Di Sản Hồ Chí Minh
Hai lần “chảy máu”
Đúng vào ngày khai giảng năm học mới 5-9, Ngân hàng HSBC công bố một khảo sát về giá trị giáo dục đáng chú ý liên quan tới giáo dục Việt Nam.
Dù không nằm trong danh sách các nước tham gia khảo sát của HSBC song tại Việt Nam cũng đang diễn ra xu hướng tương tự nhiều quốc gia khác khi ngày càng nhiều người cho con du học Mỹ. Theo ngân hàng này, có tới 48% số người tham gia khảo sát xếp Mỹ là 1 trong 3 điểm đến hàng đầu trong số 50 quốc gia được đưa ra trong bảng lựa chọn. Trong khi đó, Mỹ là điểm đến đắt đỏ nhất với học phí ĐH trung bình mỗi năm lên đến 33.215 USD đối với sinh viên quốc tế.
Thống kê mới nhất vào tháng 4 vừa qua của Hệ thống Thông tin về sinh viên và khách mời trao đổi (SEVIS - Mỹ), Việt Nam hiện xếp thứ 6 trong 10 quốc gia có số lượng du học sinh cao nhất tại Mỹ. Bên cạnh Mỹ, các nước Úc, Nhật Bản, Canada, Anh, New Zealand… cũng đang thu hút tổng cộng trên 110.000 sinh viên Việt Nam.
Với học phí cùng chi phí ăn ở mỗi năm vài chục ngàn USD, tổng số ngoại tệ “chảy” khỏi Việt Nam theo dòng du học sinh lên tới hàng tỉ USD mỗi năm. Một số tiền khổng lồ với quốc gia vừa thoát ngưỡng nghèo và có mức thu nhập GDP trên đầu người chỉ khoảng 2.200 USD/năm (2015) như nước ta.
Điều đáng nói là một tỉ lệ khá lớn du học sinh Việt Nam sau khi hoàn thành khóa học không muốn về nước. Điển hình như 12/13 du học sinh giành học bổng từ cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” đã quyết định ở lại hoặc muốn ở lại nước ngoài làm việc. Trong khi đó, có thể thấy như các quán quân của “Đường lên đỉnh Olympia”, phần lớn du học sinh có trình độ vượt trội so với mặt bằng học lực chung trong nước. Họ không về hoặc không muốn về nước dẫn tới tình trạng “chảy” chất xám từng được báo động lâu nay.
Nguyên nhân khiến nhiều học sinh cùng các bậc cha mẹ muốn con mình ra nước ngoài du học và học xong lại không muốn về nước đã khá rõ. Du học vì chất lượng giáo dục trong nước thua sút so với các nước phát triển như bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo từng là hiệu trưởng ĐH đã thổ lộ với báo chí một ngày trước khai giảng năm học mới rằng điều đáng báo động nhất là chất lượng giáo dục ĐH. Còn du học sinh không muốn về sau khi tốt nghiệp thì chủ yếu do thu nhập thấp và môi trường làm việc chưa tốt. Làm sao mà thu hút được nhân tài khi việc tuyển chọn và bổ nhiệm còn có tình trạng “nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ”?
Nhìn vào những nguyên nhân chính trên thấy thật không dễ, nhất là trong tương lai trước mắt, để ngăn chặn điều đáng lo ngại “chảy máu” kép - ngoại tệ và chất xám.
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/hai-lan-chay-mau-20160905233405753.htm
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Hai lần “chảy máu”
Đúng vào ngày khai giảng năm học mới 5-9, Ngân hàng HSBC công bố một khảo sát về giá trị giáo dục đáng chú ý liên quan tới giáo dục Việt Nam.
Dù không nằm trong danh sách các nước tham gia khảo sát của HSBC song tại Việt Nam cũng đang diễn ra xu hướng tương tự nhiều quốc gia khác khi ngày càng nhiều người cho con du học Mỹ. Theo ngân hàng này, có tới 48% số người tham gia khảo sát xếp Mỹ là 1 trong 3 điểm đến hàng đầu trong số 50 quốc gia được đưa ra trong bảng lựa chọn. Trong khi đó, Mỹ là điểm đến đắt đỏ nhất với học phí ĐH trung bình mỗi năm lên đến 33.215 USD đối với sinh viên quốc tế.
Thống kê mới nhất vào tháng 4 vừa qua của Hệ thống Thông tin về sinh viên và khách mời trao đổi (SEVIS - Mỹ), Việt Nam hiện xếp thứ 6 trong 10 quốc gia có số lượng du học sinh cao nhất tại Mỹ. Bên cạnh Mỹ, các nước Úc, Nhật Bản, Canada, Anh, New Zealand… cũng đang thu hút tổng cộng trên 110.000 sinh viên Việt Nam.
Với học phí cùng chi phí ăn ở mỗi năm vài chục ngàn USD, tổng số ngoại tệ “chảy” khỏi Việt Nam theo dòng du học sinh lên tới hàng tỉ USD mỗi năm. Một số tiền khổng lồ với quốc gia vừa thoát ngưỡng nghèo và có mức thu nhập GDP trên đầu người chỉ khoảng 2.200 USD/năm (2015) như nước ta.
Điều đáng nói là một tỉ lệ khá lớn du học sinh Việt Nam sau khi hoàn thành khóa học không muốn về nước. Điển hình như 12/13 du học sinh giành học bổng từ cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” đã quyết định ở lại hoặc muốn ở lại nước ngoài làm việc. Trong khi đó, có thể thấy như các quán quân của “Đường lên đỉnh Olympia”, phần lớn du học sinh có trình độ vượt trội so với mặt bằng học lực chung trong nước. Họ không về hoặc không muốn về nước dẫn tới tình trạng “chảy” chất xám từng được báo động lâu nay.
Nguyên nhân khiến nhiều học sinh cùng các bậc cha mẹ muốn con mình ra nước ngoài du học và học xong lại không muốn về nước đã khá rõ. Du học vì chất lượng giáo dục trong nước thua sút so với các nước phát triển như bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo từng là hiệu trưởng ĐH đã thổ lộ với báo chí một ngày trước khai giảng năm học mới rằng điều đáng báo động nhất là chất lượng giáo dục ĐH. Còn du học sinh không muốn về sau khi tốt nghiệp thì chủ yếu do thu nhập thấp và môi trường làm việc chưa tốt. Làm sao mà thu hút được nhân tài khi việc tuyển chọn và bổ nhiệm còn có tình trạng “nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ”?
Nhìn vào những nguyên nhân chính trên thấy thật không dễ, nhất là trong tương lai trước mắt, để ngăn chặn điều đáng lo ngại “chảy máu” kép - ngoại tệ và chất xám.
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/hai-lan-chay-mau-20160905233405753.htm