiu.
- Trong chiến dịch Lam Sơn 72 tái chiếm Quảng Trị, vào ngày 9 tháng 9/1972, cùng với cuộc tổng phản công của 2 lữ đoàn Thủy quân Lục chiến VNCH, bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 đã tổ chức một cuộc tấn công thủy bộ nghi binh (không cần hoàn tất) vào bãi Bắc sông Cửa Việt, hải pháo từ hạm đội 7 Hoa Kỳ đã yểm trợ mạnh mẽ cho cuộc đổ quân này.
* Tư lệnh Quân đoàn 1 Ngô Quang Trưởng nói về hải pháo của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ
Trong bài viết cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ in trong The Easter Offensive 0f 1972 và cuốn Chiến trận Mùa Hè 1972 do ông Trần Phan Anh chủ biên, tư lệnh Quân đoàn 1 Ngô Quang Trưởng đã nhận xét như sau về sự yểm trợ của Hạm đội 7 Hoa Kỳ.
Về sự yểm trợ của Hải pháo, trong ngày đầu tiên các cuộc yểm trợ của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ ở mức độ trung bình, chỉ có 2 khu trục hạm hoạt động ngoài khơi Vùng 1 từ cuối tháng 3/1972. Khi cuộc tổng tấn công của CQ bùng nổ, tất cả các chiến hạm chung quanh đã được điều động cấp tốc vào vùng và bắt đầu yểm trợ cho những đơn vị Sư đoàn 3 BB đang bị bao vây. Nhịp độ yểm trợ hải pháo gia tăng trong mỗi ngày trôi qua. Trong tháng 6, cùng một lúc, các dàn hỏa pháo được tăng cường đến 38 khu trục hạm và 3 tuần dương hạm. Tuy nhiên do sự giới hạn tầm bắn, hỏa lực hải pháo không thể oanh kích các mục tiêu xa về hướng Tây của Quốc lộ 1. Sau này, vào tháng 7, có thêm sự nhập trận của đại tuần dương hạm USS Newport News với dàn đại pháo 200 ly đã gia tăng đáng kể hỏa lực triệt tiêu và tầm hữu hiệu của Hải lực Hoa Kỳ.
Hỏa lực hải pháo đặc biệt yểm trợ hữu hiệu cho Sư đoàn TQLC, khi vùng hành quân của các đơn vị thuộc binh chủng này mằm trong tầm bắn của các dàn pháo đặt trên các chiến hạm. Với khả năng oanh kích trong mọi thời tiết, hỏa lực hải pháo đã đáp ứng cấp thời khi được yêu cầu. Trong khoảng thời gian này, Quân đoàn 1 lấy lại sự quân bình và mở trận phản công, số chiến hạm sẵn sàng ứng chiến có từ 8 đến 41 chiếc và họ đã bắn đi từ 1 ngàn đến 7 ngàn đạn pháo mỗi ngày. Để phối hợp hỏa lực, các toán tiền sát Hải quân Hoa Kỳ cũng được tăng cường cho các lực lượng trực thuộc, thống thuộc, tăng phái Quân đoàn như các sư đoàn BB, các liên đoàn BĐQ, các đơn vị TQLC, Nhảy Dù, cũng như tiểu khu Quảng Tín và Quảng Ngãi của khu vực phía Nam Quân khu 1.
vietbao.com
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Hải Quân Việt-mỹ: Trận Chiến Vùng 1 Duyên Hải
Lược ghi về Lực lượng Hải quân VNCH tại Vùng 1 Duyên hải
Theo phối trí và kế hoạch phát triển Hải quân của bộ Tổng tham mưu QL/VNCH, từ 1969, bộ chỉ huy Duyên khu được cải danh thành bộ Tư lệnh Vùng Duyên hải và đặt dưới quyền điều động của các Tư lệnh Quân đoàn/Quân khu trong các hoạt động yểm trợ hải pháo, hải vận, hành quân thủy bộ trong vùng trách nhiệm. Tại Quân khu 1 (trước năm 1971 gọi là Vùng 1 chiến thuật), bộ Tư lệnh Vùng 1 Duyên hải đặt tại Đà Nẵng, và trong những năm 1969, 1970, 1971, Hải quân Vùng 1 Duyên hải đã yểm trợ hữu hiệu cho các Sư đoàn 1, 2, 3BB, các đơn vị đặc nhiệm trong các cuộc hành quân ven biển, nhất là về hỏa lực hải pháo.
Khi cuộc chiến Mùa Hè bùng nổ tại Quảng Trị vào cuối tháng 3/1972, Hải quân VNCH tại Vùng 1 duyên hải đã tập trung lực lượng yểm trợ mạnh mẽ cho các đơn vị bộ chiến hoạt động tại vùng ven biển của hai quận Hải Lăng và Triệu Phong, nhưng đến khi các cuộc giao tranh diễn ra ở mức độ ác liệt trên một chiến trường rộng lớn cách xa tầm hỏa yểm của các chiến hạm Hải quân VNCH, thì các đơn vị bộ chiến phải trông cậy phần lớn vào sự yểm trợ của Không lực và Hải lực Hoa Kỳ.
* Phối trí lực lượng Hải-Lục-Không quân tại Quân khu 1
Theo tài liệu của Ủy ban Quân sử Hoa Kỳ và các bài viết của của cựu trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh cuối cùng của Quân đoàn 1, nguyên tư lệnh Sư đoàn 1 BB kiêm tư lệnh Khu 11 Chiến thuật (Quảng Trị-Thừa Thiên) từ giữa năm 1966 đến tháng 8/1970, phối trí lực lượng tại Trị Thiên được ghi như sau.
Trước năm 1970, để bảo vệ tuyến đầu Quảng Trị và Cố đô Huế, lực lượng VNCH tại hai tỉnh cực Bắc là Quảng Trị và Thừa Thiên có khi đã được tăng cường đến 3 sư đoàn của lực lượng Hoa Kỳ. Từ năm 1970 đến cuối tháng 2/1972, theo kế hoạch của Tổng thống Nixon, các đơn vị Hoa Kỳ lần lượt rút khỏi chiến trường giới tuyến. Tới tháng 3/1972, đơn vị bộ chiến độc nhất của Hoa Kỳ tại Quân khu 1 là Lữ đoàn 196 Bộ binh, lữ đoàn này được lệnh rời khỏi tuyến đầu để về bố trí phòng thủ phi trường Đà Nẵng trong khi chờ đợi trở về Hoa Kỳ vào tháng 6/1972. Từ đó, các trách nhiệm phòng thủ trận địa hoàn toàn do lực lượng VNCH đảm nhận với sự yểm trợ của Không quân chiến thuật và Hải pháo của Hải quân Hoa Kỳ.
Phía Bắc đèo Hải Vân, trước 1970, có khi đến 85 ngàn lính Mỹ dàn quân khai triển đội hình cùng một lúc. Đến tháng 3/1972, chỉ còn 2 sư đoàn BB được yểm trợ với 2 thiết đoàn Kỵ binh và 8 tiểu đoàn Pháo binh. Trong giai đoạn từ tháng 4/1972 đến cuối tháng 1/1973, Hải quân Mỹ đã yểm trợ hữu hiệu về hỏa lực hải pháo cho các đơn vị bộ chiến VNCH hoạt động trong tầm tác xạ yểm trợ của hải pháo.
* Hải quân Vùng 1 Duyên hải và cuộc hành quân tái chiếm Sa Huỳnh
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27-1-1973 và có hiệu lực kể từ 8 giờ sáng ngày 28-1-1973, CSBV vẫn tiếp tục gây chiến và vi phạm các điều khoản của Hiệp định. Trong tình đó, lực lượng VNCH buộc phải phản công tự vệ, và Hải quân VNCH tại Vùng 1 Duyên hải đã đóng góp đáng kể vào chiến thắng chung của QL/VNCH trong cuộc hành quân tổng phản công tái chiếm Sa Huỳnh vào tháng 2/1973. Chi tiết về sự yểm trợ của Hải quân tại trận chiến này được ghi nhận như sau.
Như VB đã trình bày trong tổng hợp về trận Sa Huỳnh, sau 11 ngày của cuộc phản công tái chiếm Sa Huỳnh, Quảng Ngãi (thương cảng bị CQ đánh chiếm vào ngày 28 tháng 1/1973 ngay sau khi Hiệp định ngưng bắn có hiệu lực), ngày 9 tháng 2/1973, lực lượng Pháo binh Sư đoàn 2 BB đã tập trung hỏa lực để mở các trận hỏa công yểm trợ cho các đơn vị bạn tiến quân nhanh chóng tái chiếm mục tiêu.
Cùng với nỗ lực của các tiểu đoàn Pháo binh Sư đoàn 2 BB, được sự tăng cường một số chiến hạm Hải quân VNCH thuộc Vùng 1 duyên hải, bộ Tư lệnh Sư đoàn 2 BB đã thực hiện một cuộc hành quân thủy bộ nghi binh với thành phần đặc nhiệm gồm có một số tàu đổ bộ, tiểu đoàn 1/5 BB và 1 chi đoàn Thiết quân vận thuộc thiết đoàn 4 Kỵ binh. Mục đích của cuộc hành quân này là đánh lạc hướng phán đoán của CQ. Theo phối trí, bộ chỉ huy lực lượng đặc nhiệm đặt trên 1 tuần dương hạm do 1 Hải quân đại tá chỉ huy để điều động cuộc đổ quân nghi binh với tiểu đoàn 1/5 BB và chi đoàn Thiết quân vận. Để đối phương tưởng rằng lực lượng đặc nhiệm sẽ đổ bộ xuống Sa Huỳnh, hải pháo từ chiến hạm đã bắn vào các mục tiêu để yểm trợ đơn vị bạn, trận hỏa tập bằng hải pháo vừa triệt hạ được một số công sự tác chiến của CQ, đồng thời là kế nghi binh khiến cho CQ phải rút phần lớn lực lượng ở khu vực phía Tây chuyển về lập tuyến phòng thủ tại khu vực Đông Nam Sa Huỳnh, nhờ thế hai cánh quân của Sư đoàn 2 BB ở phía Tây Bắc đã nhanh chóng tiến chiếm các mục tiêu để tiến về Sa Huỳnh.
* Hạm đội 7 và các trận hỏa yểm bằng hải pháo tại trận Quảng Trị
Trong cuộc chiến Mùa Hè 1972 tại Quảng Trị , hải pháo từ Hạm đội 7 đã làm chậm bước tiến của CQ trong cuộc tổng tấn công vào cụm phòng tuyến phía Bắc Quảng Trị, nhất là trong những ngày thời tiết xấu vắng bóng khu trục cơ, oanh tạc cơ. Rất nhiều xe lội nước PT-76 của CSBV đã bị hải pháo làm tê liệt. Khi trận chiến vừa bùng nổ vào cuối tháng 3/1972, tại căn cứ A-2 gần Quốc lộ 1 ở phía Bắc Đông Hà có 1 toán liên lạc điều chỉnh hải pháo gồm 5 quân nhân TQLC Hoa Kỳ, toán này có phương tiện liên lạc với chiến hạm ngoài khơi, xin yểm trợ cho toàn vùng phía Bắc Gio Linh-cách Đông Hà khoảng 10 km đường chim bay.
Ngoài toán liên lạc nói trên còn có toán liên lạc Không Hải pháo đã được gửi đến bộ tư lệnh Sư đoàn 3 BB, đồng thời là bộ Tư lệnh chiến trường Quảng Trị, nhờ thế việc yểm trợ hải pháo đã được thực hiện trực tiếp từ trung tâm Hành quân Sư đoàn 3 BB đến các chiến hạm của hạm đội 7 ở ngoài khơi, từ đó, những hoạt động của Hải quân được báo cáo về bộ Tư lệnh Hải quân vùng Thái Bình Dương đặt ở Hạ Uy Di. Sự kiện này đã khiến cho đại tướng Abrams, tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại VN, tức giận vì vị tướng 4 sao này không có đầy đủ thông tin về mặt trận Quảng Trị.
Sau khi lực lượng bộ chiến VNCH triệt thoái khỏi Quảng Trị vào đầu tháng 5/1972, trong thời gian từ 2 tháng 5/1972 đến tháng 9/1972, Hạm đội 7 đã yểm trợ hải pháo và hải vận cho các đơn vị VNCH tổ chức một số cuộc hành quân trọng yếu như sau.
-Hành quân Sóng Thần 6-72: khai diễn vào 7 giờ sáng ngày 24 tháng 5/1972, hải pháo của Hạm đội 7 đã yểm trợ cho cuộc đổ quân của tiểu đoàn 7 TQLC đổ bộ vào khu vực duyên hải quận Hải Lăng, gần địa danh chiến sử Dãy phố buồn thiu.
- Trong chiến dịch Lam Sơn 72 tái chiếm Quảng Trị, vào ngày 9 tháng 9/1972, cùng với cuộc tổng phản công của 2 lữ đoàn Thủy quân Lục chiến VNCH, bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 đã tổ chức một cuộc tấn công thủy bộ nghi binh (không cần hoàn tất) vào bãi Bắc sông Cửa Việt, hải pháo từ hạm đội 7 Hoa Kỳ đã yểm trợ mạnh mẽ cho cuộc đổ quân này.
* Tư lệnh Quân đoàn 1 Ngô Quang Trưởng nói về hải pháo của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ
Trong bài viết cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ in trong The Easter Offensive 0f 1972 và cuốn Chiến trận Mùa Hè 1972 do ông Trần Phan Anh chủ biên, tư lệnh Quân đoàn 1 Ngô Quang Trưởng đã nhận xét như sau về sự yểm trợ của Hạm đội 7 Hoa Kỳ.
Về sự yểm trợ của Hải pháo, trong ngày đầu tiên các cuộc yểm trợ của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ ở mức độ trung bình, chỉ có 2 khu trục hạm hoạt động ngoài khơi Vùng 1 từ cuối tháng 3/1972. Khi cuộc tổng tấn công của CQ bùng nổ, tất cả các chiến hạm chung quanh đã được điều động cấp tốc vào vùng và bắt đầu yểm trợ cho những đơn vị Sư đoàn 3 BB đang bị bao vây. Nhịp độ yểm trợ hải pháo gia tăng trong mỗi ngày trôi qua. Trong tháng 6, cùng một lúc, các dàn hỏa pháo được tăng cường đến 38 khu trục hạm và 3 tuần dương hạm. Tuy nhiên do sự giới hạn tầm bắn, hỏa lực hải pháo không thể oanh kích các mục tiêu xa về hướng Tây của Quốc lộ 1. Sau này, vào tháng 7, có thêm sự nhập trận của đại tuần dương hạm USS Newport News với dàn đại pháo 200 ly đã gia tăng đáng kể hỏa lực triệt tiêu và tầm hữu hiệu của Hải lực Hoa Kỳ.
Hỏa lực hải pháo đặc biệt yểm trợ hữu hiệu cho Sư đoàn TQLC, khi vùng hành quân của các đơn vị thuộc binh chủng này mằm trong tầm bắn của các dàn pháo đặt trên các chiến hạm. Với khả năng oanh kích trong mọi thời tiết, hỏa lực hải pháo đã đáp ứng cấp thời khi được yêu cầu. Trong khoảng thời gian này, Quân đoàn 1 lấy lại sự quân bình và mở trận phản công, số chiến hạm sẵn sàng ứng chiến có từ 8 đến 41 chiếc và họ đã bắn đi từ 1 ngàn đến 7 ngàn đạn pháo mỗi ngày. Để phối hợp hỏa lực, các toán tiền sát Hải quân Hoa Kỳ cũng được tăng cường cho các lực lượng trực thuộc, thống thuộc, tăng phái Quân đoàn như các sư đoàn BB, các liên đoàn BĐQ, các đơn vị TQLC, Nhảy Dù, cũng như tiểu khu Quảng Tín và Quảng Ngãi của khu vực phía Nam Quân khu 1.
vietbao.com
Tân Sơn Hòa chuyển