Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Hải quân Mỹ thay tàu đổ bộ mới
Tuy nhiên, số lượng có thể sẽ tăng lên thành 10 chiếc với tổng giá trị 570 triệu USD.
Theo hợp đồng, chiếc tàu mới đầu tiên thuộc loại SSC (Ship-to-Shore Connector – tạm dịch là Tàu đổ bộ kết nối tàu và bờ) sẽ được chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào năm 2017. SSC sẽ thay thế tất cả các tàu đổ bộ LCAC hiện có trong biên chế trong Hải quân Mỹ với tổng số lượng 91 chiếc, bắt đầu từ năm 1982.
Mẫu thiết kế tàu đổ bộ mới loại SSC của Hải quân Mỹ
Theo trang Defense Aerospace, SSC là loại tàu đổ bộ cao tốc với trọng tải lên tới 74 tấn và đạt tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ. Tàu chủ yếu được sử dụng cho lực lượng thủy quân lục chiến của Mỹ.
Theo kế hoạch, các tàu đổ bộ cao tốc SSC sẽ có thời hạn phục vụ khoảng 30 năm. Hiện chưa có thêm bất kỳ chi tiết nào về loại tàu mới này được tiết lộ chính thức.
Ngay từ hồi tháng 8/2010, Hải quân Mỹ đã lên kế hoạch đặt hàng 72 chiếc SSC với tổng giá trị hợp đồng 4 tỷ USD. Tuy nhiên, việc ký hợp đồng thiết kế, thử nghiệm và cung cấp loại tàu này đã bị trì hoãn.
Tàu đổ bộ LCAC hiện có trong biên chế Hải quân Mỹ
Các tàu đổ bộ đệm khí LCAC của Hải quân Mỹ hiện nay dài 26,4 m và rộng 14,3 m. Tàu có tốc độ tối đa 40 hải lý/giờ và có trọng tải 75 tấn. Mỗi tàu có khả năng vận chuyển cùng lúc 24 binh sĩ vùng một tăng chiến đấu chủ lực. LCAC được trang bị 2 súng máy 12,7 mm cùng các giá đỡ tổng hợp để lắp súng máy 6 nòng hoặc súng phóng lựu 40 mm.
Tàu đổ bộ đệm khí LCAC đóng vai trò lớn trong tác chiến của Hải quân Mỹ. Các tàu lớn không có khả năng cập sát bờ để đổ quân. Trong khi người và phương tiện tự "bơi" vào bờ theo kiểu sử dụng các xe lội nước hay tàu loại nhỏ sẽ không hiệu quả và mất tính bất ngờ. Các tàu LCAC với trọng tải lớn, tốc độ nhanh sẽ giúp giải quyết vấn đề này.
Với nguyên lý hoạt động sử dụng đệm khí để nâng tàu lên khỏi bề mặt địa hình khi di chuyển, tàu đệm khí có khả năng hoạt động ở nhiều loại địa hình khác nhau, kể cả đầm lầy và khu vực nước nông. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ từng sử dụng các tàu đệm khí trong các chiến dịch càn quét.
Mới đây, Trung Quốc cũng mua 4 tàu đệm khí Zubr của Ucraina trị giá 315 triệu USD. Theo nhiều chuyên gia, các tàu này sẽ được tăng cường cho Biển Đông. Loại tàu này thậm chí còn lớn hơn nhiều so với tàu đổ bộ LCAC của Mỹ. Zubr có trọng lượng 550 tấn, dài 57,3 m, rộng 25,6 m. Tàu có thủy thủ đoàn 27 người và có tốc độ tối đa tới 60 hải lý/giờ.
Đặc biệt, Zubr có khả năng chuyên chở cùng lúc 500 quân hoặc 3 xe tăng và 10 xe thiết giáp. Tàu được trang bị 4 hệ thống tên lửa phòng không Igla-1M, 2 pháo tự động AK-630 30 mm, 2 bệ phóng rocket MS-227 140 mm.
Đông Triều
theo pn
http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?t=173147
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Hải quân Mỹ thay tàu đổ bộ mới
Tuy nhiên, số lượng có thể sẽ tăng lên thành 10 chiếc với tổng giá trị 570 triệu USD.
Theo hợp đồng, chiếc tàu mới đầu tiên thuộc loại SSC (Ship-to-Shore Connector – tạm dịch là Tàu đổ bộ kết nối tàu và bờ) sẽ được chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào năm 2017. SSC sẽ thay thế tất cả các tàu đổ bộ LCAC hiện có trong biên chế trong Hải quân Mỹ với tổng số lượng 91 chiếc, bắt đầu từ năm 1982.
Mẫu thiết kế tàu đổ bộ mới loại SSC của Hải quân Mỹ
Theo trang Defense Aerospace, SSC là loại tàu đổ bộ cao tốc với trọng tải lên tới 74 tấn và đạt tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ. Tàu chủ yếu được sử dụng cho lực lượng thủy quân lục chiến của Mỹ.
Theo kế hoạch, các tàu đổ bộ cao tốc SSC sẽ có thời hạn phục vụ khoảng 30 năm. Hiện chưa có thêm bất kỳ chi tiết nào về loại tàu mới này được tiết lộ chính thức.
Ngay từ hồi tháng 8/2010, Hải quân Mỹ đã lên kế hoạch đặt hàng 72 chiếc SSC với tổng giá trị hợp đồng 4 tỷ USD. Tuy nhiên, việc ký hợp đồng thiết kế, thử nghiệm và cung cấp loại tàu này đã bị trì hoãn.
Tàu đổ bộ LCAC hiện có trong biên chế Hải quân Mỹ
Các tàu đổ bộ đệm khí LCAC của Hải quân Mỹ hiện nay dài 26,4 m và rộng 14,3 m. Tàu có tốc độ tối đa 40 hải lý/giờ và có trọng tải 75 tấn. Mỗi tàu có khả năng vận chuyển cùng lúc 24 binh sĩ vùng một tăng chiến đấu chủ lực. LCAC được trang bị 2 súng máy 12,7 mm cùng các giá đỡ tổng hợp để lắp súng máy 6 nòng hoặc súng phóng lựu 40 mm.
Tàu đổ bộ đệm khí LCAC đóng vai trò lớn trong tác chiến của Hải quân Mỹ. Các tàu lớn không có khả năng cập sát bờ để đổ quân. Trong khi người và phương tiện tự "bơi" vào bờ theo kiểu sử dụng các xe lội nước hay tàu loại nhỏ sẽ không hiệu quả và mất tính bất ngờ. Các tàu LCAC với trọng tải lớn, tốc độ nhanh sẽ giúp giải quyết vấn đề này.
Với nguyên lý hoạt động sử dụng đệm khí để nâng tàu lên khỏi bề mặt địa hình khi di chuyển, tàu đệm khí có khả năng hoạt động ở nhiều loại địa hình khác nhau, kể cả đầm lầy và khu vực nước nông. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ từng sử dụng các tàu đệm khí trong các chiến dịch càn quét.
Mới đây, Trung Quốc cũng mua 4 tàu đệm khí Zubr của Ucraina trị giá 315 triệu USD. Theo nhiều chuyên gia, các tàu này sẽ được tăng cường cho Biển Đông. Loại tàu này thậm chí còn lớn hơn nhiều so với tàu đổ bộ LCAC của Mỹ. Zubr có trọng lượng 550 tấn, dài 57,3 m, rộng 25,6 m. Tàu có thủy thủ đoàn 27 người và có tốc độ tối đa tới 60 hải lý/giờ.
Đặc biệt, Zubr có khả năng chuyên chở cùng lúc 500 quân hoặc 3 xe tăng và 10 xe thiết giáp. Tàu được trang bị 4 hệ thống tên lửa phòng không Igla-1M, 2 pháo tự động AK-630 30 mm, 2 bệ phóng rocket MS-227 140 mm.
Đông Triều
theo pn
http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?t=173147