Thân Hữu Tiếp Tay...
Hai vì sao lung linh quá. - Mai Tú Ân
( HNPD ) Ngày 17/6/1930 cách đây hơn 80 năm, thủ lĩnh Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học, người đã nổi tiếng với câu nói "Không thành công thì cũng thành nhân" đã cùng với 12 đồng chí
( HNPD ) Ngày 17/6/1930 cách đây hơn 80 năm, thủ lĩnh Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học, người đã nổi tiếng với câu nói "Không thành công thì cũng thành nhân" đã cùng với 12 đồng chí của mình rơi đầu trước máy chém trên pháp trường Yên Báy, ung dung trả nợ cho quê hương. Khi ấy ông vừa tròn 26 tuổi.
Thật ra thì gương hy sinh oai phong lẫm liệt của các thanh niên tiền bối xứ ta thời đó rất nhiều và đều có tính khảng khái của những anh hùng vị quốc vong thân, coi cái chết nhẹ như lông hồng khi đem thân trai đáp đền cho xứ sở. Sự hy sinh của đảng trưởng Nguyễn Thái Học cùng các đàn em trước giàn máy chém cùng những tiếng hô : "Việt Nam muôn nam ! Việt Nam muôn năm" đã được thi vị hoá bởi một sự kiện có thật trong cuộc đời một người chiến sĩ Cách Mạng tên tuổi mà mãi sau khi ông đã qua đời thì thiên hạ mới biết.
Nguyễn Thái Học, người Hải Dương có một cô người yêu, cô Nguyễn Thị Giang, tục gọi là Cô Giang thoát khỏi cảnh tù đầy hay xử án mà cứ thế đi theo cùng gia đình để thăm nuôi chăm sóc cho ông. Ngay cả những ngày ra Toà xử ở Hà Nội, hay xử chém ở Yên Báy thì cũng đều có mặt cô người yêu bé nhỏ lúc nào cũng có mặt bên ngoài nhà tù. Sau khi thủ lĩnh Nguyễn Thái Học trả nợ nước xong thì cô cũng là người nhận xác ông về để lo chuyện tang gia một cách lén lút vì hai người chưa chính thức kết hôn. Một ngày sau cái cái chết của thủ lĩnh Nguyễn Thái Học, Cô Giang cũng đã bắn vào đầu mình tự sát để cả hai được thoả mộng ước mãi mãi ở bên nhau...
Cái chết tự nguyện và đầy vẻ lãng mạng bi tráng của một cô gái trong trắng với một nhà cách mạng, mặc dù là một tay cách mạng bắn giết cũng đã dậy sóng ở Hà Nội, Sài Gòn và rồi cả Paris nước Pháp cũng xao xuyến. Nước Pháp hào hoa, nước Pháp đầy chất thơ sụt sùi giữa hai cuộc thế chiến đã tiếp đón câu chuyện tình nhỏ bé nhưng rung động này. Còn người Việt Nam chúng ta thi chúng ta có học được gì không ở hai con người mà cho dù nói gì đi nữa thì vẫn là hai anh hùng liệt sĩ mà cuộc đời họ như hai vì sao sáng tung bay chói chang và biến mất trên một bầu trời đêm đen tăm tối cho đến tận bây giờ...
Mai Tú Ân ( HNPD )
( HNPD ) Ngày 17/6/1930 cách đây hơn 80 năm, thủ lĩnh Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học, người đã nổi tiếng với câu nói "Không thành công thì cũng thành nhân" đã cùng với 12 đồng chí của mình rơi đầu trước máy chém trên pháp trường Yên Báy, ung dung trả nợ cho quê hương. Khi ấy ông vừa tròn 26 tuổi.
Thật ra thì gương hy sinh oai phong lẫm liệt của các thanh niên tiền bối xứ ta thời đó rất nhiều và đều có tính khảng khái của những anh hùng vị quốc vong thân, coi cái chết nhẹ như lông hồng khi đem thân trai đáp đền cho xứ sở. Sự hy sinh của đảng trưởng Nguyễn Thái Học cùng các đàn em trước giàn máy chém cùng những tiếng hô : "Việt Nam muôn nam ! Việt Nam muôn năm" đã được thi vị hoá bởi một sự kiện có thật trong cuộc đời một người chiến sĩ Cách Mạng tên tuổi mà mãi sau khi ông đã qua đời thì thiên hạ mới biết.
Nguyễn Thái Học, người Hải Dương có một cô người yêu, cô Nguyễn Thị Giang, tục gọi là Cô Giang thoát khỏi cảnh tù đầy hay xử án mà cứ thế đi theo cùng gia đình để thăm nuôi chăm sóc cho ông. Ngay cả những ngày ra Toà xử ở Hà Nội, hay xử chém ở Yên Báy thì cũng đều có mặt cô người yêu bé nhỏ lúc nào cũng có mặt bên ngoài nhà tù. Sau khi thủ lĩnh Nguyễn Thái Học trả nợ nước xong thì cô cũng là người nhận xác ông về để lo chuyện tang gia một cách lén lút vì hai người chưa chính thức kết hôn. Một ngày sau cái cái chết của thủ lĩnh Nguyễn Thái Học, Cô Giang cũng đã bắn vào đầu mình tự sát để cả hai được thoả mộng ước mãi mãi ở bên nhau...
Cái chết tự nguyện và đầy vẻ lãng mạng bi tráng của một cô gái trong trắng với một nhà cách mạng, mặc dù là một tay cách mạng bắn giết cũng đã dậy sóng ở Hà Nội, Sài Gòn và rồi cả Paris nước Pháp cũng xao xuyến. Nước Pháp hào hoa, nước Pháp đầy chất thơ sụt sùi giữa hai cuộc thế chiến đã tiếp đón câu chuyện tình nhỏ bé nhưng rung động này. Còn người Việt Nam chúng ta thi chúng ta có học được gì không ở hai con người mà cho dù nói gì đi nữa thì vẫn là hai anh hùng liệt sĩ mà cuộc đời họ như hai vì sao sáng tung bay chói chang và biến mất trên một bầu trời đêm đen tăm tối cho đến tận bây giờ...
Mai Tú Ân ( HNPD )
Hai vì sao lung linh quá. - Mai Tú Ân
( HNPD ) Ngày 17/6/1930 cách đây hơn 80 năm, thủ lĩnh Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học, người đã nổi tiếng với câu nói "Không thành công thì cũng thành nhân" đã cùng với 12 đồng chí
( HNPD ) Ngày 17/6/1930 cách đây hơn 80 năm, thủ lĩnh Việt Nam Quốc Dân Đảng Nguyễn Thái Học, người đã nổi tiếng với câu nói "Không thành công thì cũng thành nhân" đã cùng với 12 đồng chí của mình rơi đầu trước máy chém trên pháp trường Yên Báy, ung dung trả nợ cho quê hương. Khi ấy ông vừa tròn 26 tuổi.
Thật ra thì gương hy sinh oai phong lẫm liệt của các thanh niên tiền bối xứ ta thời đó rất nhiều và đều có tính khảng khái của những anh hùng vị quốc vong thân, coi cái chết nhẹ như lông hồng khi đem thân trai đáp đền cho xứ sở. Sự hy sinh của đảng trưởng Nguyễn Thái Học cùng các đàn em trước giàn máy chém cùng những tiếng hô : "Việt Nam muôn nam ! Việt Nam muôn năm" đã được thi vị hoá bởi một sự kiện có thật trong cuộc đời một người chiến sĩ Cách Mạng tên tuổi mà mãi sau khi ông đã qua đời thì thiên hạ mới biết.
Nguyễn Thái Học, người Hải Dương có một cô người yêu, cô Nguyễn Thị Giang, tục gọi là Cô Giang thoát khỏi cảnh tù đầy hay xử án mà cứ thế đi theo cùng gia đình để thăm nuôi chăm sóc cho ông. Ngay cả những ngày ra Toà xử ở Hà Nội, hay xử chém ở Yên Báy thì cũng đều có mặt cô người yêu bé nhỏ lúc nào cũng có mặt bên ngoài nhà tù. Sau khi thủ lĩnh Nguyễn Thái Học trả nợ nước xong thì cô cũng là người nhận xác ông về để lo chuyện tang gia một cách lén lút vì hai người chưa chính thức kết hôn. Một ngày sau cái cái chết của thủ lĩnh Nguyễn Thái Học, Cô Giang cũng đã bắn vào đầu mình tự sát để cả hai được thoả mộng ước mãi mãi ở bên nhau...
Cái chết tự nguyện và đầy vẻ lãng mạng bi tráng của một cô gái trong trắng với một nhà cách mạng, mặc dù là một tay cách mạng bắn giết cũng đã dậy sóng ở Hà Nội, Sài Gòn và rồi cả Paris nước Pháp cũng xao xuyến. Nước Pháp hào hoa, nước Pháp đầy chất thơ sụt sùi giữa hai cuộc thế chiến đã tiếp đón câu chuyện tình nhỏ bé nhưng rung động này. Còn người Việt Nam chúng ta thi chúng ta có học được gì không ở hai con người mà cho dù nói gì đi nữa thì vẫn là hai anh hùng liệt sĩ mà cuộc đời họ như hai vì sao sáng tung bay chói chang và biến mất trên một bầu trời đêm đen tăm tối cho đến tận bây giờ...
Mai Tú Ân ( HNPD )