Văn Học & Nghệ Thuật
Hàm Tử Quan, ai viết ?
Nguyễn Mộng Tuân là một tác gia nổi tiếng, sáng tác nhiều thể loại. Nhưng có lẽ ông thành công hơn về thể Phú. Riêng nói về thơ, người đời sau nhận xét rằng thơ Nguyễn Mộng Tuân còn giữ được âm hưởng hào khí của thơ văn đời Lý-Trần.
(Về bài thơ CỬA HÀM TỬ của Nguyễn Mộng Tuân)
Phiên âm: HÀM TỬ QUAN
Thành bại nguyên lai bản nhất quan,
Thì nhân mạc bả lưỡng ban khan.
Trần gia Thượng tướng chân long chủng
Hồ thị Thiêm văn thị thử can.
Thung mộc mai hà xuân thảo lục,
Độc lâu khiếu nguyệt dạ triều hàn.
Ngư chu na quản hưng vong sự
Tuý ngọa hồng song quải điếu can.
Dịch nghĩa: CỬA HÀM TỬ
Thắng trận hay bại trận chính cũng ở cửa quan này,
Cho nên người đương thời không tách việc đó làm hai.
Thượng tướng nhà Trần là giống rồng thật,
Thiêm văn nhà Hồ chỉ là đồ gan chuột.
Chông gỗ nay đã chìm đáy sông, trên bờ chỉ có cỏ xuân xanh biếc,
Nghe như đầu lâu gào đêm trăng, qua làn sóng lạnh ban đêm.
Ông chài chẳng chú ý gì đến việc còn hay mất của các triều đại
Bên mái hồng, gác cần câu đánh giấc say sưa.
Thành bại nguyên lai bản nhất quan,
Thì nhân mạc bả lưỡng ban khan.
Trần gia Thượng tướng chân long chủng
Hồ thị Thiêm văn thị thử can.
Thung mộc mai hà xuân thảo lục,
Độc lâu khiếu nguyệt dạ triều hàn.
Ngư chu na quản hưng vong sự
Tuý ngọa hồng song quải điếu can.
Dịch nghĩa: CỬA HÀM TỬ
Thắng trận hay bại trận chính cũng ở cửa quan này,
Cho nên người đương thời không tách việc đó làm hai.
Thượng tướng nhà Trần là giống rồng thật,
Thiêm văn nhà Hồ chỉ là đồ gan chuột.
Chông gỗ nay đã chìm đáy sông, trên bờ chỉ có cỏ xuân xanh biếc,
Nghe như đầu lâu gào đêm trăng, qua làn sóng lạnh ban đêm.
Ông chài chẳng chú ý gì đến việc còn hay mất của các triều đại
Bên mái hồng, gác cần câu đánh giấc say sưa.
Nguyễn Mộng Tuân (tên thật là Vũ Mộng Nguyên), quê Đông Sơn Thanh Hoá, tự là Văn Nhược, hiệu Cúc Pha, chưa rõ sinh và mất năm nào. Chỉ biết ông thi đỗ Thái học sinh đời nhà Hồ ( Năm Canh Thìn-1400), cùng khoa với Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn…
Nguyễn Mộng Tuân là một tác gia nổi tiếng, sáng tác nhiều thể loại. Nhưng có lẽ ông thành công hơn về thể Phú. Riêng nói về thơ, người đời sau nhận xét rằng thơ Nguyễn Mộng Tuân còn giữ được âm hưởng hào khí của thơ văn đời Lý-Trần. HÀM TỬ QUAN là một trong 143 bài thơ còn lại của Cúc Pha tiên sinh.
Cửa Hàm Tử, một địa danh nổi tiếng trong lịch sử chống xâm lăng của dân tộc ta. Đó là một đoạn sông Hồng hiểm yếu, bờ bắc nay thuộc tỉnh Hưng Yên, bờ nam nay thuộc Hà Nội. Nơi đây, từng diễn ra những trận đánh mang tính chiến lược, cực kỳ quan trọng. Có thắng, và đương nhiên có kẻ thua. Thời Trần, dưới sự chỉ huy của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật, quan quân nhà Trần đã đánh bại đội quân dũng mãnh của Toa Đô, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của quân dân Đại Việt, quét sạch lũ giặc cuồng ngông ra khỏi bờ cõi. Nhưng cũng chính ở cửa quan hiểm yếu này, vào đời Hồ, tướng nhà Hồ là Thiêm văn Hồ Đỗ trấn giữ nơi đây, đã bị quân Minh đánh bại và cuối cùng thì nhà Hồ bị diệt vong.
Đã có rất nhiều thơ văn viết về Hàm Tử quan. Phần nhiều chỉ thiên về ca ngợi chiến công dưới thời Trần, đánh bại quân Nguyên Mông. Hiển nhiên là như vậy. Chính Trần Quang Khải, người tham gia chiến cuộc, đã viết về chiến công này, trong bài Tụng giá hoàn kinh sư (Hộ giá về kinh) bất hủ: “Chương Dương cướp giáo giặc / Hàm Tử bắt quân thù”…Trần Lâu, một vị tiến sĩ quê Kinh Bắc, mấy mươi năm sau đó, trước cảnh cũ người xưa, bồi hồi xúc cảm, cũng đã viết một bài thơ đặc sắc, ngợi ca chiến công vĩ đại này, trong đó, có câu thơ rất hay, nói về sự thất bại cay đắng của quân giặc xâm lăng: “Quân Hồ (tức giặc Nguyên Mông) ôm hận như còn ấm ức lục xục trong làn sóng lạnh / Không biết Toa đô nộp đầu ở nơi nào?” (Hồ quân bão hận thấu hàn ba / Toa Đo thụ thủ tri hà xứ)… Rồi Nguyễn Trãi cũng viết về chiến thắng Hàm Tử dưới thời Trần, với một niềm tự hào phơi phới: “Cửa Hàm Tử bắt sống Toa-đô / sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã / việc xưa xem xét, chứng cớ còn ghi…” (Bình Ngô đại cáo). Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn rất thân, đỗ tiến sỹ cùng khoa với Nguyễn Trãi, lại viết về HÀM TỬ QUAN với một góc nhìn hơi khác, rộng hơn, sâu hơn và rất nhiều chiêm nghiệm, về việc thắng thua thành bại.
Một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường, in đậm dấu ấn của sự Việt hoá thơ Đường, đặc biệt là sự chuyển đổi chức năng của các cặp câu. Hai câu mở dầu, tác giả viết:
“Thắng hay bại trận, cũng ở cửa quan này
Người đương thời không tách việc đó làm hai”.
(Thành bại nguyên lai bản nhất quan,
Thì nhân mạc bả lưỡng ban khan).
Nguyễn Mộng Tuân là một tác gia nổi tiếng, sáng tác nhiều thể loại. Nhưng có lẽ ông thành công hơn về thể Phú. Riêng nói về thơ, người đời sau nhận xét rằng thơ Nguyễn Mộng Tuân còn giữ được âm hưởng hào khí của thơ văn đời Lý-Trần. HÀM TỬ QUAN là một trong 143 bài thơ còn lại của Cúc Pha tiên sinh.
Cửa Hàm Tử, một địa danh nổi tiếng trong lịch sử chống xâm lăng của dân tộc ta. Đó là một đoạn sông Hồng hiểm yếu, bờ bắc nay thuộc tỉnh Hưng Yên, bờ nam nay thuộc Hà Nội. Nơi đây, từng diễn ra những trận đánh mang tính chiến lược, cực kỳ quan trọng. Có thắng, và đương nhiên có kẻ thua. Thời Trần, dưới sự chỉ huy của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật, quan quân nhà Trần đã đánh bại đội quân dũng mãnh của Toa Đô, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của quân dân Đại Việt, quét sạch lũ giặc cuồng ngông ra khỏi bờ cõi. Nhưng cũng chính ở cửa quan hiểm yếu này, vào đời Hồ, tướng nhà Hồ là Thiêm văn Hồ Đỗ trấn giữ nơi đây, đã bị quân Minh đánh bại và cuối cùng thì nhà Hồ bị diệt vong.
Đã có rất nhiều thơ văn viết về Hàm Tử quan. Phần nhiều chỉ thiên về ca ngợi chiến công dưới thời Trần, đánh bại quân Nguyên Mông. Hiển nhiên là như vậy. Chính Trần Quang Khải, người tham gia chiến cuộc, đã viết về chiến công này, trong bài Tụng giá hoàn kinh sư (Hộ giá về kinh) bất hủ: “Chương Dương cướp giáo giặc / Hàm Tử bắt quân thù”…Trần Lâu, một vị tiến sĩ quê Kinh Bắc, mấy mươi năm sau đó, trước cảnh cũ người xưa, bồi hồi xúc cảm, cũng đã viết một bài thơ đặc sắc, ngợi ca chiến công vĩ đại này, trong đó, có câu thơ rất hay, nói về sự thất bại cay đắng của quân giặc xâm lăng: “Quân Hồ (tức giặc Nguyên Mông) ôm hận như còn ấm ức lục xục trong làn sóng lạnh / Không biết Toa đô nộp đầu ở nơi nào?” (Hồ quân bão hận thấu hàn ba / Toa Đo thụ thủ tri hà xứ)… Rồi Nguyễn Trãi cũng viết về chiến thắng Hàm Tử dưới thời Trần, với một niềm tự hào phơi phới: “Cửa Hàm Tử bắt sống Toa-đô / sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã / việc xưa xem xét, chứng cớ còn ghi…” (Bình Ngô đại cáo). Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn rất thân, đỗ tiến sỹ cùng khoa với Nguyễn Trãi, lại viết về HÀM TỬ QUAN với một góc nhìn hơi khác, rộng hơn, sâu hơn và rất nhiều chiêm nghiệm, về việc thắng thua thành bại.
Một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường, in đậm dấu ấn của sự Việt hoá thơ Đường, đặc biệt là sự chuyển đổi chức năng của các cặp câu. Hai câu mở dầu, tác giả viết:
“Thắng hay bại trận, cũng ở cửa quan này
Người đương thời không tách việc đó làm hai”.
(Thành bại nguyên lai bản nhất quan,
Thì nhân mạc bả lưỡng ban khan).
Thế nghĩa là việc thành hay bại đã từng diễn ra ở nơi đây, ở cái cửa Hàm Tử hiểm yếu này, người đời Trần, hay người đời Hồ (thì nhân-người đương thời) cũng không tách làm hai. Người ta xem xét “nguyên lai” của vấn đề thắng thua, chỉ nhấn ở vào một điểm duy nhất, cơ bản nhất. Đó chính là vấn đề tướng chỉ huy tài giỏi hay hèn kém mà thôi! (Thực ra, nguyên nhân thất bại của nhà Hồ nói chung, còn ở những yếu tố chủ quan và khách quan khác nữa, nếu xét ở toàn bộ cục diện cuộc chiến này). Nêu vấn đề như vậy, để chứng minh, đối chứng ở hai câu thực (3&4):
“Thượng tướng nhà Trần là giống rồng thật
Thiêm văn nhà Hồ chỉ là đồ gan chuột”
(Trần gia thượng tướng chân long chủng,
Hồ thị Thiêm văn thị thử can)
Một sự đối lập hoàn toàn, giữa tướng nhà Trần với tướng nhà Hồ, giữa “chân long chủng” (giống rồng thật) với “thị thử can”( đồ gan chuột). Đối lập giữa anh hùng tài giỏi, với nhút nhát hèn kém. Thái độ khen chê đã rõ ràng, ngợi ca và khinh miệt cũng đã rõ ràng. Và đó cũng chính là nguyên nhân cơ bản của sự thắng sự thua, thành hay bại.
Hai câu 5&6, tác giả chuyển qua quan sát, miêu tả cảnh vật nơi chiến trường xưa:
“Chông gỗ nay đã chìm đáy sông, trên bờ chỉ có cỏ xuân xanh biếc
Nghe như đầu lâu gào đêm trăng qua làn sóng lạnh ban đêm”
(Thung mộc mai hà xuân thảo lục,
Độc lâu khiếu nguyệt dạ triều hàn)
“Chông gỗ nay đã chìm đáy sông”, “nghe như đầu lâu gào đêm trăng qua làn sóng lạnh ban đêm” là cảnh và âm thanh trong hồi cố, tưởng tượng. “Trên bờ chỉ có cỏ xuân xanh biếc” là cảnh nhìn thấy trước mắt. Quá khứ và hiện tại, thực và ảo hiện lên sống động trong tâm tưởng người ngắm cảnh, bộn bề những suy tư thời thế, man mác nỗi niềm trắc ẩn. Những trận đánh đã lui dần vào quá vãng, chông gỗ đã chìm đáy sông, nhưng những hồn ma tử sỹ thì như vẫn còn đang gào thét dưới trăng, trong làn nước lạnh, khiến người sau không thể không day dứt tâm can, xót xa thương cảm. Chỉ có thời gian cứ vô tình mải miết trôi đi, và cỏ xuân thì cứ “vô tư” xanh biếc, như một chứng nhân bất diệt …
Hai câu kết, đặc tả cảnh ngư ông “tuý ngọa” (say ngủ) dưới mái hồng, trên con thuyền câu nhỏ bé bên sông. Ngư ông “gác cần câu đánh giấc say sưa”, vô tâm vô cảm, có vẻ như chẳng quan tâm gì tới việc hưng vong của các triều đại? Như thế, và cũng chưa hẳn là như thế. Ông chài gác cần câu đánh giấc say sưa, chẳng phải là ông ấy đang được hưởng cảnh thái bình yên ấm ở ngay dòng sông từng nhuộm máu bao anh hùng, tử sĩ đó sao?
Đó là một quan sát gần, ẩn sau đó là những suy ngẫm của tác giả, như thể ở ngoài cấu trúc chủ đề, có vẻ lạc lõng, nhưng tình ý thì vẫn không ngoài ý tưởng chủ đề, mà gợi nhiều liên tưởng xa xôi. Đương nhiên, với Nguyễn Mộng Tuân, Trần Lâu, hay Nguyễn Trãi viết về Hàm Tử Quan, chỉ là những cảm thức lịch sử, thể hiện rõ quan điểm và thái độ của người viết ở những góc nhìn riêng, chân thực và khách quan. Đó cũng là những bài học được rút ra từ lịch sử thấm máu và nước mắt, có tự hào và cũng rất nhiều xót xa cay đắng…
V.B.L
“Thượng tướng nhà Trần là giống rồng thật
Thiêm văn nhà Hồ chỉ là đồ gan chuột”
(Trần gia thượng tướng chân long chủng,
Hồ thị Thiêm văn thị thử can)
Một sự đối lập hoàn toàn, giữa tướng nhà Trần với tướng nhà Hồ, giữa “chân long chủng” (giống rồng thật) với “thị thử can”( đồ gan chuột). Đối lập giữa anh hùng tài giỏi, với nhút nhát hèn kém. Thái độ khen chê đã rõ ràng, ngợi ca và khinh miệt cũng đã rõ ràng. Và đó cũng chính là nguyên nhân cơ bản của sự thắng sự thua, thành hay bại.
Hai câu 5&6, tác giả chuyển qua quan sát, miêu tả cảnh vật nơi chiến trường xưa:
“Chông gỗ nay đã chìm đáy sông, trên bờ chỉ có cỏ xuân xanh biếc
Nghe như đầu lâu gào đêm trăng qua làn sóng lạnh ban đêm”
(Thung mộc mai hà xuân thảo lục,
Độc lâu khiếu nguyệt dạ triều hàn)
“Chông gỗ nay đã chìm đáy sông”, “nghe như đầu lâu gào đêm trăng qua làn sóng lạnh ban đêm” là cảnh và âm thanh trong hồi cố, tưởng tượng. “Trên bờ chỉ có cỏ xuân xanh biếc” là cảnh nhìn thấy trước mắt. Quá khứ và hiện tại, thực và ảo hiện lên sống động trong tâm tưởng người ngắm cảnh, bộn bề những suy tư thời thế, man mác nỗi niềm trắc ẩn. Những trận đánh đã lui dần vào quá vãng, chông gỗ đã chìm đáy sông, nhưng những hồn ma tử sỹ thì như vẫn còn đang gào thét dưới trăng, trong làn nước lạnh, khiến người sau không thể không day dứt tâm can, xót xa thương cảm. Chỉ có thời gian cứ vô tình mải miết trôi đi, và cỏ xuân thì cứ “vô tư” xanh biếc, như một chứng nhân bất diệt …
Hai câu kết, đặc tả cảnh ngư ông “tuý ngọa” (say ngủ) dưới mái hồng, trên con thuyền câu nhỏ bé bên sông. Ngư ông “gác cần câu đánh giấc say sưa”, vô tâm vô cảm, có vẻ như chẳng quan tâm gì tới việc hưng vong của các triều đại? Như thế, và cũng chưa hẳn là như thế. Ông chài gác cần câu đánh giấc say sưa, chẳng phải là ông ấy đang được hưởng cảnh thái bình yên ấm ở ngay dòng sông từng nhuộm máu bao anh hùng, tử sĩ đó sao?
Đó là một quan sát gần, ẩn sau đó là những suy ngẫm của tác giả, như thể ở ngoài cấu trúc chủ đề, có vẻ lạc lõng, nhưng tình ý thì vẫn không ngoài ý tưởng chủ đề, mà gợi nhiều liên tưởng xa xôi. Đương nhiên, với Nguyễn Mộng Tuân, Trần Lâu, hay Nguyễn Trãi viết về Hàm Tử Quan, chỉ là những cảm thức lịch sử, thể hiện rõ quan điểm và thái độ của người viết ở những góc nhìn riêng, chân thực và khách quan. Đó cũng là những bài học được rút ra từ lịch sử thấm máu và nước mắt, có tự hào và cũng rất nhiều xót xa cay đắng…
V.B.L
Bàn ra tán vào (0)
Hàm Tử Quan, ai viết ?
Nguyễn Mộng Tuân là một tác gia nổi tiếng, sáng tác nhiều thể loại. Nhưng có lẽ ông thành công hơn về thể Phú. Riêng nói về thơ, người đời sau nhận xét rằng thơ Nguyễn Mộng Tuân còn giữ được âm hưởng hào khí của thơ văn đời Lý-Trần.
(Về bài thơ CỬA HÀM TỬ của Nguyễn Mộng Tuân)
Phiên âm: HÀM TỬ QUAN
Thành bại nguyên lai bản nhất quan,
Thì nhân mạc bả lưỡng ban khan.
Trần gia Thượng tướng chân long chủng
Hồ thị Thiêm văn thị thử can.
Thung mộc mai hà xuân thảo lục,
Độc lâu khiếu nguyệt dạ triều hàn.
Ngư chu na quản hưng vong sự
Tuý ngọa hồng song quải điếu can.
Dịch nghĩa: CỬA HÀM TỬ
Thắng trận hay bại trận chính cũng ở cửa quan này,
Cho nên người đương thời không tách việc đó làm hai.
Thượng tướng nhà Trần là giống rồng thật,
Thiêm văn nhà Hồ chỉ là đồ gan chuột.
Chông gỗ nay đã chìm đáy sông, trên bờ chỉ có cỏ xuân xanh biếc,
Nghe như đầu lâu gào đêm trăng, qua làn sóng lạnh ban đêm.
Ông chài chẳng chú ý gì đến việc còn hay mất của các triều đại
Bên mái hồng, gác cần câu đánh giấc say sưa.
Thành bại nguyên lai bản nhất quan,
Thì nhân mạc bả lưỡng ban khan.
Trần gia Thượng tướng chân long chủng
Hồ thị Thiêm văn thị thử can.
Thung mộc mai hà xuân thảo lục,
Độc lâu khiếu nguyệt dạ triều hàn.
Ngư chu na quản hưng vong sự
Tuý ngọa hồng song quải điếu can.
Dịch nghĩa: CỬA HÀM TỬ
Thắng trận hay bại trận chính cũng ở cửa quan này,
Cho nên người đương thời không tách việc đó làm hai.
Thượng tướng nhà Trần là giống rồng thật,
Thiêm văn nhà Hồ chỉ là đồ gan chuột.
Chông gỗ nay đã chìm đáy sông, trên bờ chỉ có cỏ xuân xanh biếc,
Nghe như đầu lâu gào đêm trăng, qua làn sóng lạnh ban đêm.
Ông chài chẳng chú ý gì đến việc còn hay mất của các triều đại
Bên mái hồng, gác cần câu đánh giấc say sưa.
Nguyễn Mộng Tuân (tên thật là Vũ Mộng Nguyên), quê Đông Sơn Thanh Hoá, tự là Văn Nhược, hiệu Cúc Pha, chưa rõ sinh và mất năm nào. Chỉ biết ông thi đỗ Thái học sinh đời nhà Hồ ( Năm Canh Thìn-1400), cùng khoa với Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn…
Nguyễn Mộng Tuân là một tác gia nổi tiếng, sáng tác nhiều thể loại. Nhưng có lẽ ông thành công hơn về thể Phú. Riêng nói về thơ, người đời sau nhận xét rằng thơ Nguyễn Mộng Tuân còn giữ được âm hưởng hào khí của thơ văn đời Lý-Trần. HÀM TỬ QUAN là một trong 143 bài thơ còn lại của Cúc Pha tiên sinh.
Cửa Hàm Tử, một địa danh nổi tiếng trong lịch sử chống xâm lăng của dân tộc ta. Đó là một đoạn sông Hồng hiểm yếu, bờ bắc nay thuộc tỉnh Hưng Yên, bờ nam nay thuộc Hà Nội. Nơi đây, từng diễn ra những trận đánh mang tính chiến lược, cực kỳ quan trọng. Có thắng, và đương nhiên có kẻ thua. Thời Trần, dưới sự chỉ huy của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật, quan quân nhà Trần đã đánh bại đội quân dũng mãnh của Toa Đô, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của quân dân Đại Việt, quét sạch lũ giặc cuồng ngông ra khỏi bờ cõi. Nhưng cũng chính ở cửa quan hiểm yếu này, vào đời Hồ, tướng nhà Hồ là Thiêm văn Hồ Đỗ trấn giữ nơi đây, đã bị quân Minh đánh bại và cuối cùng thì nhà Hồ bị diệt vong.
Đã có rất nhiều thơ văn viết về Hàm Tử quan. Phần nhiều chỉ thiên về ca ngợi chiến công dưới thời Trần, đánh bại quân Nguyên Mông. Hiển nhiên là như vậy. Chính Trần Quang Khải, người tham gia chiến cuộc, đã viết về chiến công này, trong bài Tụng giá hoàn kinh sư (Hộ giá về kinh) bất hủ: “Chương Dương cướp giáo giặc / Hàm Tử bắt quân thù”…Trần Lâu, một vị tiến sĩ quê Kinh Bắc, mấy mươi năm sau đó, trước cảnh cũ người xưa, bồi hồi xúc cảm, cũng đã viết một bài thơ đặc sắc, ngợi ca chiến công vĩ đại này, trong đó, có câu thơ rất hay, nói về sự thất bại cay đắng của quân giặc xâm lăng: “Quân Hồ (tức giặc Nguyên Mông) ôm hận như còn ấm ức lục xục trong làn sóng lạnh / Không biết Toa đô nộp đầu ở nơi nào?” (Hồ quân bão hận thấu hàn ba / Toa Đo thụ thủ tri hà xứ)… Rồi Nguyễn Trãi cũng viết về chiến thắng Hàm Tử dưới thời Trần, với một niềm tự hào phơi phới: “Cửa Hàm Tử bắt sống Toa-đô / sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã / việc xưa xem xét, chứng cớ còn ghi…” (Bình Ngô đại cáo). Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn rất thân, đỗ tiến sỹ cùng khoa với Nguyễn Trãi, lại viết về HÀM TỬ QUAN với một góc nhìn hơi khác, rộng hơn, sâu hơn và rất nhiều chiêm nghiệm, về việc thắng thua thành bại.
Một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường, in đậm dấu ấn của sự Việt hoá thơ Đường, đặc biệt là sự chuyển đổi chức năng của các cặp câu. Hai câu mở dầu, tác giả viết:
“Thắng hay bại trận, cũng ở cửa quan này
Người đương thời không tách việc đó làm hai”.
(Thành bại nguyên lai bản nhất quan,
Thì nhân mạc bả lưỡng ban khan).
Nguyễn Mộng Tuân là một tác gia nổi tiếng, sáng tác nhiều thể loại. Nhưng có lẽ ông thành công hơn về thể Phú. Riêng nói về thơ, người đời sau nhận xét rằng thơ Nguyễn Mộng Tuân còn giữ được âm hưởng hào khí của thơ văn đời Lý-Trần. HÀM TỬ QUAN là một trong 143 bài thơ còn lại của Cúc Pha tiên sinh.
Cửa Hàm Tử, một địa danh nổi tiếng trong lịch sử chống xâm lăng của dân tộc ta. Đó là một đoạn sông Hồng hiểm yếu, bờ bắc nay thuộc tỉnh Hưng Yên, bờ nam nay thuộc Hà Nội. Nơi đây, từng diễn ra những trận đánh mang tính chiến lược, cực kỳ quan trọng. Có thắng, và đương nhiên có kẻ thua. Thời Trần, dưới sự chỉ huy của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật, quan quân nhà Trần đã đánh bại đội quân dũng mãnh của Toa Đô, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng của quân dân Đại Việt, quét sạch lũ giặc cuồng ngông ra khỏi bờ cõi. Nhưng cũng chính ở cửa quan hiểm yếu này, vào đời Hồ, tướng nhà Hồ là Thiêm văn Hồ Đỗ trấn giữ nơi đây, đã bị quân Minh đánh bại và cuối cùng thì nhà Hồ bị diệt vong.
Đã có rất nhiều thơ văn viết về Hàm Tử quan. Phần nhiều chỉ thiên về ca ngợi chiến công dưới thời Trần, đánh bại quân Nguyên Mông. Hiển nhiên là như vậy. Chính Trần Quang Khải, người tham gia chiến cuộc, đã viết về chiến công này, trong bài Tụng giá hoàn kinh sư (Hộ giá về kinh) bất hủ: “Chương Dương cướp giáo giặc / Hàm Tử bắt quân thù”…Trần Lâu, một vị tiến sĩ quê Kinh Bắc, mấy mươi năm sau đó, trước cảnh cũ người xưa, bồi hồi xúc cảm, cũng đã viết một bài thơ đặc sắc, ngợi ca chiến công vĩ đại này, trong đó, có câu thơ rất hay, nói về sự thất bại cay đắng của quân giặc xâm lăng: “Quân Hồ (tức giặc Nguyên Mông) ôm hận như còn ấm ức lục xục trong làn sóng lạnh / Không biết Toa đô nộp đầu ở nơi nào?” (Hồ quân bão hận thấu hàn ba / Toa Đo thụ thủ tri hà xứ)… Rồi Nguyễn Trãi cũng viết về chiến thắng Hàm Tử dưới thời Trần, với một niềm tự hào phơi phới: “Cửa Hàm Tử bắt sống Toa-đô / sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã / việc xưa xem xét, chứng cớ còn ghi…” (Bình Ngô đại cáo). Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn rất thân, đỗ tiến sỹ cùng khoa với Nguyễn Trãi, lại viết về HÀM TỬ QUAN với một góc nhìn hơi khác, rộng hơn, sâu hơn và rất nhiều chiêm nghiệm, về việc thắng thua thành bại.
Một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường, in đậm dấu ấn của sự Việt hoá thơ Đường, đặc biệt là sự chuyển đổi chức năng của các cặp câu. Hai câu mở dầu, tác giả viết:
“Thắng hay bại trận, cũng ở cửa quan này
Người đương thời không tách việc đó làm hai”.
(Thành bại nguyên lai bản nhất quan,
Thì nhân mạc bả lưỡng ban khan).
Thế nghĩa là việc thành hay bại đã từng diễn ra ở nơi đây, ở cái cửa Hàm Tử hiểm yếu này, người đời Trần, hay người đời Hồ (thì nhân-người đương thời) cũng không tách làm hai. Người ta xem xét “nguyên lai” của vấn đề thắng thua, chỉ nhấn ở vào một điểm duy nhất, cơ bản nhất. Đó chính là vấn đề tướng chỉ huy tài giỏi hay hèn kém mà thôi! (Thực ra, nguyên nhân thất bại của nhà Hồ nói chung, còn ở những yếu tố chủ quan và khách quan khác nữa, nếu xét ở toàn bộ cục diện cuộc chiến này). Nêu vấn đề như vậy, để chứng minh, đối chứng ở hai câu thực (3&4):
“Thượng tướng nhà Trần là giống rồng thật
Thiêm văn nhà Hồ chỉ là đồ gan chuột”
(Trần gia thượng tướng chân long chủng,
Hồ thị Thiêm văn thị thử can)
Một sự đối lập hoàn toàn, giữa tướng nhà Trần với tướng nhà Hồ, giữa “chân long chủng” (giống rồng thật) với “thị thử can”( đồ gan chuột). Đối lập giữa anh hùng tài giỏi, với nhút nhát hèn kém. Thái độ khen chê đã rõ ràng, ngợi ca và khinh miệt cũng đã rõ ràng. Và đó cũng chính là nguyên nhân cơ bản của sự thắng sự thua, thành hay bại.
Hai câu 5&6, tác giả chuyển qua quan sát, miêu tả cảnh vật nơi chiến trường xưa:
“Chông gỗ nay đã chìm đáy sông, trên bờ chỉ có cỏ xuân xanh biếc
Nghe như đầu lâu gào đêm trăng qua làn sóng lạnh ban đêm”
(Thung mộc mai hà xuân thảo lục,
Độc lâu khiếu nguyệt dạ triều hàn)
“Chông gỗ nay đã chìm đáy sông”, “nghe như đầu lâu gào đêm trăng qua làn sóng lạnh ban đêm” là cảnh và âm thanh trong hồi cố, tưởng tượng. “Trên bờ chỉ có cỏ xuân xanh biếc” là cảnh nhìn thấy trước mắt. Quá khứ và hiện tại, thực và ảo hiện lên sống động trong tâm tưởng người ngắm cảnh, bộn bề những suy tư thời thế, man mác nỗi niềm trắc ẩn. Những trận đánh đã lui dần vào quá vãng, chông gỗ đã chìm đáy sông, nhưng những hồn ma tử sỹ thì như vẫn còn đang gào thét dưới trăng, trong làn nước lạnh, khiến người sau không thể không day dứt tâm can, xót xa thương cảm. Chỉ có thời gian cứ vô tình mải miết trôi đi, và cỏ xuân thì cứ “vô tư” xanh biếc, như một chứng nhân bất diệt …
Hai câu kết, đặc tả cảnh ngư ông “tuý ngọa” (say ngủ) dưới mái hồng, trên con thuyền câu nhỏ bé bên sông. Ngư ông “gác cần câu đánh giấc say sưa”, vô tâm vô cảm, có vẻ như chẳng quan tâm gì tới việc hưng vong của các triều đại? Như thế, và cũng chưa hẳn là như thế. Ông chài gác cần câu đánh giấc say sưa, chẳng phải là ông ấy đang được hưởng cảnh thái bình yên ấm ở ngay dòng sông từng nhuộm máu bao anh hùng, tử sĩ đó sao?
Đó là một quan sát gần, ẩn sau đó là những suy ngẫm của tác giả, như thể ở ngoài cấu trúc chủ đề, có vẻ lạc lõng, nhưng tình ý thì vẫn không ngoài ý tưởng chủ đề, mà gợi nhiều liên tưởng xa xôi. Đương nhiên, với Nguyễn Mộng Tuân, Trần Lâu, hay Nguyễn Trãi viết về Hàm Tử Quan, chỉ là những cảm thức lịch sử, thể hiện rõ quan điểm và thái độ của người viết ở những góc nhìn riêng, chân thực và khách quan. Đó cũng là những bài học được rút ra từ lịch sử thấm máu và nước mắt, có tự hào và cũng rất nhiều xót xa cay đắng…
V.B.L
“Thượng tướng nhà Trần là giống rồng thật
Thiêm văn nhà Hồ chỉ là đồ gan chuột”
(Trần gia thượng tướng chân long chủng,
Hồ thị Thiêm văn thị thử can)
Một sự đối lập hoàn toàn, giữa tướng nhà Trần với tướng nhà Hồ, giữa “chân long chủng” (giống rồng thật) với “thị thử can”( đồ gan chuột). Đối lập giữa anh hùng tài giỏi, với nhút nhát hèn kém. Thái độ khen chê đã rõ ràng, ngợi ca và khinh miệt cũng đã rõ ràng. Và đó cũng chính là nguyên nhân cơ bản của sự thắng sự thua, thành hay bại.
Hai câu 5&6, tác giả chuyển qua quan sát, miêu tả cảnh vật nơi chiến trường xưa:
“Chông gỗ nay đã chìm đáy sông, trên bờ chỉ có cỏ xuân xanh biếc
Nghe như đầu lâu gào đêm trăng qua làn sóng lạnh ban đêm”
(Thung mộc mai hà xuân thảo lục,
Độc lâu khiếu nguyệt dạ triều hàn)
“Chông gỗ nay đã chìm đáy sông”, “nghe như đầu lâu gào đêm trăng qua làn sóng lạnh ban đêm” là cảnh và âm thanh trong hồi cố, tưởng tượng. “Trên bờ chỉ có cỏ xuân xanh biếc” là cảnh nhìn thấy trước mắt. Quá khứ và hiện tại, thực và ảo hiện lên sống động trong tâm tưởng người ngắm cảnh, bộn bề những suy tư thời thế, man mác nỗi niềm trắc ẩn. Những trận đánh đã lui dần vào quá vãng, chông gỗ đã chìm đáy sông, nhưng những hồn ma tử sỹ thì như vẫn còn đang gào thét dưới trăng, trong làn nước lạnh, khiến người sau không thể không day dứt tâm can, xót xa thương cảm. Chỉ có thời gian cứ vô tình mải miết trôi đi, và cỏ xuân thì cứ “vô tư” xanh biếc, như một chứng nhân bất diệt …
Hai câu kết, đặc tả cảnh ngư ông “tuý ngọa” (say ngủ) dưới mái hồng, trên con thuyền câu nhỏ bé bên sông. Ngư ông “gác cần câu đánh giấc say sưa”, vô tâm vô cảm, có vẻ như chẳng quan tâm gì tới việc hưng vong của các triều đại? Như thế, và cũng chưa hẳn là như thế. Ông chài gác cần câu đánh giấc say sưa, chẳng phải là ông ấy đang được hưởng cảnh thái bình yên ấm ở ngay dòng sông từng nhuộm máu bao anh hùng, tử sĩ đó sao?
Đó là một quan sát gần, ẩn sau đó là những suy ngẫm của tác giả, như thể ở ngoài cấu trúc chủ đề, có vẻ lạc lõng, nhưng tình ý thì vẫn không ngoài ý tưởng chủ đề, mà gợi nhiều liên tưởng xa xôi. Đương nhiên, với Nguyễn Mộng Tuân, Trần Lâu, hay Nguyễn Trãi viết về Hàm Tử Quan, chỉ là những cảm thức lịch sử, thể hiện rõ quan điểm và thái độ của người viết ở những góc nhìn riêng, chân thực và khách quan. Đó cũng là những bài học được rút ra từ lịch sử thấm máu và nước mắt, có tự hào và cũng rất nhiều xót xa cay đắng…
V.B.L